K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2018

Một kho vàng không bằng một nang chữ: Một nang chữ là một túi chữ, đây là một bụng chữ, tức là sự học chứa chất trong lòng, trong óc người hay chữ.
Một kho vàng không bằng một nang chữ, vì rằng: kho vàng có thể bị cướp, trộm, đốt phá, hủy hoại, thất lạc mất, hoặc tiêu xài mãi có ngày hết đi. Còn sự học hành chứa chất trong bụng, thì không ai trộm cướp, hủy hoại được, không thể bị thất lạc và dùng mãi không bao giờ hết. Càng dùng túi chữ, càng được trau dồi thêm. Đại ý câu này muốn nói học vấn quí hơn của cải.

2 tháng 1 2018

Một kho vàng không bằng một nang chữ: Một nang chữ là một túi chữ, đây là một bụng chữ, tức là sự học chứa chất trong lòng, trong óc người hay chữ.
Một kho vàng không bằng một nang chữ, vì rằng: kho vàng có thể bị cướp, trộm, đốt phá, hủy hoại, thất lạc mất, hoặc tiêu xài mãi có ngày hết đi. Còn sự học hành chứa chất trong bụng, thì không ai trộm cướp, hủy hoại được, không thể bị thất lạc và dùng mãi không bao giờ hết. Càng dùng túi chữ, càng được trau dồi thêm. Đại ý câu này muốn nói học vấn quí hơn của cải.
"Một kho vàng không bằng một nang chữ". Câu tục ngữ này nói lên sự xem thường giá trị vật chất và qúy trọng giá trị tinh thần của người Việt.
Là một xứ sở gần biển, đất đai không khô cằn sa mạc hoặc đông gía tuyết lạnh, nhưng Việt Nam chưa bao giờ khai thác các nguồn lợi thiên nhiên này đến tầm cỡ thịnh vượng phì nhiêu tối đa của chúng. Điều này chứng tỏ những con người thuộc về xứ sở Việt Nam này không chú chuộng những giá trị vật chất.Đây là một nền văn hóa giàu về những sinh hoạt trừu tượng cho tâm hồn.

2 tháng 1 2018

Câu tục ngữ trên cho ta thấy được tầm quan trọng của thầy cô giáo, cho dù bạn có đọc một gánh sách đi chăng nữa thì vẫn không bằng những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt lại cho mình.
 

2 tháng 1 2018

Câu "Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi" nói lên tầm quan trọng của  giáo viên trong xã hội. Cho dù bạn có gánh theo một gánh sách đi chăng nữa thì cũng không bằng một giáo viên giỏi nhiều kiến thúc, kinh nghiệm truyền lại cho mình.

18 tháng 4 2016

cái tên hồ chí minh như là 1 định nghĩa về những phẩm chất tốt đẹp cuả con người; sự thường tình nhưng là 1 sự vĩ đại đến vô cùng

18 tháng 4 2016

cái này cô mình dạy rồi nhưng dài quá kl biếng gõ

14 tháng 12 2021

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của nhân dân ta, có rất nhiều câu ca dao nói về truyền thống đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong đó có một câu ca dao nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ:

Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Chữ hiếu ở đây không chỉ là sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ, mà còn là cách cư xử sao cho đúng với giá trị đạo đức của một người con. Hiếu là biểu hiện của lòng biết ơn và sự đền đáp công ơn của chúng ta. Dù có đi đâu, ở vào hoàn cảnh nào cũng phải luôn nhớ về cha mẹ.

Sống ở đời, ai cũng hiểu, con người ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ có cha mẹ. Không có cha mẹ sẽ không có chúng ta. Ngay từ khi sinh ra, ta đã phải chịu ơn mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Theo thời gian, ta lớn lên là nhờ có dòng sữa ngọt ngào và miếng cơm manh áo mà cha mẹ đã đổ bao công sức mồ hôi mới có được. Ngay từ những bước đi đầu tiên, mới chập chững vào đời, ta đã có cha mẹ dìu dắt. Cha mẹ là những ngọn đèn mà suốt cuộc đời họ soi sáng con đường cho chúng ta đi. Mặc cho tuổi xuân của mình vùn vụt trôi qua, cha mẹ đã hi sinh cả cuộc đời mình cho con cái khiến những sợi tóc bạc ngày một nhiều thêm. Chính vì vậy, để ghi nhớ, đền đáp công lao to lớn đó, ta luôn luôn phải hiếu thảo và vâng lời cha mẹ. Khi ở gần cha mẹ, ta phải làm cho cha mẹ vui lòng để bù đắp lại những ngày tháng vất vả mà cha mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ ta. Suốt cuộc đời của mình, không lúc nào ta không kính trọng, biết ơn và thương yêu cha mẹ. Khi còn nhỏ, ta phải học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn, không để cha mẹ buồn lòng. Khi cha mẹ đau ốm, ta phải luôn ở bên cha mẹ và tận tình chăm sóc. Khi trưởng thành dù có đi đâu, ta cũng luôn nhớ về cha mẹ, và ta phải giáo dục con cháu ta sau này luôn luôn ghi nhớ công ơn của ông bà. Có vậy thì ta mới thực sự là một người con hiếu thảo.

Câu ca dao này tuy ngắn gọn nhưng súc tích, đã giúp chúng ta phần nào thấy được trách nhiệm của mình đối với cha mẹ, đồng thời câu ca dao cũng khuyên ta rằng sống ở đời phải luôn ghi nhớ và đền đáp công ơn của cha mẹ.

22 tháng 4 2021

Câu thơ Lượm ơi, còn không? là một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng ở cuối bài bộc lộ cảm xúc bâng khuâng, tiếc nhớ khôn nguôi của tác giả.

Sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với dụng ý khắc sâu hình ảnh hồn nhiên, trong sáng của Lượm trong tâm hồn mọi người. Lượm không những sống mãi trong lòng nhà thơ mà còn sống mãi với quê hương, đất nước.

22 tháng 4 2021

sai chính tả rùi kìa bn

5 tháng 2 2021

A gọi Z bằng mồm

6 tháng 2 2021

môn đua xe đạp càng thắng càng thua

12 tháng 1 2018

Câu đó có nghĩa là: Người ko học thì lười, cũng giống như ngọc ko mài thì ko sáng được.

12 tháng 1 2018

Người không học thì không thông minh ( ko có ý xúc phạm ), ngọc không mài thì không sáng 

\(\Rightarrow\)Cần phải học ^^

22 tháng 4 2021

Câu thơ Lượm ơi, còn không? là một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng ở cuối bài bộc lộ cảm xúc bâng khuâng, tiếc nhớ khôn nguôi của tác giả.

Sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với dụng ý khắc sâu hình ảnh hồn nhiên, trong sáng của Lượm trong tâm hồn mọi người. Lượm không những sống mãi trong lòng nhà thơ mà còn sống mãi với quê hương, đất nước.

Câu thơ Lượm ơi, còn không? là một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng ở cuối bài bộc lộ cảm xúc bâng khuâng, tiếc nhớ khôn nguôi của tác giả.

3 tháng 1 2018

 Câu ca dao này có nghĩa là:nói cho chúng ta biết rằng công ơn dạy dỗ của thầy cô đối với chúng ta rất lớn vì vậy phải  cố gắng học hành ko phụ lòng thầy cô

3 tháng 1 2018

nói cho chúng ta biết rằng công ơn dạy dỗ của thầy cô đối với chúng ta rất lớn vì vậy phải  cố gắng học hành ko phụ lòng thầy cô

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:-  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!-  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.-  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?-  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?b) Trong...
Đọc tiếp

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:

-  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!

-  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.

-  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?

-  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.

a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?

b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?

1
16 tháng 2 2019

a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:

- Kể nội dung truyện cổ tích

- Lý do An thôi học,

- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…

- Một câu chuyện hay

b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:

     + Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt

     + Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày

- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt

- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.