K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2023

Sự khác biệt về tình hình phát triển kinh tế ở nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long so với cả nước thể hiện sự tập trung vào nông nghiệp và cơ cấu kinh tế khác nhau. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, với đặc điểm đất đai phù sa và nước ngập úng, đã phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất thực phẩm. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng này, với sự tập trung vào các sản phẩm như gạo, lúa mì, cây lương thực, và thủy sản.

Tuy nhiên, thu nhập trung bình của dân cư ở nông thôn vùng này thường thấp hơn so với trung bình cả nước do phần lớn dân cư làm nông dân và có sự phụ thuộc vào thời tiết và nông nghiệp truyền thống. Cơ sở hạ tầng ở một số khu vực nông thôn cũng còn kém phát triển, gây khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ và cơ hội kinh doanh.

Trong khi đó, các thành phố và trung tâm đô thị trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, như Cần Thơ và Hồ Chí Minh, có sự phát triển nhanh chóng và đóng góp lớn vào kinh tế vùng. Các ngành công nghiệp và dịch vụ tại đô thị đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu.

7 tháng 9 2021

Xây dựng thêm nhiều trường học, bệnh viện để trẻ em được đi học, người dân khám chữa bệnh tốt hơn. Xây dựng các tuyến đường giao thông để xe cộ đi lại thuận tiện hơn...

28 tháng 10 2023

Đặc điểm và sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam:

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số, chiếm khoảng 85-90% dân số tổng cộng. Các dân tộc thiểu số khác bao gồm: Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, H'Mông, Dao, và nhiều dân tộc khác. Đặc điểm của các dân tộc này bao gồm văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ, và trang phục riêng biệt. Các dân tộc thiểu số thường tập trung ở vùng núi và miền núi hẻo lánh, trong khi dân tộc Kinh phân bố rộng rãi trên toàn quốc, chủ yếu ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn.

28 tháng 10 2023

Đặc điểm về tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam và sự phân bố dân cư:

- Tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ gần đây, tỷ lệ tăng dân số đã giảm đi do các chính sách hạn chế sự sinh sản. Tuy nhiên, dân số vẫn đang tiếp tục tăng, và Việt Nam là một trong các quốc gia có dân số trẻ đông và gia tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.

- Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Miền Bắc và miền Trung thường có dân số thưa thớt hơn so với miền Nam. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông đúc hơn so với các vùng quê. Sự chênh lệch này đặc biệt rõ rệt trong việc phát triển kinh tế, với các khu vực đô thị phát triển mạnh mẽ, trong khi vùng nông thôn vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.

11 tháng 9 2023

Tham khảo
Phát triển TP Bến Tre thành đô thị loại 1

- Theo quy hoạch tổng thể phát triển TP. Bến Tre đến năm 2030, TP. Bến Tre trở thành đô thị loại I, là đô thị thông minh, hiện đại, tiên tiến trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- TP. Bến Tre được công nhận đạt chuẩn đô thị loại II trực thuộc tỉnh vào năm 2019. Theo quy hoạch tổng thể phát triển TP. Bến Tre đến năm 2030, sẽ phát triển TP. Bến Tre thành đô thị loại I, là đô thị thông minh, hiện đại, tiên tiến trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 
Mở rộng địa giới hành chính
- Để hiện thực hóa mục tiêu đô thị loại I, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre đã ban hành Kết luận số 118-KL/TU, trong đó thống nhất chọn phương án mở rộng địa giới hành chính của TP. Bến Tre theo hướng điều chỉnh sang các xã: Sơn Hòa, An Hiệp, Hữu Định (Châu Thành); Sơn Phú (Giồng Trôm); Thanh Tân (Mỏ Cày Bắc). 
- Thành phố cũng kêu gọi đầu tư phát triển đô thị, các dự án chỉnh trang đô thị, các dự án khu dân cư mới. Đối với các dự án đã có quyết định đầu tư, cần tạo điều kiện thuận lợi để sớm triển khai thực hiện. Hoàn chỉnh thủ tục thực hiện dự án nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án TP. Bến Tre. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành tỉnh tham mưu UBND tỉnh tiếp cận các nguồn vốn vay ODA khác để thực hiện dự án xử lý nước thải và các dự án chỉnh trang phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố. Tiếp tục đầu tư nâng chất các cơ sở giáo dục, y tế, thương mại, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân.
Phát triển hạ tầng
- Kết cấu hạ tầng Thành phố có bước phát triển nhanh, đồng bộ, tạo bước đột phá cho phát triển không gian đô thị về phía bắc, tây bắc (Bình Phú, Sơn Đông) và về phía nam (Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận), góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng đô thị loại I. Đặc biệt, gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư xây dựng bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có sự đóng góp rất lớn của nhân dân về tiền, đất đai, hoa màu, ngày công lao động. Vì vậy, hệ thống giao thông nông thôn ngày càng phát triển, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội; diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Hạ tầng giáo dục phát triển rất nhanh trên cơ sở thực hiện đề án kiên cố hóa trường lớp. Đến nay, hệ thống trường lớp học trên địa bàn TP. Bến Tre cơ bản đã được đầu tư hoàn chỉnh. Năm 2010, chỉ có 10 trường đạt chuẩn quốc gia thì đến nay, Thành phố đã có 25/34 trường đạt chuẩn quốc gia. Một số trường được xây mới đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy: Tiểu học Bến Tre, Tiểu học Phú Thọ và một số trường mầm non theo phương thức xã hội hóa: Mầm non quốc tế API, Mầm non Bảo Quyên.
 

- Hệ thống các cơ sở y tế được đầu tư đúng chuẩn, đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân như: Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bệnh viện Đa khoa Minh Đức, Bệnh viện Y học cổ truyền. Cơ sở y tế xã, phường được đầu tư đạt chuẩn, đặc biệt đã hoàn chỉnh thủ tục triển khai Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 500 giường tại xã Bình Phú (vốn ODA).

- Thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển. Hệ thống các trung tâm thương mại, chợ, siêu thị được đầu tư mới, khang trang, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân…

23 tháng 8 2019

- Đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long:

      + Là vùng đông dân, chỉ đứng sau đồng bằng sông Hồng. Có nhiều dân tộc sinh sống như người Kinh, người Khơ-me, người Chăm, người Hoa.

      + Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số bằng mức bình quân của cả nước; GDP/người, mật độ dân số, tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình cả nước; tỉ lệ hộ nghèo , tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị còn thấp hơn mức trung bình của cả nước.

- Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long, vì tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân số thành thị của đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang ở mức thaaos so với mức trung bình cả nước. Các yếu tố dân trí và dân cư thành thị có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc đổi mới, nhất là công cuộc xây dựng miền Tây Nam Bộ trở thành vùng động lực kinh tế.

Tham khảo:

-chất thải rắn sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn; tỷ lệ chôn lấp chiếm hơn 70%, chủ yếu là không hợp vệ sinh; vẫn còn gần 36,5% chất thải sinh hoạt khu vực nông thôn chưa được thu gom, xử lý…

-Mặt khác, hiện chất lượng không khí ở các đô thị, nhất là các thành phố lớn có xu hướng giảm và ngày càng nghiêm trọng. Với sự gia tăng các nguồn ô nhiễm không khí, chất lượng không khí vượt ngưỡng cho phép đã ảnh hưởng lớn đến đời sống và sức khỏe người dân.

-các sự cố môi trường tiếp tục gia tăng nghiêm trọng, nhiều vụ ảnh hưởng trên phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý và khắc phục hậu quả. Hầu hết các sự cố môi trường xảy ra do chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh đổ thải trộm hoặc do công trình xử lý, lưu trữ chất thải gặp sự cố, cháy nổ, rò rỉ hóa chất, tràn dầu… dẫn đến lượng lớn chất thải chưa qua xử lý xả thải ra môi trường.

 

Tham khảo tại https://loigiaihay.com/tinh-hinh-phat-trien-kinh-te-duyen-hai-nam-trung-bo-c92a12817.html

30 tháng 11 2021

Tham khảo:

1. Nông nghiệp

Bảng 26.1. Một số sản phẩm nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Năm

Tiêu chí

1995

2000

2002

Đàn bò (nghìn con)

1026,0

1132,6

1008,6

Thủy sản (nghìn tấn)

339,4

462,9

521,1

Khó khăn của vùng là quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế.

Sản lượng lương thực bình quân là 281,5 kg/người, thấp hơn mức trung bình cả nước (463,6 kg/người, năm 2002).

Những cánh đồng hẹp ven biển có diện tích nhỏ, đất xấu, thiếu nước và thường bị bão lụt về mùa mưa.

Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước (năm 2002).

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mực, tôm, cá đông lạnh.

Hình 26.1. Lược đồ kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Nghề làm muối, chế biến thuỷ sản khá phát triển, nổi tiếng là muối Cà Ná, Sa Huỳnh, nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.

Nhà nước đang đầu tư lớn cho các dự án trồng rừng phòng hộ, đồng thời xây dựng hệ thông hồ chứa nước nhằm hạn chế tác hại của thiên tai (lũ quét, hạn hán) và chủ động cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

2. Công nghiệp

Bảng 26.2. Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và của cả nước, thời kì 1995 - 2002 (nghìn tì đồng)

Năm

Vùng

1995

2000

2002

Duyên hải Nam Trung Bộ

5,6

10,8

14,7

Cả nước

103,4

198,3

261,1

Cơ cấu công nghiệp của vùng bước đầu được hình thành và khá đa dạng gồm cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sàn, sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, may,...).

Một số cơ sở khai thác khoáng sản đang hoạt động như khai thác cát (Khánh Hoà), titan (Bình Định),... Các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn là trung tâm cơ khí sửa chữa, cơ khí lắp ráp.

3. Dịch vụ

Nhờ điều kiện địa lí thuận lợi nên các hoạt động vận tải trung chuyên trên tuyến Bắc — Nam diễn ra sôi động. Các thành phố cảng biển vừa là đầu môi giao thông thuỷ bộ vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên.

Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng. Các bãi biển nổi tiếng: Non Nước, Nha Trang, Mũi Né,... và các quần thể di sản văn hoá: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn là những nơi hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.