K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2019

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm là cháy rừng, sạt lở đất, lở núi,…

30 tháng 7 2019

Đáp án A

Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm là cháy rừng, sạt lở đất, lở núi,…

21 tháng 9 2019

Đáp án B

Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm nhanh là do khai thác quá mức.

=> rừng bị tàn phá nghiêm trọng => hệ sinh thái rừng không thể phục hồi kịp thời

2 tháng 8 2017

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm nhanh là do khai thác quá mức làm rừng bị tàn phá nghiêm trọng dẫn đến hệ sinh thái rừng không thể phục hồi kịp thời.

10 tháng 11 2018

Gợi ý làm bài

a) Tính tỉ lệ độ che phủ rừng

Độ che phủ rừng của Việt Nam qua các năm

(Đơn vị: %)

b) Nhận xét

- Từ năm 1943 đến năm 1983, diện tích rừng Việt Nam giảm, từ 14,3 triệu ha xuống còn 7,2 triệu ha, giảm 7,1 triệu ha do chiến tranh tàn phá và do khai thác bừa bãi.

- Từ năm 1983 đến năm 2011, diện tích rừng Việt Nam ngày càng tăng, từ 7,2 triệu ha (năm 1983) lên 13,5 triệu ha (năm 2011), tăng 6,3 triệu ha do đẩy mạnh công tác bảo vệ và trồng mới rừng.

c) Nguyên nhân và hiện pháp

* Nguyên nhân

- Do khai thác rừng quá mức.

- Do phá rừng làm nướng rẫy.

- Do cháy rừng.

- Do chiến tranh.

* Biện pháp

- Trồng rừng.

- Phòng chống cháy rừng, đốt rừng.

- Ngăn chặn phá rừng.

- Tăng cường công tác quản lí, bảo vệ rừng,...

20 tháng 5 2018

Đáp án B

22 tháng 7 2017

Đáp án B

Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng của nước ta suy giảm nhanh là do khai thác bừa bãi quá mức

15 tháng 6 2017

Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu nhiều năm (>=4 năm) là biểu đồ miền

=> biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích rừng của nước ta giai đoạn 1983-2014 là biểu đồ miền

=> Chọn đáp án D

1 tháng 3 2016

a) Thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên

* Thuận lợi :

- Đất bazan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.

- Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn

- Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy

- Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su,..) và cây có nguồn gốc cận nhiệt ( chè,..)

* Khó khăn

- Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất

- Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật

b) Vùng Tây Nguyên cần kết hợp khai thác với bảo vệ vốn rừng vì :

- Rừng bị tàn phá,  làm giảm nhanh độ che phủ, tác động tiêu cực đến tính đa dạng sinh học, môi trường,..

- Việc khai thác rừng chưa hợp lí (xuất khẩu gỗ tròn, không tận thu gỗ cành, ngọn,...)

 

5 tháng 8 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta trong giai đoạn 1943 - 2010

b) Nhận xét và giải thích

- Tổng diện tích rừng của nước ta có nhiều biến đổi đo sự biến đổi của diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng.

- Sự biến đổi tổng diện tích rừng làm cho độ che phủ rừng của nước ta cũng có sự biến đổi tương ứng.

- Năm 1943, diện tích rừng nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên, chưa có rừng trồng.

- Từ năm 1943 đến năm 1983, diện tích rừng trồng tăng 0,4 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha nên tổng diện tích có rừng của nước ta trong giai đoạn này giảm 7,1 triệu ha (từ 14,3 triệu ha năm 1943 xuống còn 7,2 triệu ha năm 1983), trung bình mỗi năm mất đi 0,18 triệu ha rừng. Tổng diện tích có rừng giảm làm cho độ che phủ rừng cũng giảm theo và giảm đi 21,8%.

Nguyên nhân: do khai thác quá mức, đốt rừng làm rẫy, chiến tranh, cháy rừng.

- Từ năm 1983 đến năm 2010, diện tích rừng trồng tăng 2,7 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên ngày càng được phục hồi, tăng 3,5 triệu ha. Vì vậy, tổng diện tích rừng của nước ta trong giai đoạn này tăng 6,2 triệu ha, khiến cho độ che phủ rừng của nước ta cũng tăng 17,5%.

Nguyên nhân: do chính sách bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.

- Sự biến động diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng chứng tỏ chất lượng rừng của nước ta giảm.