K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2018

Câu chuyện của Linh bắt đầu khi bố Linh đi làm xa, 2 tháng mới về thăm nhà một lần, còn mẹ Linh phải một mình chăm sóc hai chị em và lo toan việc nhà. 

“Ở lứa tuổi cấp 1 mẹ thường bắt tôi ngủ trưa và học bài, tôi không nghe thì bị mẹ đánh, lúc đó tôi rất ghét mẹ, đôi khi tâm trí tôi thấy mẹ thật là ác”, Linh kể.

Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, đến khi lên cấp 2, tôi ghét mẹ vì luôn mắng tôi mỗi khi bị giáo viên mắng. Lúc đó, tôi chỉ muốn xách ba lô ra ở riêng. Tôi ghét mẹ lắm! Tôi từng muốn không có mẹ trên đời này…

Tôi có tính đua đòi mà gia đình thì không khá giả lắm. Năm tôi học lớp 9, tôi bắt mẹ phải cho tôi học trường tư dù học phí rất cao, lúc đó tôi suy nghĩ thật nông cạn. Mỗi lần ba tôi về, thấy tôi hư là lại gọi mẹ ra la và ba mẹ tôi thường cãi nhau vì tôi…

Lên cấp 3, lớp tôi bạn bè ai cũng được tổ chức sinh nhật, riêng tôi từ bé đến giờ chưa có lần nào. Tôi về xin tiền mẹ, mẹ bảo tốn kém và chỉ cho vài trăm mời bạn bè uống nước. Tối hôm đó, tôi bù la bù loa ăn vạ đủ kiểu, thấy vậy, mẹ vẫn kiên quyết không cho vì vậy tôi bắt đầu cáu giận, cãi với mẹ mà còn hơn cãi nhau với đứa bạn cùng lứa…

Đỉnh điểm mâu thuẫn giữa tôi và mẹ khi tôi học lớp 11, tôi chuyển về gần nhà học, đây là năm tôi không thể quên những gì tôi đối xử với mẹ. Ngày noel tôi đã dặn mẹ đón sớm hơn mà mẹ lại quên. Báo hại là hôm đó, tôi phải đi bộ cả tiếng đồng hồ. Về tới nhà, tôi cãi lộn với mẹ, nói những câu nói mà chính tôi cũng không tưởng tượng được.Trong thâm tâm tôi, tôi biết rằng mẹ cũng rất quan tâm tôi nhưng vì mẹ hay la mắng và bắt tôi phải theo khuôn phép nên tôi thấy khó chịu. Thêm vào đó, thấy bạn bè của mình có được nhiều thứ và được ba mẹ chiều chuộng, dễ dãi nên lúc nào tôi cũng chỉ muốn mẹ mình bằng một góc nhỏ của mẹ đứa bạn…Tối Giáng sinh, tôi đi Nhà thờ chơi nhưng khi bước xuống cổng, mẹ vẫn cằn nhằn và la tôi trước mặt bạn bè. Tôi đã không suy nghĩ mà ném cả khóa cổng vào người mẹ, làm bàn tay mẹ bị bầm tím cả tháng trời. Lúc đó tôi rất giận mẹ, nhưng tôi cũng thấy chưa có đứa con gái nào lại hư như tôi.

Hôm đó, tôi bị mẹ la rất nhiều, mẹ bảo tôi: “Mày chết đi cho nhẹ đầu” và quyết định cho tôi nghỉ học luôn. Tuy nói vậy, nhưng mẹ vẫn bên tôi những lúc tôi suy sụp.Nhưng mọi việc đã bắt đầu đổi thay khi tôi học lớp 12. Tôi đã gặp khó khăn lớn với đám bạn cùng khối. Đó là những đứa bạn mà tôi từng nói với mẹ là chúng còn tốt với tôi hơn cả mẹ. Chúng tôi bắt đầu chia phe và lên Facebook lời qua tiếng lại, rồi chúng kéo nhau đến tận nhà để đòi đánh. 

Rồi chúng cô lập để bạn bè chung lớp dần xa lánh tôi. Mâu thuẫn kéo dài,nhiều ngày liên tiếp và điều đó khiến tôi mất ăn mất ngủ. Khi vượt qua giới hạn chịu đựng của mình, tôi kể cho mẹ nghe những rắc rối và xin mẹ cho chuyển trường. 

Mẹ cho tôi một cơ hội mới tại ngôi trường khác. Tối hôm đó, mẹ không ngủ được và trăn trở suốt đêm. Lúc ấy, tôi bắt đầu thấy hận vì đã đi theo bạn bè mà quay lưng với mẹ. Sáng hôm sau, mẹ dậy từ sớm đưa em tôi đi học, sau đó quay lại chở tôi lên trường và xin rút học bạ chuyển trường cho tôi. Trưa nắng, mẹ không ngủ trưa mà chở tôi lên trường mới để xin học. Chiều mẹ với tôi về, mẹ vừa chạy vừa đi đón em, vừa lo soạn đồ ăn để đưa tôi vào trường nội trú học.

Hơn 7 giờ tối, vì nội quy trường không được mặc quần ngắn, mẹ lại chạy đi mua quần cho tôi. Cả ngày mẹ không ăn uống đủ, lại lăn lộn ngoài đường vì tôi. Điều đó đã thực sự thay đổi suy nghĩ của tôi về mẹ.

Đi học nội trú xa nhà, tôi lại muốn quay về khoảnh khắc đẹp khi có mẹ bên cạnh. Tôi thầm hiểu và ngày càng quý trọng mẹ hơn. Mẹ không hề ghét bỏ tôi như tôi nghĩ, hồi bé mẹ bắt tôi ngủ trưa và học bài thì tốt cho tôi chứ mẹ có được gì. Đánh tôi đau, mẹ còn đau hơn cả trăm lần như thế. Tôi còn nhớ, ngày còn nhỏ, cứ mỗi lần mẹ đánh tôi là tối mẹ lại ngồi bóp mật gấu cho tôi.


Và ở trường mới, tôi phải vô cùng biết ơn cô giáo dạy văn của mình. Bởi cô đã từng dạy để giúp mỗi chúng tôi kịp nhận ra rằng: “Cha mẹ chúng ta là những người rất tốt, tuy đôi khi họ có thể chưa đúng, những chắc chắn một việc đúng nhất mà họ đã làm được là cho chúng ta được đến trường.

Để chúng ta hiểu được là chúng ta có sự hiểu biết và nhận thức nhằm hóa giải những mâu thuẫn của thế hệ và thời đại”. Tôi dần thấy và cảm nhận rằng, dù mẹ có thể là người phụ nữ quê mùa nhưng mẹ đã hy sinh cả công việc và sự nghiệp của mình để chăm sóc chị em tôi…

Là con gái, sau này lớn lên tôi cũng làm mẹ. Tôi cũng không muốn con mình sau này như tôi. Tới lúc khó khăn nhất, tôi mới biết bên mình không phải là bạn bè mà là gia đình, là mẹ, nơi tôi sinh ra và nuôi dưỡng cho đến khi tôi lớn lên.

Giờ đây, khi đã đủ nhận thức để trưởng thành, tôi muốn nói với mẹ rằng: “Con xin lỗi mẹ! Vì con không bao giờ chịu ngồi xuống lắng nghe lời mẹ dạy, con đã luôn bỏ ngoài tai những gì mẹ dặn dò, răn bảo. Con hư đốn lắm phải không mẹ? Những việc mà con gây ra chắc chắn đã làm mẹ tổn thương nhiều lắm. nhưng dù sao con cũng thấy mình may mắn vì đã kịp thời nhận ra để biết tôn trọng mẹ từng phút, từng giây khi mẹ còn bên cạnh…”

8 tháng 10 2016

Đề 1:

Hà Nội ngày... tháng... năm...

Vũ thân mến!

Thế là một thời gian dài đã trôi qua, chúng ta không còn là những cậu học trò nhỏ lớp 9 ngày nào, ngây thơ và cũng không kém phần nghịch ngợm. Giờ đây, mỗi chúng ta đều đã trưởng thành, và có lẽ cũng đã đạt được ước mơ của mình. Đã lâu rồi mình chưa viết cho cậu. Đầu thư, mình xin chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc cậu đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Mình biết cậu đã đạt được ước mơ trở thành nhà báo, bởi mình cũng đã đọc được một số bài viết của cậu. Còn mình, mình cũng thực hiện được ước mơ trở thành một nhà doanh nghiệp. Mình hi vọng tất cả những thành viên yêu quý của 9A5 ngày ấy đều đạt được mong ước của mình.

Vũ thân! Mình luôn ghi nhớ trong lòng rằng những thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay có công sức rất lớn của các: thầy cô đã hết lòng dạy dỗ chúng ta dưới mái trường xưa. Vậy mà, sự bận rộn của cuộc sống lắm lúc đã làm mình quên thầy cô, quên trường cũ. Chúng mình thật có lỗi phải không Vũ? Và có lẽ, nếu không vì một chuyến đi công tác tình cờ thì mình cũng không nghĩ đến chuyện về thăm lại trường xưa

Hôm ấy, vào một ngày hè, mình thong thả đi bộ dưới những tán cây xanh. Mình đang tới để giám sát công việc trong một chi nhánh, gần ngôi trường thân yêu của chúng ta. Mình bước từng bước, bỗng nhiên, mình cảm giác có gì đó là lạ. Mình liền ngoảnh sang bên và nhìn thấy. Tất nhiên rồi, sao có thể nhầm được nữa. Trong lòng mình dâng lên một cảm xúc khó tả, rất thân thuộc khi nhìn tấm biển: “Trường trung học phổ thông dân lập M.V.Lô-mô-nô-xốp”.

 

Đây chính là ngôi trường mà chúng ta đã gắn bó với nó trong suốt những nãm học cấp II. Mình không kìm nén được cảm xúc và bước vào bên trong, vẫn những bóng dáng, hình ảnh thân thuộc, ngôi trường của chúng ta không thay đổi nhiều, có lẽ chỉ những hàng cây trên sân trường là xanh hơn, già hơn. Mình đang miên man trong dòng cảm xúc thì có một giọng nói cất lên:

Anh vào đây có việc gì thế!

Đúng giọng nói này rồi, giọng nói của anh bảo vệ ngày xưa. Sau một thoáng sững sờ, mình vội đáp:

- Chào bác bảo vệ, tôi trước là học sinh trường này, nhân tiện đi qua đây nên muốn ghé lại thăm trường.

Người báo vệ cười xòa và nói:

- Ra anh cũng là học sinh trường này. Tôi đã làm bảo vệ ở đây suốt hai mươi năm nay, không biết tôi có hân hạnh được biết anh không nhỉ?

Mình đáp:

- Có thể bác không còn nhớ tôi, nhưng tôi thì nhớ bác rõ lắm.

Rồi mình nói chuyện với người bảo vệ một lúc lâu, nói về những kỉ niệm xưa cũ. Mình cứ ngỡ mình đang còn là một học sinh bé bỏng dưới mái trường này kia đấy. Sau đó, mình tiếp tục đi vào bên trong, lên cầu thang đi lên tầng hai. Đi dọc dãy hành lang, mình lại một lần nữa bắt gặp cái cảm giác hồi hộp, xao xuyến như khi còn là cậu học trò lớp chín. Đến cửa lớp học xưa, nhìn thấy biển lớp 9A5, mình như thấy lại hình ảnh của hai mươi năm về trước.

Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã cùng học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư, tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. Bảng đen, phun trắng, những dãy bàn học, những giờ lên lớp, những cuốn lưu bút... tất cả chỉ như mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong kí ức mình.

À, cậu vẫn còn nhớ chỗ ngồi ngày xưa của tụi mình chứ? Hàng thứ hai, dãy bên trái - nơi tập trung những cây văn nghệ của lớp, là hạt nhân trong các buổi liên hoan, tổng kết cuối năm. Chỗ ngồi này đã gắn bó với mình suốt bốn năm học, biết bao kỉ niệm.

Bao năm học trôi qua, mỗi người khi rời xa mái trường lại mang theo biết bao kỉ niệm, chỉ riêng điều đó thôi, lớp mình đã trở thành “kho lưu trữ tình cảm” của bao con người rồi, phải không Vũ?

Rời khỏi lớp cũ, mình đi tiếp và dừng lại ở cửa phòng thầy hiệu trưởng, mình gõ cửa và một giọng nói thân quen cất lên:

- Xin mời vào!

Mình mở cửa bước vào phòng. Trước mắt mình vẫn là thầy hiệu trưởng ngày xưa ấy nhưng thời gian đã nhuộm mái đầu thầy bạc trắng. Mình lễ phép cúi đầu chào:

Em chào thầy ạ.

Thầy hiệu trưởng nói với giọng ngập ngừng:

- Xin lỗi, anh là...

- Thưa thầy, có thể thầy không nhận ra em. Bởi em chỉ là một trong bao học sinh của trường ta. Thầy cũng không phải là người trực tiếp dạy dỗ em. Nhưng em, cũng như tất cả những học sinh khác phải cảm ơn công lao của thầy cũng như các thầy, cô giáo khác dìu dắt chúng em dưới mái trường này. Bởi vậy, hôm nay đi ngang qua đây, em đã ghé lại thăm trường, nơi đã ươm mầm và chắp cánh cho những hoài bão của chúng em.

Thầy hiệu trướng nhìn mình bằng ánh mắt hiền từ, trìu mến như ngày nào:

- Cảm ơn em, cảm ơn những suy nghĩ và tình cảm mà em đã dành cho các thầy, các cô. Thầy chúc em luôn thành dạt trong cuộc sống, hãy phát huy tốt những gì mà em đã tích lũy được trong những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường này.

-Vâng, thưa thầy! em sẽ cố gắng để không phụ lòng thầy cô. Giờ em xin phép thầy cho em được đi thăm trường.

Mình đã gặp lại nhiều thầy cô trước đây, khi chúng mình học, các thầy cô mới ra trường, giờ đây có người tóc đã điểm bạc. Tuy nhiên, không vì thế mà tinh thần và lòng hăng hái của những con người ấy vơi hụt đi. Trong mắt mình, họ vẫn là những giáo viên trẻ đầy năng nổ và nhiệt huyết, yêu nghề.

Hôm đó, mình nhớ nhất là cuộc gặp gỡ với cô Tâm dạy Toán của lớp mình hai năm cuối cấp. Chắc cậu vẫn còn nhớ chứ? Bây giờ, cô đã lớn tuổi hơn nhiều nhưng cô vẫn không thay đổi nhiều lắm. Vừa trông thấy cô, mình đã vội chào ngay:

- Em chào cô ạ!

Có thể thầy hiệu trưởng không nhận ra mình nhưng cô thì khác, cô là nhận ra mình sau một thoáng ngỡ ngàng.

- Em là ... Tuấn có phải không? Có phải Tuấn lớp 9A5 năm xưa đây không?

- Vâng thưa cô, em là Tuấn đây ạ!

- Sau ngần ấy thời gian, em đã trở thành người chín chắn, đĩnh đạc như thế này rồi. Bây giờ em đang làm gì?

- Thưa cô, em đang làm phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu ạ. Hôm nay nhân buổi đi công tác em mới có dịp về thăm trường. Rồi mình và cô vào phòng hội đồng để nói chuyện. Mình sực nhớ ra là chưa hỏi thăm sức khỏe cô:

- Thưa cô, dạo này cô và gia đình vẫn khỏe chứ ạ?

- Cảm ơn em, cô vẫn khỏe. Thế còn em? chắc em đã lập gia đình rồi chứ?

- Vâng, thưa cô. À! Cô ơi, những học sinh cũ của lớp mình có thường hay đến thăm cô không ạ?

- Có một số người thỉnh thoảng vẫn đến chơi với cô. Còn một số thì đã lâu cô không gặp lại.

Mình đáp, lòng ngập tràn hối hận:

- Chúng em thật là có lỗi vì đã không đến thăm hỏi các thầy cô được thường xuyên.

- Cô cũng biết là cuộc sống của các em rất bận rộn nên cũng không trách các em đâu. Các em không cần thường xuyên đến thăm cô, chỉ cần trong kí ức các em còn lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp về các thầy cô và mái trường xưa là được.

- Vâng, em cảm ơn cô.

Sau cuộc nói chuyện dài, mình tạm biệt thầy cô ra về, lòng đầy cảm xúc bâng khuâng khó tả.

Từ hồi vào Thành phố Hồ Chí Minh, cậu đã từng về thăm lại ngôi trường của chúng mình chưa? Nếu chưa thì cậu hãy ít nhất một lần trở về đó. Cậu sẽ được sống lại với bao kỉ niệm, và cậu sẽ gặp lại những thầy cô yêu quý đã từng dạy dỗ chúng ta.

Thôi thư đã dài, mình xin dừng bút. Hi vọng một ngày gần đây sẽ được gặp lại cậu tại ngôi trường của chúng ta.

8 tháng 10 2016

Đề 2:

Đã bao giờ bạn tin rằng sau một giấc mơ những điều bạn hằng mong ước bấy lâu nay sẽ biến thành sự thật, y như một câu chuyện cổ tích chưa? Đã có lúc tôi rất tin vào điều đó và rồi lại phải thất vọng. Nhưng tôi luôn nhớ khoảnh khắc mà chỉ giấc mơ kì diệu mới đem đến cho tôi, như vừa mới xảy ra đây thôi.

Năm tôi học lớp năm, vào Tết năm ấy cũng là lúc ông tôi qua đời. Người ông mà tôi hằng kính yêu đã vĩnh biệt tôi trước khi kịp đón Tết cùng tôi. Tôi buồn bã vô cùng và tự nhủ sẽ không bao giờ tôi được đón một cai tết có ông bên cạnh nữa. Mấy năm sau vào lúc sắp sửa bốc mộ ông tôi và gần đến tết, lòng tôi lại bâng khuâng nhớ đến cái tết năm nào. Tôi thắp một nén hương lên bàn thờ ông, hi vọng cháy bỏng được nhìn lại ông bên mâm cơm giao thừa lại bùng lên trong tôi, y như hồi còn nhỏ. Hôm đó là ngày 29 Tết, trước đúng một ngày vào cái năm buồn bã ấy, ông tôi mất. Tôi nghe mẹ đi ngủ sớm để ngày mai còn theo mẹ đi chợ. Lòng tôi chộn rộn mãi không sao ngủ được. Mắt tôi nhòa đi.

Tôi đang nằm trên chính chiếc giường mà ông tôi đã nằm ngày trước. Đến khi mẹ tôi tắt đèn đầu giường, tôi mới thiếp đi.

Một lúc sau có tiếng bước chân bên giường tôi, tôi choàng tỉnh dậy. Thật hay mơ đây, trước mắt tôi là người ông hiền hậu đã xa cách tôi bấy lâu nay. Ông bảo tôi dậy rửa mặt để đi cùng mẹ, sáng đó đã là ngày 30 Tết. Tôi ôm lấy ông, bảo sao ông đi lâu thế. Ông chỉ mỉm cười, lấy tay lau nước mắt cho tôi. Tôi nhìn ông không chớp mắt, vẫn dáng người cao cao như thế, vẫn khuôn mặt hồng hào, phúc hậu như xưa. Mái tóc ông bạc trắng, tôi còn nhớ lúc ông ra đi tóc ông mới chỉ lốm đốrn bạc. Ông tôi bận bộ com-lê màu ghi, tuy cũ mà phẳng phiu, trông ông thật đẹp lão. Tôi chưa được ngồi cùng ông lâu thì nghe tiếng mẹ gọi: “Con ơi mau đi chợ với mẹ, Tết đến rồi mà còn ngủ à?” - Tôi dạ và vội nói với ông: “Ông ơi ông ở nhà nhé! Ông chờ cháu về rồi dẫn cháu đi chơi ông nhé!”. Ông gật đầu, bảo tôi đi kẻo mẹ chờ.

 

Sau khi đi chợ xong, tôi chạy ù té vào phòng quên cả đặt thức ăn vào bếp. Nhìn thấy ông đang đọc sách, tôi mừng lắm. Ông bảo với tôi rằng ông sẽ dẫn tôi đi chợ Tết, chọn một cành đào thật đẹp về cắm trong nhà. Tôi mừng rỡ, tíu tít giục ông đi ngay. Ông vẫn nhớ ý thích của tôi như hồi tôi còn nhỏ. Ông chở tôi trên chiếc xe đạp cọc cạch ông vẫn thường đi. Trên chiếc xe đạp này, đã bao lần ông đèo tôi đến nhà trẻ. Tôi sẽ nhớ mãi những giây phút ấy. Tôi cùng ông đi giữa phố phường, cảm thấy Tết năm nav nhộn nhịp hơn các năm trước. Phố xá đông nghìn nghịt, dường như ai ai cũng muốn ra đường để sắm sửa cho Tết.

Rồi hai ông cháu cũng đến được chợ hoa ngày Tết. Mới từ đầu vào tôi đã thấy tấp nập bao nhiêu là người, từ những cô gái đến những người phụ nữ lớn tuổi. Phải một lúc lâu sau, ông tôi mới gửi được xe và dẫn tôi đi xem cây cảnh. Chợ hoa ngày Tết mở ra trước mắt tôi vô số loài hoa rực rỡ khoe sắc. Nào là hoa lay-ơn, hoa thược dược, nào hoa cúc, hoa vi ô- lét. Có những loài hoa tôi chưa biết tên, có những loài hoa tôi không hề biết. Ông tôi vốn là thầy giáo dạy Sinh học nên chỉ cho tôi biết bao nhiêu là hoa thật độc đáo. Vừa nghe ông nói vừa ngắm các loại hoa, tôi bỗng thấy mở mang thêm nhiều điều. Nhiều điều trước đây tôi thờ ơ giờ hiện lên rõ ràng trong trí óc tôi tựa như những bông hoa ngày càng tươi tắn, đầy sức sống hơn. Ông dẫn tôi xem hoa một lúc rồi cùng tôi chọn một cành đào ưng ý. Tôi rất thích cành đào với đầy hoa màu hồng nở rộ. Nhưng ông tôi chỉ chọn một cành đào mới chớm nở vài ba bông hoa, còn lại là biết bao nụ hoa xanh mướt và những lá non. Ông bảo với tôi rằng, tuy bây giờ cành đào không đẹp nhưng chỉ một hai hôm sau Tết đào sẽ nở đầy hoa rất đẹp và lâu tan. Tôi mới vỡ lẽ cành đào ấy bây giờ đây ẩn chứa bao điều đẹp đẽ với tôi và ông trở thành một ông tiên hiểu tất cá những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Tôi giữ sự ngưỡng mộ ấy như hồi thơ bé, ông như người thầy giáo mở ra cho tôi bao điều lí thú để tôi khám phá. Và ông đã thay mẹ tôi dạy tôi học khi còn tiểu học. Ông cháu tôi ra về. Tôi ngồi sau giữ cành đào còn ông mải miết đạp xe về đến nhà, tôi khoe ngay cánh đào, bà bảo có cành đào nhiều lộc này, Tết năm nay sẽ vui lắm đây. Ông chỉ mỉm cười, nụ cười đồng tình lẫn niềm vui rạng rỡ. Đêm đến, gia đình tôi sum họp quanh mâm cơm giao thừa. Tôi hạnh phúc biết nhường nào bởi có ông tôi bên cạnh, ông không xa tôi nữa. Chỉ còn ba tiếng nữa là đến giao thừa, tôi chỉ mong được sống mãi những giờ phút này, mong thời gian đừng trôi quá nhanh để luôn có tình yêu thương của mọi người trọn vẹn bên tôi. Tôi cũng thầm hứa với bản thân sẽ mãi ngoan ngoãn như hôm nay để ông khỏi phiền lòng. Vậy mà sao ngày hôm nay qua thật mau. Đã đến giao thừa rồi. ông vuốt lên mái tóc tôi, bảo tôi ở nhà, ông sẽ hái lộc đầu năm mới cho tôi. Tôi dạ và hứa sẽ thức đợi ông về.

Ông đi rồi tôi cố thức, nhưng sao cơn buồn ngủ cứ kéo đến, kéo sụp hai mí mắt tôi lại. Tôi thiếp đi lúc nào không biết. Tôi nghe thấy những tiếng gọi rồi tiếng lịch kịch. Tôi mở mát choàng dậy. Bây giờ đã sáng rồi sao? Tôi ngạc nhiên quá. Tôi nháo nhác tìm ông mà không thấy đâu Thật kì lạ, mới lúc trước tôi còn mường tượng bàn tay khẳng khiu ông đặt lên đầu tôi cơ mà. Tôi xem lại lịch, hôm nay là ngày ba rnươi Tết. Tôi òa khóc, vậy đó chỉ là một giấc mơ. Giấc mơ quá thực khiến tôi hụt hẫng và buồn rầu. Ông tôi đã ra đi thật chứ không về lại với tôi như tôi tưởng. Tôi nuối tiếc giấc mơ hạnh phúc. Tôi thầm tự hỏi: Liệu trong mơ nếu tôi thức chờ ông, tôi có gặp lại ông không? Nhưng cuộc sống không dừng lại để tôi nuối tiếc, tôi chuẩn bị quần áo đi chợ cùng mẹ. Tôi có kể lại cho mẹ giấc mơ, mẹ chỉ im lặng, chắc tâm trạng mẹ khó có thể nói thành lời.

Giấc mơ chỉ là sự mong ước tưởng tượng, chuyện cổ tích vẫn là chuyện cổ tích. Tôi sẽ vẫn nuối tiếc nhưng chỉ là nhỏ nhoi thôi. Tôi đã học được nhiều điều từ giấc mơ ấy, học được niềm tin và hi vọng và cả nỗ lực cố gắng cho giấc mơ của chính mình.

5 tháng 11 2021

THAM KHẢO:
Linh thân mến!

Nhận được lá thư này của mình Linh bất ngờ lắm phải không? Ừ! Lâu lắm rồi còn gì.... Sau bao nhiêu năm mình mới lại ngồi vào bàn và viết thư cho Linh, cứ thấy lóng ngóng với cây bút và những gì muốn nói...

Linh bây giờ sao rồi? Chắc là Linh vẫn khoẻ và gia đình luôn tràn ngập trong tiếng cười và hạnh phúc phải không?

Mình nhớ thằng nhỏ Nam của Linh lắm đấy nhé, thằng bé thật ngoan ngoãn và đáng yêu. Lần cuối cùng gặp nó là hồi bọn mình chia tay để Linh vào Nam, cũng 12 năm rồi còn gì. Thằng bé lớn lên chắc bảnh trai lắm, nó học hành có tốt không Linh?

 

Còn mình thì vẫn khoẻ, cuộc sống vẫn ổn, ông xã chuyển công tác vì thế cả nhà lại chuyển về Thái Nguyên sinh sống rồi. Được sống trong bầu không khí quen thuộc và gần gũi của quê hương thật tuyệt Linh ạ.

Linh này! Linh có nhớ mái trường cấp 2 mà tụi mình từng học không? Chắc Linh chẳng quên được đâu nhỉ. Đó là nơi tụi mình đã gặp nhau và trở thành bạn thân thiết đến bây giờ, là nơi ấm áp yêu thương đã nâng cánh cho chúng ta trên con đường đời cơ mà! Năm nay con mình lại chuyển vào trường cũ học đấy! Thật là một sự trùng hợp diệu kì phải không Linh?

Linh à, 20 năm rồi mình mới quay lại trường đấy. Nhiều khi ngẫm lại thấy thời gian trôi thật nhanh, mới ngày nào mình còn nô đùa bên bè bạn, sống trong sự dạy bảo tận tình chu đáo của thầy cô,nay đã 20 năm rồi. Có lẽ mình ấn tượng nhất với trường là những kỉ niệm gắn với mùa hè. Có những mùa hè hân hoan vì được nghỉ ngơi sau 1 năm học tập, có những ngày hè lên trường lao động vui vẻ và ngày hè chia tay cuối cấp, phải xa thầy cô bạn bè, cả lớp A3 của mình ôm nhau khóc như trẻ con vậy. Mình cũng quay lại trường trong một ngày hè nắng chói chang và bầu trời xanh cao vời vợi. Có lẽ chính vì vậy mà những kỉ niệm ấy mới ùa về trong lòng mình.

Ôi, sao mới viết chưa được nửa bức thư mà nước mắt mình đã chực ùa ra thế này, lại mít ướt giống ngày xưa rồi,

Linh đừng cười mình nhé!

Trường mình bây giờ khác hồi chúng mình học nhiều lắm, những dãy nhà 2 tầng giờ đã là tòa nhà 5 tầng cao đồ sộ với những thiết bị học tập được trang bị tối ưu. Thì dĩ nhiên, từ hồi bọn mình học trường đã là trường chuẩn quốc gia rồi còn gì. Bây giờ lớp nào cũng có máy chiếu, có máy tính, có bảng thông minh. Mình đã đi ngắm hết các lớp trong trường, vui lắm, nhớ lại bao nhiêu kỉ niệm. Mình nhớ, trước chúng mình chẳng thích học máy chiếu mãi còn gì. Những tiết học thật thú vị và bổ ích, giờ Văn thì vừa được nghe giọng đọc ấm áp, truyền cảm của cô, vừa được thảo luận thành nhóm thật thoải mái về những vấn đề mình quan tâm; giờ Hoá thì được xem thí nghiệm; giờ Lý thì được mắc mạch điện... nhiều trường khác còn phải ghen tị với học sinh trường mình cơ đấy.

Trường thì xây khác, nhưng những hàng cây xanh rợp bóng mát sau trường thì vẫn còn đó, hàng ghế đá vẫn còn đó ghi dấu bao hồi ức chẳng thể nào quên. Trong cái nắng hè, thấp thoáng rặng cây, những vườn hoa khoe sắc, trông ngôi trường thật hài hòa và đẹp lạ kì, nó rực rỡ, khang trang và luôn tạo cho mình cảm giác gần gũi, thân thương.

Trong lần này về thăm trường, mình đã gặp lại rất nhiều thầy cô dạy mình ngày ấy, cô giáo dạy Văn ngày xưa với những giờ học ấm áp yêu thương, đôi khi hơi nghiêm khắc nhưng đem đến cho chúng mình những bài học đối nhân xử thế, cách ứng xử, nói năng... giúp bọn mình sống tốt và sống có ích; thầy giáo dạy Lý với những giờ học về điện, đôi khi khó hiểu nhưng luôn cố giảng dạy thật kĩ; cô giáo dạy Sử với những tiết học thú vị về một thời quá khứ đã qua, khiến chúng mình thích thú nghe như nghe truyện cổ tích. Mình đã khóc đấy Linh ạ! Không ngờ bao nhiêu năm rồi, 35 tuổi, con trai lớn thế rồi lại được gặp lại các thầy cô, lại được nghe các thầy cô gọi là "em", xưng "cô" thật trìu mến, thiết tha. Trong cái giây phút ấy mình chỉ biết nắm tay thầy cô mà nghẹn ngào nói không nên lời, vui lắm mà sao nước mắt cứ tuôn rơi. Các thầy cô cũng sắp về hưu rồi, nhưng vẫn còn khoẻ mạnh lắm Linh ạ, tâm huyết với nghề, nhiệt tình và yêu thương học sinh thì dĩ nhiên là vẫn đầy ăm ắp trong trái tim rồi. Mình cũng không ngờ là các thầy cô vẫn còn nhớ mình đâu đấy. Bao nhiêu thế hệ học trò đi qua, vậy mà cô Văn, cô Địa vẫn nhận ra mình và hỏi rằng "học trò cũ của trường à" khiến mình thấy ấm áp lạ kì. Ừ, phải rồi, các thầy cô là những người chèo đò luôn hi sinh vì học trò cơ mà. Trong giây phút ấy mình thấy xấu hổ quá, chẳng biết lấy gì để tặng người đã từng dìu dắt từng bước đi.

Chắc Linh không tưởng tượng ra đâu. Nhưng đến giờ khi ngồi đây viết thư cho Linh, cái cảm giác bồi hồi xao xuyến trước mái trường bao năm mới quay lại, cái niềm xúc động nghẹn ngào khi chào các thầy cô, sự lưu luyến khi ra về cái niềm xúc động nghẹn ngào khi chào các thầy cô, sự lưu luyến khi ra về vẫn còn vẹn nguyên trong mình. Chắc chắn rằng khi có thời gian, mình sẽ đến thăm các thầy cô thường xuyên hơn, vẫn còn vẹn nguyên trong mình. Chắc chắn rằng khi có thời gian, mình sẽ đến thăm các thầy cô thường xuyên hơn, lòng kính của học trò không nhiều nhưng chắc cũng 1 phần nào tri ân được công ơn của thầy cô phải không Linh?

Cũng lâu lắm Linh chẳng về Bắc rồi đấy, có thời gian thì về Linh nhé, thăm quê và thăm mái trường dấu yêu!

Thư chưa dài nhưng có lẽ là mình xin dừng bút ở đây! Chúc Linh và gia đình luôn mạnh khoẻ, thành đạt và hạnh phúc. Chúc cho cháu Nam luôn được học tập trong một môi trường học tập tốt đẹp mà ở đó cây non có thể mọc thẳng, hoàn thiện từ ngoại hình cho tới nhân cách như mái trường cấp 2 chúng mình đã học tập và trưởng thành.

6 tháng 11 2021

Khánh thân mến!

Tớ viết thư này trước hết là để hỏi thăm cậu, cậu dạo này có khỏe không?

Cuộc sống của cậu như thế nào? Có gì đặc biệt không? Nghe nói vẫn chưa có vợ à, phải cố gắng lên, sắp 40 rồi đấy. Tớ dạo này vẫn khỏe, cuộc sống của tớ rất tuyệt vời lắm. Cậu có biết thành phố thứ 3 trên mặt trăng không?

Tớ có một biệt thự ở khu ngoại ô trên ấy, hàng năm cứ cuối hè tớ lại lên đấy chơi cùng với gia đình, nhắc mới nhớ, tớ cưới vợ được gần một năm rồi. Vợ tớ xinh lắm, mặt không tì vết. Gia đình tớ sống rất tốt. Hiện tại, tớ đang trên phi cơ riêng bay sang Anh để tiếp xúc cùng các đại biểu cấp cao của Liên Hợp Quốc.

Cách đây ba hôm, khi đang trên đường sang Mĩ để giải quyết một số việc quan trọng và nhận giải thưởng Nô-ben về hòa bình, tớ có dừng lại ở Hải Phòng - nơi mà hồi nhỏ anh em mình còn học ở đây. Tớ về chính ngôi trường Trần Phú từ thuở nào, ngày nay nó đã được tu sửa lại khang trang hơn và được dát toàn bộ bạch kim ở khắp trường.

Không những thế, nó đã được đưa lên trên không, cao hơn 100 m so với mặt đất để mở rộng chỗ ở cho người dân. Khi bước vào trường, tớ mới phát hiện ra hiệu trưởng ở đây chính là Hiền Thảo - một trong những người bạn đã học chung với anh em mình trong bốn năm cấp hai.

Cậu ấy giờ đã khác, với vị trí hiệu trưởng, cậu ấy chín chắn ,cứng rắn hơn nhưng vẫn đầy tình cảm và tình yêu thương ấy. Cậu đón tiếp tôi với sự niềm nở, tự hào kể cho tôi về những việc cậu đã làm nào là các dãy nhà đã được tăng lên thành sáu tầng, được lắp cầu thang máy, được xây thêm khu liên hợp, khu thể thao có thêm bể bơi, sân bóng đá, bóng rổ, sân Tennis, bãi giữ xe,... Ngoài ra, tớ thấy được mới vài điểm quen thuộc trong khuôn viên trường, đó là cây hoa sữa trước cửa lớp mình, nó đã cao hơn , to hơn.

Tớ vẫn nhớ hồi anh em mình học thể dục, vì trời nắng nên lại chạy ào về gối cây này tránh nắng, đứa này tranh đứa kia, bàn tán rôm rả để rồi bị trực ban nhắc hay cái lần thằng Hùng, thằng Phát thi nhau trèo cây để xem ai giỏi hơn ai, cuộc thi chưa kết thúc, thì bảo vệ đuổi, chạy tóe khói khắp trường để rồi bị bắt lên phòng bảo vệ.

Đang xao xuyến vì những kỉ niệm, đột nhiên có một giọng nói khàn khàn, nhưng đầy sự trìu mến, gọi : "Trường Ân đó hả em?" Tôi ngờ ngờ rồi quay lại. Hóa ra đó chính là thầy Nguyên, Khánh ạ. Thầy bây giờ trông đã già hơn hẳn .

Đầu thầy đã không còn tóc, bóng loáng rồi đột nhiên, tôi xúc động đến tột cùng - Thầy Nguyên đây ư? Người thầy đã dạy tôi đây ư?" Trời, thầy giờ già quá, người đã dạy cho tôi cấp hai và cũng là người đã dành hơn bốn thập kỉ để cống hiến cho giáo dục nước, nhờ thầy, bao thế hệ đã lớn lên, trở thành những trụ cột, những người đi xây dựng đất nước, là người cống hiến thầm lặng ... Ôi, chả có nhẽ mái tóc của thầy đã ra đi cùng với sự cống hiến ấy. Khi nghĩ về những điều đó, Khánh ạ, tớ chỉ chực bật khóc.

 

Thầy quá tận tâm với nghề, cống hiến hết mình. Thầy giờ là một ông lão ngoài bảy mươi cũng về thăm trường rồi tình cờ gặp tôi... Tôi dìu thầy ra ghế đá, nó đã được lắp đặt thêm một bộ tản nhiệt nên mặc cho trời hôm ấy nóng hơn 30 độ, tôi và thầy vẫn thoải mái ngồi nói chuyện... Tớ hỏi thầy rất nhiều, và cũng tự hào kể ra những thành tựu mình đã đạt được nhưng không quên cảm ơn thầy vì những công lao như biển cả của thầy .

Nhìn thầy, tôi lại nhớ về những kỉ niệm với thầy, như lần thầy cho tôi và lũ bạn kiểm tra 15 phút một bài cực dài nhưng rồi lại không thu khiến cả lũ lăn đùng ngã, nghĩ đến đó, tớ và thầy lại bật cười. Mặc dù không muốn, nhưng cuối cùng cũng phải rời đi, tôi chào thấy ,từ biệt Hiền Thảo, rồi hẹn một lần khác gặp sau. Buổi chia tay ấy đầy xúc động , rồi tớ lên phi cơ bay đi, ngó lại, tớ thấy được bóng dáng của thầy mờ dần, nhỏ dần rồi cuối cùng biến mất sau làn mây làm tôi lại suy nghĩ viển vông.

Tớ chỉ viết đến đây thôi, Cho tớ gửi lời chào đến gia đình của cậu và chúc cậu gặp thành công trong mọi mặt cuộc sống .

Bạn cũ của cậu!

27 tháng 12 2019

Hà Nội, ngày 19.05.2035

Phượng thân mến!

Thấm thoát đã 20 năm trôi qua, kể từ cái ngày tớ chia tay cậu, thầy cô và mái trường thân yêu cùng gia đình sang định cư bên nước ngoài, chúng mình đã không còn liên lạc với nhau nữa nhỉ?. Hôm nay, ngày 19.05.2030, cái ngày tớ được trở về nước đáp chuyến sân bay Nội Bài, lòng bồi hồi rạo rực và người bạn tớ nghĩ đến đầu tiên chính là cậu. Tớ nhớ tới những kỉ niệm của tuổi thơ, cùng dắt tay cậu tung tăng cắp sách tới trường, đi qua con đường đi bộ với những cánh đồng bất tận màu lúa chín. Và hôm nay trở về, tớ lại đi trên con đường mòn quen thuộc ấy, tớ đi tới ngôi trường mà ngày xưa tớ với cậu đã học: Trường trung học cơ sở Đức Thượng.

Chiếc xe taxi lăn bánh trên đường, cảnh quan phố xá Hà Nội thật đẹp, những tầng nhà cao ốc, những cung đường cao tốc trên cao, những dòng người đổ xô tấp nập cũng chẳng khác gì bên Singapo – nơi mình sống là mấy. Tớ còn nhớ, ngày trước, con đường đi tới trường đều là con đường đất đá, gồ ghề, những hôm mưa bụi lầy lội, mặt mũi, quần áo đứa nào đứa lấy đi tới lớp cũng nhọ nhem, dính đầy bùn đất cả. Hai bên đường là những dãy bằng lăng, phượng vĩ, bạch đàn cao vút, mát rượi nhưng giờ đây nó đã thay đổi, con đường ấy đã được lát nhựa đường nhẵn thín, hai bên đường là những cột đèn và toàn dãy nhà cao ốc sang trọng, các cửa hàng tạp hóa bày bán đủ các thứ trên đời. Đang ngẩn ngơ nhớ lại những kỉ niệm, hồi ức xưa, bỗng bác tài xế kêu:

- Anh ơi, đến trường rồi ạ!

Tớ giật thoắt người, một cảm giác lâng lâng khó tả, ngẹn ngào chặn đứng nơi cổ họng, không nói được thành lời. Trước mắt tớ là ngôi trường xưa mà mình đã học đây sao?, thật khang trang, thật đẹp. Mình vội vàng bước xuống xe, lòng nôn nao muốn bước nhanh vào trong mà gặp lại người thầy kính yêu. Tiếng trống trường "tùng... tùng ... tùng" vang lên như từng nhịp kí ức đang lần lượt vẫy gọi mình trở về thời học sinh, thời áo trắng cắp sách tới trường. Tụi nhóc trong các lớp nghe thấy tiếng trống, ùa ra như bầy ong vỡ tổ, tiếng cười nói, vui vầy ngây ngô của những tâm hồn trẻ thơ non nớt, và chỉ nay mai thôi, tụi nhóc ấy cũng nhanh chóng trưởng thành, cũng phải tạm biệt mái trường, xa bạn bè thầy cô, rồi lại xòe chiếc áo trắng tinh trên người mà thay nhau khắc ghi kỉ niệm. Thời gian đúng là không bỏ xót một ai trên đời mà ...

Kia rồi, chú Hoài bảo vệ vui tính kia rồi. Hai mươi năm rồi, chú vẫn còn làm ở đây, không biết chú ấy còn nhớ tớ không nữa. Tớ cất tiếng chào:

- Cháu chào chú Hoài.

Chẳng hiểu sao lúc ấy, tớ lại hiện lên như một đứa trẻ, nhớ lại những lần đi học muộn bị chú phạt đứng phơi nắng một tiết ở cổng trường, bởi chú cũng là "biệt đội sát thủ" giám thị của trường mà.

- Cậu là...?

- Cháu là học sinh cũ của trường, chú còn nhớ cháu không ạ?

- Có phải Tùng? học sinh lớp thầy Vẻ, con bố Lộc ở làng Phượng Trì không? Lâu lắm rồi không gặp cậu, lớn lên đẹp trai, trắng trẻo phết nhỉ?...

- Ôi, đã hai mươi năm rồi, mà chú vẫn còn nhớ cháu vậy cơ ạ!.

Mình giật mình như tìm lại người quen, bởi mình cứ nghĩ, xa trường, xa quê lâu như vậy, chắc hẳn chẳng ai còn nhớ tới mình nữa. Lòng phấn chấn, vui sướng không giấu được vào trong lòng.

- Chú cho cháu vào thăm trường được không ạ. Cháu nhớ trường, nhớ lớp quá chú ạ!.

Tạm biết chú Hoài vui tính, tớ đi loanh quanh sân trường, tìm lại nơi góc xưa trốn cũ mà bọn mình đã chơi ú tìm trong mỗi lần ra chơi, đó là chiếc gầm cầu thang quen thuộc. Nơi đó, cậu còn nhớ không, chúng mình còn khắc tên nhau lên đó nữa đấy. Đã hai mươi năm rồi, thế mà những dòng chữ ngệch ngoạc ngây ngô ấy vẫn còn vẹn nguyên, có chăng cũng chỉ mờ đi chút ít do lớp bụi thời gian năm tháng. Kia rồi, lớp 9a kia rồi, mình chạy lại nhìn vào lớp học. Vẫn cái khung cảnh ấy, vẫn là thầy Vẻ, vẫn từng ấy học sinh đang say sưa học bài. Bất chợt bài hát "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ" của ca sĩ Lynk Lee vang lên trong đầu tớ:

   Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

   Để trở về với giấc mơ ngày xưa

   Bút mực, truyện tranh, những gói bỏng ngô trong ngăn bàn

   Cho tôi xin về lại thời tập tô để vẽ ông mặt trời hiền như bố

   Những chiều rong chơi say mê những món đồ hang

   Cho tôi xin về lại mái trường xưa

   Dù trường thật bé nhưng ước mơ thật to

   Từng ngày chăm lo, cô giáo vui như mẹ hiền...

Tớ cứ đứng ngoài lớp mà nhìn thầy giảng bài, thấy hình ảnh của cả lớp mình năm xưa lần lượt như hiện về, nổi hình nổi sắc trong đầu. Mái tóc thầy giờ đã điểm hoa râm, thầy đã gầy hơn xưa nhiều rồi. Nét mặt gầy gò với cặp kính đeo trễ, làn da nâu xạm nắng, giọng nói trầm ấm say sưa trong tiết học khiến tụi nhóc cứ há hốc miệng mà chăm chú nghe giảng. Bất thần, thầy nhìn thấy tớ, tớ lúng túng không biết phải xử trí như nào, tay còn gãi gãi lên đầu, tỏ vẻ ngượng ngùng, giống hệt như một cậu học sinh đi học muộn sợ thầy phạt vậy. Thầy đi ra cửa lớp, cất tiếng hỏi nhẹ nhàng, nồng ấm:

- Tùng, phải Tùng không? Đúng là Tùng rồi, lâu rồi thầy không gặp em. Sao đến trường không gọi điện cho thầy. Mà thầy tưởng em đang định cư bên Xingapo cùng gia đình cơ mà?

Hàng loạt các câu hỏi dồn dập, thể hiện niềm vui, sự bất ngờ của thầy trước việc gặp lại cậu học trò năm nào. Bỗng dưng như một phản xạ vô điều kiện, tớ lao đến, ôm trầm lấy thầy và khóc nức nở như một đứa con nít được gặp lại người cha sau bao năm xa cách. Rồi tớ nói trong dòng nước mắt nghẹn ngào:

- Vâng, em là Tùng đây, em nhớ thầy, nhớ trường, nhớ các bạn quá. Bao năm nay, bên nước ngoài, em không đến thăm thầy được, em xin lỗi thầy nhiều lắm.

Trong lòng tớ lúc ấy, không hiểu sao dâng lên một niềm xúc động khó tả, vừa vui khi gặp lại thầy, lại vừa có phần trách mình khi cảm thấy có lỗi với thầy về ngày xưa đã có lúc không nghe lời thầy, khiến thầy phải bận lòng, không vui... Nói chuyện một hồi lâu, thầy cũng quên cả tiết dạy, hai thầy trò lại hẹn nhau có dịp gần nhất sẽ tới nhà thầy chơi.

Tiếng trống trường lại vang lên từng hồi, điểm nhịp "tùng... tùng.... tùng", báo hiệu trống tan trường. Tụi nhóc, đứa nào đứa nấy chạy ùa ra mà tung tăng vui vẻ ra về, trả lại không gian im lặng tĩnh mịch vốn có của biết bao nhiêu ngôi trường miền quê khác. Lúc này, tớ mới có dịp nhìn kĩ hơn toàn bộ khung cảnh của trường, thật rộng lớn mênh mông. Cả trường vẫn tổng có sáu dãy nhà, được chia theo lần lượt từ A đến B. Giờ đây, trường còn có cả thêm khu nhà thể thao, thư viện sách và hội trường, trông không khác xưa là mấy nhưng có vẻ sang trọng và hiện đại hơn rất nhiều. Cả sân trường khi đứng trên cao nhìn xuống, một màu xanh lá cây bạt ngàn xen lẫn một vài chấm đỏ của hoa phượng vĩ, báo hiệu thời khắc mùa hạ đã tới. Xa xa là những đàn chim chích chòe đang đậu trên tán lá, chim mẹ đang mớm mồi cho những chú chim non trong tổ, tiếng chim chóc hót líu lo, hòa với tiếng ve kêu, tiếng run dế cao vút, gợi lên một không gian thật nên thơ, tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng. Ánh mặt trời đã ngả về tây, những đám mây ánh hồng như những hòn than sắp tàn, bóng tối đã bắt đầu xuất hiện, phủ lên khắp không gian trước mặt tớ một màu sẫm đen.

Chiều muộn, tớ ra về mà lòng nặng trĩu. Bởi giờ đây, mỗi chúng ta ai cũng đã khôn lớn trưởng thành, chẳng biết đến bao giờ lớp mình mới lại được gặp lại nhau, rồi cùng nhau tới trường, thăm lại thầy cô, ôn lại những kỉ niệm. Tớ hi vọng, đến một ngày gần nhất, sẽ lại được cùng cậu đi trên con đường mà mình đã từng đi... Nhận được lá thư tớ gửi, cậu nhớ hồi thư lại cho mình nhé!

Tùng lưu bút! Thân ái.

20 tháng 10 2018

Hà Nội ngày 20 tháng 5 năm 2015. Ngọc Anh thân mến. Là Bảo Nguyên viết thư cho bạn đây. Ngọc Anh ơi, Bảo Nguyên vừa có một giấc mơ về ngôi trường mà mình và bạn đang học, mình rất xúc động và viết thư kể lại cho bạn nghe. Đọc thư mình bạn đừng cười nhé. Đang mơ màng trong giấc ngủ sau một ngày làm việc vất vả, mình bỗng choàng tỉnh giấc. Hôm nay đã là ngày 20 tháng 5 năm 2035, ngày mình hẹn với bạn sẽ về thăm lại trường xưa, ngôi trường cấp II Trưng Vương thân yêu của chúng mình. Nó đã tròn một trăm năm tuổi. Mình vùng dậy và chuẩn bị đến trường với niềm vui sẽ được gặp lại ngôi trường sau bao năm xa cách. Mình đi trên con đường thân quen từ nhà đến trường. Con đường xưa mình và Ngọc Anh vẫn đi bộ cùng bạn bè sao hôm nay dài thế! Mình vừa đi vừa thất sốt ruột. Kể từ khi học xong phổ thông, mình đi du học rồi đi làm. Thời gian trôi đến là nhanh, mới thoáng đây thôi mà đã 10 năm rồi, không đủ cho mình nhận ra mình đã thay đổi đến thế nào. Bỗng dung trong lòng mình cảm thấy nao nao, vui buồn cứ lẫn lộn. Cuối cùng, mình đã đến trường. Quang cảnh trường sau 10 năm sao mà đổi thay đến vậy? Mình bồi hồi, lặng ngắm cánh cổng trường. Hồi ấy, vào khóa học của chúng mình, nó được sơn màu xanh thẫm như màu lá cây cổ thụ, và hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trưng Vương” màu xanh nước biển. Bây giờ cổng trường và các tấm rào được sơn màu vàng nhạt, còn tên trường lại màu xanh thẫm. Mình thả bộ một vòng quanh trường. Sau 10 năm trường mình đã hiện đại hơn nhiều. Bốn dãy nhà A, B, C D hai tầng xưa kia không còn nữa. Thay vào đó là ngôi nhà 6 tầng sơn màu vàng nhạt trông rất sang. Còn khu vực để xe của chúng mình hồi ấy bây giờ là bể bơi và nhà thể dục đa năng cho học sinh. Trật tự sắp xếp lớp học cũng thay đổi hoàn toàn. Thay vào những phòng học mang tên lớp 6a1, 9a2… là những phòng học theo tên các môn học như phòng Ngữ Văn, phòng Toán, phòng Tin, phòng Vật Lí… phòng nào cũng có vài ba tủ sách và tủ đựng các thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, màn hình… Khu nhà trước là căng tin và phòng Đoàn đội giờ là một tòa nhà 4 tầng cửa chớp sáng bóng. Tầng một của ngôi nhà vẫn là căng tin và phòng y tế; tầng hai là nơi dành cho các bộ phận quản lí trường như phòng hiệu trưởng, hiệu phó, phòng quản lí học sinh; tầng ba là nơi nghỉ giữa giờ của các thầy cô, tầng bốn là các hội trường nhỏ dành cho sinh hoạt ngoại khóa hay đoàn đội… Quả thực với một học sinh trở lại thăm trường đầu tiên sau bao nhiêu năm như mình, đây là một sự thay đổi quá lớn lao, dường như mình không thể nhìn thấy chút dấu tích gì về trường cũ ngày xưa ngoài mấy cây bàng đang xòe tán dưới sân trường. Vẫn biết đổi thay là điều đương nhiên nhưng mình bỗng cảm thấy có chút ích kỉ, mình muốn trường mình lại như ngày ấy, như mình đã ngắm kĩ không biết đến bao lần, mình chẳng muốn thấy một sự thay đổi gì cả dù hết sức nhỏ nhoi. Mình đi vội vào sân trường. Hai hàng cây phượng vĩ đã không còn nữa. Đáng lẽ bây giờ nó đã đỏ rực những hoa và xõa bóng che mát gần hết sân trường. Mình tiếc quá. Dù trường có hiện đại hơn nhưng không còn những “bông hoa học trò” thì buồn lắm. Vìa kia, mình chỉ thấy cô chủ nhiệm của chúng mình. Thời gian, làm chúng mình trưởng thành, làm thay đổi bao thứ mà lại chẳng thay đổi được ánh mắt, nụ cười và tình yêu thương bao la của cô. Tóc cô đã bạc màu và gương mặt có hơi nhăn một chút, nhưng mà hình như cô vẫn thế. Cô đã khóc, khi thấy mình chào cô. Có lẽ cô rất xúc động vì nhìn thấy mình đã trưởng thành và cũng vì đã lâu mình chưa về thăm lại cô. Mình bỗng nhớ lại những lần sinh hoạt lớp, chúng mình quay lại thành một vòng trong, cô ngồi ở giữa, cô trò cùng hát vang bài ca đã thuộc từ ngày mới bước chân vào cổng trường Trưng Vương “Mở trang truyền thống chói sáng tên vàng. Thầy cô mến yêu đã viết nên trang sách hồng. Bao tháng năm trôi qua, vẫn ngạt ngào sắc hương, tự hào biết bao, ta là học sinh Trưng Vương”. Rồi “Chào ngày vui giữa thủ đô cùng gặp nhau trong bao mến thương. Kỉ niệm xưa không hề phai, bạn bè tình thêm lưu luyến. Từng gắn bó chung một mái trường, ta bước đi trên khắp nẻo đường. Trường Trưng Vương sáng mãi trong tim của ta”. Mắt mình cay xè và nhòa đi vì nước mắt. Mình ra sức dụi mà không ngăn được… bỗng có tiếng mẹ gọi: “Bảo Nguyên, dậy thôi, ngủ mơ gì mà cứ ú ớ vậy!”. Thì ra mình đã có một giấc mơ đẹp. Mình đã tưởng tượng ra ngôi trường của mình 10 năm sau. Dù rằng trường mình bây giờ chưa hiên đại và dù rằng một ngôi trường hiện đại phải là ngôi trường như mình thấy trong mơ nhưng không hiểu tại sao mình vẫn muốn trường mình như hôm nay, không thay đổi, giống như mình và bạn đang găn bó với nó, phải không Ngọc Anh? Và lòng mình cứ vang vang câu nói: Ai dám cho rằng mái trường không phải là nơi tuyệt vời nhất trên đời này?

Nguon : http://www.hoctotnguvan.net/tuong-tuong-20-nam-sau-vao-mot-ngay-he-em-ve-tham-lai-truong-xua-hay-viet-thu-cho-mot-ban-hoc-hoi-ay-ke-ve-buoi-tham-truong-day-xuc-dong-do-17-994.html

k nha

20 tháng 10 2018

Hà Nội ngày... tháng... năm...

Vũ thân mến!

Thế là một thời gian dài đã trôi qua, chúng ta không còn là những cậu học trò nhỏ lớp 9 ngày nào, ngây thơ và cũng không kém phần nghịch ngợm. Giờ đây, mỗi chúng ta đều đã trưởng thành, và có lẽ cũng đã đạt được ước mơ của mình. Đã lâu rồi mình chưa viết cho cậu. Đầu thư, mình xin chúc cậu và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc cậu đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Mình biết cậu đã đạt được ước mơ trở thành nhà báo, bởi mình cũng đã đọc được một số bài viết của cậu. Còn mình, mình cũng thực hiện được ước mơ trở thành một doanh nhân. Mình hi vọng tất cả những thành viên yêu quý của 9A5 ngày ấy đều đạt được mong ước của mình.

Vũ thân! Mình luôn ghi nhớ trong lòng rằng những thành quả mà chúng ta có được ngày hôm nay có công sức rất lớn của các thầy cô đã hết lòng dạy dỗ chúng ta dưới mái trường xưa. Vậy mà, sự bận rộn của cuộc sống lắm lúc đã làm mình quên thầy cô, quên trường cũ. Chúng mình thật có lỗi phải không Vũ? Và có lẽ, nếu không vì một chuyến đi công tác tình cờ thì mình cũng không nghĩ đến chuyện về thăm lại trường xưa.

Hôm ấy, vào một ngày hè, mình thong thả đi bộ dưới những tán cây xanh. Mình đang tới để giám sát công việc trong một chi nhánh, gần ngôi trường thân yêu của chúng ta. Mình bước từng bước, bỗng nhiên, mình cảm giác có gì đó là lạ. Mình liền ngoảnh sang bên và nhìn thấy. Tất nhiên rồi, sao có thể nhầm được nữa. Trong lòng mình dâng lên một cảm xúc khó tả, rất thân thuộc khi nhìn tấm biển: “Trường trung học cơ sở dân lập M.V.Lô-mô-nô-xốp”.

Đây chính là ngôi trường mà chúng ta đã gắn bó với nó trong suốt những năm học cấp II. Mình không kìm nén được cảm xúc và bước vào bên trong, vẫn những bóng dáng, hình ảnh thân thuộc, ngôi trường của chúng ta không thay đổi nhiều, có lẽ chỉ những hàng cây trên sân trường là xanh hơn, già hơn. Mình đang miên man trong dòng cảm xúc thì có một giọng nói cất lên:

- Anh vào đây có việc gì thế!

Đúng giọng nói này rồi, giọng nói của anh bảo vệ ngày xưa. Sau một thoáng sững sờ, mình vội đáp:

- Chào bác bảo vệ, tôi trước là học sinh trường này, nhân tiện đi qua đây nên muốn ghé lại thăm trường.

Người báo vệ cười xòa và nói:

- Ra anh cũng là học sinh trường này. Tôi đã làm bảo vệ ở đây suốt hai mươi năm nay, không biết tôi có hân hạnh được biết anh không nhỉ?

Mình đáp:

- Có thể bác không còn nhớ tôi, nhưng tôi thì nhớ bác rõ lắm.

Rồi mình nói chuyện với người bảo vệ một lúc lâu, nói về những kỉ niệm xưa cũ. Mình cứ ngỡ mình đang còn là một học sinh bé bỏng dưới mái trường này kia đấy. Sau đó, mình tiếp tục đi vào bên trong, lên cầu thang đi lên tầng hai. Đi dọc dãy hành lang, mình lại một lần nữa bắt gặp cái cảm giác hồi hộp, xao xuyến như khi còn là cậu học trò lớp chín. Đến cửa lớp học xưa, nhìn thấy biển lớp 9A5, mình như thấy lại hình ảnh của hai mươi năm về trước.

Trong “ngôi nhà chung” ấm cúng này, bốn mươi thành viên của lớp đã cùng học tập, vui chơi, cùng chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những tâm tư, tình cảm của tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. Bảng đen, phấn trắng, những dãy bàn học, những giờ lên lớp, những cuốn lưu bút... tất cả chỉ như mới đây thôi, vẫn vẹn nguyên trong kí ức mình.

À, cậu vẫn còn nhớ chỗ ngồi ngày xưa của tụi mình chứ? Hàng thứ hai, dãy bên trái - nơi tập trung những cây văn nghệ của lớp, là hạt nhân trong các buổi liên hoan, tổng kết cuối năm. Chỗ ngồi này đã gắn bó với mình suốt bốn năm học, với biết bao kỉ niệm.

Bao năm học trôi qua, mỗi người khi rời xa mái trường lại mang theo biết bao kỉ niệm, chỉ riêng điều đó thôi, lớp mình đã trở thành “kho lưu trữ tình cảm” của bao con người rồi, phải không Vũ?

Rời khỏi lớp cũ, mình đi tiếp và dừng lại ở cửa phòng thầy hiệu trưởng, mình gõ cửa và một giọng nói thân quen cất lên:

- Xin mời vào!

Mình mở cửa bước vào phòng. Trước mắt mình vẫn là thầy hiệu trưởng ngày xưa ấy nhưng thời gian đã nhuộm mái đầu thầy bạc trắng. Mình lễ phép cúi đầu chào:

- Em chào thầy ạ.

Thầy hiệu trưởng nói với giọng ngập ngừng:

- Xin lỗi, anh là...

- Thưa thầy, có thể thầy không nhận ra em. Bởi em chỉ là một trong bao học sinh của trường ta. Thầy cũng không phải là người trực tiếp dạy dỗ em. Nhưng em, cũng như tất cả những học sinh khác phải cảm ơn công lao của thầy cũng như các thầy, cô giáo khác dìu dắt chúng em dưới mái trường này. Bởi vậy, hôm nay đi ngang qua đây, em đã ghé lại thăm trường, nơi đã ươm mầm và chắp cánh cho những hoài bão của chúng em.

Thầy hiệu trưởng nhìn mình bằng ánh mắt hiền từ, trìu mến như ngày nào:

- Cảm ơn em, cảm ơn những suy nghĩ và tình cảm mà em đã dành cho các thầy, các cô. Thầy chúc em luôn thành đạt trong cuộc sống, hãy phát huy tốt những gì mà em đã tích lũy được trong những năm học tập và rèn luyện dưới mái trường này.

-Vâng, thưa thầy! Em sẽ cố gắng để không phụ lòng thầy cô. Giờ em xin phép thầy cho em được đi thăm trường.

Mình đã gặp lại nhiều thầy cô trước đây, khi chúng mình học, các thầy cô mới ra trường, giờ đây có người tóc đã điểm bạc. Tuy nhiên, không vì thế mà tinh thần và lòng hăng hái của những con người ấy vơi hụt đi. Trong mắt mình, họ vẫn là những giáo viên trẻ đầy năng nổ và nhiệt huyết, yêu nghề.

Hôm đó, mình nhớ nhất là cuộc gặp gỡ với cô Tâm dạy Toán của lớp mình hai năm cuối cấp. Chắc cậu vẫn còn nhớ chứ? Bây giờ, cô đã lớn tuổi hơn nhiều nhưng cô vẫn không thay đổi nhiều lắm. Vừa trông thấy cô, mình đã vội chào ngay:

- Em chào cô ạ!

Có thể thầy hiệu trưởng không nhận ra mình nhưng cô thì khác, cô nhận ra mình sau một thoáng ngỡ ngàng.

- Em là ... Tuấn có phải không? Có phải Tuấn lớp 9A5 năm xưa đây không?

- Vâng thưa cô, em là Tuấn đây ạ!

- Sau ngần ấy thời gian, em đã trở thành người chín chắn, đĩnh đạc như thế này rồi. Bây giờ em đang làm gì?

- Thưa cô, em đang làm phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu ạ. Hôm nay nhân buổi đi công tác em mới có dịp về thăm trường. Rồi mình và cô vào phòng hội đồng để nói chuyện. Mình sực nhớ ra là chưa hỏi thăm sức khỏe cô:

- Thưa cô, dạo này cô và gia đình vẫn khỏe chứ ạ?

- Cảm ơn em, cô vẫn khỏe. Thế còn em? chắc em đã lập gia đình rồi chứ?

- Vâng, thưa cô. À! Cô ơi, những học sinh cũ của lớp mình có thường hay đến thăm cô không ạ?

- Có một số người thỉnh thoảng vẫn đến chơi với cô. Còn một số thì đã lâu cô không gặp lại.

Mình đáp, lòng ngập tràn hối hận:

- Chúng em thật là có lỗi vì đã không đến thăm hỏi các thầy cô được thường xuyên.

- Cô cũng biết là cuộc sống của các em rất bận rộn nên cũng không trách các em đâu. Các em không cần thường xuyên đến thăm cô, chỉ cần trong kí ức các em còn lưu giữ những hình ảnh tốt đẹp về các thầy cô và mái trường xưa là được.

- Vâng, em cảm ơn cô.

Sau cuộc nói chuyện dài, mình tạm biệt thầy cô ra về, lòng đầy cảm xúc bâng khuâng khó tả.

Từ hồi vào Thành phố Hồ Chí Minh, cậu đã từng về thăm lại ngôi trường của chúng mình chưa? Nếu chưa thì cậu hãy ít nhất một lần trở về đó. Cậu sẽ được sống lại với bao kỉ niệm, và cậu sẽ gặp lại những thầy cô yêu quý đã từng dạy dỗ chúng ta.

Thôi thư đã dài, mình xin dừng bút. Hi vọng một ngày gần đây sẽ được gặp lại cậu tại ngôi trường của chúng ta.


k nha

7 tháng 10 2016

1. Đầu thư:
- Thời gian, địa điểm viết thư.
- Lời chào gửi đầu thư.
- Lí do viết thư.
2. Nội dung bức thư:
- Hỏi thăm tình hình trong những năm qua ( học tập, cuộc sống, công tác của bạn và một số bạn khác trong lớp ).
- Giới thiệu về hoàn cảnh hiện tại của bản thân ( công việc, gia đình…)
- Kể lại tình huống về thăm trường:
+ Lí do về thăm trường cũ ( đi ngang qua, có chủ định về thăm…)
+ Thời gian ( mùa hè); đi một mình hay đi với ai?
+ Tâm trạng trước khi về thăm ( nếu là chủ định ): bồi hồi, xúc động, hồi hộp…
- Quang cảnh ngôi trường khi đếm thăm:
+ Ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy trường.
+ Cảnh vật, thiên nhiên, sự thay đổi của cảnh vật ( hàng cây, cổng trường…)
+ Quang cảnh ngôi trường khi đến thăm: miêu tả đôi nét về ngôi trường ( các dãy nhà, các phòng học, phòng chức năng, cơ sở vật chất của trường…)
+ Cảnh vật gợi nhớ đến những hình ảnh xưa của bạn bè, thầy cô ( những kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò…)
( Chú ý: Lồng cảm nghĩ và nhận xét về sự thay đổi của ngôi trường)
- Kể lại những cuộc gặp gỡ: đã gặp ai ( thầy cô, bạn bè…)? Nói chuyện gì? (tâm sự, ôn lại những kỉ niệm trong quá khứ…)? Cảm nghĩ sau buổi trò chuyện?
- Kết thúc buổi thăm trường: cảm xúc về buổi thăm trường; những suy tưởng; tình cảm; những động lực thúc đẩy bản thân trong tương lai…
3. Cuối thư:
- Lời chào, lời chúc và lời hứa hẹn.
- Ký tên.

8 tháng 10 2016

_Em phải viết một lá thư, kể chuyện về thăm trường cũ. Lá thư đó em phải miêu tả quang cảnh trường em 20 năm sau.Trường sẽ hiện đại, nguy nga, bề thế khác hẳn hiện giờ. 
_Em cần tưởng tượng 20 năm sau em là một người như thế nào? Bao nhiêu tuổi? Làm nghề gì? Ở đâu? 
_ Bạn em, người nhận thư, tên gì? Ở đâu? Gia cảnh thế nào? 
_Em cần suy nghĩ trong trường hợp nào mà em về thăm trường? Vì sao em muốn kể cho bạn nghe những điều em nghe , em thấy ? ( Ví dụ: Em là một Việt kiều về thăm quê, một thầy giáo được cử về làm hiệu trưởng, một doanh nhân đến tìm hiểu để đầu tư, phát triển trường hay đơn giản là một người cha đến xin học cho con...) 
_Em cần nghĩ đến một cốt truyện, em trở về trường, xúc động trước sự thay đổi vượt bậc của trường, em muốn làm gì đó để hỗ trợ cho các hoạt động của nhà trường, em viết thư kêu gọi bạn bè cùng tham gia chẳng hạn. 
_ Em hãy hình dung, trường em sau 20 năm phải thay đổi như thế nào? ( Yếu tố miêu tả) 
+Ví dụ như quy mô, diện tích, vị trí vẫn như cũ hay được mở rông, nâng tầng cao hơn v...v... 
+Cổng trường, sân trường, cây cối, vườn tược, bãi đậu xe, căn tin có như hồi em học? 
+Cầu thang. lớp học của học sinh, phòng làm việc của thày cô, sân thể dục, phòng thí nghiệm...đã được hiện đại hóa như thế nào? Cái gì đã mất? Cái gì có thêm?( vd: bể bơi, nhà ăn, sân khấu, tầng hầm để xe, thư viện mở 24/24...) 
_Em có gặp ai trong số thầy cô và bạn bè cũ. Cuộc gặp gỡ có làm em xúc động? Những kỉ niệm nào ùa về trong em? Những so sánh , liên tưởng? ( Yếu tố biểu cảm) 
_Em đừng quên thời điểm miêu tả là mùa hè. Khi đó trong trường có những hoạt động gì hay hòan toàn vắng lặng? Nếu có thì những hoạt động ấy ra sao? 

B DÀN Ý CHUNG: 

I/ Mở bài: Nơi gửi thư, ngày tháng năm. 
Lời xưng hô đầu thư. 
Lí do gửi thư. 
II/ Thân bài: Nội dung chính của thư. Kể chuyện thăm quê, thăm trường cũ. Những thay đổi, những hồi ức, nghĩ suy, cảm động. 
III/ Kết bài:Lời nhắn gửi, lời chúc

26 tháng 10 2021

Tham khảo:

Đúng là thời gian trôi qua chẳng chờ đợi ai bao giờ, mới ngày nào còn là một học sinh lớp 7 ngây ngô, bỡ ngỡ, hồn nhiên trong sáng, ấy vậy mà sau 20 năm đã trở thành một người trưởng thành tất bật với bao bộn bề của cuộc sống. Tôi tìm về mái trường xưa đúng dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, bao cảm xúc ùa về như một làn gió mát thổi qua tâm hồn tôi. 

 

Mái trường Minh Khai đã có nhiều đổi thay khác xưa so với ngôi trường cách đây 20 năm, mọi thứ được nâng cấp, sửa sang, mở rộng và kiến thiết đẹp hơn xưa rất nhiều. Đứng trước sân trường tôi nhìn cánh cổng to cao biển tên đẹp đẽ nhớ về cánh cổng bé hẹp mỗi giờ tan học chen nhau đi qua rồi chợt mỉm cười. Chỉ còn những bóng cây xà cừ đã trở thành cây cổ thụ bao bọc ôm trọn cả sân trường, ngày trước những gốc cây chỉ chưa bằng một vòng tay mà giờ phải hai người ôm mới hết. Các dãy nhà được sơn sửa khang trang, sạch đẹp như vừa mới xây, và có thêm cả phòng thí nghiệm, phòng thực hành, trình chiếu. Dịp kỉ niệm 50 năm thành lập trường được tổ chức rất hoành tráng, cờ hoa và bóng bay rực rỡ khắp trường, mọi học sinh đều tụ hội về như một lời tri ân với mái trường đã rèn giũa chính mình nên người. Gặp lại bạn bè tôi rất vui, ai cũng đều đã thành đạt, công việc ổn định, nhiều bạn đã lập gia đình và mang cả con đi trông rất hạnh phúc. Những thầy cô sau 20 năm gặp lại đã già đi trông thấy, đặc biệt cô giáo chủ nhiệm lớp 9 vẫn nhớ tôi, còn hỏi tình hình công việc hiện nay. 

 

Chuyến về thăm trường xưa đã mang lại cho tôi nhiều cảm xúc, tôi như được sống lại những năm tháng học trò với những trang sách, bài thi. Thời gian có trôi đi nhưng những gì là kỉ niệm của tôi dưới mái trường này sẽ mãi mãi còn ở lại. 

26 tháng 10 2021

Tham khảo:

 

Hải Dương, ngày... tháng... năm

 

Tường Vi thân!

 

Chưa bao giờ nghĩ đến bạn mà mình thấy bồi hồi như lúc này. Bao nhiêu cảm xúc ùa về và mình biết khoảnh khắc này chỉ bạn mới có thể chia sẻ với mình. Hôm nay, mình về thăm ngôi trường cấp 2 thân yêu của chúng ta, sau hai mươi năm xa cách...

 

Cái nắng gay gắt của mùa hè vẫn còn vương lại dù đã là buổi xế chiều, những tia nắng vẫn đang mải đùa nghịch trên mấy tán cây, ngôi trường cũ hiện ra thân thương, quen thuộc và không còn vẻ nghiêm trang như hồi trước nữa... Mình lặng lẽ dạo quanh sân, ngắm nhìn từng vòm cây để cảm nhận sự khác biệt trong lòng cái khung cảnh đã từng quá thân thuộc này. Có lẽ, dù đã hai mươi năm xa cách, dù có bao lớp học sinh đến rồi lại đi, thì trường vẫn thế, vẫn chẳng thay đổi gì trong tâm hồn mỗi người, mãi mãi...

Nhìn đồng hồ đeo tay, đã đến giờ tan trường, mình tạm lánh vào một góc khuất - Tường Vi đoán xem, đó là chỗ nào? Cái gầm cầu thang mà chúng mình thường trốn ngày xưa khi chơi trò ú tim ấy! Nhắm mắt lại và mình cảm thấy như đang nghe bên tai ba hồi trống trường thân quen ngày nào. Mình tưởng tượng ra hình ảnh của lũ trẻ ùa ra từ các phòng học, chúng hồn nhiên gọi nhau, cãi nhau, ríu rít đùa nhau, nhí nhảnh như bọn mình hồi xưa... Màu áo trắng, sao mà nhớ thế! Chỉ một hai năm nữa thôi, ngày chia tay, chúng sẽ giống chúng mình ngày xưa, chìa lưng áo trắng cho nhau ghi dòng lưu bút...

 

Một lúc lâu sau, mình vẫn chưa muốn rời đi, mình tần ngần nhìn lại ngôi trường. Cả sân trường rợp bóng cây xanh, lặng lẽ với mùa hè đầy nắng vàng và ve sầu. Xa xa, nơi góc hồ nước, một cây me cao lớn trông tràn đầy sức sống. Mình chợt nhận ra đó chính là gốc me non tụi mình trồng năm nào, tự nhiên lại thấy bồi hồi. Bước dần lên cầu thang, mình tìm lại phòng học cuối tầng ba, nơi ngày xưa bốn mươi sáu quỷ sứ lớp mình từng trú ngụ. Đây rồi, lớp học đó, cá cái ban công quen thuộc đang ở ngay trước mắt, chờ mình bước vào và tìm kiếm lại hình ảnh của hai mươi năm trước. Chỗ ngồi cạnh cửa sổ bàn ba là của mình, nơi đã từng chứng kiến mình khóc, mình cười và cả khi mình nói chuyện riêng nữa. Còn cách đó hai bàn, là chỗ của bạn đó nhớ không? Cách xa như thế mà hai đứa còn nói chuyện riêng được thì thật tài!

 

Hôm ấy mình không gặp được thầy cô giáo cũ, chỉ còn thấy lại những kỷ niệm thuở học trò, những buổi ngồi truy bài dưới gốc cây phượng, những giờ kiểm tra gay cấn, hồi hộp đến toát mồ hôi. Tất cả đã rất xa mà cũng lại như vừa mới hôm qua.

 

Tường Vi ơi! Nhất định hôm nào chúng ta gặp nhau nhé! Biết rằng công việc của ai cũng bận rộn nhưng mình tha thiết muốn gặp bạn dưới những vòm cây của ngôi trường cũ yêu dấu này để ôn lại những ngày xưa!

 

Hẹn gặp bạn một ngày không xa.

 

Thân ái!

 

Bạn của cậu

25 tháng 10 2021

hong chép mạng nha mn

18 tháng 11 2021

Dựa vào dàn ý để làm thành 1 bài hoàn chỉnh nhé !!
 

1. Mở bài:

Cần thơ, ngày...tháng …năm…Bạn…

2. Thân bài:

a) Những lí do thăm hỏi đầu thư.

Lí do viết thư (tưởng tượng: VD: Soạn vỡ thấy tấm hình lớp chụp chung….)

b) Nội dung thư:

- Giới thiệu tên trường? (Tưởng tượng đến trường vào thời điểm nào? Lí do đến trường)

- Miêu tả con đường đến trường (so sánh lúc trước và bây giờ? Thay đổi như thế nào? Cảm xúc?)

- Miêu tả các phòng lớp (Phòng vi tính? Phòng TN? Dụng cụ, thiết bị đổi khác ra sao?...). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội…(So sánh )

- Miêu tả khoảng sân trường? (so sánh xưa và nay)? Những băng ghế? gốc bàng, hàng phượng (Còn như xưa ? đã già hay đã trồng cây khác?)

- Miêu tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa? Nêu cảm xúc? Thầy cô? Bạn bè?

- Gặp lại thầy cô? Thầy cô cũ còn không? Thầy cô mới như thế nào? (Vui vẻ?). Thầy hiệu trưởng về hưu hay đã mất?

- Gặp lại thầy cô chủ nhiệm lớp 9A…? Cô thay đổi ra sao? Nhưng vẫn còn những nét gì? (Giọng nói? Ánh mắt? Khuôn mặt lộ vẻ xúc động?)

- Cô trò nhắc lại kỉ niệm cách đây 20 năm:

Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình một số bạn học? Về công việc của mình?Tâm trạng cô ra sao?Tình cảm em như thế nào?

3. Kết luận:

Cuối thư: Thăm hỏi sức khoẻ và chúc bạn?Lời chào
18 tháng 11 2021

undefined

làm theo dàn bài này được ko ạ