K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

- Học tài: Học giỏi, hiểu biết nhiều và tiếp thu tốt. Đáng để khen

- Thi tạch: Thi rớt, không đỗ được hoặc không được số điểm như mong muốn. 

=> Học tài thi tạch: Học thì giỏi, tiếp thu thì tốt nhưng thi thì chả ra gì, thi bị rớt.

# Hok tốt #

13 tháng 5 2019

- Giải thích hiểu thế nào là " học tài thi phận '' : khi học hành thì tốt nhưng đến kì thi hay lúc quan trọng thì ko đạt được kết quả cao

- Bài học rút ra từ điều trên:
        Phải có sự học hành chăm chỉ , luyên tập một cách chu đáo để ko bị rơi vào trườg hợp trên

~ Học tốt ~ K cho mk nhé! Thank you.    ( Bạn ơi hình như câu này là: Học tài thi phận chứ bạn )

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
21 tháng 12 2022

1. Đề tài tục ngữ về thiên nhiên, thời tiết.

2. Nội dung: Kinh nghiệm dân gian về thời tiết, hiện tượng thiên nhiên

Nghệ thuật: Liệt kê các tháng, hiện tượng thiên nhiên; phép tiểu đối tạo ra các vế.

3. Ứng dụng vào sự quan sát thiên nhiên, dự đoán trước hiện tượng thiên nhiên để thích ứng.

21 tháng 12 2022

em cảm ơn cô nhìu <3

19 tháng 6 2020

Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: 

a. Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.

- Cuộc khởi nghĩa được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Biết dựa vào nhân dân để phát triển từ cuộc khởi nghĩa thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

b. Ý nghĩa lịch sử:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh.

- Mở ra thời kỳ phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.

 Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

a. Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột.

- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

b. Ý nghĩa lịch sử:

- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh – Nguyễn.

- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước.

- Đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

- Đánh tan các cuộc chiến tranh xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập, lãnh thổ quốc gia.

19 tháng 6 2020

mk cần những dẫn chứng nữa , giúp mk vs nha mai mk thi rồi

Quận 9, ngày 07 tháng 04, năm 2018

Trinh thân mến,

Dạo này bạn có khỏe không? Chắc bạn còn nhớ cô lớp trưởng nhỏ nhắn ngày nào phải không? Thấm thoát đã hai năm rồi còn gì, chúng mình xa nhau cũng khá lâu rồi nhỉ! Chắc là Trinh cũng đồng ý với mình, cuộc sống ngày nay hối hả và hiện đại hơn ngày trước. Nào là xe cộ, nhà cao tầng … Đặc biệt là từ lúc máy vi tính trở nên thông dụng, ít ai còn nghĩ đến việc rèn chữ, luyện văn. Nhưng đối với mình, con chữ là nết người, vì thế mình đã ra sức luyện tập để được tham dự cuộc thi “Văn hay chữ tốt” do nhà trường phát động. Mình cũng nghe nói, Trinh chưa hào hứng lắm, có lẽ vì bạn chưa hiểu hết ý nghĩa của cuộc thi và vì thế mà mình đã viết những dòng tâm sự này để chia sẻ cùng bạn.

Trinh thân!

Nghe mẹ kể, ngay từ bé, mình đã thích cầm viết rồi. Mình nghịch lắm, chỉ toàn cầm bút vẽ bậy lên tường. Còn mẹ mình thì mỉm cười, tuyên bố : “Bé con này mai mốt sẽ viết chữ đẹp và vẽ đẹp lắm đây!”. Mọi trong gia đình mình cũng tin tưởng và mong muốn thế. Rồi đến khi mình vào Mầm non, mình càng thích viết, thích vẽ. Trong lớp, mình luôn được cô khen về chữ viết, về những bài viết chữ theo mẫu. Có lúc, những bức tranh của mình cũng được treo lên cho toàn trường cùng xem. Thế là những năm Mầm non trôi qua thật vui vẻ và thú vị.

Nhưng khi mình lên lớp Năm, bài tập, bài học nhiều hơn, mình dần quên đi sự ham mê Mỹ thuật, mà thay vào đó là kỹ năng viết văn của mình được bộc lộ. Những con điểm 8, điểm 9 luôn đỏ chói trong quyển ở tập làm văn của mình. Mình liên tục được cô giáo đưa đi thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp trường rồi cấp Quận rồi có cả cấp Thành phố nữa chứ! Đến bây giờ, mình vẫn không sao quên được những nét chữ tròn trịa, mềm mại của cô đã chỉ dạy cho mình. Rồi lên lớp Bảy, mình được dự thi “Văn hay chữ tốt”. Mình luôn thầm hỏi : “Phải chăng, những năm tháng được rèn chữ, luyện văn ở tiểu học là bệ phóng cho mình?”.

Chắc chắc là thế Trinh à! Trinh biết không, mình đang rất hào hứng vơi cuộc thi đó đấy. Mình luôn suy nghĩ rằng : “Trong cuộc sống, có biết bao kiến thức mình cần phải học nhưng trước hết, phải học làm người đã!”. Nhưng nếu để học làm người thì văn thơ là phương tiện truyền đạt hay nhất, vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc. Đến bây giờ, mình có thể khẳng định là mình yêu văn thơ. Cuộc thi “Văn hay chữ tốt” đã truyền cho mình niềm đam mê đó.

Có những bài văn làm cho hàng mi mình đẫm nước mắt, làm cho mình luôn băn khoăn, luôn suy nghĩ. Hay là khi đọc tác phẩm văn học, mình thấy những tác phẩm đó đã truyền cho mình những bài học quí giá. Những lời văn truyền cảm mà sâu lắng, trong sáng mà sâu sắc vô cùng đã dạy mình biết yêu thương con người, biết quan tâm, sẻ chia, biết ước mơ, hy vọng vào những điều tốt đẹp. Những bài thơ về quê hương làm mình cảm thấy tâm hồn trong trẻo và và nhẹ nhõm :

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày…”

Nhưng làm mình hỏi thầm lòng nhiều nhất là những câu thơ viết về cha mẹ. Mình nhớ nhà thơ Ngọc Sơn đã viết :

“Tình cha ấm áp như vầng Thái Dương”

Nhẹ nhàng và sâu lắng, nhà thơ Quế Mai đã ca ngợi tình mẹ:

“Đôi tay cảm nhận nhịp con thở
Những đêm con sốt cao
Đôi tay lạnh mát đặt lên đầu
Cho con bớt ốm…”

Những câu thơ, những mạch văn trong sáng luôn làm con tim ta lúc thổn thức, lúc chạnh lòng và xúc động.

Trinh ơi ! Nếu đã giỏi văn, sao ta không rèn chữ để cho nét chữ mềm mại hòa cùng những lời văn mang đậm nét đẹp nhân văn. Lúc đó, khi đọc những dòng văn ấy, tâm hồn ta sẽ hướng thiện, sẽ đẫm mình vào mạch văn. Mình luôn nghĩ rằng : “Nét chữ là nết người” và qua cuộc thi “Văn hay chữ tốt”, mình càng khẳng định suy nghĩ đó là đúng. Cuộc thi cũng đã gởi đến một thông điệp: “Hãy cảm nhận văn thơ, cảm nhận cuộc sống thanh bình, hãy yêu văn thơ để tâm hồn sạch trong, hãy rèn con chữ như rèn chính bản thân ta” Mình đã cảm nhận được thông điệp đó qua hai năm dự thi.

Trinh biết không, mình luôn dành thời gian buổi tối để đọc những lời văn thật nhẹ nhàng, những vần thơ xúc động, mình luôn cố gắng trau dồi thêm những bài học quý giá từ các tác phẩm và đặc biệt, mình luôn dành ra khoảng nửa tiếng để rèn chữ đấy! Mình luôn thầm cảm ơn cuộc thi đã truyền cho mình sự yêu thích văn học, đã cho mình thấy được tầm quan trọng của chữ viết. Hay là Trinh cùng mình tham gia cuộc thi này nhé! Sẽ rất bổ ích cho Trinh và cả các bạn khác nữa, được không Trinh? Trinh đã hiểu được ý nghĩa của cuộc thi “Văn hay chữ tốt” chưa? Nếu Trinh đã hiểu được rồi thì cùng mình tham gia. Nếu Trinh vẫn chưa thấy hào hứng, Trinh nên đọc và nghĩ thông điệp của cuộc thi nhé! Chúc Trinh thành công!

Thư mình cũng đã khá dài rồi, mình đành tạm biệt Trinh vậy. Nhớ cùng mình dự thi đấy! Chắc chắn mình sẽ gửi cho Trinh mấy quyển sách văn học rất hay. Còn bây giờ, lớp trưởng gửi lệnh cho lớp phó: “Học giỏi và giữ gìn sức khỏe nhé!”

Chào lớp phó 5A năm xưa
Lớp trưởng Xuân Chiêu

7 tháng 4 2018

Quận 9, ngày 25, tháng 10, năm 2009 Trinh thân mến,

Dạo này bạn có khỏe không? Chắc bạn còn nhớ cô lớp trưởng nhỏ nhắn ngày nào phải không? Thấm thoát đã hai năm rồi còn gì, chúng mình xa nhau cũng khá lâu rồi nhỉ! Chắc là Trinh cũng đồng ý với mình, cuộc sống ngày nay hối hả và hiện đại hơn ngày trước. Nào là xe cộ, nhà cao tầng … Đặc biệt là từ lúc máy vi tính trở nên thông dụng, ít ai còn nghĩ đến việc rèn chữ, luyện văn. Nhưng đối với mình, con chữ là nết người, vì thế mình đã ra sức luyện tập để được tham dự cuộc thi “Văn hay chữ tốt” do nhà trường phát động. Mình cũng nghe nói, Trinh chưa hào hứng lắm, có lẽ vì bạn chưa hiểu hết ý nghĩa của cuộc thi và vì thế mà mình đã viết những dòng tâm sự này để chia sẻ cùng bạn.

Trinh thân!

Nghe mẹ kể, ngay từ bé, mình đã thích cầm viết rồi. Mình nghịch lắm, chỉ toàn cầm bút vẽ bậy lên tường. Còn mẹ mình thì mỉm cười, tuyên bố : “Bé con này mai mốt sẽ viết chữ đẹp và vẽ đẹp lắm đây!”. Mọi trong gia đình mình cũng tin tưởng và mong muốn thế. Rồi đến khi mình vào Mầm non, mình càng thích viết, thích vẽ. Trong lớp, mình luôn được cô khen về chữ viết, về những bài viết chữ theo mẫu. Có lúc, những bức tranh của mình cũng được treo lên cho toàn trường cùng xem. Thế là những năm Mầm non trôi qua thật vui vẻ và thú vị.

Nhưng khi mình lên lớp Năm, bài tập, bài học nhiều hơn, mình dần quên đi sự ham mê Mĩ thuật, mà thay vào đó là kỹ năng viết văn của mình được bộc lộ. Những con điểm 8, điểm 9 luôn đỏ chói trong quyển ở tập làm văn của mình. Mình liên tục được cô giáo đưa đi thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp trường rồi cấp Quận rồi có cả cấp Thành phố nữa chứ! Đến bây giờ, mình vẫn không sao quên được những nét chữ tròn trịa, mềm mại của cô đã chỉ dạy cho mình. Rồi lên lớp Bảy, mình được dự thi “Văn hay chữ tốt”. Mình luôn thầm hỏi : “Phải chăng, những năm tháng được rèn chữ, luyện văn ở tiểu học là bệ phóng cho mình?”.

Chắc chắc là thế Trinh à! Trinh biết không, mình đang rất hào hứng với cuộc thi đó đấy. Mình luôn suy nghĩ rằng : “Trong cuộc sống, có biết bao kiến thức mình cần phải học nhưng trước hết, phải học làm người đã!”. Nhưng nếu để học làm người thì văn thơ là phương tiện truyền đạt hay nhất, vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc. Đến bây giờ, mình có thể khẳng định là mình yêu văn thơ. Cuộc thi “Văn hay chữ tốt” đã truyền cho mình niềm đam mê đó.

Có những bài văn làm cho hàng mi mình đẫm nước mắt, làm cho mình luôn băn khoăn, luôn suy nghĩ. Hay là khi đọc tác phẩm văn học, mình thấy những tác phẩm đó đã truyền cho mình những bài học quý giá. Những lời văn truyền cảm mà sâu lắng, trong sáng mà sâu sắc vô cùng đã dạy mình biết yêu thương con người, biết quan tâm, sẻ chia, biết ước mơ, hi vọng vào những điều tốt đẹp. Những bài thơ về quê hương làm mình cảm thấy tâm hồn trong trẻo và và nhẹ nhõm :

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày…”

Nhưng làm mình hỏi thầm lòng nhiều nhất là những câu thơ viết về cha mẹ. Mình nhớ nhà thơ Ngọc Sơn đã viết :

“Tình cha ấm áp như vầng Thái Dương”

Nhẹ nhàng và sâu lắng, nhà thơ Quế Mai đã ca ngợi tình mẹ:

“Đôi tay cảm nhận nhịp con thở
Những đêm con sốt cao
Đôi tay lạnh mát đặt lên đầu
Cho con bớt ốm…”

Những câu thơ, những mạch văn trong sáng luôn làm con tim ta lúc thổn thức, lúc chạnh lòng và xúc động.

Trinh ơi ! Nếu đã giỏi văn, sao ta không rèn chữ để cho nét chữ mềm mại hòa cùng những lời văn mang đậm nét đẹp nhân văn. Lúc đó, khi đọc những dòng văn ấy, tâm hồn ta sẽ hướng thiện, sẽ đẫm mình vào mạch văn. Mình luôn nghĩ rằng : “Nét chữ là nết người” và qua cuộc thi “Văn hay chữ tốt”, mình càng khẳng định suy nghĩ đó là đúng. Cuộc thi cũng đã gởi đến một thông điệp: “Hãy cảm nhận văn thơ, cảm nhận cuộc sống thanh bình, hãy yêu văn thơ để tâm hồn sạch trong, hãy rèn con chữ như rèn chính bản thân ta” Mình đã cảm nhận được thông điệp đó qua hai năm dự thi.

Trinh biết không, mình luôn dành thời gian buổi tối để đọc những lời văn thật nhẹ nhàng, những vần thơ xúc động, mình luôn cố gắng trau dồi thêm những bài học quý giá từ các tác phẩm và đặc biệt, mình luôn dành ra khoảng nửa tiếng để rèn chữ đấy! Mình luôn thầm cảm ơn cuộc thi đã truyền cho mình sự yêu thích văn học, đã cho mình thấy được tầm quan trọng của chữ viết. Hay là Trinh cùng mình tham gia cuộc thi này nhé! Sẽ rất bổ ích cho Trinh và cả các bạn khác nữa, được không Trinh? Trinh đã hiểu được ý nghĩa của cuộc thi “Văn hay chữ tốt” chưa? Nếu Trinh đã hiểu được rồi thì cùng mình tham gia. Nếu Trinh vẫn chưa thấy hào hứng, Trinh nên đọc và nghĩ thông điệp của cuộc thi nhé! Chúc Trinh thành công!

Thư mình cũng đã khá dài rồi, mình đành tạm biệt Trinh vậy. Nhớ cùng mình dự thi đấy! Chắc chắn mình sẽ gửi cho Trinh mấy quyển sách văn học rất hay. Còn bây giờ, lớp trưởng gửi lệnh cho lớp phó: “Học giỏi và giữ gìn sức khỏe nhé!”

Chào lớp phó 5A năm xưa
Lớp trưởng Xuân Chiêu

14 tháng 3 2020

 Đến với thơ của Bà Huyện Thanh Quan chúng ta thưởng thức được những lời thơ trang nhã, mang tính chất cung đình, luôn gợi nỗi buồn man mác. Ngược lại học thơ của Bà Hồ Xuân Hương ta lại gặp một phong cách hoàn toàn khác. Giọng điệu thơ mạnh  mẽ, rắn rỏi, đề tài thơ bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý, chua cay, chất chứa nỗi niềm phẫn uất, đả kích xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ phong cách thơ của bà.

Đây là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình.

Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ bề ngoài đẹp (trắng, tròn) có tâm hồn cao quý (tấm lòng son), cuộc sống chìm, nổi lênh đênh (trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như trong cuộc đời), không làm chủ được số phận của mình. Chính những nhận xét riêng rất mới này, hình tượng thơ đã được xây dựng. Nhà thơ ngay từ những từ đầu tiên đã nhân hoá cái bánh trôi, gắn liền những chi tiết tả thực với những từ ngữ đa nghĩa tạo lên một trường liên tưởng rộng rãi cho người đọc. Do đó, bài thơ tả thực mà hàm nghĩa tượng trưng, nói về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của nó mà thành chuyện người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có hình thể thật đẹp, da trắng nõn nà, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn thật trong trắng nhân hậu hiền hoà:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn.

Lẽ ra với vẻ đẹp như thế, nàng phải có cuộc đời sung sướng. Nhưng không, cuộc đời nàng phải long đong, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần, trong cuộc đời rộng lớn:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, số phận của họ do người khác định đoạt, nàng bị phũ phàng, vùi dập:

Rắn nát mặc dầu tay kể nặn

Nhưng không, dù đời có phũ phàng, dù trải bao bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Ở đây ta lại thấy được tài năng sáng tạo của nữ sĩ. Ngay trong câu thơ đầu, bà chọn chi tiết không nhiều nhưng chọn kĩ và tả đúng với đặc điểm cua chiếc bánh và tác giả chỉ cần đặt trước những từ miêu tả ấy hai từ thân em. Câu thơ lại sinh động hẳn lên. Thân em lời xưng hô của cái bánh được nhân hoá mà đó cũng chính là lời của người phụ nữ tự giới thiệu. Nhờ hai từ này, trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ đẹp hiện ra trong tâm trí mọi người. Cặp quan hệ từ vừa... lại vừa phụ trợ cho tứ thơ khiến giọng thơ hàm chứa một ý thức và một chút hài lòng kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể đó.

Thế nhưng sang câu thứ hai giọng thơ đột ngột chuyển hẳn. Từ thoáng chút hài lòng, tự hào chuyển sang than vãn về số phận hẩm hiu. Đảo lại một thành ngữ quen thuộc (ba chìm bảy nổi), nhà thơ đã tạo nên cách nói mới, nhấn mạnh hơn vào sự long đong. Thành ngữ này đi liền với hình ảnh vừa trắng vừa tròn tạo ra sự đối lập bất ngờ càng tô đậm nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Cụm từ với nước non đi kèm theo hình ảnh bảy nổi ba chìm như một lời oán trách: Tại sao xã hội bất công lại vùi dập cuộc đời người phụ nữ như vậy?

Và từ giọng than vãn lời thơ lại chuyển sang giọng ngậm ngùi cam chịu Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời mình mà phụ thuộc vào tay kẻ khác. Nhưng đến câu cuối cùng giọng thơ, ý thơ đột ngột chuyển lại Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Ở đây kết cấu đối lập được tác giả khai thác triệt để. Đó là sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và câu bốn, đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần trong sáng trong tâm hồn con người. Sự đối lập này tràn ra cả ngôn từ Mặc dù... mà em vẫn giữ... chỉ quan hệ đối lập nhưng do đặt vị trí đầu câu lại được tăng cường thêm của từ vẫn khiến cho ý nghĩa đối lập càng thêm sắc, mạnh. Từ mà là một "nhãn từ" (chữ hay nhất trong câu thơ) nói lên một cách dõng dạc và dứt khoát sự kiên trì cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng son. Ở đây người phụ nữ dám đối lập tấm lòng son với tất cả sóng gió, bảy nổi ba chìm của cuộc đời. Đó là người phụ nữ có ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất của mình. Đó là lời khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.

Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

   Tóm lại, có thể nói Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.

Học tốt

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản

thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"

Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc "Thân em" để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.

"Bảy nổi ba chìm với nước non"

Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi: "Một người phụ nữ đẹp đến thế mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?" Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"

Tác giả sử dụng một biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ. Nói lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. "Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử". Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng, cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế

"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. "Tấm lòng son" tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con. Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.

Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt.

13 tháng 1 2022

 Câu tục ngữ nói về việc con người phải chú trọng đến cách ăn mặc bên ngoài để tạo ra ấn tượng tốt. Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân

27 tháng 7 2021

Tham khảo

câu ca dao 1 nói về tình cảm gia đình

con có cha như nhà có nóc.

ý nghĩa : Con có cha sẽ được sống và trưởng thành trong yên vui hạnh phúc. Con có cha như nhà có nóc là vậy. Sẽ bất hạnh và đau khổ vô cùng khi con mồ côi cha, hoặc vì lí do nào đó vắng bóng cha. Người con phải sống trong tình cảnh thiếu thốn tình phụ - tử, không được chăm sóc, bị hẫng hụt nhiều bề.

câu ca dao 2 nói về tình cảm gia đình

 

Chim trời ai dễ đếm lông

Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.

Ý nghĩa :

Ông bà ta dạy “Chim trời ai dễ đếm lông/Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày” quả không sai. Tình cảm và sự vất vả của cha mẹ dành cho mình, chúng ta cả đời cũng không thể đong đếm. ... Rồi thì phải bảo ban, chăm sóc và nuôi dưỡng chúng từ tâm hồn để mai sau có chút hy vọng đỡ vất vả cho tấm thân của chúng hơn.

27 tháng 7 2021

 

Tham khảo

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Ngó về quê ruột đau chín chiều

Bài ca dao là lời giãi bày tâm tư của những người con gái lấy chồng xa. Đau xót về quan niệm " trọng nam kinh nữ ". Bài ca dao nói lên nỗi khổ tâm, bất lực chỉ biết trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

28 tháng 3 2022

tham khảo

 

Luận điểm chính của bài văn thể hiện rõ từ nhan đề của bài văn: học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn; nói cách khác: để trở thành tài phải học từ cơ bản.

Để thể hiện được luận điểm, người viết đã thiết lập lí lẽ và dẫn chứng:

- Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.

- Tác giả nêu chuyện Lê-ô-na đơ Vanh-xi học vẽ trứng (người viết đã mượn câu chuyện về hoạ sĩ thiên tài làm thành luận cứ thuyết phục cho tư tưởng học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.)

- Chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ.

28 tháng 3 2022

aligarto

<3