K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2023

- Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ trong quá trình đánh bại quân Xiêm (1785):

+ Lợi dụng địa hình hiểm trở để xây dựng trận địa quyết chiến với quân địch.

+ Sử dụng kế nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục.

+ Kết hợp tác chiến giữa lực lượng thủy binh và bộ binh để chia cắt, làm tan rã và tiêu diệt quân địch.

+ Đánh nhanh, tiêu diệt gọn, giải quyết chiến tranh trong trận quyết chiến.

- Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của vua Quang Trung trong quá trình đánh bại quân Thanh (1789):

+ Tạm thời lui binh để tránh thế mạnh của giặc và bảo toàn lực lượng; chớp thời cơ quân địch gặp khó khăn để tổng phản công.

+ Tận dụng địa hình hiểm trở để xây dựng phòng tuyến thủy - bộ ở Biện Sơn (Thanh Hóa) và Tam Điệp (Ninh Bình), tạo thành phòng tuyến liên hoàn vừa chặn bước tiến của giặc vừa làm bàn đạp tiến công.

+ Hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ.

+ Đánh nhiều mũi, nhiều hướng, kết hợp chính binh với kì binh, đánh chính diện và đánh vu hồi, chia cắt, làm tan rã và tiêu diệt quân địch.

+ Đánh nhanh, tiêu diệt gọn, giải quyết chiến tranh trong trận quyết chiến.

#Tham_khảo

thắng lợi Rạch Gầm-Xoài Mút(1785): Đập tan 5 vạn quân xiêm

thắng lợi Ngọc Hồi-Đống Đa(1789): Đánh tan 29 vạn quân Thanh trong ngày mùng 5 tết

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nguyên nhân bùng nổ:mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân (nhất là nông dân) với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

- Thắng lợi tiêu biểu:

+ Lật đổ chúa Nguyễn và chính quyền Lê - Trịnh.

+ Chiến thắng quân Xiêm xâm lược (1785).

+ Chiến thắng quân Thanh xâm lược (1789).

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân

+ Sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ - Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Thể hiện và chứng minh sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.

+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước từ đó đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất của quốc gia.

+ Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền của đất nước.

 

- Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung:

+ Tham gia lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.

+ Chỉ huy các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Thiết lập vương triều mới (định đô ở Phú Xuân), ban hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm ổn định và phát triển đất nước.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong

+ Đến giữa năm 1774, nghĩa quân đã kiểm soát được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Tuy nhiên, quân Tây Sơn phải đối mặt với tình thế bất lợi: phía Bắc có quân của chúa Trịnh từ Đàng Ngoài đánh vào, đã chiếm được Phú Xuân; Ở vùng Gia Định (phía Nam) có quân của chúa Nguyễn.

=> Trước tình thế đó, quân Tây Sơn tạm hòa hoãn với quân Trịnh, tập trung lực lượng tấn công quân của chúa Nguyễn.

+ Từ năm 1776 - 1783, quân Tây Sơn bốn lần đánh vào Gia Định. Trong lần tiến quân năm 1777, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.

- Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Trong

+ Tháng 6/1786, Tây Sơn tấn công thành Phú Xuân, quân Trịnh nhanh chóng tan rã. Sau khi giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiến thẳng ra Đàng Ngoài.

+ Tháng 7/1786, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, lật đổ chúa Trịnh, rồi giao lại chính quyền cho vua Lê.

+ Tuy nhiên, sau khi quân Tây Sơn rút về Nam, tình hình Bắc Hà trở nên hỗn loạn. Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, vua Lê Chiêu Thống bỏ trốn, chính quyền nhà Lê hoàn toàn sụp đổ.

14 tháng 8 2023

tham khảo

* Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong:

 

- Biết quân Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái quân vào chiếm kinh thành Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.

- Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.

- Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn trước.

* Lật đổ chính quyền phong kiến chúa Trịnh ở Đàng Ngoài:

- Tháng 6-1786, quân Tây Sơn nhanh chóng tiêu diệt quân Trịnh ở thành Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 đến đây sụp đổ.

- Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.

* Sự sụp đổ của chính quyền vua Lê ở Đàng Ngoài:

- Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ.

- Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại trở nên rối loạn, vua Lê Chiêu Thống mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp dẹp loạn.

- Sau khi giúp vua Lê đánh tan các tàn dư của họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, Nhậm lại kiêu căng và có mưu đồ riêng.

- Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến công ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ cùng các sĩ phu đã dốc sức xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.



 

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Chiến sự ở Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1862):

+ Chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/09/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

+ Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Tri Phương, nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp - Tây Ban Nha suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.

- Chiến sự ở Đông Nam Kì (tháng 2/1859 - tháng 6/1862):

+ Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ. Ngày 17/2/1859, quân Pháp tấn công và nhanh chóng chiếm được thành Gia Định. Tuy nhiên, do vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân, nên sau đó, Pháp buộc phải phá thành, rút xuống cố thủ trong các tàu chiến. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại hoàn toàn.

+ Năm 1860, do phải san sẻ lực lượng cho các chiến trường khác nên lực lượng quân Pháp ở Gia Định còn lại rất mỏng. Tuy nhiên, quân đội triều đình không nắm bắt thời cơ, mà vẫn “thủ hiểm”, phòng ngự trong Đại đồn Chí Hòa.

+ Đầu năm 1861, sau khi giải quyết được khó khăn, Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại đồn Chí Hòa, đánh chiếm Gia Định, tiếp đó, mở rộng đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

+ Tháng 6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất.

+ Bất chấp sự hoà hoãn của triều đình, phong trào kháng Pháp của nhân dân Đông Nam Kỳ diễn ra sôi nổi và ngày càng lan rộng. Tiêu biểu là: nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp,…

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 - 1874):

+ Cuối năm 1873, thực dân Pháp của Ph.Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội. Sau đó quân Pháp tỏa đi đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ.

+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.

+ Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy (tháng 12/1873), khiến tướng Ph.Gác-ni-ê của Pháp tử trận, quân Pháp hoang mang.

+ Giữa lúc tinh thần kháng chiến của nhân dân đang lên cao, năm 1874, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác.

- Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883):

+ Tháng 4/1882, Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2, chiếm được thành Hà Nội và dần dần kiểm soát được toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.

+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.

+ Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (tháng 5/1883).

- Thực dân Pháp tấn công Thuận An, nhà Nguyễn đầu hàng (1884):

+ Lợi dụng triều đình lục đục khi vua Tự Đức mất, Pháp quyết định đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.

+ Tháng 8/1883, Pháp đánh chiếm cửa biển Thuận An (sát kinh thành Huế).

+ Triều đình nhà Nguyễn hoảng hốt, cử người tới điều đình và kí với Pháp bản Hiệp ước Hác-măng. Tới tháng 6/1884, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tháng 4/1882, Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2, chiếm được thành Hà Nội và dần dần kiểm soát được toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.

- Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại. Trước tình hình đó, nhà Nguyễn lo sợ, vội cử người sang cầu cứu nhà Thanh.

- Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi đã nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là: cuộc tập kích quân Pháp tại Cầu Giấy (vào tháng 5/1883), khiến tướng Ri-vi-e của Pháp tử trận,…

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Cuối năm 1873, thực dân Pháp của Ph.Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội. Sau đó quân Pháp tỏa đi đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ.

- Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.

- Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu là:

+ Cuộc chiến đấu của các đội nghĩa binh dưới sự chỉ huy của cha con Mậu Kiến (Thái Bình), Phạm Văn Nghị (Nam Định),…

+ Tháng 12/1873, quân triều đình phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích, tiêu diệt quân Pháp tại Cầu Giấy. Tướng Ph.Gác-ni-ê của Pháp tử trận, quân Pháp hoang mang.

14 tháng 9 2023

- Ngày 25 – 1 – 1789 (đêm 30 Tết): Quân Tây Sơn vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt đồn tiền tiêu của giặc.

- Ngày 28 – 1 – 1789 (đêm mồng 3 Tết): Quân Tây Sơn vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân Thanh bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng.

- Ngày 30 – 1 – 1789 (mồng 5 Tết)

+ Sáng sớm, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy trực tiếp của Quang Trung tấn công đồn
Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội).

+ Cùng lúc đó, đạo quân của Đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa.

+ Tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị nghe tin đại bại cũng vội vã bỏ trốn.

+ Đến trưa, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào thành Thăng Long.