K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2023

Tham Khảo 

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và sự nghiệp của ông
- Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác năm 1939 khi Tố Hữu bị giam trong nhà lao Thừa Phủ.
- Bài thơ là khúc ca về tình yêu cuộc sống và khao khát được tự do mãnh liệt của người tù Cách mạng trẻ tuổi.
 

2. Thân bài

- Nhan đề được mang tên một loài chim: chim tu hú. Đây là loài chim đặc trưng của mùa hè, thường cất tiếng kêu trong ngày hè.

a. Sáu câu thơ đầu: Bức tranh ngày hè sôi động, vui tươi:
- Bức tranh ngày hè với những thanh âm thật rộn rã:
+ Tiếng chim tu hú: gọi nhau "gọi bầy"
+ Tiếng ve râm ra trong vườn cây
+ Tiếng sáo diều vi vu trên không
=> Những âm thanh thật sống động, tươi vui báo hiệu ngày hè đang tới (một bản nhạc rộn ràng âm sắc).

- Màu sắc trong khung cảnh cũng thật tươi tắn và rực rỡ:
+ Lúa chiêm đang vào vụ chín vàng rực
+ Những hạt bắp vàng ươm
+ Cả sân nhà đều bao trùm bởi màu nắng hồng "đào"
+ Bầu trời trong xanh
=> Chúng đều là những gam màu thật tươi tắn, đẹp đẽ.

- Hình ảnh cũng mang đậm sắc thái của ngày hè sôi động:
+ Cánh đồng lúa chiêm vàng chín
+ Vườn trái cây đang "ngọt dần”:
=> Đó là sự vận động của thời gian, đầy tươi vui, ngọt ngào và sức sống.

- Không gian trong bức tranh:
+ Được mở rộng, cao, thoáng đạt với điểm nhấn là hình ảnh của "đôi con diều sáo lộn nhào từng không"
=> Cảnh ngày hè được dựng lên thật sống động với đầy âm thanh, sắc màu, không gian, hình ảnh rực rỡ. Tất cả chúng đều chân thực, hết sức đẹp đẽ, tươi mới.
=> Thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ và cái nhìn tinh tế khi nhận ra sự chuyển mình của thời gian.

b. Bốn câu thơ cuối là tâm trạng, cảm xúc của người tù Cách mạng
- Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nhưng chỉ là trong trí tưởng tượng của nhà thơ khi đang trong nhà tù Thừa Phủ
- Cảm xúc ngột ngạt, khao khát được tự do, đến với thiên nhiên, bầu trời:
+ Thể hiện qua cách nhà thơ sử dụng 1 loạt những động từ mạnh:"đập tan", "chết uất"  và các từ ngữ cảm thán "ôi, thôi, làm sao"
+ Nhịp thơ ngắt quãng nhanh 6/2, 3/3
=> Truyền đến cho người đọc cảm giác ngột ngạt tới cao độ của nhà thơ và khát khao cháy bỏng được trở về với tự do, với đồng đội.
- Bài thơ mở đầu bằng tiếng tu hú, kết thúc cũng bằng tiếng tu hú:
+ Đầu bài thơ: Tiếng chim là tiếng gọi của tự do, của bầu trời bao la, đầy sức sống
+ Kết bài thơ: Tiếng chim lại khiến người tù cảm thấy đau khổ, bực bội hơn bao giờ hết vì bị giam cầm trong bốn bức tường nhà giam.
=> Cả hai tiếng chim đều gợi lên sự tự do, biểu tượng cho sự sống, khiến người tù phải bồn chốn, mong mỏi được thoát ra ngoài chốn lao tù để hòa mình vào tự do.
=> Tiếng chim còn là lời thúc giục hối hả về sự tự do.

c. Nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát dễ hiểu, dễ nghe, gần gũi, quen thuộc với người dân ta.
- Nhịp thơ được thể hiện linh hoạt, biến hóa theo xúc cảm của nhà thơ
- Ngôn từ dễ hiểu, giản dị, hình ảnh thơ mộc mạc, gần gũi, lời thơ da diết, thể hiện tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do cháy bỏng của nhà thơ.

d. Kết luận chung:
- Bức tranh màu hè được nhà thơ dựng lên thật đẹp đẽ, tươi vui, sống động bằng tình yêu cuộc sống tha thiết.
- Được thể hiện rất sâu sắc qua thể thơ lục bát uyển chuyển, giọng điệu chân thành, nhất quán
- Bài thơ là tình yêu cuộc sống, khát vọng tự do đến cháy bỏng của người tù Cách mạng trong cảnh tù đày.
 

3. Kết bài

- Khẳng định lại ý nghĩa của bài thơ.

6 tháng 4 2023

em cảm ơn ạ

Tham khảo :

Bằng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc, tác giả đã cho chúng ta thấy được sự khổ cực của con tu hú, mặc dù trời hè nắng gắt như thế nhưng con tu hú vẫn cứ kêu mải miết. Qua đó, chúng ta đã đồng cảm với nỗi khổ của tác giả khi bị giam trong tù vào những ngày hè như con tu hú.

8 tháng 3 2022

còn thiếu đoạn sau nữa nha nhưng hoi cảm ơn bạn nha : DDD

11 tháng 7 2023

Người nghệ sĩ chân chính là người phản ánh đời sống, cảm xúc, tạo ra quy luật của cái đẹp và nhằm hướng tới cái đẹp. Một trong số người nghệ sĩ ấy là nhà thơ Tố Hữu. Anh đưa bài thơ của mình đạt đến cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống ra bên ngoài. Và "Khi con tu hú" chính là một trong những bài thơ đó.

Nổi bật ở đoạn thơ:

"Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"

Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ, tác giả ngay tắp lự có thể diễn đạt những tâm tình và cảm xúc của chính mình vào bài. Câu thơ đầu tiên đã nói về âm thanh của người, dường như đó là những tiếng kêu háo hức với mùa hè, với sự nôn nao của nhà thơ. Thế nhưng, tại sao "mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!"?. À, thì ra đó là sự phẫn uất, nỗi niềm được thoát ra chính căn phòng đang lồng giam mình. Tác giả khi này cảm thấy mình mất đi sự tự do một cách chán nản, ghét bỏ những bức tưởng. Người đưa từ ẩn dụ "nghe" đến "đạp" cho ta thấy hành động nối tiếp với nhau, chỉ đến dòng cảm xúc trong lòng mình. Chưa dừng lại ở đó, nhà thơ thấy vô cùng ngột ngạt, ngạt bởi không khí tù túng của những bức tưởng tỏa ra. Người muốn uất hận, người khó chịu tưởng chừng như muốn đi đến bờ vực bên kia. Một loạt dấu chấm than được sử dụng càng thể hiện rõ ràng hơn tình cảm mong cầu sự tự do của tác giả. Vì sao Người lại mong cầu sự tự do đến mình thấy chán ghét, muốn chết uất?. Đó là bởi một hình ảnh tự do đang chảy trong ánh mắt của tác giả, cái con chim tu hú ngoài trời đang thoải mái hưởng lấy bầu trời bao la rộng lớn ấy lại là điều mà một người đang bị cầm tù nhìn thấy. Không ai trong hoàn cảnh ấy nghĩ được điều gì hơn, thế mà người nghệ sĩ này lại có thể đặt ngay cảm xúc của mình vào sáng tác một bài thơ đầy những tâm tình nhưng lại chẳng kém phần sâu sắc ý nghĩa. Hơn hết, điều làm cho đoạn thơ thành công còn ở lời, giọng thơ đầy tính than trách đầy giá trị biểu cảm. Hình ảnh trái nghĩa - chú chim tu hú tự do và tác giả đang bị cầm tù làm cho bài thơ gợi rõ nghệ thuật gợi hình đặc sắc vô cùng.

Khép lại, bài thơ là cả một bầu trời thể hiện nỗi mong muốn của tác giả về sự tự do. Người muốn được dành lấy, người lại se sợi chỉ một màu trong hoàn cảnh của mình vào cái đặc sắc của đời thành nên một bài thơ chói lọi rất hay và ý nghĩa.

TLam☕☘

5 tháng 4 2021

Tham khảo:

1. Mở bài:

- Dẫn dắt

- Nêu luận điểm chung và khác nhau

2. Thân bài: 

LĐ1: Với "Cảnh Khuya", Hồ Chí Minh đã bộc lộ lòng yêu thiên nhiên, đất nước rất tha thiết.

Yêu thiên nhiên:

- Mở các giác quan để cảm nhận thiên nhiên:

 

+ Thính giác: tiếng suối = tiếng hát xa (cảm nhận tinh tế)

+ Thị giác: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa (phân tích hình ảnh này ở phương diện trực tiếp và gián tiếp => rất khéo)

- Tâm hồn của Người:

+ Yêu thiên nhiên: Trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, tâm hồn của Người vẫn rất ung dung, khoan khoái trước vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng.

+ Yêu nước thương dân: lo lắng cho vận mệnh nước nhà

* Bất chấp hoàn cảnh tù ngục, bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, Hồ Chí Minh vẫn để cho tâm hồn mình bay bổng, vẫn say sưa thưởng thức vẻ đẹp của vầng trăng sáng. Đó chính là tình yêu thiên nhiên
tha thiết, là sự giao hòa mãnh liệt với vẻ đẹp thiên nhiên, là tâm hồn luôn trân trọng và khát khao cái Đẹp của người nghệ sĩ.

* Bài thơ cũng cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ đã để tâm hồn mình vượt rakhỏi song sắt tàn bạo của nhà tù để hướng ra ngoài bầu trời tự do, nơi có vầng trăng sáng lung linh. Đó chính là một tinh thần thép, là một phong thái ung dung, một nghị lực cứng cỏi của người chiến sĩ cách mạng.

- Chú ý: Đây là sự kết hợp chặt chẽ và hài hoà tâm hồn chiến sĩ và tâm hồn nghệ sĩ.

- Những cảm nhận vô cùng tinh tế đã chỉ ra được tình yêu quê hương thiên nhiên đất nước đầy lãng mạn.

LĐ2: Chốn tù ngục khó khăn vẫn không làm tình yêu thiên nhiên đất nước của Tố Hữu phai nhạt mà còn thêm mãnh liệt cùng niềm khát khao tự do chãy bỏng.

- Tâm trạng của người tù khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài: Thể hiện qua bức tranh mùa hè.

+ Lúa chiêm, cây trái

+ tiếng ve: có thể là tiếng ve ngoài không gian, có thể là tiếng gọi thôi thúc trong tâm trí nhà thơ, là tiếng gọi của tự do

+ Bắp rây, nắng đào

+ Sáo diều "lộn nhào": khát vọng tự do mãnh liệt

* Những hình ảnh tiêu biểu của mùa hè đã được khắc họa. Tiếng chim tu hú đã thức dậy, nở ra và bắt nhíp cho sự sống: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, không gian bao la khoáng đạt,... trong cảm nhận người tù. Tất cả thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống, sự nhạy cảm với những biến động của đất trời trong tâm hồn người tù. Người tù ở đây khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài, muốn được hòa nhập với thế giới tự do ấy.

- Tâm hồn: nhức nhối, khó chịu

+ Muốn "chết uất"

+ Chân muốn đạp tan phòng

-> Sử dụng động từ mạnh -> muốn toát khỏi lao tù, trở về với tự do

Yêu đất nước

- Niềm khát khao tự do đến cháy bỏng (chú ý đến hoàn cảnh sáng tác bài thơ) : Người thanh niên Tố Hữu lúc này như được chiếu sáng tâm hồn bởi ánh sáng cách mạng. Dường như ông muốn được tự do, được phục vụ đất nước.

- Chú ý: Giọng điệu thiết tha, giản dị.

=> Tâm trạng xuyên suốt cả bài thơ là sự khát khao tự do, tiếng tu hú chinh là tiếng gọi tha thiết của tự do đối với người tù trẻ tuổi. Tiếng tu hú kêu ở đầu bài thơ đã gợi ra cho người tù sự sống tưng bừng của mùa hè, khao khát hòa nhập với mùa hè và cuộc sống bên ngoài, đến kết thúc bài thơ tiếng chim ấy khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cảm thấy đau khổ, bực bội vì mất tự do.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại luận điểm

5 tháng 4 2021
I. Mở bài:
Dẫn dắt, đưa nhận định
II. Thân bài:
1. Giải thích:
Đúng như nhà văn A-na tô-li Phơ-răng đã nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người”. Có nghĩa là đọc một câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ gửi gắm trong đó. Bởi thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm con người. Mỗi câu thơ ra đời là kết quả của những trăn trở, suy tư, nung nấu ở người nghệ sĩ.
2. Chứng minh:
HS tìm các phương diện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ của cả hai bài thơ để phân tích. (Hoặc có thể phân tích vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ theo từng bài thơ). Sau đây là gợi ý:
a. LĐ 1: Dù sống trong ngục tù nhưng những người chiến sĩ vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu sâu sắc:Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống khiến người tu tưởng tượng một mùa hè chan hoà ánh sáng, rực rỡ sắc màu rộn ràng âm thanh và ngọt ngào hương vị (dẫn chứng)Bài thơ “Ngắm trăng”:Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. Người thấy thiếu mọi nghi thức thông thường. Cái thiếu “ rượu” và “hoa” là cái thiếu của một thi nhân chứ không phải là cái thiếu của một tù nhân (dẫn chứng)Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác (dẫn chứng)Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Qua nghệ thuật đối và nhân hoá làm nổi bật tình cảm song phương, cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người (dẫn chứng)b. LĐ 2: Họ luôn khao khát tự do mãnh liệt:Niềm khao khát mãnh liệt về với tự do còn được bộc lộ trực tiếp trong những câu cuối: d/c. Cách ngắt nhịp độc đáo, kết hợp với những từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất) và những từ cảm thán (ôi, làm sao, thôi) làm nổi bật cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ đã tạo nên một sự hô ứng. Tiếng chim ban đầu là âm thanh đẹp của tự nhiên gợi lên trong tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi một mùa hè tự do, khoáng đạt đầy sức sống. Còn tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại là âm thanh giục giã, như thúc giục những hành động sắp tới.Còn Bác luôn hướng ra ánh sáng. Đó là vầng trăng, là bầu trời, là tự do và đó cũng là hy vọng, là tương lai.c. LĐ 3: Người chiến sĩ cộng sản ấy cũng mang một phong thái ung dung, lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào: Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù (cuộc vượt ngục tinh thần).
3. Tổng hợp:Như vậy, qua hai bài thơ, người đọc sẽ hiểu hơn về tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản khi ở trong tù. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.III. Kết bài: Khẳng định lại nhận định và cảm nghĩ, liên hệ
25 tháng 4 2022

tham khảo

Con người sinh ra đều là số 0 tròn trĩnh. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng vươn lên và tạo lập riêng cho bản thân mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, rèn luyện cho mình những đức tính tốt đẹp. Một trong số những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện chính là khiêm tốn và không kiêu căng, tự mãn. Khiêm tốn trái với kiêu căng, tự mãn, khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm. Tính kiêu căng và tự mãn xuất phát từ tầm hiểu biết hạn hẹp của con người, chỉ mới được người khác khen ngợi chút xíu đã đâm ra huênh hoang, cao ngạo, cho mình là hơn người, đây là một tính cách vô cùng xấu của con người. Bên cạnh đó, tính kiêu căng và tự mãn còn bắt nguồn từ một số người tuy có năng lực hoặc có được một thành tựu nhỏ cho bản thân mình thì lại khoe khoang, cho mình hơn người, không ai có thể bằng mình, từ đó dẫn đến chủ quan và thất bại trong cuộc sống. Người kiêu căng và tự mãn sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mọi người. Nếu con người bỏ được tính kiêu căng và tự mãn sẽ trở nên khiêm tốn, đáng yêu, nhận được sự yêu quý của mọi người xung quanh, cuộc sống của người đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cộng đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm. Lại có những người tuy trước đây họ kiêu căng tự mãn nhưng họ đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân và sửa đổi để tốt hơn,… những người này xứng đáng là tấm gương để học tập theo. Mỗi con người được sống một lần duy nhất và chúng ta được lựa chọn cho mình các sống. Hãy sống thật tích cực, ý nghĩa, tạo dựng cho cuộc đời những giá trị tốt đẹp.

25 tháng 4 2022

ok cảm ơn giúp mik làm văn nghị luận ik

9 tháng 5 2022

anh tham khảo để lấy ý làm bài nha

Tố Hữu sinh năm 1920, là nhà thơ lớn của văn học cách mạng Việt Nam. Cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ của ông có sự thống nhất, hài hòa. Hồn thơ Tố Hữu trong trẻo, ngọt ngào, da diết mà sâu lắng với hình ảnh thơ gần gũi, bình dị mà giàu chất tạo hình, khơi gợi bao cảm xúc lắng đọng trong lòng người. “Khi con tú hú” là một thi phẩm thành công tiêu biểu cho phong cách thơ của ông.

Bài thơ được in trong phần Xiềng xích thuộc tập thơ Từ ấy. Tác phẩm được viết vào tháng 7 năm 1939, khi tác giả đang bị giam cầm tại nhà lao Thừa Phủ thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Bài thơ đã thể hiện lòng yêu cuộc sống và trái tim khát khao về sự tự do cháy bỏng của nhà thơ trong cảnh tù đày.

“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”

Những câu thơ lục bát thanh thoát mở đầu bài thơ gợi ra một bức tranh mùa hè xinh đẹp, và căng tràn nhựa sống. Một thế giới rộn ràng với những hình ảnh, âm thanh sống động được mở ra: Đó là hình ảnh của lúa chiêm, của tiếng ve, của hạt bắp, của bầu trời cao rộng với những cánh diều bay lượn hay những trái cây đượm ngọt,…Âm thanh đặc trưng khi hè đến là tiếng chim tú hú, là tiếng ve ngân vang trên những cành cây trong vườn nhỏ. Tiếng tu hú, tiếng ve gọi hè về  khiến khu vườn trở nên tươi vui hẳn, những bản hòa ca, những thanh âm diệu kì của cuộc sống góp vào hè nét sống động, nên thơ. 

Hè đến, cảnh vật còn được điểm tô bởi những gam màu rực rỡ, tươi tắn: Đó là sắc vàng của những lúa chiêm đang reo vui rộn rã trên cánh đồng quê “lúa chiêm đang chín”, là sắc vàng đậm của bắp rây “bắp rây vàng hạt”. Đó còn là màu hồng của “nắng đào”, màu xanh lá của cỏ cây và sắc xanh biếc của mây trời “trời xanh”. Tất cả hòa vào không gian cao rộng tạo nên một vẻ đẹp xao xuyến lòng người.

Bằng cảm nhận tinh tế của mình, tác giả gợi mùa hè không chỉ qua hình ảnh, âm thanh, màu sắc mà hè còn được gợi ra bởi những hương vị thanh khiết của tự nhiên. Hương nồng nàn của lúa bắp, hương dịu ngọt của trái cây trong vườn nhà vào độ chín, hương tinh khiết của nắng trời hòa vào bầu không khí trong lành khiến mùa hè càng thêm quyến rũ. Tác giả sử dụng các phó từ như “đang”, “dần”, “càng”, kết hợp khéo léo với các tính từ “chín”, “ngọt”, “rộng”; những động từ “gọi”, “ngân”, “lộn nhào” cũng được sử dụng vô cùng linh hoạt diễn tả được sự vận động bên trong của cảnh vật. Mùa hè sôi động, dạt dào sức sống, cảnh vật không hề tĩnh tại mà luôn vận động, luôn hướng về sự sống. 

Qua bức tranh mùa hè đẹp đẽ, đầy khoáng đạt, tự do và thanh bình ấy, ta cảm nhận được một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống mãnh liệt của tác giả. Trong chốn ngục tù chật hẹp có thể chôn chân người lính trẻ nhưng nào có thể trói buộc tâm hồn trẻ trung, yêu đời kẻ thiết tha với nhân dân, với cuộc đời. Mùa hè tươi vui ấy phải chăng là tiếng gọi của tự do, của cuộc sống bên ngoài, của nỗi khát khao tự do mãnh liệt của một trái tim trẻ tuổi đang bị giam cầm.

Vốn đang say mê với lý tưởng, nhiệt huyết, niềm vui phơi phới đang ngập tràn trong tim, trở về với hiện thực khắc nghiệt, bị bó buộc tự do trong phòng giam chật chội, tù túng, bí bách khiến người lính trẻ không khỏi ngột ngạt, bức bối:

“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

Mùa hè đang vẫy gọi, cuộc sống tự do, tươi đẹp bên ngoài đón chờ khiến lòng người không khỏi rạo rực, băn khoăn. Các tính từ, động từ mạnh như “ngột”, “chết uất”, “đạp” được sử dụng kết hợp với các từ cảm thán “ôi”, “thôi” cùng nhịp thơ bất thường 6/2; 3/3  nhấn mạnh cảm ngột ngạt đến cao độ và nỗi khát khao mãnh liệt được bước ra cuộc sống bên ngoài của người tù cách mạng. Những cảm xúc, tâm trạng phơi phới của tác giả trong những ngày được cống hiến, được say sưa với cuộc đời trước đây dường như bị thay thế bởi nỗi buồn đau đến tột độ khi bị giam cầm trong bốn bức tường lạnh lẽo.  Bốn câu thơ khiến ta nhớ đến những lời cùng tâm trạng mà ông từng viết:

“ Cô đơn thay là cảnh thân tù!
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!” 

Nỗi ngột ngạt bủa vây lấy tâm trí, ôm lấy tâm hồn người chiến sĩ, lời thơ buông theo cảm xúc uất ức, bức bối buông ra trong từng hơi thở, tất cả như muốn biến thành hành động phá tan xiềng xích để chạm lấy tự do “đạp tan phòng”, để vượt thoát ra ngoài. Nơi ấy có nhân dân mình, có  đồng đội, đồng chí, nơi ấy có tự do để đôi chân được tiếp tục say sưa với cách mạng.

Âm thanh của tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là một tín hiệu nghệ thuật độc đáo. Nếu tiếng chim tu hú ở đầu bài là tiếng chim gọi hè, sứ giả báo hiệu mùa hè đến, mở ra một khung cảnh mùa hè rộn ràng, đẹp đẽ thì tiếng tu hú cuối bài là tiếng kêu đầy khắc khoải, da diết gợi sự bức bối, thôi thúc khát khao cuộc sống bên ngoài. Đó cũng là tiếng gọi của tự do- một tiếng gọi tha thiết mà đầy quyến rũ.

Bàng thể thơ lục bát giản dị mà nhịp ngàng, uyển chuyển cùng dòng cảm xúc tự nhiên, Tố Hữu đã viết nên một bài thơ đượm cảnh- đượm tình. Cảnh thì đẹp, dạt dào sức sống, tình thì sôi nổi, da diết mà sâu sắc. Một biểu hiện của lòng yêu nước, đẹp đẽ, sáng trong và mãnh liệt được hội tụ trong từng lời thơ, toát ra trong từng nhịp điệu của thi phẩm. Bài thơ đã gieo vào lòng bao thế hệ đọc giả lòng yêu nước thiết tha và tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống trên quê hương mình.

9 tháng 5 2022

bài này em tự làm hay sao

 

 

25 tháng 3 2021

tham khảo

Gợi ý:

Khung cảnh thiên nhiên bên ngoài tươi vui, rộn rã, tràn trề nhựa sống biết bao. Khung cảnh đó càng làm tâm trạng của người tù cách mạng thêm đau khổ, ngột ngạt. Tâm trạng ấy được biểu đạt trực tiếp qua  cách ngắt nhịp bất thường 6/2, 3/3, dùng hai câu cảm thán liên tiếp cùng với việc sử dụng các động từ mạnh: đạp tan phòng, chết uất, các thán từ Ôi, thôi, làm sao khiến đoạn thơ trở thành tiếng kêu phẫn uất của người mất tự do. Cùng với tiếng kêu ấy chính là tâm trạng bực bội, ngột ngạt muốn phá tan xiềng xích của người tù cách mạng. Niềm khát khao tự do cháy bỏng của người tù muốn thoát ra khỏi tù ngục trở về với cuộc sống tươi đẹp tự do bên ngoài. Cảnh bên ngoài đẹp bao nhiêu, rực rỡ bao nhiêu thì người tù càng đau đớn, sôi sục bấy nhiêu. Đó là ý chí bất khuất kiên cường của người tù. Tiếng kêu của con chim tu hú là tiếng gọi thiết tha của tự do, của sự sống đầy quyến rũ với người tù cách mạng trẻ tuổi.

25 tháng 3 2021

tham khảo

Tiếng chim tu hú gợi lên trong lòng người tù cách mạng những hình ảnh tràn đầy sức sống của mùa hè và cùng đồng thời là tiếng gọi trong lòng của nhà thơ . Nhà thơ cảm nhận nhuengx vẻ đẹp bằng chính sức mạnh , tâm hồn , tình yêu quê hương da diết và khát khao tự do cháy bỏng của mình . Bằng biện pháp sử dụng động từ mạnh kết hợp với từ ngưx cảm thán đã khiến bài thơ lột tả được hết những bực bội , sự tức giận của nhà thơ . Tất cả đều thể hiện được những cảm xúc , niềm khao khát tự do đến tột cùng đối với sự sống bên ngoài trốn tù giam. Mở đầu bằng tiếng chim tu hú gợi về mùa hè đầy màu sắc và kết thúc bằng một giọng thơ chua xót đã khiến người đọc , người nghe day dứt đến tâm can . Bài thơ " Khi con tu hú " đã thành công khi nói lên được những uất ức kìm nén của người từ cách mạng khi ở chốn tù giam .