K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2021

Trong cuộc đời mỗi người ai cũng có những tình bạn đẹp mà chúng ta không thể nào quên. Có rất nhiều câu nói nói về tình bạn và trong đó có câu nói “tình bạn chân chính là viên ngọc quý". Tình bạn chân chính là tình bạn đẹp trong sáng thủy chung tâm đầu ý hợp yêu thương nhau, tôn trọng nhau và hiểu nhau. Tình bạn là một thứ tình cảm trước hết là rất quý giá, bền vững và tình bạn ấy rất được trân trọng ngợi ca. Tình cảm chân chính phải một tình cảm chân thành trong sáng, vô tư và đầy tin tưởng mà những người bạn thân thiết dành cho nhau. Tình bạn bước đầu thường được xây dựng trên cơ sở cảm tính nhiều hơn lí tính. Đó là những người mà ta có thiện cảm thực sự, hiểu ta và có chung sở thích với ta, mặc dù là cùng hoặc không cùng cảnh ngộ. Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là một người bạn đến với ta trong những phút khó khăn cay đắng nhất của cuộc đời. Tình bạn là một tài sản quý giá nhất, tuyệt đẹp nhất, kì vĩ nhất do con người dày công tạo dựng trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại. Tình bạn là loại tài sản mà không thể có được bằng con đường chiếm đoạt, bằng con đường bạo lực, cưỡng đoạt. Trong mọi hoàn cảnh thì tình bạn luôn được tôn vinh và coi trọng. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những con người chỉ biết đến cái lợi của bản thân mình, độc đoán, ích kỉ hoặc lạnh lùng, vô cảm mà không có lấy những người bạn thân thiết, lại có những người lợi dụng lòng tốt của bạn bè để trục lợi,… chúng ta không nên sống, học theo những người này vì nó đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức xã hội. Tình bạn vô cùng quý giá nên ta cần phải biết giữ gìn vun trồng cho nó mãi xanh tươi.

22 tháng 12 2021

Tình bà cháu là một tình cảm rất thiêng liêng, cao quý và tình cảm này đáng được chúng ta gìn giữ, trân trọng. Người bà luôn là người quan tâm, chia sẻ, dành những điều tốt đẹp nhất cho đứa cháu bé bỏng của mình. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh người bà thân thương, trìu mến này trong các tác phẩm văn học như bài "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh", "Bếp lửa" (Bằng Việt). Hiện nay, bên cạnh những đứa cháu hiếu thảo, biết yêu thương, chăm sóc bà vẫn còn những đứa trẻ không biết trân trọng tình cảm quý giá này, thậm chí còn có kẻ chà đạp lên nó, vùi dập nó một cách không thương tiếc. Những người này cần bị xã hội lên án và chỉ trích. Bản thân em rất yê quý người bà của mình, bà như người mẹ thứ hai của em vậy. Bởi vì lẽ đó mà em luôn cố gắng học tốt, mang thật nhiều điểm cao về tặng bà! cho một tick nha

  
10 tháng 11 2017

Khái niệm: 

Thơ thất ngôn bát cú là loại thơ mỗi bài có 8 câu và mỗi câu 7 chữ, tức là chỉ có 56 chữ trong một bài thơ thất ngôn bát cú. Thơ thất ngôn bát cú có thể được làm theo hai luật: luật bằng và luật trắc. Về vần thì có hai loại: vần bằng và vần trắc. Tuy nhiên, các thi nhân thường hay làm theo vần bằng, tức là luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng.

10 tháng 11 2017

Nữ Sát Thủ Máu Lạnh            

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Thể thơ có luật rất chặt chẽ. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác nhất là vào phong trào thơ mới tại Việt Nam từ những năm 1925, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.

14 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Dàn ý

Mở bài

Giới thiệu về vấn đề 

Thân bài 

Truyền thống hiếu học là gì ?

Truyền thống hiếu học ở Việt Nam chúng ta từ thời xa xưa như thế nào?

+ Những dẫn chứng cụ thể 

- Lương Thế Vinh 

- Nguyễn Hiền

- Trạng Tộ 

- Chủ tịch Hồ Chí Minh

....

Tuyền thống hiếu học ở Việt Nam chúng ta thời nay đã được duy trì như thế nào ?

Những tấm gương hiếu học và đã đạt nhiều giải thưởng cùng học bổng trong các kì thi quốc gia và cả quốc tế

+ Ngô Bảo Châu 

+ Ngô Đắc Tuấn 

+ Lê Hùng Việt Bảo

+ Phan Đăng Nhật Minh

+ ......(bạn có thể tìn hiểu thêm °^° nhiều lắm )

Khẳng định rằng truyền thống hiếu học của dân tộc  Việt Nam của chúng ta vẫn luôn được duy trì từ thế hệ ông cha ta cho đến những thế hẹ ngày nay

* Liên hệ bản thân 

Là một học sinh thuộc thế hệ sau 

+ Tự cảm thấy bản thân mình còn nhiều vấn đề và nhiều điểm chưa tốt,chưa thực sự hiếu học 

..

+ suy nghĩ của bản thân khi mà nhìn vào lịch sự truyền thống hiếu học của Việt Nam ta

 + Rút ra bài học cho bản thân 

+ Trách nhiệm cũng là nhiệm vụ của bản thân phải nối tiếp tuyền thống tót đẹp của dân tộc không để chúng mai một đi theo tháng năm 

+ Lời hứa của bản thân ( chăm chỉ học tập ,truyên truyền đến moijn người xung quanh...) 

Kết bài 

Khẳng định về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc hiếu học và nỗ lực học tập 

Bài làm tham khảo 

Nếu như tìm hiểu về những tấm gương hiếu học của dân tộc Việt Nam trong lịch sử thì có thể tìm thấy rất nhiều tấm gương nổi bật và càng có thể khẳng định rằng,,Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống hiếu học từ lâu đời 

Từ xa xưa kia,từ cái thời bị Bắc thuộc, ông cha chúng ta lúc đó không những kiên trì chống đô hộ phong kiến mà còn cố gắng ,không ngừng học tập để tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân dân Trung Quốc .Mà một ví dụ điển hình đó chính là Ông Tổ Nghề thêu - Trần Quốc Khải.Và cũng nhờ tinh thần hiếu học của ông cha ta lúc đó nên dân tộc của ta mới không bị mấy đi nước và để lại cho chúng ta đất nước Việt Nam hòa bình như hiện nay.Hay là thế hệ sau nữa,nhưng tấm gương hiếu học,những bậc hiền nhân được không chỉ người dân trong nước mà còn cả là thế giới đương thời phải thán phục như Mạc Đỉnh Chi không chỉ là trạng nguyên nước Việt Nam mà còn là trạng nguyên của cả nước Trung Quốc, nhà văn ,nhà thơ cũng là nha  mưu lược Nguyễn Trãi, nhà bác học Lê Quí Đôn…

Đó chính là truyền thống hiếu họ của dân tộc Việt Nam chúng ta .Đó là truyền thống được hình thành tùe sự cầu tiến. Sẵn sàng tiếp thu cái mới, cái tiến bộ từ bên ngòai.Hay còn cả  hiền tài xuất hiện ở thế hệ sau và  sẵn sàng tiếp thu sự tiến bộ, kêu gọi cải cách đất nước như Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh …Đặc biệt Hồ Chí Minh  - người cah già của toàn dân tộc Việt Nam cũng là người đã chủ trương xây dựng và phát triển giáo dục, ngay trong chiến khu, thời kháng Pháp.Tìm ra con đường cứu nước cho đất nước Việt Nam ta.Mà tata cả chúng giờ vẫn đang còn lưu giữu trong sử sách 

Hay là trong thời kháng chiến chống Mỹ, kỹ sư Trần Đại Nghĩa cải tiến vũ khí do Liên Xô viện trợ, bắn rơi máy bay B52 của Mỹ, gây ngỡ ngàng thán phục cho hai cường quốc Liên  Xô và Mỹ. Rồi chỉ mới đây GS Ngô Bảo Châu đạt Huy chương Fields về Toán học,( tương đương với giải Nobel)  làm rạng danh truyền thống hiếu học Việt Nam.

Từ những dân chứng trên ta dó thể khẳng định rằng truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam chúng ta đã có tùe xa xưa cho đến nay,được suy trì và cho đến tận bây giờ và chắc chắn rằng sẽ vấn tiếp tục được suy trì trong tương lai ,truyền thống tốt đẹp này của dân tộc 

Và đặc biệt là trong thời đại bùng nổ phát triển công nghệ như hiện nay ,kiến  thức càng đóng vai trò quan trọng , quyết định về đời sống và về cà   chất lượng sống của con người. Vậy nên việc học vẫn là một việc quan trọng hàng đầu mà mỗi người trong chúng ta đều phải làm.Thế nhưng khi nhìn lại bản thân cùng những thực tế mà em đang chứng kiến.Ngày nay,không chỉ có những bạn chăm chỉ và hiếu học ,chịu khó tìm hiểu vag cầu tiến mà còn có rất nhiều bạn vẫn còn lười biếng,ham chơi ,không chịu chăm lo học hành .Dẫn đến kết quả chểnh mảng,kiểm tra đểm thấp .Còn cả là học tủ,học vẹt,học cho có,để rồi trở thành gánh nặng cho cả gia đình và xã hội.để rồi tương lai của chính những vạn dó trở nên mù mịt và vô lối đi 

Là một học sinh,đang còn ở tren ghế nhà trường ,em sẽ cố gắng học tập cũng như tuyên truyền với các bạn phải cố gắng học tập để  có kết quả tốt, để trở thành công dân hữu ích là sự đáp đền công cha nghĩa mẹ, công lao dạy dỗ của thầy cô.Cũng như là không phụ lại lòng mong mỏi và nối tiếp truyền thống hiếu học , tinh thần cầu tiến của dân tộc Việt Nam và cũng chính là giữ gìn bản sắc dân tộc nền văn hóa của dân tộc Việt Nam 

15 tháng 12 2017

Mở bài: Giới thiệu về món quà tuổi ấu thơ mà mình yêu thích nhất và tình cảm chung: yêu thích, gắn bó…

Thân bài: a: Biểu cảm về món quà từ vẻ đẹp của nó.

Chọn những chi tiết tiêu biểu, nổi bật của món quà dó ( hình dáng, màu sắc, cấu tạo, sự vận hành…) để bộc lộ tình cảm.

b: Biểu cảm từ những kỉ niệm gắn bó với món quà

Khi nhận được món quà ( vào dịp nào, ai tặng…)

Kỉ niệm vui chơi với món quà: có môt mình ở nhà hoặc khi vui chơi cùng các bạn…

c: Biểu cảm về công dụng của món quà đối với em.

Tuổi ấu thơ cho em bao niêm vui, tiếng cười…

Là người bạn đồng hành trong suốt tuổi thơ của mình.

Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của mình đối với món quà ấy.

21 tháng 10 2016

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

– Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

– Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…

2. Các loại tre:

– Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

3. Đặc điểm:

– Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi

– Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai

– Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.

– Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.

– Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.

– Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…

4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:

a. Trong lao động:

– Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.

– Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

b. Trong sinh hoạt:

– Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…

– Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.

– Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:

+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.

+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…

+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.

+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…

c. Trong chiến đấu:

– Tre là đồng chí…

– Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.

– Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

– Tre hi sinh để bảo vệ con người

III – Kết bài:

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.

Bài cảm nhận:

Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc : mái đình cây đa,cánh cò ,sáo diều ,con trâu, luỹ tre…Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam . 

“ Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”…

 Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam ,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam . “Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” không biết tre có từ đâu , nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật. Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu… Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : “ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? “ .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre , giường tre….Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở, làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa… từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . “Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay ,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá .Từ những câu hát ,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm” , hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng” . Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê.Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình. Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước. Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam . 
21 tháng 10 2016

1. Mở bài: Giới thiệu cây tre và tình cảm của em với loài cây này

2. Thân bài:

- Miêu tả đặc điểm của cây tre: hình dáng, màu sắc, các bộ phận, môi trường sống …

- Vai trò của tre trong cuộc sống (chú ý nêu tình cảm của mình với các ý được nêu ra)

+ Vai trò của tre trong đời sống sinh hoạt hàng ngày

+ Vai trò của tre trong lịch sử dựng nước, giữ nước

- Tình cảm của mọi người dành cho tre

+ Tre đã là nguồn cảm hứng và trở thành đề tài, hình ảnh xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật

+ Tre là người bạn thân thiết của người dân VN, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của con người VN, dân tộc VN.

+ Mối quan hệ, tình cảm, kỉ niệm của cá nhân em với cây tre

3. Kết bài

Khái quát tình cảm của em với cây tre.

Bạn có thế tham khảo.

11 tháng 10 2016

Mỏi tay quá, tớ ko viết nữa đâu, cậu dựa vào đây viết thành bài văn nhé

Hoa mai là 1 trong những loài hoa đặc trưng của miền đất ấm áp phương Nam. Hoa mai nở báo hiệu một mùa xuân mới nhiều sắc vàng, tiền vô như nước. Hoa mai có 5 cánh, bao bọc lấy nhuỵ vàng, thể hiện sự ấm cúng của mỗi gia đình trong dịp Tết. Hoa mai có thân cứng cáp, màu nâu như sự bền bỉ của con người. Mỗi khi nhìn thấy hoa mai, lòng tôi lại ấm áp và hạnh phúc biết bao nhiêu. Hoa mai mang vẻ đẹp bình dị, tuy chỉ có sắc vàng nhưng mai đã làm nổi bật lên miền đất phía Nam ấm no, đầy đủ. Những lá non của cây mai e ấp, ngượng ngùng, nấp sau những bông hoa mai ''căng tràn sức sống''. Lá non xanh mơn mởn thể hiện sự sinh sôi, nảy nở, phát triển của vùng đất này. Trong dịp Tết, ở mỗi gia đình, hoa mai là sự kết nối hạnh phúc, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Hoa mai giúp tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà, tăng sự ấm cúng trong mỗi nhà. Hoa mai trong cuộc sống của em là 1 loài hoa không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Thật là hạnh phúc ngắm nhìn hoa mai nở rộ. Sao yêu quá loài hoa này vậy. Chẳng phải vì sắc đẹp của nó đã lôi cuốn tôi hoà quyện cùng vào sắc đẹp này sao! Ôi, hoa mai đẹp quá, nó thật đẹp với biết bao con người. Hoa mai tượng trưng cho cả vẻ đẹp của mỗi con người ở đây. Tôi yêu hoa mai biết bao! Thật là may mắn khi tôi được sinh ra ở cội nguồn của hoa mai! Tôi rất yêu quý loài hoa này bởi nó đã mang cho mọi người nơi đây một ngày Tết thật ý nghĩa và tràn đầy niềm vui!

11 tháng 10 2016

Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến. Gia đình tôi ở Miền Nam nên không có hoa đào như ở Miền Bắc.

Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.

Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi.

Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với hình ảnh của mâm trái cây được đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà thì hình ảnh của cây mai với những cánh hoa vàng rộ càng làm tăng thêm sắc xuân của ngày tết. Như một bài thơ của Mãn Giác đã viết:
“Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước nở cành mai”

4 tháng 11 2017

“Ngày ngày cắp sách đến trường 
Cơm cha áo mẹ tình thương cô thầy”

Lời thơ như vang vọng trong tâm hồn mỗi con người. Khi sinh ra, cha mẹ cho ta hình hài, dáng đứng, cho ta dòng sữa mát lành và nuôi ta lớn lên. Rồi cuộc đời lại bước sang một hướng đi mới khi ta cắp sách đến trường, cho ta gặp những người cha, người mẹ thứ hai, nơi đó dòng sữa ngọt chính là nguồn tri thức và lời cha dạy, là lời thúc giục, vẫy gọi ở ngoài kia khơi xa của cuộc đời. Công ơn trời bể đó, chúng em không một phút lãng quên, vì vậy ngày hôm nay – ngày lễ các nhà giáo Việt Nam 20 – 11 cho chúng con được bày tỏ lòng mình, được nói lên những tâm tư, suy nghĩ về các thầy, các cô thân yêu.

Thầy cô ơi! Hai tiếng gọi thân thương con mang trong tim suốt cuộc đời. Dẫu có đi hết chiều dài của cuộc sống, con vẫn chưa đi hết lời thầy cô chỉ dạy; dẫu có bước lên muôn đỉnh vinh quang con vẫn biết rằng, người nâng bước cho con trên từng bậc thang là đôi tay không bao giờ mệt mỏi của các thầy, các cô.

“Thời gian qua mùa thu nay có khác Bao chuyến đò qua chốn ấy sông sau Nghĩa thầy cô một đời không trả hết Dẫu đời con qua mấy nhịp cầu” Có ai đó đã từng nói rằng “Tuổi học trò cũng như người thợ đang xây nền móng cho tòa nhà...”, con cũng như bao đứa trẻ kia, vô tư đùa nghịch để đôi khi tự làm vỡ những viên gạch của đời mình. Con đâu biết sau lưng mình là bóng dáng thầy cô hao gầy theo năm tháng, mong mỏi cho con từng bước trưởng thành để đến khi nhận ra con chợt thấy bâng khuâng, nuối tiếc.

“Một mùa thi như bao mùa thi trước Nắng hồng lên trong mắt biếc học trò Phấn trắng bảng đen nét mực thầy vẫn đó Sao con tìm mà chẳng thấy ngày xưa...” Cái ngày xưa của một thời kỷ niệm, quá khứ đã qua đi sẽ không bao giờ quay lại nhưng những hồi ức về 1 thưở đến trường dưới vòng tay thầy cô sẽ không bao giờ phai nhòa trong mỗi học sinh. Tình thương yêu trân trọng đó, chúng con muốn gửi đến không chỉ là hôm nay mà lớp lớp thế hệ thầy cô quả ngày hôm qua, của ngày mai ... như truyền thống “Tôn sư trọng đạo” cha mẹ dạy con từ thưở lọt lòng.

Sinh ra trong cuộc đời, không ai có biết được tương lai của đời mình nhưng mỗi chúng con nhận thức được rằng: tri thức chính là hạt giống mà thầy cô ươm mầm trong tim mỗi học trò. Cây có đơm hoa kết quả, quả có chín ngọt lành hay không chính là sự vun đắp của chúng con dưới sự chỉ dạy của thầy cô.

Qua bao lứa tuổi học trò – bao mùa cây đơm hoa kết trái, thầy cô vẫn âm thầm, lặng lẽ. có mấy ai quay về trường cũ, cũng như cây cây kia chỉ mãi vươn lên trời xanh nhưng thầy cô vẫn luôn giữ vững niềm tin và biết rằng ở trên cao kia là ánh sáng của chân lý, là những đứa con càng khắc ghi thêm những cống hiến âm thầm, lặng lẽ.

Chúng con muốn được cảm ơn thật nhiều vì tình yêu thương, che chở của các thầy, các cô nhưng lời con nói làm sao kể hết ân tình. Tự khắc ghi trong tâm trí mình, chúng con nguyện là những đứa con ngoan, trò giỏi, xứng đáng với biết bao công sức, ân tình của thầy cô.

Khi bạn mở cánh cửa bước vào cuộc sống, nghĩa là bạn đang bắt đầu cuộc hành trình tự khẳng định mình để khám phá ý nghĩa của cuộc sống và thực hiện mọi mục tiêu mong muốn của bản thân. Để chinh phục hành trình đầy khó khăn này thì tri thức chính là hành trang của chúng ta và Thầy cô chính là những người ngày đêm gom góp, truyền đạt cho chúng ta.

Từ ngày đầu tiên đi học bập bẹ làm quen với những con số 1,2,..rồi đến những chữ cái A, Ư…cho đến hôm nay mặc dù chúng ta đã khôn lớn đã phần nào tự mình tìm tòi học hỏi và đã sở hữu một vốn kiến thức nào đó.

Thế nhưng, không phài lúc nào cuộc sống cũng bắng phảng suôn sẽ như bạn nghĩ- mà có cả những trở ngại khó khăn. Có những sự cố thất bại làm bạn mất niềm tin, tổn thương hay gục ngã tưởng chừng không thể đứng lên được nữa, mọi ước mơ tốt đẹp dường như sụp đổ. Bạn trở nên hụt hẫng, tuyệt vọng và mất niềm tin vào bản thân, vào cuộc sống.

Những lúc như thế bạn hãy nhớ đến hình ảnh cây trúc- chúng đã biết tự vươn lên sau những lúc oằn mình chịu đựng giông bão, và sau những lần như thế, mầm non vẫn tiếp tục đâm chồi lá xanh mướt và thân trúc trở nên vững vàng cứng cáp hơn … 

“ Tre già măng mọc có gì lạ đâu” 

Đúng như câu nói trên Tre già thì măng mọc là chuyện bình thường nhưng bạn có biết chăng để cho những búp măng non vươn mình ra khỏi đất thì đó chính là kết quả của cả một quá trình rễ trúc làm việc cặm cụi trong mọi điều kiện gom góp tích lũy dinh dưỡng cho thế hệ sau. Thầy cô cũng giống như vậy đó các bạn, sở hữu một trái tim yêu nghề, tấm lòng nhân hậu luôn hướng về học sinh cùng với bầu nhiệt huyết luôn nóng cháy, Thầy cô luôn luôn không ngừng trao dồi kiến thức, bôn ba tìm tòi học hỏi, gom góp kiến thức và khao khát truyền đạt, mong mõi học trò tiếp thu để sau này vững trãi bước vào hành trình của cuộc sống.

Thầy cô là như vậy đó, còn chúng ta thì sao? Có phải đợi đến ngày 20/11 hay dịp lễ tết gì đó chúng ta mua một món quà kèm theo một lời chúc gởi đến thầy cô là đủ rồi không. Hay là bạn nghĩ rằng đợi đến khi nào cuộc sống tốt đẹp hơn, sau khi việc học hành hoàn tất hay có công việc ổn định kiếm nhiều tiền lúc đó mới có thể trả ơn Thầy cô..

=^.^=

4 tháng 11 2017

Tuổi học trò - Cái tuổi hồn nhiên, trong sáng với biết bao những kỉ niệm vui buồn, những sự ngỗ nghịch đáng yêu và cả những niềm hạnh phúc. Mỗi con người khi đã lớn lên có lẽ đều để lại những dấu ấn riêng cho mình về khoảng thời gian đẹp nhất trong đời ấy. Tuổi học trò với những mộng mơ, những lo âu bất chợt, những ý tưởng chợt đến rồi chợt đi. Tất cả đều được vun đắp và lớn lên dưới mái trường – nơi ta luôn có bạn bè và thầy cô bên cạnh sẻ chia những vui buồn cùng ta.
 

Mấy ai là kẻ không thầy
 

Thế gian thường nói không thầy sao nên.
 

Thầy cô, chỉ với hai tiếng thôi mà sao chúng em cảm thấy cao quý và thiêng liêng đến vậy. Có lẽ rằng, tình yêu nghề, yêu trẻ thơ đã ngấm sâu vào trong mỗi con người. Để đến khi trở thành những thầy giáo, cô giáo sự nhiệt huyết, tận tình trong mỗi con người lại dâng trào lên. Thầy cô chính là những người dẫn đường chỉ lối cho chúng em trên con đường đời của riêng mình, người vun đắp những ước mơ của chúng em vào một tương lai tươi sáng hơn.
 

Mỗi thầy cô giáo là một người lái đò cần mẫn. Khi năm học kết thúc cũng chính là lúc những chuyến đò đã bắt đầu cập bến. Một chuyến đò với biết bao công sức và tâm huyết. Một chuyến đò chở biết bao tri thức, tình cảm mà thầy cô muốn gửi vào mỗi chúng em. Chúng em biết rằng để làm được điều đó thầy cô đã phải thức khuya, miệt mài, cặm cụi bên trang giáo án. Chúng em biết rằng đó là tất cả những giọt mồ hôi, nước mắt của các thầy cô. Tình yêu thương vô bờ bến ấy chúng em sẽ luôn trân trọng và cất giữ mãi trong trái tim.
 

Thầy cô không những cho chúng em tri thức để từng ngày trôi qua là lúc chúng em bước lên cao hơn với nấc thang kiến thức. Thầy cô còn là người dạy cho chúng em biết, dạy cho chúng em hay về những đạo lí làm người. Đó cũng là những bài học đường đời đầu tiên mà chúng em được học từ thầy cô. Thầy cô là người dạy chúng em biết học, biết viết, biết làm những gì nên làm, biết nói những gì nên nói, biết khi nào nên im lặng để lắng nghe ý kiến của người khác; Người đã dạy em biết khóc, biết cười đúng lúc, biết quan tâm đến những người xung quanh, biết không làm ngơ trước những mảnh đời bất hạnh; Người dạy em biết thế nào là tình yêu thương, thế nào là đoàn kết cũng như làm thế nào để vượt qua đau khổ, thất bại. Những bài học tưởng chừng như đơn giản ấy sẽ là những hành trang vô cùng quý giá để chúng em bước vào đời.
 

Tình yêu thương mà mỗi thầy cô dành cho những đứa học trò yêu quý của mình cũng giống như tình cảm cha mẹ dành cho chúng em vậy. Chẳng vậy mà người ta vẫn thường hay nói thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai của chúng em.  Thầy cô an ủi và là nguồn động viên vô cùng to lớn đối với chúng em mỗi lần chúng em thất bại, vấp ngã hay là niềm hạnh phúc được nhân đôi những khi thành công. Nhìn những giọt nước mắt đau khổ của chúng em mỗi lần vấp ngã, thầy cô cũng chẳng dấu nổi  nước mắt. Những lần như thế thầy cô đều ôm chúng em vào lòng và mong sao sự ấm áp đó sẽ xoa dịu nỗi đau trong lòng mỗi học trò mà thầy cô yêu thương như con.
 

Chúng em đang dần lớn lên và cũng đã được học rất nhiều thầy giáo, cô giáo. Mỗi người thầy, người cô là một người chăm sóc vườn hoa để mỗi bông hoa sẽ tươi tốt và trở thành một con người có ích cho xã hội. Mỗi thầy cô dạy dỗ chúng em dù tính cách khác nhau nhưng tất cả đều có chung một tình yêu nghề, yêu học trò và cả sự nhiệt huyết trong mỗi con người.
 

Thầy cô kính mến! Ngày 20-11 đang đến gần. Dù không biết làm gì để đáp lại công ơn to lớn ấy nhưng chúng em cũng xin kính dâng lên các thầy, các cô những lời thành kính và tri ân nhất xuất phát từ sâu trong mỗi trái tim của chúng em. Chúng em xin hứa sẽ học tập thật tốt, sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống để xứng đáng với những kì vọng và mong mỏi của thầy cô. Dù sau này trên con đường của chúng em dẫu có phong ba, bão táp,chúng em sẽ luôn vững tin bước qua vì chúng em biết ở một nơi nào đó thầy cô vẫn đang mỉm cười và dõi theo chúng em.
 

Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
 

Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
 

Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu…

11 tháng 11 2017

Điệp từ  là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn là lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn.

11 tháng 11 2017

Điệp từ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp lại một hoặc nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn; rộng hơn là lặp lại trong một bài thơ hay một bài văn.

28 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé:

Thêm trạng ngữ (Tiếp theo):

I. Công dụng của trạng ngữ

1. Trạng ngữ trong câu

a. – Vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng

 

- Thường thường vào khoảng đó

- Sáng

- ở trên trời

- trên giàn hoa lí

- chỉ độ tám chín giờ sáng trên nền trời trong

b. về mùa đông

* Trạng ngữ không có mặt thì câu vẫn có thể hiểu được tuy nhiên ta không nên bỏ trạng ngữ vì nó giúp nội dung, các điều nêu trong câu được đầy đủ chính xác hơn. Thêm vào đó nhờ trạng ngữ mà câu văn được kết nối giúp cho đoạn văn mạch lạc hơn

 

2. Trong môt bài văn nghị luận luận cứ phải được sắp xếp theo trình tự nhất định trong khi thực hiện trình tự lập luận ấy trạng ngữ có vai trò tạo sự liên kết rành mạch rõ ý cho bài văn

II. Tách trạng ngữ thành câu riêng

1. Câu in đậm là trạng ngữ chỉ mục đích đứng cuối câu bị tách thành câu riêng biệt

2. Việc tách câu có tác dụng nhấn mạnh ý , biểu thị cảm xúc tự hào tin tưởng tự hào về tương lai của tiếng Việt

 

Luyện tập lập luận chứng minh:

Chuẩn bị ở nhà

   Đề bài : Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

   - Vấn đề cần chứng minh : Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả – một đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.

 

   - Cách lập luận : đưa ra lí lẽ và dẫn chứng.

2. Lập dàn ý

   a. Mở bài : Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta – Lòng biết ơn.

   b. Thân bài :

   - Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ : Về nghĩa đen và nghĩa bóng.

   + Nghĩa đen : ý tự lời hay.

   + Nghĩa bóng (luận điểm chính) : Mọi giá trị vật chất tinh thần mà ta đang có đều từ thành quả lao động của người khác. Cần phải ghi nhớ biết ơn.

   Lí lẽ và dẫn chứng :

   - Đạo lí tốt đẹp đó tồn tại trong dân tộc ta từ xưa đến nay :

 

   + Các lễ hội (hội Thánh Gióng, giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, lễ Tết, …)

   + Tục lệ truyền thống về lòng biết ơn : tục thờ cúng tổ tiên, ông bà…

   + Các bảo tàng lịch sử ghi nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc, môn học lịch sử trong nền giáo dục vẫn được duy trì, các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng …

   - Phê phán, đáng trách những người không góp phần giữ gìn đạo lí đẹp ấy.

   c. Kết bài :

   Cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp trong xã hội.

3. Viết bài

   Mở bài : Nước Việt ta với hơn 4000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước đã lưu giữ và sống theo hàng ngàn đạo lí nhân sinh. Trong số đó không thể không kể đến đạo lí về lòng biết ơn – một đạo lí sống đẹp đẽ được truyền lại qua nhiều câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

  

   Kết bài : Đạo lí về lòng biết ơn đã trở thành một cách sống đẹp, một nếp sống đẹp mang đậm bản sắc dân tộc. Mỗi chúng ta, những con người Việt Nam đều có quyền tự hào và trách nhiệm phát huy truyền thống ấy.

Thực hành trên lớp

bạn lên web loigiaihay.com nha xong rùi vào phần soạn văn lớp 7 ý nó có lời giải cho bạn lun nhưng nhớ chỉ tham khảo thui nhé

3 tháng 7 2021

Tham khảo nha !!

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm và các bản diễn Nôm

- Giới thiệu khái quát về tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc và đoạn trích Sau phút chia li (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài: Phân tích Sau phút chia li thành 3 phần

1. Bốn câu thơ đầu

- Chàng, thiếp: cách xưng hô thân mật, gần gũi, thể hiện cuộc sống vợ chồng yên ấm, hạnh phúc

- Sử dụng hình ảnh đối lập:

+ Chàng đi – thiếp về

+ Cõi xa mưa gió – buồng cũ chiếu chăn

⇒ Chàng thì ra nơi chiến trận hiểm nguy, thiếp trở về với tổ ấm hạnh phúc cô đơn, từ đó, nhấn mạnh sự xa cách khắc nghiệt và hiện thực chia li phũ phàng

- Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng cho sự xa cách: mây biếc, núi xanh kết hợp với các động từ “tuôn”, “trải” làm cho nỗi buồn chia li trở nên da diết, dài rộng đến không cùng

⇒ Bốn câu thơ đầu vẽ nên không gian rộng lớn, vô cùng, vô tận gộ nỗi buồn chia li, nỗi xót xa cô đơn khi hạnh phúc bị chia cắt

2. Bốn câu tiếp theo

- Địa danh: Hàm Dương, Tiêu Tương – tượng trưng cho vị trí xa cách của hai vợ chồng

- Nghệ thuật:

+ Đối lập: chàng ngảnh lại – thiếp trông sang

+ Điệp từ: Hàm Dương, Tiêu Tương

+ Đảo vị trí của hai địa danh

⇒ Nhấn mạnh nỗi sầu xa cách

⇒ Trong bốn câu thơ này, nỗi buồn được tô đậm thêm, nỗi buồn chia li trở thành nỗi sầu muộn

3. Bốn câu thơ còn lại

- Nghệ thuật đối lập:

+ Trông lại – chẳng thấy

+ Chàng – thiếp

- Điệp từ: cùng, thấy, ngàn dâu, ai

- Tính từ chỉ mức độ: xanh xanh, xanh ngắt

- Sử dụng động từ chỉ trạng thái “sầu” và câu hỏi tu từ

⇒ Nỗi buồn biệt lí đã trở thành một nỗi sầu thương nặng trĩu trong tâm hồn người chinh phụ

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:

+ Giá trị nội dung: nỗi sầu muộn của người chinh phụ và sự lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa

+ Giá trị nghệ thuật: ngôn từ điêu luyện, nghệ thuật đối lập, sử dụng điệp ngữ…

- Đưa ra nhận xét của chính em với tác phẩm này