K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2018

CÁI NÀY BẠN LÊN MẠNG ĐAO VÀI BÀI RỒI CHỌN LẠC BẠN À

6 tháng 4 2018

Uk Rika yêu quý của anh ,easy mà

Ngày xửa ngày xưa vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai vợ chồng ao ước có một đứa con để an ủi tuổi già. Một hôm, bà vợ ra đồng trông thấy một vết chân to, bà liền đật chân vào ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai. Sau mười hai tháng, bà sinh được một đứa con trai khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng mừng lắm, nhưng lạ thay, chú bé đã ba tuổi mà vẫn như lúc mới lọt lòng, không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi, đạt đâu nằm đấy. 

Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, tàn bạo khiến ai ai cũng đểu câm giận. Nhưng thế giặc rất mạnh, triều đình không thể chống đỡ nổi bèn sai sứ giả đi tìm người tài ra cứu nước. Khi nghe tiếng loa của sứ giả, chú bé bỗng cất tiếng nói: "Mẹ mời sứ giả vào đây cho con". Nhìn thấy sứ giả, chú bé nói: "Ông tâu với nhà vua chuẩn bị cho tôi một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một bộ áo giáp sắt. Tôi sẽ đánh tan quân giặc.". Dù rất ngạc nhiên nhưng sứ giả vẫn tâu với nhà vua chuẩn bị những thứ mà chú bé dặn. Và càng lạ lùng hơn, từ sau khi gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chả no, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con. Cuối cùng hai ồng bà đành chạy nhờ bà con lối xóm. Mọi người vui vẻ góp gạo nuôi chú vì ai cũng mong chú sớm ra đánh giặc cứu nước.

Giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Mọi người đều hoảng sợ. Sứ giả mang roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt đến. Chú bé đứng dậy, vươn vai thành một tráng sĩ cao lớn khoẻ mạnh, uy nghi, hùng dũng. Tráng sĩ vỗ vào mông ngựa, ngựa hí lên mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc giáp sắt, cầm roi sắt nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa sáng rực cả góc trời. Tráng sĩ vung roi sắt, quân giặc chết như ngả rạ. Roi sắt gãy. Tráng sĩ nhổ bụi tre bên đường quật tới tấp vào quân giặc. Giặc tháo chạy tán loạn. Tráng sĩ đuổi giặc đến chân núi Sóc. Đến đó, tráng sĩ cởi giáp sắt, cả người cả ngựa bay vút lên trời. Vua nhớ công ơn, phong chàng là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ngay tại quê nhà.

thanh-giong

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì chính là biểu tượng về sức mạnh tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc

Hiện nay, đền thờ vẫn còn ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Tháng tư hằng năm, làng mở hội rất to. Người ta còn nói rằng, những bụi tre ở huyện Gia Bình bị ngựa phun lửa vào nên mới có màu vàng óng như thế. Những ngọn lửa do ngựa phun ra cũng thiêu cháy một làng, về sau làng đó được gọi là làng Cháy. Những vết chân ngựa giờ trở thành những ao hồ liên tiếp.

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì chính là biểu tượng về sức mạnh tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc, đồng thời cũng thể hiện quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước. Em vô cùng tự hào về những anh hùng dân tộc. Thật hạnh phúc khi chúng em được sống trong hoà bình. Chúng em sẽ cố gắng học tập tốt, ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Trong văn bản Thánh Gióng hình tượng nhân vật Gióng được dàn dựng rất công phụ và đẹp. Trong đó hình ảnh Gióng bay lên trời là hình ảnh đẹp nhất trong truyện. Hình ảnh biểu hiện cho một vị thiên thần hoàn thành xứ mệnh đặc biệt của mình, lập tức giã từ cõi trần, trở về coi nghiêm trang đồng thời cũng tả vẻ đẹp mạnh mẽ khi khắc họa hình ảnh Gióng cưỡi ngựa phi thẳng lên trời.

bn ơi, ảnh của bn là ảnh mạng đúng ko, bạn gửi lại ảnh đấy ra đây ch mk tra khả 1 tí

4 tháng 5 2021

TK:

Mỗi một con người Việt Nam đều được lớn lên từ thế giới cổ tích, truyền thoại mang đầy màu sắc kì ảo, huyền bí. Và chắc hẳn trong tâm trí mỗi người đều ghi dấu hình ảnh của những nhân vật cổ tích, truyền thuyết. Đó có thể là cô Tấm xinh đẹp, nết na, có thể là anh chàng Thạch Sanh trung thực, tốt bụng và có tài năng phi thường,…. Còn đối với em, đó là hình ảnh vị anh hùng Thánh Gióng dũng mãnh, phi thường đánh đuổi giặc Ân xâm lược bước ra từ truyền thuyết Thánh Gióng.

Mặc dù sinh ra trong một gia đình bình thường nhưng Thánh Gióng không phải là một người phàm. Bởi người mẹ mang thai khi ướm chân lên vết chân rất to ở ngoài đồng. Vì sự ra đời kì lạ đó nên đến năm ba tuổi, cậu bé vẫn không hề biết nói, không biết cười, không biết đi. Thời gian cứ thế trôi đi cho đến lúc nghe thấy sứ giả tìm kiếm nhân tài tiêu diệt giặc Ân, cậu bé bỗng cất lên tiếng nói đòi ra trận giết giặc.

Sự kì lạ tiếp tục diễn ra sau khi gặp sứ giả, cậu bé bỗng nhiên lớn nhanh như thổi. Từ chỗ là một cậu bé thụ động, đặt đâu thì nằm đấy, Gióng bỗng trở nên linh hoạt và nhanh nhẹn hơn bao đứa trẻ khác. Lúc này cậu bé ăn bao nhiêu cũng không thấy no, cơ bắp phát triển cuồn cuộn nên quần áo vừa mặc xong đã trở nên chật chội. Dân làng thấy gia đình Gióng không đủ lương thực để nuôi Gióng nên vui lòng góp gạo. Và cứ thế, Gióng lớn lên trong sự đùm bọc, yêu thương của người dân. Chẳng mấy chốc, cậu bé vươn vai trở thành một tráng sĩ với thân hình rắn rỏi, mạnh mẽ, cao lớn, khuôn mặt uy nghi, nghiêm trang như một vị thần. Dáng vẻ của Gióng toát lên vẻ đẹp, khí chất của một vị anh hùng. Ngôi nhà nhỏ bé bỗng trở nên chật chội và không chứa nổi tầm vóc của vị anh hùng.

Khi giặc đến chân núi Trâu, đất nước lâm nguy, rơi vào tình trạng “Ngàn cân treo sợi tóc”. Sứ giả đem áo giáp sắt, ngựa sắt và chiếc roi sắt đến. Đó là những vũ khí được nhà vua sai người rèn giũa cẩn thận, tinh xảo. Mặc dù chúng rất nặng so với sức lực của con người nhưng Gióng vẫn có thể khoác lên mình chiếc áo giáp sắt một cách nhẹ nhàng. Gióng vội vã từ biệt bố mẹ, bà con làng xóm để xông pha trận mạc. Ngựa sắt chở người tráng sĩ cưỡi nhanh như gió, đi đến đâu đều phun ra lửa- ảnh lửa đỏ rực như tinh thần yêu nước của nhân dân ta để thiêu cháy quân thù. Vì thế những khóm tre xung quanh nhuốm màu lửa trở nên vàng óng. Những nơi mà gót chân ngựa in dấu đều trở thành những ao hồ liên tiếp. Tiếng roi sắt quất quần quật trong gió, giáng những đòn mạnh mẽ xuống quân thù. Dưới gót ngựa, xác quân thù ngổn ngang chất thành núi. Bỗng nhiên chiếc roi sắt bị gãy, Gióng nhanh trí nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí. Hình ảnh người anh hùng cưỡi ngựa sắt cùng bụi tre làng hướng thẳng vào quân thù trở nên vô cùng đẹp đẽ. Sau khi đánh tan quân thù, Gióng cởi áo giáp sắt và thúc ngựa bay từ từ lên trời. Và kể từ đó, hình ảnh người anh hùng luôn gắn liền với sự biết ơn của nhân dân.

Như vậy, hình ảnh Thánh Gióng hiện lên với những nét đẹp về cả ngoại hình lẫn phẩm chất. Đó là vị anh hùng mang tầm vóc vĩ mô, mạnh mẽ, có sức mạnh phi thường. Hình ảnh đó trở nên giàu ý nghĩa hơn khi luôn sống mãi trong tâm thức mỗi một con người Việt Nam. Thánh Gióng- Phù Đổng Thiên Vương trở thành bức tượng đài vĩ đại tượng trưng cho tinh thần yêu nước, ý thức quật khởi của toàn dân tộc.

4 tháng 5 2021

Một ngày, dân làng nhận được tin giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Làng ta lại được một phen khiếp sợ, trẻ con kêu khóc, người lớn thì lo âu, các cụ già thì trầm ngâm, ai ai cũng khiếp sợ. Mọi người nhìn ta như cầu cứu. Ta rất hiểu tâm trạng của họ và đúng lúc đó sứ giả đem những thứ ta cần đến. Lúc này, ta vùng đứng dậy, vươn vai một cái đã biến thành một tráng sĩ cao lớn phi thường, thế nên tất cả những thứ sứ giả vừa mang đến chẳng còn vừa với ta nữa. Thấy vậy, mọi người lại tức tốc đi tìm thợ về rèn ngựa sắt, áo giáp sắt cho ta, họ làm ra chiếc nào lại cho ta thử chiếc ấy và ta chỉ khẽ bẻ đã gẫy, mãi sau mới có những thứ vừa với sức ta. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, ta liền mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa, oai phong lẫm liệt. Ta nhớ hôm đó bà con ra tiễn ta rất đông mọi người nhìn ta đầy tin tưởng, khắp nơi vang lên lời chúc chiến thắng và ta còn nhìn thấy cả những giọt nước mắt tự hào, yêu thương của cha mẹ ta. Từ biệt bà con xóm giềng, cha mẹ những người đã yêu thương, nuôi nấng, ta thầm hứa sẽ chiến đấu hết lòng để không phụ công của bà con dân làng, cha mẹ.

Sau phút chia tay, một mình một ngựa ta lao thẳng vào trận đánh. Ngựa đi đến đâu phun lửa rừng rực đến đó, lũ giặc vô cùng khiếp sợ. Chúng đổ rạp và tan xác dưới roi sắt của ta và ngọn lửa của con chiến mã. Cả bãi chiến trường đầy thây quân giặc. Đúng lúc thế trận đang lên như vũ bão thì cây roi sắt trong tay ta gẫy gập, ta liền nhổ lấy những khóm tre quanh mình quật liên tiếp vào lũ giặc. Lũ giặc lại được một phen khiếp sợ, rơi vào thế hỗn loạn và chẳng mấy chốc bỏ chạy tan tác khắp nơi. Những tên may mắn sống sót vội vã thoát thân bỏ chạy vào hẻm núi sâu, tìm cách trở về nước. Làng quê sạch bóng quân thù. Tiếng reo vui của dân làng vang lên rộn rã.

7 tháng 5 2019

Trong các hình ảnh về Thánh Gióng, có một hình ảnh đẹp nhất đã để lại trong em nhiều ấn tượng, đó chính là:

- Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.

- Em thích hình ảnh này vì nó tượng trưng cho sức mạnh phi thường của Gióng, là đại diện chó thế hệ trẻ của đất nước. Khi đất nước cần, mỗi người dân đều sẵn sàng đóng góp công sức cho dân tộc

8 tháng 9 2016

1. Hình ảnh Gióng bay lên trời. Vì qua đó em thấy anh Gióng thật là một người anh dũng, vĩ đại, đánh giặc xong rồi bay về trời, không đòi hỏi quyền lợi gì cho mình.

2. Hội thi đặt tên Hội khoẻ Phù Đổng vì:

  • Hội dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới.
  • Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao.
  • Mục đích của hội thi là khoẻ để học tập, để lao động, góp phần bảo vệ và xây dựng tổ quốc sau này.

3. Truyện Thánh Gióng có liên quan đến lịch sử thật là:

- Thời đại Hùng Vương.

- Nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước khá phát triển của người dân Văn Lang.

- Chống giặc ngoại xâm phương Bắc và bảo vệ đất nước.

- Ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ kim loại ( sắt ).

Bài của mình không biết có tốt không, nếu không thì nói để mình sửa lỗi nhé   haha

8 tháng 9 2016

1. - Tráng sĩ nhảy lên ngựa sắt, phi như bay ra trận. Phun lửa, giẫm đạp kẻ thù.

- Roi sắt gãy, nhổ tre quật vào giặc.
- Đuổi giặc, tiêu diệt không còn một mống.

2. -Nói Hội khỏe Phù Đổng là muốn biểu dương sức mạnh của tuổi trẻ, muốn nói mục đích rèn luyện ấy là cống hiến sức mạnh cho đất nước.

 

Trong truyện "Thánh Gióng" chi tiết để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em là chi tiết "Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ". Vì đây là chi tiết tưởng tượng kì ảo, thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân về hoà bình, không có chiến tranh. Thánh Gióng còn mang trong mình một sức mạnh lớn lao: sức mạnh của toàn nhân dân người Việt cổ.

2 tháng 10 2018

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.

Bạn tham khảo nha

24 tháng 10 2017

]p[;

];'

19 tháng 1 2022

Refer:

   Hình ảnh anh hùng Thánh Gióng cưỡi ngựa về trời đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. (1) Bởi như ta đa biết được cách ra đời kì lạ của nhân vật này, từ đó ta có thể thấy Thánh Gióng không có một thân phận bình thường chút nào. (2) Nhưng điều đặc biệt ở chi tiết này, mà nó là cách mà Thánh Gióng bày tỏ tình yêu thương của mình đối với nước nhà. (3) Là hình ảnh Thánh Gióng một mình đánh hết tất cả giặc ngoại xâm, chẳng màng danh lợi, trả đồ rồi bay về trời. (4) Từ đó, có thể thấy rằng nhân vật Thánh Gióng tượng trưng cho cái lành và cái thiện, như một thiên xứ được cử xuống nơi đây bảo vệ đất nước, rồi khi làm tròn trách nhiệm thì bay về trời. (5) Tóm lại, qua hình ảnh nay cho ta thấy được công lao vĩ đại của người anh hùng Thánh Gióng em học được đức tính biết coi nhẹ danh lợi của mình. (6)

19 tháng 1 2022

Tham khảo

Khi đọc truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt” để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Đây là một trong những chi tiết kì ảo trong Thánh Gióng. Từ “tráng sĩ” dùng để chỉ người thanh niên khỏe mạnh, cường tráng và thường làm những việc lớn. Hành động vươn vai từ một cậu bé biến thành một “tráng sĩ” của Gióng cho thấy quan niệm của nhân dân ta về người anh hùng phải có ngoại hình và sức mạnh phi thường. Đồng thời, hình ảnh này còn khát vọng của nhân dân về một người anh hùng có sức mạnh để chống lại kẻ thù ngoại xâm. Đây quả là một chi tiết giàu ý nghĩa trong truyền thuyết Thánh Gióng.

6 tháng 9 2018

bài 1:

Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc...

bài 2:

Hình ảnh Gióng bay lên trời. Vì qua đó em thấy hình ảnh Gióng là một người anh hùng thật vĩ đại và khi đánh giặc xong bay về trời mà không đòi hỏi bất kỳ điều gì.