K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2021

- Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc

- Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời

10 tháng 10 2021

Bài thơ là lời em bé nói với mẹ như một lời thủ thỉ tâm tình, có những đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trên “mây” và “sóng”. Bài thơ gồm ba nội dung chính:

- Lời mời gọi của những người sống trên mây, trong sóng.

- Lời từ chối của em bé.

- Trò chơi của em bé.

28 tháng 12 2021

3B

4B

 

Người viết đã nêu và đánh giá ý nghĩa của các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả nào trong bài thơ Mây và sóng ?Nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ được tác giả bài viết chỉ ra trong câu văn nào ?Câu kết đoạn có nội dung gì ?Cảm xúc khi đọc bài thơ Mây và sóng của Ta-goNhan đề bài thơ là Mây và sóng nhưng nhà thơ Ta-go không đưa người đọc lãng du tới những xứ sở thần tiên xa xôi, mà dẫn chúng ta...
Đọc tiếp

Người viết đã nêu và đánh giá ý nghĩa của các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả nào trong bài thơ Mây và sóng ?

Nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ được tác giả bài viết chỉ ra trong câu văn nào ?

Câu kết đoạn có nội dung gì ?

Cảm xúc khi đọc bài thơ Mây và sóng của Ta-go

Nhan đề bài thơ là Mây và sóng nhưng nhà thơ Ta-go không đưa người đọc lãng du tới những xứ sở thần tiên xa xôi, mà dẫn chúng ta về giữa cuộc đời bình dị để cảm nhận và xúc động trước tình mẹ con thiêng liêng bất diệt. Đi theo câu chuyện được nhà thơ kể bằng giọng chậm rãi, êm ái với những chi tiết thật đắt, người đọc đồng cảm với tình yêu mẹ tha thiết, mong muốn luôn được ở bên mẹ của em bé bởi đó cũng là tình cảm của mỗi người chúng ta dành cho mẹ của mình. Em bé được mời gọi đến những xứ sở tuyệt vời trên mây” và “trong sóng” – những thế giới xa rộng bao la, đầy hấp dẫn. Khát khao được khám phá những thế giới kì diệu, em bé thốt lên thành câu hỏi háo hức: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Khi em nhớ rằng “Mẹ mình đang đợi ở nhà” “mẹ luôn muốn mình ở nhà” em bé đã từ chối bằng câu hỏi có tính khẳng định: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Yêu thế giới thiên nhiên kì diệu, yêu mẹ, để làm mẹ vui, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn vui hơn, thú vị hơn trò chơi của những người “trên mây” và “trong sóng”: con là mây, là sóng tinh nghịch, nhiều du khắp chốn; mẹ là trắng dịu hiền tỏa sáng, là bờ biển bao dung ôm ấp che chở suốt đời con; và mái nhà - tổ ấm đầu đời - là bầu trời xanh dịu mát, bình yên vĩnh cửu. Qua những lời thoại và chi tiết được nhà thơ kể tuần tự, vừa lặp lại, vừa biến hoá, độc giả từng bước một có cảm nhận thấm thía hơn về chiều sâu của tình cảm mà một người con đã dành cho mẹ của mình. Nói chung, bài thơ đã kể một câu chuyện thật cảm động về tình mẹ con, về niềm hạnh phúc trong hình thức kể chuyện ngọt ngào khi được sống trong vòng tay êm ấm yêu thương của mẹ.



 

4
22 tháng 10 2021
Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơI. Phân tích bài viết tham khảo

1. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

- Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.

- Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ.

- Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ; đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

- Chỉ ra được nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.

2. Phân tích bài viết tham khảo: Cảm xúc khi đọc bài thơ Mây và sóng của Ta-go

- Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả: “Nhan đề bài thơ… bất diệt”.

- Thể hiện cảm xúc chung về bài thơ: đồng cảm với tình yêu mẹ tha thiết…

- Các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả: “Em bé được mời gọi đến… vĩnh cửu”.

 

- Nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả: lời thoại và chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa…

II. Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn bài thơ

Bài thơ được chọn phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện (xuất hiện câu chuyện, nhân vật, dù nhân vật chỉ mang một cái tên chung chung), có chi tiết miêu tả bối cảnh không gian, thời gian, con người…

b. Tìm ý

- Cần trả lời các câu hỏi:

Bài thơ gợi lên câu chuyện gì?Đâu là các chi tiết tự sự và miêu tả nổi bật?Các chi tiết ấy sống động, thú vị như thế nào?Chúng đã góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn bày tỏ ra sao?

c. Lập dàn ý

(1) Mở đoạn:

Giới thiệu tác giả và bài thơNêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ

(2) Thân đoạn:

Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơLàm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giảĐánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ

(3) Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn).

2. Viết bài

Khi viết bài, cần lưu ý:

Bám sát dàn ý để viết thành đoạn.Thể hiện được cảm xúc chân thành với nội dung và hình thức trữ tình độc đáo của bài thơ.Trình bày đúng hình thức của đoạn văn. 
22 tháng 10 2021

gửi lộn

15 tháng 10 2021

tham khảo

2 phần 

- Phần 1: (Từ đầu đến “xanh thẳm”): Cuộc trò chuyện của em bé với mây và sóng

 

- Phần 2: (Còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.

ko muốn ghi nhìu thanghoa

31 tháng 3 2022

Tham khảo:

 Em bé đã sáng tạo ra trò chơi với mẹ mình . Đos là trò " mây và trăng " , " sóng và bến bờ kì lạ " .

+ Trò chơi đó thú vị ở chỗ nó gần gũi với mẹ mình , thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng , bất diệt hơn bất kì lời gọi mời nào .

31 tháng 3 2022

Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con:
“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,
Chúng ta chơi với vầng trăng bạc.”
Con hỏi: “Nhưng tôi làm sao mà lên được với các người?”
Họ trả lời: “Hãy đến bên bờ trái đất,
Và đưa tay lên trời,
Em sẽ được nhấc bổng lên mây.”
Con nói: “Mẹ tôi đang đợi ở nhà
Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được?”
Thế là họ cười rồi bay đi mất.

9 tháng 1 2022

giúp mình đi

 

12 tháng 1 2022

ĐỀ CƯƠNG ÔNG HỎI GÌ NHIỀU GIỮ VẬY

Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm) Câu 1. Bài thơ Mây và sóng viết theo thể thơA. năm chữB. bảy chữC. tự doD. lục bátCâu 2. Hai bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và Mây và sóng có những điểm gì khác nhau? A. Mây và sóng có câu thơ kéo dài, không bị hạn chế về số tiếng trong mỗi câu thơ, trong khi Chuyện cổ tích về loài người mỗi câu thơ có 5 tiếng.B. Mây và sóng có yếu tố miêu tả,...
Đọc tiếp

Phần I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (6 điểm) 

Câu 1. Bài thơ Mây và sóng viết theo thể thơ

A. năm chữ

B. bảy chữ

C. tự do

D. lục bát

Câu 2. Hai bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và Mây và sóng có những điểm gì khác nhau? 

A. Mây và sóng có câu thơ kéo dài, không bị hạn chế về số tiếng trong mỗi câu thơ, trong khi Chuyện cổ tích về loài người mỗi câu thơ có 5 tiếng.

B. Mây và sóng có yếu tố miêu tả, còn Chuyện cổ tích về loài người không có. 

C. Mây và sóng có cả lời thoại của nhân vật, còn Chuyện cổ tích về loài người không có.

D. Chuyện cổ tích về loài người có các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, còn Mây và sóng không có. 

Câu 3. Những dấu hiệu nào cho thấy bài thơ Mây và sóng được viết từ điểm nhìn của một em bé? 

A. Nội dung bài thơ là nói về tình cảm mẹ con. 

B. Các từ ngữ xưng hô trong bài thơ (mẹ, con, tôi, bạn, em). 

C. Các nhân vật mây và sóng được nhân hoá để trò chuyện với “con”.

D. Giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ. 

Câu 4. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài Mây và sóng?

A. Điệp ngữ 

B. Điệp cấu trúc 

C. Ẩn dụ 

D. So sánh 

E. Nhân hoá 

F. Đảo ngữ

Câu 5. Trò chơi mà mây và sóng rủ em bé chơi có gì hấp dẫn? Chúng cho thấy đặc điểm gì của trẻ em? 

Câu 6. Lời từ chối của em bé với mây và sóng có ý nghĩa gì? 

Câu 7. Tại sao em bé khẳng định các trò chơi với mẹ là “trò chơi thú vị hơn”, “trò chơi hay hơn” so với những lời rủ rong chơi của mây và sóng?

Câu 8. Em bé đã chơi hai trò chơi tưởng tượng, trong đó em bé và mẹ đều “đóng những vai” khác nhau. Theo em, tại sao tác giả lại để “con là mây”, “con là sóng" còn “mẹ là trăng”, “mẹ là bến bờ"? Hãy ghi lại một số đặc điểm của máy, sóng, trắng, bờ bến để thấy rõ hơn sự tinh tế và tình cảm, cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

Câu 9. Hãy ghi lại các động từ, cụm động từ được dung để kể về mây, song, mẹ, con trong bài thơ và nhận xét về tác dụng của chúng. 

Câu 10. Trong ca dao Việt Nam, có nhiều câu nói về tình cảm, công ơn của cha mẹ với con cái. Em hãy tìm và ghi lại ít nhất 3 câu ca dao trong số đó. 

Phần II: LÀM VĂN (4 điểm) 

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.  

0
6 tháng 12 2023

Văn bản Mây và sóng có hình thức khác với văn bản Chuyện cổ nc mình (Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần). Nhưng nó vẫn được coi là văn bản thơ. Bởi tác phẩm có ngôn ngữ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng biện pháp tu từ so sánh,..”Mây và sóng” đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc đồng thời thể hiện triết lý giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc của cuộc đời: hạnh phúc đến từ những điều giản dị gần ngay bên chúng ta. :3

chắc sai á bn 

 
28 tháng 12 2021

c

28 tháng 12 2021

đúng 

18 tháng 9 2021

Hình ảnh “mây” và “sóng” ẩn dụ  mang ý nghĩa biểu tượng cho người con với những thú vui, những điều mới lạ trong cuộc sống

 

Câu 1. Hình ảnh “Mây và sóng” trong bài thơ Mây và sóng tượng trưng cho điều gì?A. Sự thân thiện của con người với thiên nhiên.B. Những vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên.C. Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống.D. Những sóng gió của cuộc đời.Câu 2. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được kể theo ngôi thứ mấy?A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ 2.C. Ngôi thứ 3. D. Ngôi thứ nhất và thứ 3.Câu 3. Trong...
Đọc tiếp

Câu 1. Hình ảnh “Mây và sóng” trong bài thơ Mây và sóng tượng trưng cho điều gì?

A. Sự thân thiện của con người với thiên nhiên.

B. Những vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên.

C. Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống.

D. Những sóng gió của cuộc đời.

Câu 2. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ 2.

C. Ngôi thứ 3. D. Ngôi thứ nhất và thứ 3.

Câu 3. Trong đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn Hoàng từ bé đến từ đâu?

A. Trái đất. B. Dải ngân hà.

C. Một hành tinh khác. D. Mặt trăng.

Câu 4. Nhân vật chính trong văn bản « Bài học đường đời đầu tiên » là ai ?

A. Chị Cốc. B. Dế Mèn.

C. Dế choắt. D. Cả Dế Mèn và Dế choắt.

II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm):

Câu 1 (3 điểm): Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

 

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

(Trích Lượm - Tố Hữu)

a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

b. Ghi lại ít nhất hai từ láy có trong đoạn thơ trên?

c. Khổ thơ thứ hai trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

1
1 tháng 11 2021

Mình làm mỗi trắc nghiệm thui nha :

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: C

Câu 4: D