K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2020

Không phải rồi cậu ơi, đó là phù du mắt mà, thứ mình muốn nói là nếu như cậu đi ra trời sáng rồi nhắm mắt thật chặt lại sẽ thấy mấy cái chuyền động nhấp nháy xanh đỏ trong mắt ấy

30 tháng 4 2020

Ngô Phúc An

Đó là phù du đang trôi nổi trong mắt đấy

29 tháng 3 2023

Da chứa nhiều melanin thường có màu đậm hơn và thường có tính chất di truyền, tuy nhiên nếu da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời nhất là tia cực tím, tổn thương da chuyển sang màu sậm sẽ nặng hơn

6 tháng 5 2017

Hỏi đáp môn Sinh học | Học trực tuyến - Hoc24

tham khảo nhé !

9 tháng 5 2020

Câu 1:

Tế bào nón : nhận kích thích ánh sáng mạnh và tập trung ở điểm vàng

Tế bào que : nhận kích thích ánh sáng yếu

9 tháng 5 2020

2 ,

Ở điểm vàng, mỗi chi tiết của ảnh được một tế bào nón tiếp nhận và được truyền về não qua từng tế bào thần kinh riêng rẽ trong khi ở vùng ngoại vi nhiểu tế bào nón hoặc nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác.

3,

Cấu tạo của cầu mắt gồm bốn màng, gồm:
- Màng cứng có phía ngoài cùng là màng giác lồi ra, có tác dụng bảo vệ mắt và cho ánh sáng đi qua.
- Màng mạch có các mạch máu và các tế bào sắc tố đen có tác dụng như phòng tối của máy ảnh.
- Màng lưới có chứa các tế bào thụ cảm thị giác, 2 loại là tế bào nón và tế bào que.
Tế bào nón nằm chủ yếu ở điểm vàng, mỗi tế bào nón nối vs 1 tế bào TK thị giác qua một tế bào hai cực. Càng xa điểm vàng, các tế bào nón giảm dần và các tế bào que là chủ yếu. Điểm mù là nơi ko có các tế bào thụ cảm thị giác nên ảnh của vật rơi vào điểm mù sẽ ko thấy gì.
Như đã nêu ở trên, ở điểm vàng có các tế bào nón , mối tế bào nón đc liên kết vs một tế bào TK thị
giác qua một tế bào hai cực nên ảnh của vật rơi vào điểm vàng sẽ đc chuyền tới trung tâm Tk thị giác ở thùy chẩm một cách nhanh nhất, nên ảnh của vật nhìn thấy sẽ rõ nhất.

4,

Khi bật đèn sáng trong tối ta nhìn thấy các vật trong phòng vì nhờ nguồn sáng(đèn) chiếu vào vật,và từ vật truyền đến mắt ta

Ko nhìn thấy các vật ở sau lưng dù có ánh sáng chiếu vào vì ta ko nhận biết đc ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta( ở phía sau lưng sao thấy đc)

-Ta nhận biết đc ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta

-Ta nhìn thấy 1 vật khi có ás truyền từ vật đó vào mắt ta

3 tháng 5 2023

- Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt đôi khi có thể gây đau họng đắng khi nuốt cho một số người là do có một kênh giữa các tuyến mắt và mũi. Trong mí mắt dưới, được gọi là lỗ tuyến lệ có thể chất lỏng sẽ chảy vào đường mũi.

- Cách phòng các bệnh về mắt:

+ Giữ vệ sinh tay, mắt, đeo kính khi đi đường chống bụi.

+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch

+ Không dùng chung vật dụng cá nhân

+ Cung cấp đủ vitamin A cho mắt
 

Học tốt !

3 tháng 5 2023

uy tín mình ko chép mạng

 

8 tháng 4 2021

Các tế bào que và nón trong võng mạc cho phép sự cảm nhận ánh sáng và khả năng nhìn có ý thức bao gồm phân biệt màu sắc và cảm nhận về chiều sâu.

9 tháng 4 2021

Các tế bào que và nón trong võng mạc cho phép sự cảm nhận ánh sáng và khả năng nhìn có ý thức bao gồm phân biệt màu sắc và cảm nhận về chiều sâu.

 

 

12 tháng 10 2021

1.Có tính linh hoạt cao, giúp con người dễ dàng thay đổi thói quen để thích nghi với điều kiện sống mới.

2.

Hành động nheo mắt làm thay đổi hình dạng không gian ánh sáng đi qua tạo nên hình ảnh sắc nét trên võng mạc.

Ngoài ra, có một phần nhỏ của võng mạc gọi là fovea có chứa các tế bào hình nón. Nheo mắt giúp thay đổi hình dạng mắt để ánh sáng tập trung vào các fovea, giúp mặt có khả năng nhìn thấy rõ các vật thể.

3.- Phân biệt phản xạ với cảm ứng ở thực vật: Phản xạ là phản ứng có sự tham gia của hệ thần kinh.

- Cảm ứng ở thực vật: là những phản ứng lại kích thích của môi trường không có sự điều khiển của hệ thần kinh.

24 tháng 3 2017

Câu 4 :

Vì trong các tế bào cảm nhận thị giác của người mắc bệnh quáng gà thiếu đi tế bào thụ cảm hình que vốn rất mẫn cảm với cường độ chiếu sáng thấp, họ chỉ có tế bào nón mẫn cảm với cường độ chiếu sáng cao thôi. Cho nên khi hoàng hôn buông xuống, cường độ chiếu sáng giảm dần, người bệnh quáng gà nhìn rất kém hoặc không nhìn thấy gì được nữa.

24 tháng 3 2017

Câu 1 :

a) Nguyên nhân :

Khi mắt bị loạn thị, giác mạc hoặc ống kính không đồng đều, cong, dốc hơn các trục khác, trông giống như quả bóng bầu dục. Khi giác mạc có hình dạng méo mó sẽ xảy ra loạn thị giác.

Sự thay đổi độ cong bề mặt giác mạc làm hình ảnh của vật hội tụ không đúng trên võng mạc. Các tia sáng đi qua trục đó sẽ hội tụ ở trước võng mạc, trong khi các tia sáng khác đi qua một trục ít cong hơn lại hội tụ ở sau võng mạc, gây ra nhìn mờ nhòe, biến dạng hình ảnh.

Loạn thị cũng có thể do ống kính bị bóp méo, gây ra loạn thị thể thủy tinh. Do vậy, ảnh của vật sẽ bị méo hình hoặc bị mờ cả khi nhìn xa và nhìn gần. Loạn thị gây mờ mắt. Mờ mắt có thể xảy ra nhiều hơn trong một hướng hoặc là theo chiều ngang, chiều dọc hoặc theo đường chéo.

Trong hầu hết trường hợp, loạn thị là lúc mới sinh. Đôi khi, loạn thị phát triển sau khi một chấn thương mắt, bệnh tật hoặc phẫu thuật. Loạn thị không gây ra hoặc làm nặng hơn bằng cách đọc trong ánh sáng kém, ngồi quá gần khi xem ti vi hoặc nheo mắt.

b) Biểu hiện :

Hình ảnh bị biến dạng, có thể nhìn mờ cả xa lẫn gần, nhức đầu và mỏi mắt (vùng trán và thái dương), nhìn phải nheo mắt, chảy nước mắt, mắt bị kích thích. Trẻ bị loạn thị thường nhìn mờ, khi nhìn lên bảng hay đọc nhầm, chẳng hạn như chữ H đọc thành chữ N, chữ B đọc thành chữ H.

Đôi khi loạn thị không có triệu chứng chủ quan mà chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đến khám định kỳ, khám sàng lọc tại các trường, hoặc khi khám khúc xạ để đeo kính đọc sách ở người lớn.