K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2023

Sửa lỗi:

Vào buổi sáng, sương muối phủ trắng cả cành cây, bãi cỏ. Gió bấc thì hun hút thổi trên núi đồi, thung lũng và làng bản thì chìm trong biển mây mù. Khi ấy, mây như bò trên mặt đất tràn vào nhà quấn lấy người đi lại.

13 tháng 4 2018

Sử dụng những hình ảnh không thể xảy ra hàm ý thể hiện lời từ chối dứt khoát.

| Đất mong nước, và khi gió xua tan mây ra, đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và tỏa ra một làn khói lam. Sáng sáng, sương mù dâng lên từ một con ngòi, từ vùng trũng bùn lấy nước đọng. Sương trời như sóng, lao ra ngoài đồi núi thảo nguyên và ở đó nó tan ra thành một lớp khói lam mịn màng. Và trên những cành lá đâu đâu cũng la liệt những giọt sương nặng nom như những hạt đạn ghém đỏ rực, đè trĩu ngọn...
Đọc tiếp

| Đất mong nước, và khi gió xua tan mây ra, đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và tỏa ra một làn khói lam. Sáng sáng, sương mù dâng lên từ một con ngòi, từ vùng trũng bùn lấy nước đọng. Sương trời như sóng, lao ra ngoài đồi núi thảo nguyên và ở đó nó tan ra thành một lớp khói lam mịn màng. Và trên những cành lá đâu đâu cũng la liệt những giọt sương nặng nom như những hạt đạn ghém đỏ rực, đè trĩu ngọn cỏ. Ngoài thảo nguyên, cỏ bằng mọc cao hơn đầu gối. Lúa vụ đông trải ra đến tận chân trời như một bức tường xanh biếc. Những khoảnh ruộng cát xám tua tủa những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên.

(Trích “Đất vỡ hoang” - Số lô khốp)

 c.Từ chân trời” trong câu văn “Lúa vụ đông trải ra đến tận chân trời như một bức tưởng xanh biếc” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa( nếu có)

d. Phân tích hiệu quả tu từ của biện pháp so sánh, nhân hóa trong câu văn:

“Sương trôi như sóng, lao ra ngoài đồi núi thảo nguyên và ở đó nó tan ra thành một lớp khói lam mịn màng. Và trên những cành lá đầu đâu cũng la liệt những giọt sương nặng nom như những hạt đạn ghém đỏ rực, đè trĩu ngọn có".

e. Em cảm nhận được tình cảm nào của tác giả với thảo nguyên qua đoạn trích trên. (Diễn đạt bằng 3 - 5 câu) Câu 2(6 điểm)

 

1
18 tháng 7 2021

c, Từ ''chân trời'' được dùng với nghĩa chuyển. Phương thức chuyển là chuyển từ nghĩa gốc sang: từ gốc là ''chân'' trong chân tay

d, Tác dụng: Cho thấy độ nhiều của sương, nó nhiều đến cảm chừng như phủ lên cành lá và đồi núi. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh làm cho câu văn trở nên sinh động và hay hơn

e, Gơi ý cho em viết:

Nói qua về thảo nguyên trong đoạn văn

Phong cảnh của nó

Cảm nhận của tác giả về nó

Tình cảm của tác giả với nó...

 

1 tháng 3 2019

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong đoạn thơ cuối bài (8 câu cuối) chính là kiểu mẫu của lối thơ tả cảnh ngụ tình trong văn chương cổ điển.

Để diễn tả tâm trạng của Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình trong văn chương cổ điển để khắc họa tâm trạng của Kiều trong lúc bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

Mỗi biểu hiện của cảnh chính là ẩn dụ về tâm trạng con người, mỗi một cảnh khơi gợi ở Kiều những nỗi buồn khác nhau trong khi nỗi buồn ấy lại ẩn chứa tâm trạng.

Thông qua điệp từ “buồn trông” kết hợp cùng với hình ảnh đứng sau và hệ thống các từ láy tượng hình, gợi sự dồn dập, chỉ có một từ tượng thanh ở cuối câu tạo nên nhịp điệu diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng lên, lớp lớp nỗi buồn vô vọng, vô tận.

Xác định phép liên kết và phương tiện liên kết giữa các câu trong đoạn văn sau:Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn (1). Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mìn (2). Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi (3). Thậm chí tôi cũng không biết mình phải giải thích ra...
Đọc tiếp

Xác định phép liên kết và phương tiện liên kết giữa các câu trong đoạn văn sau:

Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn (1). Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mìn (2). Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi (3). Thậm chí tôi cũng không biết mình phải giải thích ra sao, phải chăng người ta vẫn thường đặc biệt trân trọng nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu, hay vì có liên quan đến nghề họa sĩ của tôi, nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi được coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy

1
18 tháng 4 2022

(1) vs (2) : Phép nối 

phương tiện liên kết : Tôi

(2) vs (3) : Phép nối

phương tiện liên kết : Dù ai .

(3) vs đoạn cuối : Phép thế

phương tiện liên kết : Thậm chí.

"Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ,....Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt,lạnh lùng, lúc sôi nổi,hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi...
Đọc tiếp

"Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ,....Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt,lạnh lùng, lúc sôi nổi,hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên."

                                                                                                                                                             -Vũ Tú Nam-

1. XĐ PTBĐ chính

2. a) Tìm những từ ngữ trong đoạn văn tả màu sắc của nước biển.

    b) Tìm phép liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong 2 câu: "Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên."

   c) Tìm các câu ghép trong đoạn văn

   d) xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu:"Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương."

3. Theo tác giả vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc của biển là do những gì tạp nên?

4. Viết đoạn văn diễn dịch (8-10 câu) trong đó có câu văn chứa thành phần biệt lập tình thái ( gạch chân dưới thành phần biệt lập đó), với câu chủ đề sau : "Thế hệ trẻ ngày nay cần nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc."

                              

3
12 tháng 7 2019

1. Phương thức biểu đạt chính: miêu tả.

2. a. Những từ ngữ miêu tả màu sắc của nước biển: thẳm xanh, xám xịt, đục ngầu.

b. Phép liên kết: nối, lặp

Phương tiện: nối bằng quan hệ từ :nhưng"

Lặp từ "biển" 

c. Câu ghép: 

- Trời xanh thẳm ... chắc nịch 

- Trời rải mây trắng ... hơi sương.

- Trời âm u ... nặng nề.

- Trời ầm ầm ... giận dữ.

- Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng nghĩ thế. 

d. Biện pháp nhân hóa: "biển mơ màng" làm cho biển như mang linh hồn con người.

12 tháng 7 2019

3. Theo tác giả, vẻ đẹp kì diệu của muôn màu muôn sắc của biển là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

4. Hình thức:

- đoạn văn diễn dịch 8-10 câu.

- Đoạn văn có chứa thành phần biệt lập tình thái (chú thích rõ)

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Nội dung:

- Vấn đề nghị luận: Thế hệ trẻ ngày nay cần nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.

- Biển đảo là phần lãnh thổ thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

- Giữ gìn và bảo vệ biển đảo quê hương là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân trong đó có tuổi trẻ.

- Các việc làm nhằm giữ gìn biển đảo quê hương...

-> yêu Tổ quốc.

15 tháng 12 2018

 Chỉ với 8 câu thơ tả thực cảnh nhưng thực chất là tâm cảnh đã nói lên sự vô định, buồn bã, nỗi lo âu kinh hãi dồn tới đỉnh điểm trong cảm xúc của Kiều. Hình ảnh cánh buồm xa xa nơi cửa biển là hình ảnh rất đắt khi thể hiện được nội tâm nhân vật Kiều. Cánh buồm nhỏ nhoi vô định cũng chính là hình ảnh Kiều vẫn lênh đênh giữa dòng đời không biết khi nào mới về đoàn tụ với gia đình. Tiếp nối là hình ảnh những cánh hoa tàn lụi trôi man mác trên mặt nước mới xa thì Kiều lại càng buồn hơn bởi nàng nhìn thấy thân phận vô định giữa dòng đời của mình. Hình ảnh nội cỏ rầu rầu như khắc họa sâu thêm nỗi buồn không lối thoát của Kiều. Nàng vô vọng vì những chuỗi ngày vô định xung quanh tẻ nhạt, không biết kéo tới bao giờ. Dường như nỗi buồn ngày càng tăng lên tới vô định, dồn dập. Nỗi buồn và sợ hãi dâng lên tột đỉnh, khiến Kiều rơi vào tuyệt vọng. Tất cả như muốn nhấn chìm, à dìm Kiều xuống tận đáy của sự đau khổ cùng cực.

Chỉ ra lỗi liên kết văn bản trong các đoạn trích sau và sửa lại cho hợp lí: a. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước nữa. Có bạn mặc mãi một kiểu áo không thay đổi gì cả. Thật là thiếu phong cách hiện đại. Nhà trường đang phát động ủng hộ đồng bào bị thiên tai. b. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm...
Đọc tiếp

Chỉ ra lỗi liên kết văn bản trong các đoạn trích sau và sửa lại cho hợp lí:

a. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước nữa. Có bạn mặc mãi một kiểu áo không thay đổi gì cả. Thật là thiếu phong cách hiện đại. Nhà trường đang phát động ủng hộ đồng bào bị thiên tai.

b. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm buông xuống. Sóng biển cài then, đêm sập cửa, vũ trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng. Bốn bề không còn một tiếng động. Lá cờ nhỏ trên cột buồm bay phần phật trước gió. Những đường chỉ viền óng ánh như sáng rực trong đêm.

c. Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em. Nhưng Thúy Kiều là chị còn Thúy Vân là em. Họ đều là những người con gái có nhan sắc.

105
8 tháng 5 2021

a. Đoạn văn mắc lỗi liên kết nội dung, chủ đề. 

Câu (1) đang có ý phê phán cách ăn mặc thiếu giản dị lành mạnh.

Câu (2), (3) lại nói về cách ăn mặc thô kệch, không chịu thay đổi

Câu (4) lại nói về phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai.

=> Giữa các câu văn không có liên kết về chủ đề với nhau.

b. Đoạn văn mắc lỗi liên kết về chủ đề.

Câu (1) nói về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

Các câu còn lại lại miêu tả khung cảnh thiên nhiên. Giữa các câu không có sự liên kết với nhau.

c. Đoạn văn mắc lỗi liên kết:

- Sử dụng phép liên kết trái nghĩa giữa câu (1) và (2) không hợp lí. Bởi câu (2) đưa ra ý kiến trái chiều ("Nhưng"), còn ở câu (1) không nêu lên nội dung nào hàm ý trái nghĩa cả.

=> Sử dụng sai phép liên kết khiến các câu văn trong đoạn trở nên thiếu logic.

10 tháng 5 2021

a. Đoạn văn mắc lỗi liên kết nội dung, chủ đề. 

Câu (1) đang có ý phê phán cách ăn mặc thiếu giản dị lành mạnh.

Câu (2), (3) lại nói về cách ăn mặc thô kệch, không chịu thay đổi

Câu (4) lại nói về phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai.

=> Giữa các câu văn không có liên kết về chủ đề với nhau.

b. Đoạn văn mắc lỗi liên kết về chủ đề.

Câu (1) nói về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

Các câu còn lại lại miêu tả khung cảnh thiên nhiên. Giữa các câu không có sự liên kết với nhau.

c. Đoạn văn mắc lỗi liên kết:

- Sử dụng phép liên kết trái nghĩa giữa câu (1) và (2) không hợp lí. Bởi câu (2) đưa ra ý kiến trái chiều ("Nhưng"), còn ở câu (1) không nêu lên nội dung nào hàm ý trái nghĩa cả.

=> Sử dụng sai phép liên kết khiến các câu văn trong đoạn trở nên thiếu logic.