K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2018

Sao trời có hàng vạn

Cây cỏ có hàng trăm

Nhưng mẹ chỉ có một

Biết mấy là yêu thương

Mẹ chăm con từng tí

Mẹ dạy con từng li

Mẹ cho con đạo đức

Mẹ chỉ con làm người

Mùa đông dù lạnh giá

Đã có mẹ sưởi bên

Mùa hè dù nóng nực

Tay mẹ  mát tâm hồn

Con thương mẹ xiết bao

Tảo tần qua khó nhọc

Bàn tay mẹ gầy chai

Cho con được đi học

Biết bao nhiêu của ngon

Mẹ dành cho con hết

Bấy nhiêu là câu chuyện

Mẹ thủ thỉ con nghe

Mẹ ơi có biết không

Con yêu mẹ nhiều lắm

Không thứ gì sánh được

Tình thương mẹ vô bờ!

26 tháng 4 2018

Thơ văn thì không có đúng hoặc sai. Tình cảm mỗi ai cảm nhận.

Mình làm nhé :

Mồ hôi mẹ, nước mắt con

Bé thơ lon ton mẹ dìu dắt

Nước mũi nước mắt mẹ còn lau

Thời gian trôi mau, vô tình thế

Thoắt một người già, con khôn lớn

Như chồi xanh mơn mởn mẹ chăm lo

Nhẹ nhàng và rồi chợt làn gió

Bao năm qua hóa cổ thụ vững chắc

Đôi mắt mẹ sao trời yêu thương.

26 tháng 4 2018

mấy khổ v bạn

16 tháng 12 2018

gợi ý câu đầu : Giang Sinh năm nay con tặng mẹ

31 tháng 10 2017

b,cò,tôi

c,con cò ,cái diệc,cái nông

31 tháng 10 2017

mình không hiểu

Chúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:

"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!"

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: "Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn". "Núi Thái Sơn" là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. "Nước trong nguồn" là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . . Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là "đạo con".

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tới và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bài ca dao, chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.

27 tháng 5 2019

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

13 tháng 1 2017

-   Cái cò, cái vạc, cái nông,

Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

-   Không không, tôi đứng trên bờ,

Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.

   Chẳng tin, ông đến mà coi,

Mẹ con nhà  còn ngồi đây kia.

8 tháng 3 2018

  Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.

   Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

   - Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

   Chim lạ liền nói:

   - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

   Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

   Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

   Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

   Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

8 tháng 3 2018

Câu chuyện cây khế . Lời kể của người em như sau : 

Hai anh em tôi phải gánh chịu nỗi đau thương, mất mát lần thứ hai. Sau khi chôn cất cha già đã ra đi sau cơn bạo bệnh, anh và chị dâu tôi đà ra ở riêng.

Anh tôi tính tình không rộng rãi, nay lại nghe lời vợ nên chỉ cho tôi khoảnh đất nhỏ cùng một cây khế. Buồn vì mồ côi cha mẹ, lại bị anh chị đối xử ghẻ lạnh, tôi chỉ muốn chết cho rồi. Những khi cô đơn cùng quẫn, hình ảnh người cha kính yêu hiện lên trong tâm trí tôi với lời dặn dò thiết tha : "Con phải cố gắng sống lương thiện bằng chính đôi tay của mình. Ở hiền sẽ gặp lành".

Thế là hằng ngày, ngoài việc trồng trọt trên mảnh đất tí tẹo và sòng trong căn chòi ọp ẹp, tôi còn chăm sóc cây khế cẩn thận vì cây khế đó do cha trồng khi tôi còn bé tí. Một buổi sáng đẹp trời, tôi chuẩn bị hái khế mang ra chợ bán thì một đàn chim lạ, không biết từ đâu kéo đến đậu kín cây. Nhìn chúng bới từng quả khế vàng mọng, căng bỏng mà lòng tôi đau nhói. Hết rồi, số phận nghiệt ngã đã an bài, kể cả ông trời cũng không thương tôi thì sống làm gì. Lúc ấy, hồn nhiên tôi nghe con chim to nhất đàn kêu lên : "Ăn khế trả vàng, may túi ba gang mang theo mà đựng". Lòng tôi phấn chấn trở lại, tưởng mình đang nằm mơ.

Đúng giờ, chim Thần chở tôi ra đảo lấy vàng. Nơi đây, vàng bạc châu báu nhiều vô kể. Vốn tính thật thà và lời cha dạy luôn vắng bên tai, tôi lấy đủ số theo lời dặn của chim. Từ đó cuộc sống của tôi đỡ hơn rất nhiều. Anh đến chúc mừng và đề nghị đổi cây khế của tôi với gia tài của anh. Muốn anh giàu có, tôi đã đổi và dặn anh làm y như vậy. Vài hôm sau, tôi nghe tin anh đã chết vì lấy quá nhiều vàng khiến chim bị gãy cánh trên đường bay về.

Thật buồn khi anh đã chết. Đó cũng là một bài học răn đe những kẻ có lòng tham không đáy.

21 tháng 1 2018

có bao giờ được tặng gì vào tết đâu mà nói cảm nghỉ

21 tháng 1 2018

Đối với mỗi người, ngày sinh nhật luôn là ngày quan trọng. Đó là ngày bạn cất tiếng khóc chào đời, và là ngày gia đình bạn đón một thành viên mới. Vào ngày sinh nhật ai cũng thích được tặng quà và được nhận những lời chúc tốt đẹp từ gia đình, người thân, bạn bè. Năm nay tôi đã 14 tuổi, đã trải qua 14 sinh nhật, nhưng thực sự những cảm xúc trong tôi vẫn còn đọng lại vào ngày sinh nhật năm tôi học lớp 3.

Tôi xa bố mẹ từ nhỏ, cũng vì điều kiện gia đình khó khăn. Tôi ở với bà ngoại, bà là người chăm lo cho tôi từng ngày, từng bữa ăn, giấc ngủ. Mặc dù nhớ bố mẹ lắm nhưng luôn có bà ở bên nên tôi cũng được an ủi phần nào. Tôi còn nhớ năm học lớp 3, tôi thấy mình cũng người lớn hơn những bạn cùng lứa tuổi, cũng bởi vì tôi phải tự lập.  Hồi đó, thỉnh thoảng bố mẹ hay gửi quà Hà Nội về cho tôi, nào là quần áo mới, sách vở mới, tôi thích lắm! Tôi là con gái nhưng cũng không thích chơi đồ chơi như các bạn cùng lứa tuổi, thứ tôi thích nhất chỉ là một con búp bê để tôi có thể thường xuyên may quần áo cho nó mặc. Sở thích của tôi là khâu vá chứ không phải tôi thích búp bê đâu.

Tôi đã từng ước giá như mẹ tặng tôi con búp bê vào ngày sinh nhật thì tôi sẽ vui biết nhường nào. Nghĩ vậy thôi chứ tôi cũng không dám nói với ai, bởi tính tôi cũng không thích đòi hỏi. Dần dần, đến ngày sinh nhật tôi, bố mẹ tôi vẫn gọi điện chúc mừng sinh nhật tôi như mọi lần và bà tôi thì mua chút hoa quả, bánh kẹo về nhà để tôi mời các bạn hàng xóm sang chung vui. Đến 9h tối, khi các bạn và tôi đang nói chuyện rôm rả thì bà ngoại tôi bỗng nhiên đi vào buồng ngủ lấy ra một cái hộp rất to. Tôi và các bạn đã ồ lên một tiếng rất lớn và thi nhau hỏi bà “Bà ơi, hộp gì đây ạ?”. Bà tôi đã chậm rãi trả lời. Đây là quà sinh nhật bố mẹ gửi cho tôi từ Hà Nội về. Tôi thực sự rất bất ngờ và sung sướng bóc hộp quà ấy. Và càng ngạc nhiên hơn khi trong chiếc hộp ấy là một con búp bê vô cùng dễ thương, tôi đã hét lên vì sung sướng. Tôi hỏi bà ngay “Bà ơi, sao bố mẹ cháu biết cháu thích búp bê ạ?”. Bà nói với tôi: “Có một lần, cháu ngủ mơ nói là: Bố mẹ ơi, con thích búp bê chứ không thích quần áo đâu”. Lúc đó bà chưa ngủ, nên khi mẹ gọi điện cho bà hỏi cháu thích được tặng gì vào ngày sinh nhật, bà đã nói là cháu thích búp bê. Và bố mẹ cháu đã mua con búp bê này vào lần trước khi về thăm cháu rồi đưa cho bà nói rằng sẽ tặng cháu vào ngày sinh nhật.

Khi đó, tôi đã hiểu ra vấn đề. Tôi cảm thấy xúc động vô cùng, vì bà và bố mẹ đã dành cho tôi những điều tốt đẹp nhất vào ngày mà tôi được sinh ra. Những cảm xúc đó vẫn còn nguyên vẹn trong tôi cho đến tận bên giờ. Con búp bê đó là món quà mà tôi thích nhất, tôi gọi đó là “Món quà của tình yêu thương”.

Trong lòng tôi biết ơn công lao của bà và bố mẹ vô cùng. Tôi đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng học thật giỏi để luôn là niềm tự hào của mọi người. Đối với tôi, dù bà hay bố mẹ có tặng món quà gì cho tôi đi chăng nữa thì họ vẫn luôn là những gì quý báu nhất trong cuộc đời tôi.

            Công cha như núi ngất trời            Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông            Núi cao biển rộng mênh mông            Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

            Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.

            Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

            Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,… Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.