K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2020

                                             Bài làm

Tuổi thơ đối với bất kỳ ai cũng là quãng thời gian đẹp đẽ, hạnh phúc. Hạnh phúc bởi sự ngây thơ, hồn nhiên, bởi những điều nhỏ bé mà vô cùng đáng quý. Tuổi thơ của em cũng tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, không chỉ bởi vì những điều trên mà còn bởi có một người em luôn kính yêu – bà ngoại.

Bà ngoại của em đã đi hết quãng đường hai phần ba cuộc đời mỗi con người, năm nay bà đã bảy mươi tuổi rồi. Không giống như bà cụ cạnh nhà em, từ những ngày còn lon ton chạy theo chân bà ngoại, em đã thấy bà có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. Cái lưng bà theo năm theo tháng đã cong cong xuống, mẹ bảo đó là cái lưng phi thường mạnh mẽ, đã gánh gồng mọi phong ba, chăm sóc, nuôi dạy mẹ và các bác lên người. Tóc bà em trắng như cước, nổi bật trên khuôn mặt trái xoan bé xíu với làn da in hằn dấu vết của thời gian. Mặt của bà đã có nhiều vết chân chim, lan tràn cả nơi khóe mắt. Cái miệng móm mém và hai mắt không còn sáng rõ như trước nữa. Vậy nhưng, ánh mắt hiền từ cùng vẻ mặt hòa ái của bà lại khiến người ta cảm thấy gần gũi, thân thiết.

Đôi tay bà ngoại lộ rõ những khớp xương, nhỏ bé. Ai nghĩ được đôi tay ấy đã nuôi nấng đàn con trưởng thành, xây nhà, dựng cửa và chăm sóc cho từng lớp cháu chắt lớn lên. Em chính là một trong những đứa cháu được bà chính tay bảo bọc, chăm lo từ lúc còn chập chững bước đi. Bà ngoại đã hi sinh cả cuộc đời mình để giữ gìn mái ấm gia đình sau khi ông ngoại mất, ngậm đắng nuốt cay vì con vì cháu. Dáng người nhỏ nhắn mong manh của bà vì con cháu mà kiên cường chống lại giông tố cuộc đời, gian nan vất vả.

Bà của em hiền hậu như những bà tiên trong truyện cổ tích. Dù cho mắt không còn tinh, chân không còn nhanh nhẹn nữa, bà vẫn ngày ngày qua lại giữa các nhà, quan tâm lo lắng cho tất cả con cháu, nội ngoại gái trai không phân biệt đối xử. Bà cẩn thận chăm sóc một mảnh vườn nhỏ, trồng cây nuôi gà. Đến ngày thu hoạch bà lại tất bật đem đến cho từng nhà, khi con cháu khuyên ngăn bà nghỉ ngơi, bà chỉ cười bảo rằng bà thích như thế, ngơi chân ngơi tay bà càng thấy mệt mỏi, bứt rứt không yên.

Bà là người phụ nữ kiên cường, giàu đức hi sinh, là người mà bố mẹ chúng em lẫn mọi người xung quanh kính trọng. Hàng xóm láng giềng kính vì những khó khăn bất hạnh mà bà vượt qua suốt cuộc đời, yêu mến bà tốt bụng, thân thiện. Chỉ cần có người gặp khó khăn, nếu giúp được bà em sẽ không ngần ngại giúp đỡ.

Đối với riêng em, bà là tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc. Bà chăm em từ bé đến lớn, dành tình yêu thương để ru em những giấc ngủ say khi mẹ bận rộn. Những câu chuyện cổ tích nhiệm màu, nhân hậu cũng nhờ giọng kể ấm áp, truyền cảm của bà mà đến với tuổi thơ em. Những đêm trăng tròn vành vạnh, bà bế em trên chiếc võng kẽo kẹt đung đưa, nhẹ nhàng kể về anh Khoai, về cô Tấm...dạy em bao điều mới lạ, sống nhân hậu và yêu thương mọi người...

Thời gian trôi đi, bà em không còn khỏe mạnh như xưa, nhưng tình thương mà bà dành cho con cháu vẫn không hề thay đổi, luôn ngọt ngào và bao la, rộng lớn. Nụ cười hạnh phúc mãn nguyện của bà khi thấy con cháu khỏe mạnh, vui vẻ chính là nụ cười đẹp nhất mà em luôn nhớ mãi không quên.

Em luôn cảm thấy vô cùng may mắn vì được hưởng thụ tình yêu thương và sự bảo bọc của bà. Bà ngoại là người mà em kính yêu nhất. Em sẽ cố gắng sống như những lời bà dạy để không phụ sự kỳ vọng, giáo dục ân cần chu đáo của bà.

20 tháng 9 2020

Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông,cánh cò bát ngát,dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó,những kỉ niệm đẹp đẽ đó.Nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái.Nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò con ốc con cua dưới kia.Nhìn thấy những đàn trâu thung thăng gặm cỏ.Quê hương tôi không đẹp nên thơ những cũng đủ để tự hào mà nói rằng được thả diều mỗi chiều trên đê quả là tuyệt. Những tia nắng cuối cùng trong ngày còn xót lại cũng là lúc lũ trẻ chúng tôi kéo nhau ra bãi cát chân đê chơi.Từng làn gió mát phả trong không khí đưa những chiếc diều bay xa và bay cao.Nó gửi gắm ước mơ về 1 tương lai tươi đẹp của bọn trẻ thôn quê.Thêm vào đó con sông Hồng quang năm mải miết chảy bồi đắp phù xa cho 2 hàng cây tỏa bóng soi mình xuống mặt nước khiến cảnh vật trở nên hữu tình. Đứng ngắm hoàng hôn đang dần tắt , ánh hồng đang dần mất đi cảm giác tiếc nuối lạ kì.Chao ôi!Một ngày sôi động, ồn ã đã kết thúc.Tất cả những đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng,giản dị mà đầy thân thuộc của làng quê,đẹp đẽ và đầy màu sắc

20 tháng 11 2021

 Từ đồng nghĩa với từ già là lão

20 tháng 11 2021

từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giồng nhau hoặc gần giồng nhau

24 tháng 5 2020

em có bài này được k ạ :

Mẹ em thường tự mình cắt may quần áo cho cả nhà. Đầu năm học, mẹ may cho em chiếc áo sơ mi mới. Hôm mẹ may áo cho em, em quấn quýt bên mẹ xem mẹ ráp áo.

Mẹ em còn trẻ, năm nay chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Mẹ có làn da trắng mịn, mắt to, sống mũi thẳng. Dáng mẹ ngồi ở bàn máy may rất chuyên nghiệp vì tuy không phải là thợ may nhưng mẹ em may đồ rất đẹp. Làm việc ở nhà nên mẹ em hay mặc đồ ngắn, áo sát nách và tóc vấn cao cho mát.

Từ những hôm trước, mẹ đã cắt áo rồi đem đi vắt xổ. Những mảnh vải của thân áo được vuốt phẳng, em chờ đợi mẹ ráp thành áo. Mẹ đeo kính vào rồi mở thùng máy may, mẹ xỏ chỉ vào kim, lắp chỉ ổ thuyền xong mẹ may thử một đường trên mảnh vải vụn. Xong đâu đấy mẹ lấy thân áo ra, giữ thẳng, xem kĩ mặt trái, mặt phải của vải rồi xếp hai thân áo chồng khít lên nhau. Đưa mảnh vải vào chân vịt máy may, mẹ điều chỉnh cần lại mối rồi đạp nhè nhẹ bàn đạp, tay giữ mảnh vải, mắt mẹ theo dõi thân áo đang chạy qua chạy lại dưới chấn vịt máy may. Một tay mẹ giữ mảnh vải, một tay mẹ giữ cần lại mối chỉ của máy may. Cặp kính mẹ đeo trễ xuống sống mũi. Mẹ may ba mảnh của thân áo lại ở chỗ đường ráp vai áo. Cúi nhìn đường chỉ thẳng tắp đều đều, mẹ gật gù: “Cái máy may này may đường chỉ sắc sảo, đẹp thật đó con.” Tiếp theo, mẹ ráp hai tay áo vào thân áo. Lộn chiếc áo ra mặt phải, mẹ cho máy chạy chỉ chần tay áo và sườn áo. Mẹ đo độ rộng của áo rồi cắt lá cổ. Mẹ ủi cổ áo dính vào keo lót rồi ráp cố áo. Mẹ khéo léo nối ráp cổ áo, lộn phải một cách thành thạo rồi là phẳng cổ áo một lần nữa. Bàn tay thon dài của mẹ vuốt sát mép vải, mắt mẹ nheo nheo sau làn kính trắng. Mẹ cười thích thú, gò má mẹ hồng lên, mắt mẹ sáng long lanh: “Ngày mốt là con mặc áo mới thôi vì mẹ còn đơm khuy và giặt sạch áo.” Nói đoạn, mẹ đưa áo vào chân vịt, may túi áo, lai áo. Thế là chiếc áo đã hoàn tất.

Dù thời gian eo hẹp, mẹ vẫn thu xếp để may áo cho em. Nhìn mẹ vui sướng khi ráp xong áo, mẹ đẹp lên vì nét rạng rỡ làm sáng bừng khuôn mặt, em thấy thật vui. Em ngắm nhìn chiếc áo, lòng đầy tự hào vì mẹ em rất giỏi, làm gì cũng đẹp và gọn gàng.

Em rất thích xem mẹ làm việc. Không chỉ thích xem mẹ may áo, em còn thích giúp mẹ làm những việc vặt trong nhà. Niềm vui của mẹ khi may áo cho em lắng đọng trong tim em tình yêu dạt dào của mẹ. Đó là máu thịt nuôi em khôn lớn, là hành trang cho em bước vào đời một cách vững chắc, tự tin.

24 tháng 5 2020

Bữa cơm chính là thời điểm mà cả gia đình được sum họp, quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe nhiều câu chuyện sau một ngày học tập và làm việc vất vả. Phải chăng vì vậy mà ở nhà em, nấu ăn luôn là thời điểm mà mẹ em vô cùng chăm chút, dành nhiều thời gian và công sức để nấu cho bố con em những bữa ăn ngon.

            Mẹ em năm nay đã ngoài 30 tuổi, vóc người mẹ cao dong dỏng. Mái tóc dài đen mượt luôn được mẹ em búi gọn gàng phía sau. Mẹ thường đùa với bố con em rằng, mẹ là bếp trưởng nhưng không có bằng cấp nấu ăn, và mẹ có ba khách hàng quen mà mẹ sẽ nấu ăn cho họ cả đời là ba bố con em.

            Hằng ngày, cứ 5 rưỡi chiều, trở về nhà sau khi kết thúc công việc ở cơ quan mẹ lại bắt đầu với công việc bếp núc. Hái mớ rau tươi ở ngoài vườn nhà trồng được, căn bếp lại sáng lên vì có bóng dáng mẹ. Sau khi cắm xong nồi cơm, đôi bàn tay mảnh khảnh của mẹ bắt đầu sắp xếp nguyên liệu chuẩn bị cho việc nổi lửa nấu nướng. Em giống như chú mèo nhỏ, quanh quẩn lăng xăng quanh chân mẹ, giúp mẹ vài việc lặt vặt. Hôm nay mẹ sẽ chiêu đã cả nhà món rau cải nấu thịt, cá rán rim cà chua và nem rán. Toàn những món em thích. Trong khi em giúp mẹ nhặt rau cải đôi bàn tay thoăn thoắt của mẹ đã chuẩn bị xong nguyên liệu của món nem rán. Nào thịt, mộc nhĩ, hành khô, cà rốt, củ đậu, miến,.. đều đã được xay nhỏ và trộn đều chỉ cần cho trứng, trộn đều, gói lại và rán là xong. Căn bếp bắt đầu ấm lên khi mẹ bắc bếp nấu canh, em rửa rau thật sạch rồi đem đến cho mẹ, chẳng mấy chốc mà nồi canh rau cải nấu thịt đã xong. Mẹ lại không ngơi tay, bắc bếp rán cá. Trên gương mặt mẹ vài sợi tóc rơi xuống, vài giọt mồ hôi lấm tấm trên gương mặt mẹ. Em thật muốn dùng tay lau giúp mẹ. Mẹ vẫn không ngơi tay ở trong bếp, làm mọi thứ thuần thục, nhịp nhàng vì đó là công việc mà mỗi ngày mẹ đã gửi gắm bao nhiêu yêu thương vào đó. Trong lúc cá rán được cho vào rim, mẹ bắt đầu gói nem để rán. Mùi thơm bốc lên, cả mùi thơm của cá rán rim và nem rán khiến em không kìm được mà lăng xăng quanh mẹ. Những cái nem vàng xuộm thật thích mắt.

            Chỉ trong vòng 1 tiếng mẹ đã làm xong bữa cơm cho gia đình. Trên bàn ăn đã bày ngay ngắn, gọn gàng một món canh và hai món thức ăn. Thêm một bát nước chấm mẹ vừa pha xong, em lấy 4 chiếc bát và 4 đôi đũa ra để chuẩn bị cho bữa cơm, vừa lúc đó tiếng xe bíp bíp vang lên, bố em cũng đã đi làm về rồi.

            Nhịp sống hối hả hằng ngày đều dừng lại trước cửa nhà em nhường chỗ cho những yêu thương và ấm áp. Mỗi lần ăn những bữa cơm ngon cho mẹ nấu, em đều tự nhủ phải ngoan ngoãn, học tập thật tốt hơn nữa để bố mẹ luôn vui và hài lòng vì có em.

9 tháng 1 2023

Năm nào cũng vậy, cứ đến 29 Tết, em và mẹ lại rủ nhau đi chợ xuân. Trên đường đi, các phương tiện lưu thông thuận lợi.

Gần Tết, không khí thường trở lạnh. Cái lạnh như cắt da cắt thịt, mưa phùn lại rơi nhiều hơn khiến cho mọi người ai cũng muốn nhanh thật nhanh trở về nhà sum họp bên tổ ấm gia đình.

Đường Trường Chinh vốn là một con đường thường xuyên xảy ra hiện tượng ách tắc. Gần Tết, số người tham gia giao thông lại càng đông hơn, khiến cho con đường tắc cả một đoạn dài. Em và mẹ phải cố gắng lắm mới nhích lên được một chút. Trời mưa mỗi lúc một mau khiến cho đường càng trở nên trơn và bẩn. Giữa dòng người đông đúc, thấp thoáng bóng dáng một chú công an. Chú mặc bộ đồng phục công an, bên ngoài khoác một chiếc áo mưa màu xanh lá vối. Tay chú cầm một chiếc dùi cui giơ lên giơ xuống không ngừng.

Đầu chú đội một chiếc mũ công an ngay ngắn bên dưới là khuôn mặt chữ điền, toát lên vẻ hiền lành, phúc hậu. Trong làn mưa, đôi mắt đen to của chú lấp lánh. Còn làn da hơi ngăm màu bánh mật càng tỏ rõ vẻ rắn rỏi, khỏe mạnh của người chiến sĩ. Trên ngực chú đeo một chiếc thẻ đề tên và chức vụ rất ngay ngắn. Thỉnh thoảng chú lại đưa chiếc còi đeo trên ngực lên miệng thổi đế’ báo hiệu cho các phương tiện giao thông. Mọi động tác của chú rất nhanh chóng và chính xác.

Càng lúc dòng người càng đông, con đường Trường Chinh trở nên chật chội hơn. Các phương tiện không đi theo một hàng lối nhất định, xe nào xe nấy mạnh ai nấy đi. Vỉa hè giờ cũng trở thành đường đi.

Trước tình hình đó, chú vừa thổi còi vừa hướng dẫn cho một số chiếc xe máy đi lùi vào phía trong và tiến lên phía trên để lấy chỗ cho chiếc xe ô tô phía sau tiến thẳng lên không lấn sang phần đường ngược chiều. Chú cố gắng chia đường làm hai: một dòng đi lên, một dòng đi xuống. Nhanh nhẹn tháo vát, chú chạy lên chạy xuống để hướng dẫn cho xe đi đúng phần đường qui định. Chiếc áo mưa màu xanh rách mất mảng lớn phía sau nhưng chú cũng chẳng nề hà. Mặt chú ướt đẫm nước mưa nhưng tay chú vẫn luôn điều chỉnh hướng đi cho xe. Dòng xe cộ lộn xộn dần dần được phân thành hai luồng. Một luồng đi lên, một luồng đi xuống không bên nào lấn đường bên nào.

Giải quyết tạm ổn chỗ ách tắc, chú nhanh nhẹn chạy lại phía dầu ngã tư, chỗ đèn xanh đèn đỏ rồi ra hiệu cho luồng xe đi lên được phép rẽ phải. Được khoảng một phút khi luồng ngược chiều đã nhiều xe, chú lại ra hiệu cho luồng xe rẽ phải dừng lại nhường đường cho luồng xe đi thẳng. Cứ thế hai luồng xe thay phiên nhau đi. Em và mẹ cũng tuân thủ rất tốt hiệu lệnh của chú công an. Khoảng một lúc sau đường đã thông hơn. Trên khuôn mặt ướt nước mưa và mồ hôi của chú thoáng nở một nụ cười mãn nguyện trước thành quả lao động của mình./Em rất khâm phục các chú – những con người luôn ngày đêm không quản gian khó phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Sau này nhất định em sẽ trở thành một chiến sĩ công an, trở thành người đảm bảo an toàn cho xã hội.

8 tháng 5 2018

Động từ 

dặn cẩn thận, với thái độ rất quan tâm

dặn dò cẩn thận

"Tay cầm bầu rượu nắm nem, Mảng vui quên hết lời em dặn dò." (Ca dao)

Đồng nghĩa: căn dặn

8 tháng 5 2018

nhắc nở nha !!!

Sau một ngày dài, khi con người muốn được về đoàn tụ với gia đình, ông mặt trời cũng đã thấm mệt, yên vị ở đằng tây để chuẩn bị nghỉ ngơi. Trước khi để ánh nắng cuối cùng vụt tắt, ông đã biến thành họa sĩ trên chính nền trời của mình. Cùng với những đám mây bồng bềnh,mặt trời đã tạo ra những vệt ánh hồng chạy dài khiến bầu trời rực rỡ, huyền diệu như một bức tranh thủy mặc. Những đàn chim cũng tìm về chốn ngủ nối đuôi nhau tạo thành hình chữ V điểm xuyết trên nền trời gợi cảm giác bình yên và thong thả giữa nhịp sống ồn ào, xô bồ của thành phố hiện đại.

Hoàng hôn là thời khắc con người thường kết thúc công việc của mình. Các trường học vang lên tiếng trống thúc giục, các em học sinh chạy ùa ra tạo nên không khí hỗn loạn. Có gương mặt vui vẻ, hớn hở như hôm nay được điểm tốt. Có tiếng thở dài và những bước chân nặng nề bởi học tập mệt mỏi. Cũng có ánh mắt nháo nhác, ngóng trông đợi chờ bố mẹ của mình đến đón. Các cơ quan xí nghiệp cũng bắt đầu cho nhân viên tan làm. Họ vội vã tạm biệt nhau bởi trên vai họ còn bao nhiêu gánh nặng gia đình. Bao nhiêu xe máy, xe ô tô, xe đạp điện đổ ra các tuyến đường. Tiếng còi, tiếng vặn ga,…. mọi âm thanh hòa trộn với nhau tạo nên khung cảnh tấp nập của thành phố lúc hoàng hôn. Những hàng cây hai bên đường cũng đứng tư lự nhìn dòng xe cộ dịch chuyển và tiếp tục nhiệm vụ thanh lọc không khí của mình.

Khi ánh nắng yếu ớt đi một chút nữa, các quán ăn đồ uống vỉa hè bắt đầu dọn hàng, nhà hàng, quán trà cũng bắt đầu có nhiều lượt khách ra vào. Những ánh đèn trong các khách sạn sáng trưng và hoa lệ khiến người đi qua cũng phải ngó nhìn. Các khu vui chơi giải trí cũng sôi động hơn hẳn khi có những đứa trẻ tan học được bố mẹ cho ghé luôn qua đấy. Trong công viên, thỉnh thoảng lại có một nhóm người trung niên mặc đồ thể thao ra tập dưỡng sinh. Quả là một lối sống lành mạnh và khoa học!

Ông mặt trời như luyến tiếc trần gian, cố gắng hắt những ánh sáng yếu ớt lên bầu trời. Khi tia nắng cuối cùng mờ đi và biến mất cũng là lúc ông đã nghỉ ngơi phía cuối chân trời, con người bước vào nhịp sống của ban tối. Ánh đèn đường được thắp lên giống như một chuỗi trang sức lấp lánh làm duyên làm dáng cho thành phố khi bóng tối đang dần bao choàng lên cảnh vật. Mọi nhà cũng đã lên đèn và chuẩn bị bữa cơm gia đình.

Nhịp sống của thành phố lúc hoàng hôn dường như gấp gáp, vội vàng hơn làm cho lòng em như lắng lại và suy tư hơn. Em phải biết sống chậm lại một chút để có thể cảm nhận nhiều hơn và biết trân quý nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Nếu cảnh hoàng hôn ở nông thôn đem đến một sự thanh bình, êm ả thì cảnh hoàng hôn ở thành phố lại mang một diện mạo sôi động, huyên náo. Dù là ở đâu chăng nữa, cảnh hoàng hôn vẫn là một tuyệt tác của thiên nhiên tạo hóa.

^ HT ^

15 tháng 2 2019

Con ga co cai mo mau vang.

Bo toi lam tho mo.
 

15 tháng 2 2019

Cái mỏ của con vẹt rất dài.

Những người thợ đang làm việc cật lực trong mỏ.

21 tháng 2 2019

- Năm vừa rồi khi đi nhà sách mua đồ dùng học tập cùng mẹ, em đã được mẹ mua cho một chiếc bút mực thật là đẹp.

- Em đã luôn dùng nó để viết hàng ngày cho tới tận bây giờ.

b) Thân bài

* Tả bao quát cái bút

- Chiếc bút bằng chất liệu gì? Màu sắc của cây bút (vd: màu xanh da trời, màu đen, màu xám bạc), cây bút có kích thước như thế nào (dài khoảng một gang tay của em. Hình tròn có đường kính gần bằng ngón tay của em).

* Tả chi tiết

- Bên ngoài cây bút gồm hai phân: Nắp bút và vỏ thân bút

+ Tả phần nắp bút: Nắp bút dài khoảng năm xăng-ti-mét, có phân que cài bằng kim loại. Phía cuối nắp bút có vòng tròn nhỏ, nhiều hoa văn.

Hoa văn in trên đó là những bông hoa và những chú bướm đang bay rất đẹp.

+ Tả phần Vỏ cây bút: trên thân vỏ bút có khác dòng chữ: Nét chữ nét người. Ngoài ra còn vẽ hình bàn tay rất đẹp mắt.

- Bên trong bút:

+ Ngòi bút được làm bằng chất liệu gì: làm bâng kim loại, sáng bóng, ngòi nhọn được mài trơn.

+ Ruột bút gồm có: ống mực, cần bơm mực.

* Công dụng của bút

- Chiếc bút của em khi viết rất nhẹ, trơn, bút ra đều mực và rất chắc chắn.

c) Kết bài

- Chiếc bút mực như một người bạn thân thiết của em mỗi khi em học tập.

- Em rất yêu thích nó và sẽ dùng nó thật cẩn thận đề làm những bài toán, bài văn thật hay.

21 tháng 2 2019

. Mở bài

- Năm vừa rồi khi đi nhà sách mua đồ dùng học tập cùng mẹ, em đã được mẹ mua cho một chiếc bút mực thật là đẹp.

- Em đã luôn dùng nó để viết hàng ngày cho tới tận bây giờ.

b) Thân bài

* Tả bao quát cái bút

- Chiếc bút bằng chất liệu gì? Màu sắc của cây bút (vd: màu xanh da trời, màu đen, màu xám bạc), cây bút có kích thước như thế nào (dài khoảng một gang tay của em. Hình tròn có đường kính gần bằng ngón tay của em).

* Tả chi tiết

- Bên ngoài cây bút gồm hai phân: Nắp bút và vỏ thân bút

+ Tả phần nắp bút: Nắp bút dài khoảng năm xăng-ti-mét, có phân que cài bằng kim loại. Phía cuối nắp bút có vòng tròn nhỏ, nhiều hoa văn.

Hoa văn in trên đó là những bông hoa và những chú bướm đang bay rất đẹp.

+ Tả phần Vỏ cây bút: trên thân vỏ bút có khác dòng chữ: Nét chữ nét người. Ngoài ra còn vẽ hình bàn tay rất đẹp mắt.

- Bên trong bút:

+ Ngòi bút được làm bằng chất liệu gì: làm bâng kim loại, sáng bóng, ngòi nhọn được mài trơn.

+ Ruột bút gồm có: ống mực, cần bơm mực.

* Công dụng của bút

- Chiếc bút của em khi viết rất nhẹ, trơn, bút ra đều mực và rất chắc chắn.

c) Kết bài

- Chiếc bút mực như một người bạn thân thiết của em mỗi khi em học tập.

- Em rất yêu thích nó và sẽ dùng nó thật cẩn thận đề làm những bài toán, bài văn thật hay.

Em kể lại một câu chuyện em biết về Bác Hồ với thiếu nhi:

1. Bể cá vàng dành cho các cháu. 

Các bạn đều biết ngôi nhà sàn của Bác ở Phủ Chủ tịch rất đơn sơ nhưng khi thiết kế, Bác đã đề nghị các đồng chí xây cho Bác một hàng ghế ximăng bao quanh để các cháu thiếu nhi đến thăm Bác có chỗ ngồi. Thấy các cháu co chỗ ngồi nhưng lại không có gì để chơi, Bác lại đề nghị kiếm 1 bể cá để nuôi cá vàng cho các cháu đến thăm Bác có cá để xem. Thấy các cháu xúm xít xem cá trong bể, Bác rất vui. Hàng ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Bác để dành những mẩu bánh mì ăn sáng làm thức ăn nuôi cá. Được Bác chăm sóc, mấy con cá vàng trong bể ngày một lớn và phát triển thành cả một đàn cá. Mùa đông trời lạnh, Bác nhờ mấy chú làm một chiếc nắp đậy bể để bảo đảm độ ấm cho cá.

Mỗi lần đến thăm nhà sàn của Bác, khách thường thích thú ngắm bể cá, nhất là khách thiếu nhi.

 Bác Hồ rất thương trẻ con.
Có lần đang ngủ đến gần sáng, lạnh quá Bác thức dậy. Gió vun vút đập vào cửa kính. Chợt Bác nghe thấy có tiếng trẻ em rao hàng dưới đường, Bác mở cửa ngó xuống nhìn em bé, nhìn mãi cho đến khi em bé đi khuất mới từ từ khép của lại.
Một lần khác, Bác cùng xem phim với cán bộ đồng bào sau Đại hội Chiến sĩ thi đua năm 1952. Buổi chiếu phim tan, mọi người lục đục kéo nhau đứng dậy ra về, Bác vội đứng lên đưa tay ra lệnh trật tự và nói to:
- Xin hãy để các cháu bé ra trước kẻo lộn xộn các cháu sẽ lạc đấy.
Thế là những người lớn lại ngồi xuống chờ các cháu nhỏ ra hết mới đứng lên về.
Có lần Bác bảo đồng chí phục vụ Bác mang cháu nhỏ 5 tuổi đến chơi với Bác. Đồng chí phục vụ dẫn con đến, lúc ấy Bác bận nên đã bảo đồng chí cho cháu ngồi chơi ăn kẹo. Khi Bác trở vào vẫn thấy 2 cha con ngồi chờ và không dám lấy kẹo ăn. Bác tỏ vẻ không bằng lòng, phê bình đồng chí:
- Ở nhà, cháu là con của cô chú, nhưng đến đây, cháu là khách của Bác. Chú phải có nhiệm vụ giúp Bác đãi khách chứ, ai lại để cháu bé ngồi chơi suông hay sao?