K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2018

 Đến với chùm ba bài thơ thu của Nguyền Khuyến, ta bắt gặp những cảnh sắc không thể lẫn của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Những bức tranh thu ấy được vẽ nên bằng tấm lòng yêu mến quê hương mình, bằng tình yêu cuộc sống thanh cao, tĩnh lặng chốn thôn quê của cụ Tam nguyên Yên Đổ. Thành công của những bài thơ thu này cũng chứng tỏ tâm hồn tinh tế, ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến. Chúng đưa ông lên địa vị danh dự trong các thi nhân viết về mùa thu, trong những nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.

2 tháng 8 2018

thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước 
-cho thấy tâm trạng thời thế ,nỗi buồn bâng khuâng u uẩn của tâm hồn thi nhân. 
-bầu trời trong cả 3 bài đều là "xanh ngắt",là từ gợi tả rất đặc biệt trong bộ 3 bài thơ thu. 
-bức tranh mùa thu mênh mông,vắng lặng. 

30 tháng 10 2016

Đời Đường - Trung Quốc trong khoảng những năm 618-907 thi ca nghệ thuật phát triển vô cùng mạnh mẽ và thu được những thành tựu rực rỡ. Với hơn 2.300 thi sĩ và khoảng hơn 48.000 bài, thơ Đường được liệt vào hàng thơ ca ưu tú nhất của nhân loại. Trong số đó không thể không kể đến Đỗ Phủ (712- 770) nhà thơ giàu lòng yêu nước thương dân, được tôn vinh là "thi thánh". Tính hiện thực và tinh thần nhân đạo là chủ đề xuyên suốt trong thơ. Bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một trong những bài thơ như vậy.

Bài thơ này được xem là một trong những bài thơ hay nhất trong số 100 bài tiêu biểu của Đỗ Phủ được sáng tác vào những năm cuối đời sống ở Thành Đô. Cùng thời gian đó loạn An Lộc Sơn vẫn chưa dứt, bài thơ lấy gốc sâu xa từ điệu dân ca cổ. Đã có rất nhiều nhà thơ có cách viết thế ca này: Thu Phô ca (Lý Bạch), Trường hận ca (Bạch Cư Dị).

Mở đầu bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá như kể lại về trận gió thu. Đây không phải là cơn gió heo may mát lành mà đây là một trận bão tố, cơn lốc vào tháng tám Gió thét gào.

Tháng tám, thu cao, gió thét gào,

Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta

Tranh bay sang sông rải khắp bờ,

Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa

Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.

 

Căn nhà lợp tranh yếu ớt bị cơn thu phong lật tung cuộn bay khắp nơi. Có tấm tranh bay rải khắp bờ sông. Có tấm bay tận rừng xa, có tấm rơi nơi mương nước... Việc lặp lại từ tranh đến 2, 3 lần chứng tỏ trận bão tố rất ghê gớm. Căn nhà được bạn bè giúp đỡ để nương thân qua ngày giờ đây tan thương.

Ngước nhìn từng tấm tranh theo gió bay đi mà lòng xót xa, bất lực. Tiếng thơ như lời than thở, khóc lóc cho cảnh sống khổ cực của thi nhân.

Sự đau đớn xót xa được thể hiện sâu sắc hơn ở khổ thơ kế tiếp. Nhà thơ phải chứng kiến sự phá phách căn nhà của mình cùng với trận bão tố mà nhà thơ gọi là "đạo tặc".

Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,

Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật,

Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre

Môi khô miệng cháy gào chẳng được

Quay về, chống gậy lòng ấm ức.

Chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, loạn lạc. Đạo đức suy đồi đến cùng cực. Lũ trẻ hàng xóm không ai dạy dỗ, không chỗ học hành chúng ngang tàng kéo đến cướp tranh nhà Đỗ Phủ. Chúng không còn biết lễ giáo, lễ phép gì nữa. Chúng khinh nhà thơ "già yếu", trơ tráo lạnh lùng trước tiếng kêu than “Môi khô miệng cháy” của tác giả. Vậy là sau thiên tai, gia đình nhà thơ lại gặp nạn "Đạo tặc". Trước mắt nhà thơ là lũ quần đồng, hạ lưu, kẻ cướp. Đó chính là sản phẩm của một xã hội đang trên đà xuống dốc. Người người sống với nhau gian tham, xã hội thì đảo điên; tấm lòng nhà thơ đau đớn vô cùng, nhìn cuộc đời, con người trong xã hội mà lòng ấm sức, căm hận biết bao. Muốn gào lên, thét lên mà không nói thành lời.

Vậy là căn nhà bị gió phá, lũ đạo tặc phá. Nó làm sao đủ sức chống lại những trận cuồng phong, mưa rét đêm thâu. Trời mưa rả rích đêm thâu mà mái nhà bị gió thu phá nát. Gió lặng, mây đen phủ kín bầu trời. Mưa tầm tã suốt đêm thâu, nhà dột không ngủ được. Đoạn thơ nêu lên một hiện thực đau lòng và khốn khổ của nhà thơ trong đêm mưa.

Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt

Con nằm xấu nết đạp lót nát

Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu

Dày hạt mưa, mưa mưa chẳng dứt.

Tuổi già, sức yếu, bệnh tật... lại phải ngồi dưới mưa, trong thâm tâm Đỗ Phủ thương mình thì ít nhưng thương cho vợ con, gia đình thì nhiều. Nỗi đau như dồn nén lại thành một khối, trút một con người bất hạnh, đau khổ gần cả cuộc đời. Nhà thơ như thấy mưa lâu hơn, nhiều hơn, đêm như dài hơn và nỗi buồn thương không dứt.

Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê

Đêm dài ướt át sao cho trót?

Thật là phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí. Tai hoạ với nhà thơ là một đêm thu trời mưa nhà dột. Thân già, sức yếu ngồi co ro trong mưa rét, nhìn vợ con đang nằm dưới mưa lòng sao không đau quặn. Cái nghèo nó đeo đẳng mãi, chăn cũ lâu năm con đạp rách, nhà dột... Sự cùng cực của một gia đình tàn tạ dưới thời loạn lạc, li tán.

Trong đêm mưa rét mất ngủ ấy, nỗi lòng nhà thơ vẫn tin yêu vào cuộc sống, chất nhân văn vẫn dâng trào lo cho đời cho dân cho nước.

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan

Gió mưa chẳng núng, vững như thạch bàn!

Than ôi! bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được!

Trong nỗi đau thương phũ phàng của cuộc đời, con người ta rất dễ rơi vào sự khủng hoảng tinh thần. Đôi khi gục đầu cam chịu, than thân trách phận nhưng với Đỗ Phủ thì hoàn toàn khác, ông ngồi trong đêm mưa lạnh cóng, có người sẽ nghĩ rằng ông sẽ ước có mái lều, tấm chăn, bát cơm... cho vợ con và bản thân ông khỏi vất vả. Thật bất ngờ trong niềm mong ước của ông, ước mơ có một ngôi nhà kỳ vĩ: “Muôn ngàn gian” vô cùng vững chắc. Ngôi nhà ấy không phải để che cho ông và gia đình mà “Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan”. Ông thương cho những người nghèo khổ không chỗ trú thân, che nắng che mưa cho dân. Thật là một tấm lòng nhân hậu. Yêu thương bao la Thường xuyên lo cho dân nghèo, than thở đến nóng gan, cháy ruột” dù cuộc đời đầy rẫy nhưng vất vả, loạn lạc. Và vì vậy ông rất đồng cảm cho cảnh ngộ muôn dân tan nát gia đình vì chiến tranh, đói khổ vì nghèo túng, bệnh tật. Đau xót cho dân cho nước, ước mơ đất nước thái bình, nhân dân no ấm nên ông quên đi cái khổ cực của bản thân. Có thể nói Đỗ Phủ có tình thương lớn của một nhà nho chân chính sống và ứng xử theo phương châm “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

Qua bài thơ trên ta thấy Đỗ Phủ mang nặng tấm lòng nhân ái bao la của một con người trải qua nhiều bất hạnh giữa thời loạn lạc. Ông mong mỏi, và khao khát hạnh phúc cho muôn dân. Bài thơ chất chứa chất nhân văn cao cả của bậc vĩ nhân quên đi bản thân mình mà lo cho dân cho nước.

30 tháng 10 2016

trên mạng

16 tháng 10 2018
Mùa thu ở đất Bắc là khoảng thời gian kết thúc cái oai nồng của mùa hạ, chưa kèm theo mưa dầm gió bấc của mùa đông

Mùa thu đẹp vì có những đêm trăng vằng vặc, những ngày xanh thắm tuyệt vời.

Đối với các nhà thơ cận đại, kể cả các nhà Thơ Mới nữa thì mùa thu là mùa của cảm xúc, của thương nhớ. Trong làng thơ Việt Nam sau Nguyễn Khuyến, Tương Phố, Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu… đều có những bài thơ thu nổi tiếng. Tuy vậy, giữa Tam nguyên Yên Đổ và các nhà thơ mới đang có một khoảng cách. Thơ thu của Nguyễn Khuyến là thơ của làng cảnh Việt Nam đậm đà chân thực dù tác giả có gửi gắm vào trong thơ ít nhiều tâm sự. Thơ thu của các nhà Thơ Mới từ Giọt lệ thu (Tương Phố), Tiếng thu (Lưu Trọng Lư) đến Đây mùa thu tới (Xuân Diệu) chỉ mượn cảnh thu, sắc thu, màu thu, âm thanh mùa thu để gửi gắm tâm trạng đượm buồn hay lưu luyến bâng khuâng trước đất trời đã chuyển sang thu.

Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến là hiện tượng độc đáo và là cống hiến xuất sắc của nhà thơ.

Cả ba bài đều viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mỗi bài là một phác thảo với nét bút của nền hội họa phương Đông, không rườm rà loè loẹt mà cũng không gò bó khuôn sáo. Nhà thơ – họa sĩ họ Nguyễn đã đưa chúng ta về một vùng chân quê quanh năm ngập nước của đất Hà Nam đầu thế kỷ này vào độ sang thu.

Thu vịnh phác họa khái quát những đặc điểm nổi bật về mùa thu.

Thu điếu dừng lại ở một không gian và thời gian cụ thể: trên một ao thu, vào một chiều thu, một ông già trên chiếc thuyền câu thả mồi đợi cá.

Thu ẩm quan sát cảnh thu trong nhiều thời điểm khác nhau để thâu tóm những nét nên thơ nhất.

Cảnh thu trong Thu vịnh đã được nhà thơ phác họa như thế nào?

Phần lớn dung lượng bài thơ (6/8 câu) là thơ tả cảnh. Biên độ không gian và thời gian không hạn chế: một buổi sáng, một cảnh chiều, một đêm trăng đượm màu thu. Ta vẫn bắt gặp trời (c1-2), nước (c3), trăng (c4), hoa (c5) có điểm xuyết âm thanh vọng lại từ không trung cao vút nhưng điệu thơ, hồn thơ thì đã vượt khỏi khuôn sáo kiểu tứ thời, tứ thú, tứ quý… của nét bút thơ và họa cổ điển.

Nét thu quán xuyến tất cả là bầu trời không ủ dột, quẩn quanh, tù túng mà cao vời vợi, cao ngất mấy tầng, cao hút tầm mắt… và thăm thảm màu xanh huyền diệu. Giữa thu bao la ấy, một khóm tre xa xa từ thôn vắng lả ngọn theo làn gió thu nhẹ nhàng uyển chuyển càng tô thêm sắc thu: Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu như làm sống động bầu trời vốn tĩnh lặng.

Đối chiếu với trời thu là sông thu vào sáng tinh mơ, lúc màn đêm đã vén hay vào buổi chiều tà, lúc bóng ô vừa ngậm non đoài, thời điểm "long lanh đáy nước in trời"; nước biếc dội lên màu xanh thơ mộng tạo nên ảo ảnh màn khói mênh mông mà các nhà thơ cổ điểm thường gọi là "yên ba giang thượng" (khói sóng trên sông). Trời thu và nước thu. Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc (trời nước một màu) là như vậy.

Sau thu thiên, thu thuỷ là thu nguyệt. Trăng thu sáng dịu trong trẻo tuyệt trần. Xưa nay trăng vốn là bạn của thi nhân. Trăng là kẻ đồng hành chè tiên, nước ghín, nguyệt đeo về (Nguyễn Trãi); Một trăng, một bóng một người hoá ba (Nguyễn Huy Tự). Trăng là người chứng giám: Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai miệng một lời song song (Nguyễn Du). Có khi trăng là kẻ thóc mách Gương Nga chênh chếch dòm song (Nguyễn Du). Nguyễn Khuyến không cài song để đón trăng và ngắm trăng chẳng biết trăng ở đây có đòi thơ Tam nguyên Yên Đổ như nó đã lọt qua cửa sổ đòi thơ Hồ Chí Minh: "Trăng vào cửa sổ đòi thơ" – Nhật kí trong tù. Hẳn là chỉ có trăng thu mới thâm quen với con người đến thế!

Bây giờ đến hoa thu. "Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái", ý nhà thơ muốn nói: Mấy chùm hoa trước giậu đã nở từ năm ngoái nay lại đã trổ bông chăng? Và hoa thu chỉ là hoa cúc, một trong bốn loài hoa quý (lan, sen, cúc, mai) chọn mùa thu để trổ hoa.

Điểm xuyết cảnh thu là tiếng ngỗng trời từ từng trên không xa tít vọng lại. Âm thanh không líu lo nhưng con chim oanh học nói trong tiết xuân sang (Truyện Kiều) mà chỉ thoáng qua như nâng thêm tầm cao rộng rộng của không giang hẳn là đàn ngỗng bay nhanh về phương nam để tránh rét, tường bắt gặp trong kì thu muộn.

"Nhân hứng" mà tác giả đã vẽ xong bức tranh thu. Say theo cảnh trí thơ mộng nhưng rồi chợt tỉnh. Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào – ông Đào Bành Trạch treo ấn từ quan từ hồi còn trẻ, trở về vui với cỏ hoa và non xanh nước biếc. Nguyễn Khuyến cũng đã vứt miếng đỉnh chung về ở ẩn tại quê nhà. Có lẽ danh nho Nguyễn Khuyến "thẹn với ông Đào" bởi ông từ cho là mình từ quan hơi muộn?

Với Thu vịnh, chúng ta cảm thu bằng "nhân hứng" chung mà nhà thơ để lại; với Thu điếu chúng ta có một thú vui nhỏ mà cũng rất hấp dẫn.

Nơi quê hương nhà thơ trước đây lắm ao, lắm vũng. Có lẽ không riêng gì Nguyễn Khuyến mà dân quê cả vùng nhất là các ông già, lúc rảnh rỗi thường lên thuyền nan ngồi thả mồi đợi cá, coi đó là một thú tiêu khiển chăng? Đối với cụ Tam nguyên mùa thu câu cá quả là một lạc thú.

Ông đẩy thuyền xa bờ để được đắm mình trong thiên nhiên bao la trời nước một màu. Chỉ có câu kết nói đến chuyện thả câu, bài thơ chủ yếu ghi nhận những quan sát và cảm nhận của nhà thơ và cảnh vật đang diễn ra quanh mình. Ở đây mọi chi tiết đều được chắt lọc sao cho mỗi cảnh sắc chỉ cần điểm một nét, cộng hưởng thành màu sắc thu đích thực và độc đáo. Ông kết hợp tuyệt diệu hình ảnh và từ ngữ. Cả bức tranh có vẻ tĩnh lặng nhưng từng chi tiết thì động và gợi cảm.

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo: nước tinh kết và lạnh gây cảm giác khẽ rùng mình. Thuyền câu vốn đã nhỏ bé khi nhập vào không gian bao la càng trở nên bé xíu "bé tẻo teo". Ngư ông dường như cảm thấy mình quá bé trước tạo hoá!

Thuyền vừa xa bờ, cận cảnh dẫn đến một cảm giác thu mới: Phẳng lặng trong xanh vốn là đặc tính của mặt nước ao thu, hồ thu. Chỉ thế mà sau này Tản Đà viết: Trời xanh xanh, nước xanh xanh, khói lam xây thành: Màu biếc xao động khi gió thu khẽ khàng lướt qua. "Hơi gợn tí" nhưng cũng đủ mạnh để đưa chiếc lá già của cây cao gần bờ lìa cành "đưa vèo" xoay xoay giữa không gian theo chiều gió… Gió thu là như vậy.

Bình giảng hai câu 3-4, Xuân Diệu đã viết: "Thật tài tình! Nhà thơ đã tìm được cái tốc độ bay của lá, vèo, dễ tương xứng với cái mức độ gợn của sóng: "tí". Tác giả Đây mùa thu tới quả thật đã phát hiện đầy đủ tài nghệ của Nguyễn Khuyến.

Chắc là sau khi đã buông câu, nhà thơ mới có dịp ngẩng đầu nhìn trời và làng mạc vây quanh. Trời thăm thẳm một màu xanh, vài đám mây bạc lững lờ trôi như tôn thêm độ cao xa của không giang (Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt). Đường đi lối lại trong thôn viễn rặng trúc uống lượn vòng vèo không ồn ào náo nhiệt như những ngày mùa mà êm đềm u tịch. Nhà thơ "tựa gối ôm cần" chìm đắm vào cảnh vật tựa sống trong mơ…

Câu kết thức Cá đâu đớp động dưới chân bèo. Tiếng động của cá đớp mồi đã trả nhà thơ về cõi thực. Nguyễn Khuyến là ông ngư trên chiếc thuyền nan mỏng mảnh.

Với Thu ẩm, nhà thơ Hà Nam đưa chúng ta về nhiều thời điểm khác nhau để cảm nhận vẻ đẹp mùa thu.

Mở đầu bài thơ, tác giả nói về một ngôi nhà xuềnh xoàng ở tận sâu trong làng Và (Vị Hạ) nơi cụ Thượng quan hưu trí thường độc ẩm để tìm cách lãng quên thế sự; bởi vì người xưa đã nói: "Chỉ có rượu mới phá được thành sầu".

Từ "năm gian nhà cỏ" này ông nhập vào cảnh thu và quan sát những nét thu khi về chiều, vào đêm tối hay buổi trăng thu viên mãn. Thu ẩm thường diễn ra trong ngôi nhà này vào những thời điểm kể trên. Không có bóng dáng buổi mai hồng hay chính ngọ trong thơ thu. Phải chăng những thời điểm đó không hợp với tạng của nhà thơ? Hai buổi đêm và một buổi chiều lần lượt xuất hiện trong Thu ẩm.

Một đêm không trăng dày đặc bóng tối trùm lấp đường ngõ, "lập loè" ánh sáng đom đóm vây bủa đường thôn (Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè). Một đêm khác trăng soi vằng vặc "bóng trăng vàng từ mặt nước ao loé ra, bốn chữ 1 gợi chất vàng [đang dàn trải] ba dấu sắc khứ thanh gợi ánh bắn đi từ loa gợi [vòng tròn lan toả]" (Xuân Diệu). Nguyễn Khuyến dùng thần bút để cực tả đêm thu.

Một buổi chiều nhẹ thênh từ "nhà cỏ" hay từ bếp nhà ai toả ra làn khói lam chiều? Một nét thân thương và trìu mến biết bao! Và một buổi chiều khác không còn "tầng mây lơ lửng", chỉ có da trời ửng màu biếc bao la vô hạn. Nét phác họa đặc thù này vốn là sở trường của Nguyễn Khuyến.

Phần kết, tác giả đã gửi gắm ít nhiều tâm sự: "Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe… Độ năm ba chén đã say nhè". Đâu phải vô cớ mà mắt lão Nguyễn "đỏ hoe". Cũng không phải vô cớ mà lão uống ít say nhiều (say không tự chủ được sinh lè nhè). Ông uống rượu để tiêu sầu nhưng sầu đâu có dứt!

Trong bộ ba thơ thu tuy tác giả không trực tiếp nói đến nhưng vẫn không sao che giấu nổi: Tâm sự nước non đầy vơi dường như chi phối cả cuộc đời và cảm hứng thơ văn của tác giả. Quý thay Nguyễn Khuyến!

Ba bài thơ thu là những viên ngọc quý trong vườn thơ Việt Nam. Nó đậm đà màu sắc quê hương đất nước. Hình tượng và ngôn ngữ thơ đạt đến đỉnh cao của sự giản dụ mà đầy chất thơ. Từ nét bút tạo hình đến các thủ pháp nghệ thuật khác như sử dụng từ ngữ trau chuột, chính xác, đối ngẫu rất chỉnh, gieo vần phong phú độc đáo (kể cả tử vận). kết hợp nhạc điệu và âm thanh tinh tế… cả ba bài đều viết theo thể thơ Đường hoàn chỉnh nhưng người đọc không có cảm giấc đó là thể thơ ngoại lai. Nối gót nữ sĩ Hồ Xuân Hương và các nhà thơ Nôm lớp trước, Nguyễn Khuyến đã góp phần Việt hoá đến kì tài thể thơ nhập ngoại này.

Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm xứng đáng được trao giải nhất trong toàn bộ thơ về làng cảnh Việt Nam.

16 tháng 10 2018

dài quá đi! khocroi

4 tháng 1 2022

 Nội dung chính: Bài thơ là lời an ủi mẹ của một em bé bị giặc Mĩ sát hại, qua đó gợi ca tình mẫu tử cao quý, thiêng liêng và lên án chiến tranh tàn khốc.

9 tháng 8 2018

lên mạng mà chép bn ơi ko ai rảnh mà làm cho đâu  hi hi mà có rảnh cũng ko làm 

3 tháng 1 2020

trả lời:

https://diendan.hocmai.vn/threads/van-7-cam-nhan-qua-deo-ngang-va-ban-den-choi-nha.176102/

bạn vào link và tham khảo nha

học tốt

3 tháng 1 2020

CẢM NGHĨ VỀ BÀI "QUA ĐÈO NGANG" 
mình chỉ làm dàn bài thui!
A) MỞ BÀI:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Nội dung bài thơ.
B) THÂN BÀI:
- Thơ của bà hay nói về hoàng hôn, giọng điệu du hương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp & lưu luyến.
- Trên đường vào Phú Xuân, bước tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc đâng trào, tác giả đã sáng tác nên thơ " Qua Đèo Ngang".
- Đây là lần đầu tiên, tác giả bước tới Đèo Ngang đứng dưới chân con đèo.
*) 2 câu đề: "cỏ cây chen đá, lá chen hoa"( điểm nhìn gần)
- Nơi đây chỉ có hoa rừng and cỏ dại. Cảnh vật haong sơ đến não lòng.
*) 2 câu thực:
- BP nghệ thuật đối & đảo ngữ sử dụng rất điêu luyện & ấn tượng, âm điệu du hương khi đọc lên ta thấy thật thú vị.
- Điểm nhìn của tác giả đã thay đổi, đứng từ trên cao nhìn xuống & nhìn ra xa. Thế giới con người ở đây là "vài chú tiều". Hoạt động cảu các chú đang "lom khom" vác củi xuống núi. Cảnh vật nơi đây chỉ có mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác.
=> Như vậy cảnh & người đều ít ỏi, cảnh thì hoang vắng, heo hút, nơi con đèo hoang sơ lúc bóng xế tà.
*) 2 câu luận:
- 2 câu thơ tiếp theo tác giả tả âm thanh tiếng chim rừng gọi là bầy lúc hoàng hôn. Điểm âm "quốc quốc, gia gia" tạo âm hương du dương cảu khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòng người. Tác giả đã lấy cái đông của tiếng chim rừng để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm của Đèo Ngang.
- kà 1 nữ sĩ nên nỗi nhớ nước, nhớ khinh kì Thăng long, nhớ nhà, nhớ chồng con, nhớ làn Nghi Tàn thân thuộc ko thể nào kể xiết.
*) 2 câu kết:
- 4 chữ "dừng chân đứng lại" thể hiện niềm xúc động đến bồn chồn của tác giả. Tác giả nhìn xen ra nhìn gần nhìn 4 phía thấy vô cung buồn đau "ta với ta".
- Tác giả đã lấy cái bao la vô tận của vũ trụ tương phản với cái nhỏ bé để tả nỗi buồn cô đơn xa vắng của người khách trên đỉnh Đèo Ngang lúc chiều tà, tâm trạng nhớ quê, nhà của nữ sĩ Thanh Quan.
C) KẾT BÀI:
"Qua Đèo Ngang" & bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt cú. Cảnh sắc Đèo Ngang hữu tình thấm 1 nõi buồn man mác. Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với tình yêu đất nước, quê hương đậm đà qua 1 hồn thơ trang nhã. E rất yêu thích bài thơ naykf. Ngày nay & mai sau bài thơ vẫn là lời tâm sự của biết bao người.

Cảm nhận bài thơ bạn đến chơi nhà của NK

Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn. Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện khá rõ nét về điều đó.
Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.
Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá ... một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.

   Đoạn thơ trên là sự cảm nhận tinh tế của tác giả trước những dấu hiệu của mùa thu về. Qua câu thơ "Bỗng nhận ra hương ổi" ta thấy hương ổi nồng nàn ngọt ngào được làn gió thu đưa đến là dấu hiệu mùa thu đầu tiên được nhà thơ Hữu Thỉnh lựa chọn cảm nhận. Từ “bỗng” thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ đánh động mọi giác quan để con người nhận ra sự chuyển mình của trời đất. Hương ổi phả vào trong gió se mang đến cảm giác làn hương ổi không bị tan ra loãng đi mà như được sánh lại ở độ đậm nhất. Ấn tượng tiếp theo về mùa thu của tác giả là làn sương chùng chình được giăng mắc trước ngõ "Sương chùng chình qua ngõ". Từ láy "chùng chình" diễn tả làn sương mỏng nhẹ chầm chậm chuyển động trong không gian như cố ý chậm lại để cảm nhận vẻ đẹp của phút giao mùa. Từ những dấu hiệu ấy mà tác giả đưa ra kết luận "Hình như thu đã về": Tình thái từ "hình như" chỉ cái không chắc chắn kết hợp với phó từ "đã" tâm trạng của tác giả có một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng không thật rõ ràng. Dường như nhà thơ quá yêu mùa thu, quá khao khát, mong chờ mùa thu nên khi thu đến, nhà thơ cũng không dám tin là thu đã về. Qua khổ thơ trên ta thấy dược bức tranh phút giao mùa lúc sang thu thật thơ mộng và đồng thời ta thấy tình yêu sâu sắc với mùa thu và tình yêu thiên nhiên của nhà thơ Hữu Thỉnh.

26 tháng 9 2019

  Theo nhịp tuần hoàn của quy luật thiên nhiên, mùa hè trôi qua, mùa thu lại tới. Trên đầm, sen đã gần tàn, mùi hương chỉ còn phảng phất. Trong vườn, cúc vàng nở rộ, rung rinh trước ngọn gió mát lành, báo hiệu Tết Trung thu sắp đến. Cũng như bao bạn thiếu nhi khác, lòng em xôn xao, rạo rực mỗi khi nghĩ đến cảnh tưng bừng rước đèn, phá cỗ dưới trăng. Ôi! Đáng yêu biết bao cái Tết dành riêng cho tuổi thơ! Dẫu đã có tự ngàn năm nhưng ý nghĩa của nó vẫn nguyên vẹn như buổi ban đầu.

   ... Mặt trời đã lặn lâu. Màn đêm dịu dàng buông xuống. Bầu trời thăm thẳm, lấp lánh muôn vạn vì sao. Xa xa, phía cuối làng, vầng trăng đang từ từ nhô lên khỏi lũy tre tím mờ trong làn sương mỏng. Tiếng trống ếch khuấy động không khí vốn tĩnh lặng chốn thôn quê. Hôm nay là rằm tháng Tám, cả làng em náo nức chuẩn bị đón Tết Trung thu.

   Mẹ bày cho em mâm cỗ đón trăng. Quả bưởi vàng rám nắng, cuống là tươi xanh được đặt ở giữa, xung quanh là những quả hồng đỏ tươi, chín mọng. Nải chuối tiêu lốm đốm trứng cuốc thật xứng với cốmm Vòng nõn nà màu ngọc gói trong lá sen tươi. Chiếc bánh nướng hình mẹ con đàn lợn nằm quây quần bên nhau trông mới ngộ nghĩnh làm sao! Một mùi hương dịu ngọt lan tỏa trong không gian đang rộn ràng tiếng cười tiếng nói trẻ thơ hòa cùng tiếng trống ếch rộn ràng.

   Trăng đang lên cao, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa bạc, nổi bật trên nền trời đêm. ÁNh trăng ngời ngời tỏa sáng, soi rõ từng cảnh vật trên mặt đất. Dòng sông uốn khúc quanh làng như dải lụa bạc lấp lánh trăng. Đồng lúa càng trở nên mênh mông dưới ánh trăng rằm.

   Trên đường làng, từng đàn trẻ tung tăng nối đuôi nhau rước đèn. Hàng trăm ngọn nến lung linh. Đèn hình ông sao, hình con thỏ, con gà, con bướm, con chim, hình máy bay, trông thật vui mắt. Em thích nhất cái đèn ông sao của bạn Mai học cùng lớp được làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, xung quanh ngôi sao là vòng tròn viền tua giấy ngũ sắc. Khi thắp nến lên, đèn tỏa ánh sáng lung linh. Biết em thích, thỉnh thoảng bạn Mai lại đổi đèn cho em cầm một lúc. Tiếng hát xen lẫn tiếng trống ếch, trống cơm náo nức:

    Thùng thình, thùng thình trống rộn ràng ngoài đình,

    Có con sư tử đang múa quanh vòng quanh.

    Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng,

    Dưới ánh trăng vàng đàn em hát vang vang...

   Tại sân đình, chúng em được dự liên hoan văn nghệ và phá cỗ Trung thu; được nghe kể về sự tích tại sao chú Cuội lại phải mãi mãi ngồi dưới gốc đa trên cung Quảng.

   Cuộc vui đã tàn, tiếng bước chân rậm rịch tỏa về khắp ngả. Chỉ một lát sau, làng em lại chìm trong vẻ êm đềm, tĩnh lặng quen thuộc của đêm quê. Trên cao, trăng vẫn rời rợi sáng. Những hàng cau, cây roưm, mái nhà... in bóng đen sẫm trên mặt đất. Tiếng bầy vạc ăn đêm gọi nhau văng vẳng, xa vời.

   Đêm nay, trăng sáng quá! Khung cảnh làng em vốn đã đẹp, trong đêm trăng rằm lại càng thêm đẹp, giống như một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, gợi cảm giác về một cuộc sống no đủ, thanh bình. Có một cái gì đó thật mơ hồ len nhẹ vào hồn làm cho em xúc động mỗi khi nghĩ đến hai tiếng quê hương!

28 tháng 10 2020

Những đêm trăng sáng đối với chúng em rất quý. Nhưng vui nhất, đẹp nhất là đêm trăng rằm Trung thu, ngày hội của tuổi thơ chúng em.

Chao ôi! Chưa đến tối mà ở đâu cũng rộn lên tiếng trẻ em cười nói, gọi nhau í ới cùng với tiếng múa lân dồn dập. Không biết các phố khác ra sao, chứ phố em trông như một ngày hội lớn. Ngay giừa sân, một đám thiếu nhi quây quần thành một vòng tròn rộng. Các em hát múa, vỗ tay trông vui nhộn làm sao! Một đứa bé giơ tay lên trời vẫy vẫy như muốn ôm mặt tràng vào lòng. Nhảy múa xong, bọn trẻ tản đi một lúc rồi quay trở lại với nhiều chiếc lồng đèn sặc sỡ trên tay. Chúng xếp thành hàng một rồi bước đi, miệng hát vang: “Tình bằng có cái trống cơm…”

Những chiếc lồng đèn nhảy nhót trong đêm như muốn bứt ra khỏi tay cầm để bay lên trời cùng trăng. Thành phố tràn ngập trong ánh bạc lung linh cùng với tiếng trẻ thơ reo hòa vang dội. Rước đèn xong, chúng em tổ chức liên hoan. Mọi người bày cỗ rồi thắp đèn sáng trưng nhìn nhau cười vui vẻ. Những chiếc kẹo như nhảy múa trong mâm, chắc chúng cũng muôn chơi Trung thu lắm! Mọi người ngồi vào bàn, lòng phấn khởi hân hoan. Chưa bao giờ vui như đêm nay. Mọi người đang chuyện trò rôm rả thì bỗng đâu tiếng trống dồn dập: “Tùng! Tùng! Cắc! Cắc! Tùng! Tùng!”.

Cứ thế, tiếng trống vang lên gióng giả từ nhà này sang nhà khác, đánh thức những đứa trẻ đạng bị kẹo “cám dỗ” chạy ra. Một lát sau mọi người đã nối thành một cái đuôi dài, náo nhiệt. Ngay giữa sân đội múa lân đang biểu diễn. Cái đầu “sư tử” lắc qua lắc lại theo nhip trống. Đôi chân nhanh nhẹn nhảy múa một cách tài tình. Cả thân mình con “sư tử” uốn lượn vô cùng khéo léo. Khéo đến nỗi không ai ngờ rằng, dưới cái thân hình “oai hùng” kia là một đứa trẻ nhỏ bé. Nhưng nhân vật khiến mọi người thích thú nhất là ông Địa. Tấm thân phục phịch cử động một cách khó nhọc trong chiếc áo dài thùng thình với cái bụng to kềnh. Tay ông luôn quạt quạt vào đám người xung quanh. Ông chạy lăng xăng khắp sân, thỉnh thoảng lại lăn đùng ra, làm mọi người cười rũ rượi. Chao ôi vui quá!

Nhìn cảnh thiếu nhi múa hát dưới ánh trăng rằm, em lại nhớ đến công lao Bác Hồ, nhớ đến tình cảm của Người dành cho chúng em.