K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2019

Đáp án A

4 tháng 9 2017

Đoạn thơ gợi ra khung cảnh vùng rừng núi hiểm trở, khúc khuỷu trên đường hành quân vất vả, gian lao của những người lính

- Nhịp điệu 4-3 ở ba câu thơ đầu

- Sự phối hợp các thanh T và B ở ba câu thơ đầu, câu thơ đầu thiên về vần T, câu 4 toàn vần B

→ Gợi không gian hiểm trở làm nổi bật hình ảnh những người lính Tây Tiến dũng mãnh, quả cảm

- Cuối khổ thơ toàn vần B gợi tả không khí thoáng đãng, rộng lớn trải trước mặt khi vượt qua con đường gian lao

- Các từ láy gợi hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.

- Sử dụng phép đối từ: Dốc lên khúc khuỷu/ dốc thăm thẳm; ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống

Phép lặp từ ngữ: dốc, ngàn thước

Phép nhân hóa: súng ngửi trời

→ Khung cảnh núi rừng hiểm trở, tính khốc liệt của cuộc hành quân

7 tháng 11 2018

Đáp án C

19 tháng 1 2018

Phương pháp trên là cách lập ý của nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.

Đáp án cần chọn là: B

14 tháng 1 2018

Biểu hiện tính dân tộc trong thơ Việt Bắc (Tố Hữu):

Nội dung:

- Vẻ đẹp đặc trưng tâm hồn, cốt cách dân tộc Việt Nam:

    + Tình cảm tha thiết gắn bó với cội nguồn, quá khứ, gian khổ

    + Tình cảm gắn bó, ngọt bùi, đồng cam cộng khổ

    + Tinh thần đoàn kết đồng lòng chung sức kháng chiến

    + Niềm tự hào dân tộc trước sự trưởng thành Cách mạng

- Tính dân tộc thể hiện qua việc Tố Hữu đề cập tới những phương diện đặc trưng nhất đời sống con người

- Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc đặc trưng, độc đáo, kỉ niệm với những người dân Việt Bắc

Phương diện nghệ thuật

- Thể thơ lục bát, giọng thơ uyển chuyển, giàu nhạc tính, dễ nhớ, dễ thuộc

- Hình thức đối đáp trong ca dao trữ tình

- Cách xưng hô ta- mình mộc mạc, dân dã, thấm tính quân dân

- Ngôn ngữ thuần Việt, giản dị, hình ảnh gần gũi, nhiều sức gợi

- Tình yêu thiên nhiên, con người Việt Bắc sâu nặng, nghĩa tình

12 tháng 10 2018

Từ nước ngoài không cần thiết là từ Valentine, có thể thay thế bằng từ ngày lễ tình yêu/ ngày lễ tình nhân.

8 tháng 8 2017

g, Luận điểm và luận cứ nêu lan man, không đúng trọng tâm

Sửa: Hình ảnh cây xà nu tượng trưng cho người dân Xô- man

Hình ảnh cây xà nu trúng đạn như người dân Xô Man bị giết hại, nhưng sức sống vẫn mạnh mẽ “vươn lên đón ánh mặt trời… lông mao, lông vũ”. Qua đây, Nguyễn Trung Thành muốn khẳng định sự tiếp nối truyền thống đánh giặc của người dân Tây Nguyên.

[NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HỌC VĂN TRONG GIAI ĐOẠN NƯỚC RÚT]Đây là kinh nghiệm cá nhân của anh POP trong giai đoạn nước rút học môn Ngữ văn ôn thi THPTQG. Các em có thể tham khảo!1. Ôn lại thật kĩ các kiến thức Tiếng Việt: từ loại, biện pháp tu từ, nghệ thuật,... để làm đọc hiểu.2. Ôn lại các thể loại thơ, truyện, văn đồng thời là đặc điểm của chúng.3. Với phần Nghị luận xã hội, cố gắng...
Đọc tiếp

[NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HỌC VĂN TRONG GIAI ĐOẠN NƯỚC RÚT]

loading...

Đây là kinh nghiệm cá nhân của anh POP trong giai đoạn nước rút học môn Ngữ văn ôn thi THPTQG. Các em có thể tham khảo!

1. Ôn lại thật kĩ các kiến thức Tiếng Việt: từ loại, biện pháp tu từ, nghệ thuật,... để làm đọc hiểu.

2. Ôn lại các thể loại thơ, truyện, văn đồng thời là đặc điểm của chúng.

3. Với phần Nghị luận xã hội, cố gắng tập viết gãy gọn đi thẳng vào vấn đề, vào trực tiếp sẽ giúp mình không bị lố dung lượng cho phép. Tất nhiên với mỗi đoạn văn cần có 1-2 điểm sáng, có thể là nêu số liệu hoặc nêu ví dụ, dẫn chứng đời sống vào văn học thì không hề thiếu.

4. Nghị luận văn học: Thường sẽ không học các tác phẩm ra vào 2 năm gần đây (2021 và 2022), không học tác phẩm ra đề minh hoạ, không học các tác phẩm đọc thêm và tác phẩm nước ngoài. Tức là loại bỏ được các bài Sóng (Đợt 1 năm 2021); Tây Tiến (đợt 2 năm 2021); Chiếc thuyền ngoài xa (năm 2022); Việt Bắc (Đề minh hoạ 2023); Rừng xà nu (Tác giả có tư tưởng không tốt liên quan chính trị, trong phần giảm tải); Đàn Ghita của Lorca (GDTX không học); Hồn Trương Ba, da hàng thịt (giảm tải) và Số phận con người, Ông già và biển cả,...(các tác phẩm nước ngoài).

Như vậy các tác phẩm có thể ra thi NLVH năm nay:

- Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) (Top 1 quan trọng vì thật ra những năm nay Việt Nam đang tuyên truyền lại tinh thần yêu nước về mọi mặt thông qua thể thao, chính trị, các cuộc thi hoa hậu,...)

- Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

- Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

- Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

- Vợ nhặt (Kim Lân) (Mọi người nghĩ rằng đây là tác phẩm ra đề minh hoạ 2022 khả năng cao không ra nhưng mà tác phẩm này vẫn có khả năng thi rất cao, đặc biệt nếu bộ phận những người ra đề ở khu vực miền Bắc)

Đây chỉ là những phỏng đoán dựa trên kinh nghiệm cá nhân, các tác phẩm loại trừ vẫn có thể ra thi ở một trích đoạn khác. Tuy nhiên vẫn nên ôn 5 tác phẩm trên nhiều hơn, đặc biệt là bài Đất nước (mới hôm bữa POP đi ngang qua đường Nguyễn Khoa Văn ở Huế, mà cụ Nguyễn Khoa Văn là cụ ông thân sinh của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm)

Dù là tác phẩm nào các cháu cũng nên ôn kĩ về tác giả (một số nét nghệ thuật tiêu biểu, mệnh danh của tác giả,...), tác phẩm (vị trí, hoàn cảnh sáng tác, những mệnh danh của tác phẩm,...), nội dung và nghệ thuật, tìm thêm được các tư liệu liên hệ từ các tác phẩm khác thì sẽ rất tuyệt.

5. Một số kênh các cháu có thể vào học Ngữ văn nước rút, tìm kiếm tư liệu đồng qua việc chủ động ghi chép hoặc thụ động nghe.

a. Facebook

- Thưởng thức sách: https://www.facebook.com/thuongthucsach

- Học văn chị Hiên: https://www.facebook.com/VanhocMH

- Mochi's Garret - Gác xép văn chương: https://www.facebook.com/xinchaotolamochi

b. Youtube

- Triệu Nguyễn Huyền Trang: https://www.youtube.com/@TrieuNguyenHuyenTrang95

- Cô Trần Thuỳ Dương: https://www.youtube.com/@CoTranThuyDuong

c. Tiktok

- Xóm trọ văn chương: https://www.tiktok.com/@xomtrovanchuong?_t=8dQUGCDCMe9&_r=1

- Lê Quang Toàn: https://www.tiktok.com/@lbv.btqvn?_t=8dQUI6BVtZq&_r=1 (Đây là kênh tiktok của một bạn nam HSG môn Ngữ văn sinh năm 2005, đã đâu ĐHSP Huế dựng nên)

Phía trên là một số điều cần biết trong giai đoạn nước rút ôn thi THPTQG môn Ngữ văn cho 2k5 nhé! Chúc các em sẽ đạt được điểm cao. Cần gì cứ ib cho anh qua fb https://www.facebook.com/profile.php?id=100076127207635 

 

11

Đây là kinh nghiệm của riêng em khi đi thi Văn lớp 12. Điều đặc biệt chú ý là luôn giữ bình tĩnh nha. Dù có trúng "tủ" hay không thì vẫn phải bình tĩnh gạch ý ra trước ( những điều mình nhớ và suy nghĩ đầu tiên bật ra trong đầu khi mình đọc đề ). Viết ngắn gọn cấu trúc làm bài ra tờ giấy ví dụ NLVH sẽ bao gồm mở, thân, kết. Trong phần làm thân cần đầy đủ các ý như giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu nội dung yêu cầu đề bài và đưa nhận định nếu có). Những thứ tưởng như hết sức đơn giản vậy thôi mà khi thi rất dễ mất điểm đó. Với cả khi có người xin giấy trong phòng thì cứ bơ đi mà tập trung làm bài, không có gì áp lực về số trang Văn mình viết được cả. Làm bài có thế nào cũng nên dành ra 3 - 5 phút trước khi đánh trống hết giờ để kiểm tra lại bài nhé. Có những lỗi ngớ ngẩn khó lường lắm ( bạn chị từng viết nhầm PTBĐ là Tự luận may mà phút cuối giờ nhìn lại đã sửa kịp thành đáp án đúng là "Nghị luận" không thì suýt bay 0,5 vô cùng quý giá). Một điều quan trọng nữa dù có "tủ" thì các bài khác cũng phải nắm được đại ý đến 70% nha. Bộ thường có nước đi không ngờ tới lắm, thậm chí cũng cần chú ý cả tiểu tiết trong tác phẩm ( năm ngoái bài CTNX có hỏi vào một tiểu tiết có nhiều học sinh không nhớ nó có trong bài ). Cuối cùng là chúc các em tự tin dành được kết quả cao nhất trong kì thi quyết định này nhé. 

P/s: Nhả vía 9+ Văn thi THPTQG cho mọi người nha

24 tháng 6 2023
https://youtu.be/QGsVVDKHSS8Bạn mình (9+ Văn) recommend các em xem video này =))) 
24 tháng 2 2018

Mở bài

  • Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới.
  • Từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ.
  • Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.

Thân bài

Giải thích:

  • Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội.
  • Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.
  • Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý.

Kết bài

  • Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội.
  • Chủ thể của nhận thức và hành động, giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”.
24 tháng 2 2018

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại.

Thế nhưng, hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Đáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Tất nhiên, cũng phải thừa nhận rằng trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt, nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt như Internet, trang web..., song đáng chê trách nhất vẫn là việc dùng chữ viết nước ngoài (chủ yếu là chữ Anh) thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng như show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)... một cách tự nhiên như thể đó là những từ tiếng Việt mà ai cũng hiểu. Có ý kiến ngụy biện cho rằng hiện tượng này nên khuyến khích vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Nhưng thực ra, muốn thực hành ngoại ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nói, viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc tạo cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài ở Việt Nam. Còn khi nói và viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai, trừ trường hợp bất đắc đĩ. Các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người “hay chữ lỏng" và có câu nói “dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”.

Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen dùng chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là nói “tiếng lai”. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, phong trào cứu quốc, nâng cao tinh thần dân tộc thôi thúc sinh viên, học sinh từ bỏ cách nói chen tiếng Pháp.

Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước đây thường tự mình nêu gương sáng và thường nhắc nhở mọi người tránh bệnh nói chữ, sính dùng tin gốc Hán khi có thể diễn đạt bằng tiếng Việt. Ví dụ như vì sao báo chí, hay thậm chí cả trong văn bản chính thức của nhà nước, thường dùng cụm từ “người tham gia giao thông” thay cho “người đi đường"? Thực tế, người dân không bao giờ sử dụng từ “tham gia giao thông”. Người ta thường dặn dò nhau “đi đường phải cẩn thận” chứ chẳng ai nói “tham gia giao thông phải cẩn thận” bao giờ!

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo tấm gương Bác Hồ, Nhà nước có quy định chặt chẽ và Viện Ngôn ngữ học phải có trách nhiệm đề xuất, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của Nhà nước. Các trường học cũng phải chú !tr ng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Loại trừ sự lố bịch trong việc dùng tiếng lai cũng là một khía cạnh thể hiện niềm tự hào và tôn trọng ý thức dân tộc trong ngôn ngữ, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.