K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 7 2019

- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc.

- Kinh tế nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo.

- Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH.

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn ở mức cao.

- Vê cơ bản nền kinh tế đất nước còn chậm phát triển hơn so với nhiều nước trong khu vực.

9 tháng 4 2017

Bên cạnh thành tựu và tiến bộ, chúng ta gặp không ít khó khăn và yếu kém trên nhiều mặt:
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
- Một số vấn đề văn hoá, xã hội còn bức xúc và gay gắt, chậm được giải quyết.
- Tình trạng tham nhũng, suy thoái vé tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng.

Tình hình đó đòi hỏi nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ không ngừng phấn đấu để vươn tới những đỉnh cao mới theo con đường đúng đắn đã được xác định : dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

8 tháng 4 2017

-Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất lao động, hiệu quả cà sức cạnh tranh thấp.

-Một số vấn đề văn hóa-xã hội bức xuca và gay gắt, chậm được giải quyết.

-Tình trạng tham nhũng chưa được khắc phục triệt để.


25 tháng 8 2017

Kế hoạch nhà nước 1986-1990

Thành tựu:

- Về lương thực-thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền mien, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân.

- Hàng hóa trên thị trường: Nhất là hàng tiêu dùng, dồi dà, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường.

- Kinh tế đối ngoại: mở rộng hơn trước về quy mô và hình thức.

- Kiềm chế được một bước lạm phát.

- Ở nước ta bước đầu nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.

- Bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương được sắp xếp lại.

Hạn chế:

- Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao.

- Chế độ tiền lương bất hợp lí

- Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp.

Kế hoạch nhà nước 1991-1995

Thành tựu:

- Lạm phát từng bước bị đầy lùi.

- Vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài trong 5 năm tăng nhanh.

- Hoạt động khoa học và công nghệ gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường.

- Thu nhập của các tầng lớp nhân dân được cải thiện.

- Mở rộng quan hệ đối ngoại.

Hạn chế:

- Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé.

- Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra.

- Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng miền.

Kế hoạch 5 năm 1996-2000

Thành tựu:

- Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Các doanh nghiệp trong nước từng bước mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

- Bộ mặt đất nước có nhiều thay đổi.

- Đời sống nhân dân được cải thiện.

Hạn chế:

- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc.

- Kinh tế nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo.

- Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH.

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn ở mức cao.

22 tháng 12 2018

- Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.

- Góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước.

- Cải thiện đời sống nhân dân.

- Tăng niềm tin của nhân dân dưới sựu lãnh đạo của Đảng.

8 tháng 4 2017

Ý nghĩa:

- Những thành tựu của 15 năm đổi mới (1986 – 2000) chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp, được đông đảo quần chúng ủng hộ.

- Việc mở rộng quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, tạo thêm nhiều thuận lợi để đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội với nhịp độ nhanh hơn.

- Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và thành công, Việt Nam cũng đứng trước nhiều khó khăn, thử thách, đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ và tiến kịp thời đại.



8 tháng 4 2017

-Làm thay đổi bộ mặt đất nước, kinh tế, chính trị xã hội đều có bước phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao.

-Tiếp tục duy trì được sự nghiệp xây dựng CNXH,….

29 tháng 2 2016

-Thành tựu :

Công cuộc đổi mới ở nước ta bước đầu đạt được thành tựu, trước tiên là trong việc thực hiện các mục tiêu của Ba chương trình kinh tế :

          Về lương thực, thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến năm 1989, chúng ta đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Sản lượng lương thực năm 1988 đạt 19,5 triệu tấn, đến năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn.

          Hàng hoá trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.

          Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh. Từ năm 1986 đến năm 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần. Năm 1989, ta xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo. Nhập khẩu giảm đáng kể, tiến gần đến mức cân bằng với xuất khẩu.

          Đã kiềm chế được một bước đà lạm phát. Nếu chỉ số tăng giá bình quân hằng tháng năm 1986 là 20% thì năm 1990 là 4,4%. Nhờ đó, các cơ sở kinh tế có điều kiện thuận lợi để hạch toán kinh doanh.

          Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trương có sự quản lí của Nhà nước... tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng sản phẩm cho xã hội.

- Hạn chế, yếu kém

Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát vẫn ở mức cao, lao động thiếu việc làm tăng, hiệu quả kinh tế thấp, nhiều cơ sở sản xuất đình đốn kéo dài.

Chế độ tiền lương bất hợp lí, đời sống của những người sống chủ yếu bằng tiền lương hoặc trợ cấp xã hội và của một bộ phận nông dân bị giảm sút.

 Sự nghiệp văn hoá có những mặt tiếp tục xuống cấp. Tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ, mất dân chủ…còn nặng nề và phổ biến.

 

 

 

 

21 tháng 12 2019

Thành tựu:

Về kinh tế:

- Một số nước Mĩ Latinh trở thành nước công nghiệp mới.

- Trong những năm 50-70, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân của các nước Mĩ Latinh là 5,5%. Đặc biệt, đối với Cuba, nước này đã xây dựng được một nền công nghiệp với cơ cấu ngành hợp lý và nền nông nghiệp với sản phẩm đa dạng.

Về xã hội: Các nước đều tiến hành khôi phục độc lập, giành chủ quyền dân tộc, phát triển đất nước.

Khó khăn:

- Sự suy thoái nặng nề về kinh tế, lạm phát tăng, khủng hoảng trầm trọng, nợ nước ngoài chồng chất, dẫn đến nhiều biến động về chính trị.

- Mâu thuẫn xã hội là vấn đề nổi cộm.

8 tháng 4 2017

Những thành tựu và khó khăn về kinh tế- xã hội của các nước Mĩ-Latinh:

Các nước Mĩ-Latinh đã có nhiều cố gắng trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế-xã hội. Ở Chile, Tổng thống Xanvado Agiende đã tiến hành các chính sách tiến bộ như cải cách ruông đất, quốc hữu hóa các công ti tư bản nước ngoài, thực hiện các quyền tự do dân chủ. Ở Nicaragoa, sau khi lật đổ chế độ độc tài, Xomaxa. Mặt trận dân chủ giải phóng Xanđinô đã lựa chọn con đường phát triển dân chủ, tiến bộ xã hội.

Trong hơn 40 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ một nền công nghiệp độc canh cây mía, công nghiệp đơn giản nhất khai mở, Cuba đã có nền kinh tế cân đối với cơ cấu ngành nghề hợp lý.

Từ thập kỉ 50 đến cuối thập kỉ 70 của thế kỉ XX, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của các nước Mĩ –Latinh là 5,5%. GDP năm 1960 là 69,4 tỉ USD; đến năm 1979, con số này tăng lên 599,3 tỉ USD.

Trong thập kỉ 80, nhiều nước Mĩ-Latinh lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế, lạm phát tăng nhanh, chính trị mất ổn định, tốc độ tăng trưởng giảm sút (1986 là 0,3%, 1989 là 0,5%). Nợ nước ngoài lên tới 410 tỉ USD (1989)

Bước sang thập kỉ 90, nền kinh tế Mĩ-Latinh có chuyển biến tích cực hơn như tỉ lệ lạm phát được hạ xuống, đầu tư nước ngoài vào Mĩ-Latinh gia tăng( trên 70 tỉ USD năm 1994), đứng hàng đằng sau Đông Á. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới như Braxin, Achentina, Mêhicô. Tuy nhiên tình hình kinh tế của nhiều nước Mĩ-Latinh còn gặp không ít khó khăn.


18 tháng 4 2017

Em cần nói cụ thể hơn những khó khăn về kinh tế - xã hội nhé.

Bởi đây là khu vực còn gặp phải rất nhiều khó khăn, đó cũng là vấn đề quan trọng mà khi học về bài này chúng ta cần biết.

Chúc em học tốt!

21 tháng 8 2018

* Giai đoạn 1954 - 1960:

- Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh.

- Nông nghiệp: Nông dân hăng hái khẩn hoang, sắm sửa nông cụ, xây dựng nhiều công trình thủy lợi.

- Công nghiệp: Khôi phục và mở rộng hầu hết các nhà máy, xí nghiệp bị phá hỏng, xây dựng thêm một số nhà máy mới: cơ khí Hà Nội, gỗ Cầu Đường...

- Thủ công nghiệp, thương nghiệp: Khôi phục, bảo đảm cung cấp nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân. Mở rộng ngoại thương.

- Giao thông vận tải: Khôi phục các tuyến đường sắt, sửa chữa và làm mới đường ôtô, đường hàng không quốc tế được khai thông.

- Văn hóa, giáo dục, y tế được đẩy mạnh, hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm xây dựng.

* Giai đoạn 1961 - 1965:

- Công nghiệp:

     + Giai đoạn 1961 - 1965, có 100 cơ sở sản xuất mới được xây dựng, nhiều nhà máy được mở rộng.

     + Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

     + Công nghiệp nhẹ cùng với tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.

- Nông nghiệp:

     + Thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao.

     + Áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

     + Hệ thống thủy nông phát triển, nhiều công trình được xây dựng.

     + Năng xuất tăng cao, vượt 5 tấn thóc trên 1 hécta.

- Thương nghiệp quốc doanh được Nhà nước ưu tiên phát triển, chiếm lĩnh được thị trường, góp phần vào phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.

- Hệ thống giao thông được củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn trước.

- Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh.

- Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe được đầu tư phát triển, khoảng 6 000 cơ sở y tế được xây dựng.

- Miền Bắc đã làm tròn nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam, phục vụ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

8 tháng 4 2017

Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương

Ngay từ đầu Mĩ mở rộng chiến tranh , miền Bắc đã kịp thời chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, thực hiện quân sự hóa toàn dân, đào đắp công sự chiến đấu, hầm hào phòng tránh, triệt để sơ tán, phân tán những nơi đông dân để tránh thiệt hại về người và của.

Chống lại những hành động phá hoại của địch là nhiệm vụ của các lực lượng phòng không, không quân, hải quân với vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, của cả lực lượng tự vệ, dân quân và toàn dân với vũ khí thông thường. Địch đến là đánh, ai không trực tiếp chiến đấu thì phục vụ chiến đấu, bình thường thì toàn dân sản xuất.

Trong chiến đấu và sản xuất, trên miền Bắc Bộ dấy lên phong trào thi đua chống Mĩ, cứu nước, thể hiện sáng ngời chân lí “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Qua phong trào thi đua, quân dân ta tỏ ra sức mạnh của một dân tộc giàu truyền thống, lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu thông minh, dũng cảm, đã lập được nhiều thành tích to lớn trong chiến đấu và sản xuất.

Trong hơn 4 năm (từ ngày 5-8-1964 đến ngày 1-11-1968), miền Bắc bắn rơi, phá hủy 3 243 máy bay, trong đó có 6 máy bay B52, 3 máy bay F111; bắn cháy, bắn chìm 143 tàu chiến. Ngày 1-11-1968, Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc.

Trên mặt trận sản xuất, miền Bắc cũng lập được những thành tích quan trọng.

Trong nông nghiệp, diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động không ngừng tăng lên, ngày càng có nhiều hợp tác xã , nhiều địa phương đạt “ba mục tiêu” (5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động trên 1 héc ta gieo trồng trong 1 năm).

Năm 1965, miền Bắc có 7 huyện, 640 hợp tác xã đạt mục tiêu 5 tấn thóc/1 héc ta gieo trồng trong hai vụ; đến năm 1967, tăng lên 30 huyện và 2 485 hợp tác xã.

Trong công nghiệp, năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững. Các cơ sở công nghiệp lớn đã kịp thời sơ tán, phân cách, sớm đi vào sản xuất, đpá ứng nhu cầu thiết yếu của chiến đấu, sản xuất và đời sống. Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng đều phát triển. Mỗi tính trở thành một đơn vị kinh tế tương đối hoàn chỉnh.

Giao thông vận tải, mộ trong những trọng điểm bắn phá của địch, được quân và dân ta bảo đảm thường xuyên thông suốt.

Là hậu phương lướn của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, miền Bắc luôn hướng về miền Nam. Vì miền Nam ruột thịt, miền Bắc phấn đấu “mỗi người làm việc bằng hai”. Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc –Nam mang tên Hồ Chí Minh trên bộ (dọc theo dãy núi Trường Sơn) và trên biển (dọc theo bờ biển) bắt đầu khai thông từ năm 1959, dài hàng nghìn cây số, nối liền hậu phương tiền tuyến.

Qua hai tuyến đường vận chuyển chiến lược đó, trong 4 năm (1965-1968) miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hóa tại các vùng giải phóng, cùng hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác. Tính chung, sức người, sức của từ miền Bắc chuyển vào miền Nam trong 4 năm đã tăng gấp 10 lần so với giai đoạn trước.