K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2018

Với cách kết như vậy em đồng tình, bởi nhân vật Ngô Tử Văn cương trực, luôn đề cao chính nghĩa sẽ phù hợp với chức phán sự đền tản viên. Ngô Tử Văn sẽ cầm cân nảy mực vì lẽ phải, để không ai bị oan khuất.

Dưới đây là những câu trích từ các bài trình bày khác nhau. Hãy cho biết mỗi câu tương ứng với phần nào trong quá trình trình bày.(1) Bắt đầu trình bày(2) Trình bày nội dung chính(3) Chuyển qua chủ đề khác(4) Tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày- Đã xem xét tất cả những phương án có thể có, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án...- Giờ chúng...
Đọc tiếp

Dưới đây là những câu trích từ các bài trình bày khác nhau. Hãy cho biết mỗi câu tương ứng với phần nào trong quá trình trình bày.

(1) Bắt đầu trình bày

(2) Trình bày nội dung chính

(3) Chuyển qua chủ đề khác

(4) Tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày

- Đã xem xét tất cả những phương án có thể có, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án...

- Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết, chúng ta đã tận lực để bảo đảm công việc xử lí phế thải...

- Tôi muốn kết thúc bài nói bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên lúc mở đầu...

- Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chủ yếu của đề tài. Thứ nhất...

- Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ các bạn. Tôi tên là...

- Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin tự giới thiệu, tôi tên là... làm việc ở Công ti...trong...năm...

- Giờ tôi sắp kết thúc bài nói, và đến đây, tôi muốn một lần nữa lướt qua những điểm chính đã nêu...

1
26 tháng 4 2017

Phần bắt đầu trình bày:

- Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ các bạn. Tôi tên là .....

- Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin tự giới thiệu, tôi tên là ..... làm việc ở cơ quan ..... / công ty .....

- Trước khi bắt đầu, cho phép tôi nói đôi điều về bản thân. Tôi đã làm việc ở công ty ..... trong ..... năm .....

Phần trình bày nội dung chính:

- Đã xem xét tất cả các phương án có thể có, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án .....

- Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chủ yếu của đề tài. Thứ nhất .....

Phần Chuyển qua các chủ đề khác:

- Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết, chúng ta đã tận lực để đảm bảo công việc xử lí chất thải .....

Phần tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày:

- Tôi muốn kết thúc bài nói bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên ở lúc mở đầu ...

- Giờ rôi sắp kết thúc bài nói, và đến đây, tôi muốn một lẫn nữa lướt qua những điểm chính đã nêu .....

5 tháng 5 2021

Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”?đó là một câu hỏi hay nhưng cũng ko phải là quá khó vì đó là nói lenen quan điểm riêng của chúng ta.sẽ ko ai giống ai cả.nhưng theo quan điểm của tôi,để chạm vào hạnh phúc của tôi,tôi sẽ làm  những việc nhỏ thôi,nhưng với niềm đam mê và tình yêu cực lown.nếu bn hỏi tại ssao,thì t có thể trả lời ,bn đã bao h thất bại 1 việc j đó chưa?cảm giác thế nào?rất tồi tệ phải ko?vì vaayju tôi đã chọn cách thứ 2 để tìm đc hạnh phúc của mk.nhưng cũng ko phải tôi phủ nhận giá trị ý nghĩa câu 1 vì có những người chỉ cảm thấy hạnh phúc khi họ lm những vc lớn thôi,dù thất bại hay thành công.sau bài văn này tôi khuyên các bn hãy làm những j khiến mk han hj phúc nhé.đưnfg để ý ai nói j cả

5 tháng 5 2021

Theo em "làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn" mới là cách "chạm vào hạnh phúc chân chính". Bời vì, nếu chúng ta chọn "làm những việc lớn" mà không có tình yêu, không gửi gắm vào đó tình cảm của bản thân thì dẫu đạt được thành công chúng ta cũng chẳng caem thấy hạnh phúc, sung sướng. Trái lại, nếu chúng ta làm nhỏ bằng tất cả tình yêu của bản thân thì sẽ khác. Bởi lúc đó chúng ta sẽ đặt toàn bộ sự quan tâm, chờ đợi vào việc làm nhỏ đó. Nguyễn Du đã có câu "chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" để nhấn mạnh cái tâm của con người khi làm việc là quan trọng hơn cả. Đồng thời, thường chúng ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc từ những điều nhỏ nhặt, bất chợt xung quanh chúng ta. 

hơi ít mong bn thông cảm

Trong bài Lập dàn ý  bài văn tự sự, chúng ta được nghe nhà văn Nguyên Ngọc kể: cái truyện này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi ra sức tả một cách hết sức tạo hình… và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận. Viết Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) mở đầu và kết thúc tác phẩm như sau: - Mở...
Đọc tiếp
Trong bài Lập dàn ý  bài văn tự sự, chúng ta được nghe nhà văn Nguyên Ngọc kể: cái truyện này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi ra sức tả một cách hết sức tạo hình… và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận. Viết Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) mở đầu và kết thúc tác phẩm như sau:
- Mở bài: Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn. - Thân bài: Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người, lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã…Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng…
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. - Kết thúc: Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.
Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời. (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)

a. Theo anh (chị), các đoạn văn trên có thể hiện đúng như dự kiến của tác giả không? Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống và khác nhau?

b. Anh (chị) học được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc.

1
13 tháng 3 2017

a, Các đoạn văn thể hiện đúng dự kiến của nhà văn:

   + Nội dung và giọng điệu của đoạn mở đầu và đoạn kết thúc để ngợi ca vẻ đẹp rừng xà nu, tượng trưng cho tinh thần quật khởi của đồng bào Tây Nguyên

- Giống nhau: đoạn mở và kết đều tả cảnh rừng xà nu, tạo nên kết cấu vòng tròn, khiến bố cục chặt chẽ, tập trung làm nổi bật chủ đề tác phẩm, gợi cho người đọc liên tưởng “mở rộng vấn đề”

- Khác nhau: Hai đoạn miêu tả rừng xà nu cụ thể bằng những chi tiết nghệ thuật giữa sức tạo hình giúp câu chuyện thêm hấp dẫn, cuối đoạn hình ảnh những cây xà nu bất diệt như sức sống của con người.

b, Qua việc tìm hiểu các giai đoạn sáng tác Rừng xà nu của nhà văn Nguyên Ngọc chúng ta cần rút ra:

   + Trước khi viết hoặc kể chuyện cần suy nghĩ, dự kiến trước các phần mở- kết bài.

   + Cần đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng và thu hút người đón nhận.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:

“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”

(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)

Sau khi đọc truyện có bạn học sinh cho rằng: “Trong thực tế, không nên sống “cứng cỏi” theo kiểu Ngô Tử Văn vì như vậy chỉ mang lại sự thiệt thòi cho bản thân.” Anh/ chị có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 15-20 dòng) trình bày quan điểm của mình.

1
25 tháng 12 2017

- Dẫn đề

- Đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến trên

- Đưa ra được quan điểm của cá nhân thông qua lí lẽ, dẫn chứng

- Rút ra bài học cho bản thân/chốt lại vấn đề

Lưu ý: Quan điểm cá nhân phải tích cực, dựa trên đạo đức văn hóa và lối sống của người Việt Nam.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Theo em, kết chuyện rất ý nghĩa, giới thiệu về công việc của các vị thần khác như thần Sông, thần Biển, thần Sao cùng nhau xây dựng để tạo nên thế gian.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần kết thúc truyện.

Lời giải chi tiết:

Truyện thần thoại Thần Trụ trời được kết thúc bằng một bài vè, liệt kê tên của các vị thần như: thần Đếm cát, thần Tát bể (biển), thần Kể sao, thần Đào sông, thần Trồng cây, thần Xây rú (núi), thần Trụ trời.

→ Đây là cách kết thúc truyện độc đáo. Ở những câu vè phía trên, tác giả dân gian liệt kê tên các vị thần có công tiếp tục công việc đang còn dang dở và chốt lại bằng câu “Ông Trụ trời” như muốn khẳng định, tôn trọng, khắc ghi công lao của thần Trụ trời trong việc tạo ra trời đất.

7 tháng 5 2023
 

   Truyện thần thoại Thần Trụ trời được kết thúc bằng một bài vè, liệt kê tên của các vị thần như: thần Đếm cát, thần Tát bể (biển), thần Kể sao, thần Đào sông, thần Trồng cây, thần Xây rú (núi), thần Trụ trời.

=> Đây là cách kết thúc truyện độc đáo. Ở những câu vè phía trên, tác giả dân gian liệt kê tên các vị thần có công tiếp tục công việc đang còn dang dở và chốt lại bằng câu “Ông Trụ trời” như muốn khẳng định, tôn trọng, khắc ghi công lao của thần Trụ trời trong việc tạo ra trời đất.

 
15 tháng 9 2019

Dàn ý:

1.Mở bài: - Chúng tôi là những que diêm nhỏ, hàng ngày đi theo một cô gái bất kể thời tiết.

- Chúng tôi ở bên cô rất lâu vì thường chẳng có ai mua diêm cho cô gái cả, và cũng vì thế mà tôi được chứng kiến nhiều chuyện về cuộc đời cô cũng như đêm giáng sinh năm ấy.

2.Thân bài:

- Số phận, cuộc đời của cô bé bán diêm

- Đêm giáng sinh năm ấy: đường phố, cảnh vật và mọi người xung quanh >< cô bé

- Cô nhìn thấy một ngôi nhà đang cùng đón giáng sinh và cô nhớ tới những ngày xưa cũ của mình – đã có những tháng ngày cô được như vậy

- Cô bắt đầu thấy lạnh và lấy bao diêm cuối cùng ra và bật chúng

   + Que diêm thứ nhất

   + Que diêm thứ hai

   + Que diêm thứ ba

   + Những que diêm khác lần lượt thắp lên, cô đang níu kéo hình ảnh của bà mình

=> Mỗi que diêm được thắp sáng như đưa cô đến với thế giới khác, thế giới cô hằng ao ước. Cuối cùng, hình ảnh bà cô hiện lên trùi mến, bà đã đưa cô đến với thế giới bên kia : nơi có bà, có tình yêu thương

- Tôi bị xót lại, nằm gọn trong bàn tay giá lạnh của cô, tôi ước mình được thắp lên ngọn lửa để cô ấy ấm hơn.

3. Kết bài: Người trên phố vẫn đi lại, mọi thứ vẫn nhộn nhịp trong không khí giáng sinh, nhưng cô gái ấy vẫn ở một mình trong góc phố nhỏ một mình chống chọi với cái lạnh. Cô bé đã đi xa mãi mãi…