K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2022

a) Giống nhau :

- Địa hình bao gồm cả đồi núi và đồng bằng, trong đó đồi núi chiếm ưu thế

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh

b) Khác nhau

- Địa hình : Miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có độ cao trung bình nhỏ hơn, đồi núi thấp chiếm ưu thế hơn trong khi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình núi cao chiếm ưu thế.

- Khí hậu : Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động của gió mùa đông bắc sâu sắc hơn so với miền Tây Bắc và bắc Trung Bộ

- Tài nguyên rừng của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ phong phú hơn nhưng miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhất cả nước.

- Những khó khăn lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính không ổn định của thời tiết trong khi miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ là bão lũ, sạt lở đất, hạn hán.

12 tháng 5 2022

a) Giống nhau :

- Địa hình bao gồm cả đồi núi và đồng bằng, trong đó đồi núi chiếm ưu thế

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh

b) Khác nhau

- Địa hình : Miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có độ cao trung bình nhỏ hơn, đồi núi thấp chiếm ưu thế hơn trong khi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình núi cao chiếm ưu thế.

- Khí hậu : Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động của gió mùa đông bắc sâu sắc hơn so với miền Tây Bắc và bắc Trung Bộ

- Tài nguyên rừng của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ phong phú hơn nhưng miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhất cả nước.

- Những khó khăn lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính không ổn định của thời tiết trong khi miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ là bão lũ, sạt lở đất, hạn hán.

25 tháng 5 2021

Những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền tây bắc và bắc trung bộ :

- Có nhiều dải núi cao, sông sâu, hướng tây bắc - đông nam.

- Khí hậu nhiệt đới, gió mùa bị biến tính mạnh mẽ do độ cao và hướng núi.

- Tài nguyên phong phú, đa dạng song khai thác còn chậm.

- Nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán).

Yếu tố tự nhiên tạo nên tính chất khí hậu đặc biệt của miền tây là do tác động của địa hình .

 

 

 

2 tháng 10 2017

Có vị trí từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

Đại hình cao nhất Việt Nam.

+ Là miền núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu. Sông suối lắm thác, nhiều ghềnh.

+ Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi rất đồ sộ.

+ Dãy Hoàng Liên Sơn cao và hung vĩ nhất Việt Nam, có đủ các vành đai khí hậu – sinh vật nhiệt đới chân núi tới ôn đới núi cao.

+ Các mạch núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng tạo cho vùng duyên hải Trung Bộ nước ta những cảnh quan rất đẹp và đa dạng.

Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình.

+ Mùa đông đến muộn và kết thúc khá sớm. Miền núi thường chỉ có ba tháng lạnh với nhiệt độ tring bình dưới 18 ° C (tháng 12, 1, 2). Ngay khi cả gió mùa đông bắc tràn tới nhiệt độ ở đây cũng thường cao hơn ở miền Bắc và Đông Bắc Bộ từ 2℃ - 3℃.

+ Vào mùa hạ, gió Tây Nam từ vịnh Ben-gan tới, vượt qua các dãy núi phía tây trên biên giới Việt – Lào, bị biến tính trở nên khô nóng, ảnh hưởng mạnh tới chế độ mưa của miền, đặc biệt là vùng ven biển Đông Trường Sơn.

+ Theo sát mùa mưa, mùa lũ cũng chậm dần. Ở Tây Bắc, lũ lớn nhất vào tháng 7, còn ở Bắc Trung bộ vào các tháng 10, 11.

Tài nguyên phong phú đang được điều tra, khai thác.

+ Sông ngòi có độ dốc lớn. có giá trị cao về thủy điện.

+ Nổi lên hàng đầu là tiềm năng thủy điện sông Đà. Trên sông Đà có thể xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn như Hòa Bình, Sơn La.

+ Trong miền có tới hàng tram mỏ và điểm quặng khác nhau, có giá trị lớn là các mỏ đất hiếm, crômit, thiếc, sắt, titan, đá quý, đá vôi.

+ Do có khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn nên miền có đầy đủ hệ thống các vành đai thực vật ở Việt Nam, từ rừng nhiệt đới chân núi đến rừng ôn đới núi cao. Trong các khu rừng Trường Sơn còn bảo tồn được nhiều loài sinh vật quý hiếm.

+ Tài nguyên biển to lớn và đa dạng. Có nhiều bãi biển đẹp: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế),…

21 tháng 6 2017

Đáp án

- Địa hình:   (1,5 điểm)

    + Địa hình cao nhất nước ta, nhiều núi cao, thung lũng sâu.

    + Ở Trung Bộ các dãy núi lan sát ra biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng tạo cho vùng duyên hải Trung Bộ nước ta có những cảnh quan rất đẹp và đa dạng.

    + Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc-đông nam, so le nhau, xen giữa là các sơn nguyên đá vôi rất đồ sộ.

- Khí hậu:   (1,5 điểm)

    + Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, miền núi cũng chỉ có ba tháng lạnh với nhiệt độ trung bình dưới 18°C.

    + Mùa hạ gió tây nam từ vịnh Ben Gan thổi vào miền vượt qua dãy núi Trường Sơn bị biên tính trở nên khô và nóng, ảnh hưởng mạnh đến chế độ mưa của miền.

    + Mùa lũ cũng đến chậm, ở Tây Bắc lũ lớn nhất vào tháng 7, còn Bắc Trung Bộ vào các tháng 10, 11.

- Thảm thực vật: Dãy núi Hoàng Liên sơn cao nhất nước ta, ở đây có đủ các kiểu thực vật và khí hậu từ nhiệt đới chân núi đến ôn đới núi cao.   (0,5 điểm)

- Sông ngòi: Sông suối lắm thác nhiều gềnh ở Tây Bắc và sông ngòi ngắn, dốc ở Bắc Trung Bộ. Ít các con sông lớn, sông điển hình là sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn,…   (0,5 điểm)

11 tháng 4 2022

Tham Khảo

Câu 2:

a) Khu vực đồi núi

-Các thế mạnh:

+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

-Các mặt hạn chế:

Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

b)Khu vực đồng bằng

– Các thế mạnh:

+Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông snar, mà nông sản chính là lúa gạo.

+Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

+Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

+Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

– Hạn chế: Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Câu 1:

Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là độ cao  hướng núi. Vùng núi Đông Bắc chủ yếu là núi trung bình  núi thấp, địa hình núi hướng vòng cung chiếm ưu thế. Vùng núi Tây Bắc có các dãy núi cao đồ sộ nhất cả nước, địa hình núi hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu. - Vòng cung.  
12 tháng 4 2022

refer

Câu 2:

a) Khu vực đồi núi

-Các thế mạnh:

+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

-Các mặt hạn chế:

Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

b)Khu vực đồng bằng

– Các thế mạnh:

+Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông snar, mà nông sản chính là lúa gạo.

+Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

+Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

+Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

– Hạn chế: Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Câu 1:

Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là độ cao và hướng núi. Vùng núi Đông Bắc chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, địa hình núi hướng vòng cung chiếm ưu thế. Vùng núi Tây Bắc có các dãy núi cao đồ sộ nhất cả nước, địa hình núi hướng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu. - Vòng cung.  

11 tháng 8 2018

Miền Bắc và Đông Bắc Bộ

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Tân kiến tạo nâng lên yếu.

Núi thấp hướng vòng cung.

Trung du và đồng bằng rộng.

Khí hậu lạnh chủ yếu do có nhiều đợt gió mùa Đông Bắc tràn về và ít bị biến tính.

Mùa đông đến sớm, kéo dài, nhiều mưa phùn..

Mưa mùa hạ.

- Nhiều sinh vật ưa lạnh từ Hoa Nam tràn xuống.

Tân kiến tạo nâng lên mạnh.

Núi cao hướng tây bắc – dông nam.

Đồng bằng nhỏ.

Khí hậu lạnh chủ yếu do núi cao, tác động của các đợt gió mùa Đông Bắc tràn về đã giảm nhiều.

Mùa đông đến muộn, kết thúc sớm.

Mùa hạ khô nóng, mùa mưa chuyển dần sang thu đông, có nhiều đai cao thổ dưỡng.

- Sinh vật: nhiều sinh vật núi cao và ưa khô hạn từ Hi-ma-lay-a, Ấn Độ, Mi-an-ma sang.

2 tháng 12 2019

- Có nhiều dải núi cao, sông sâu, hướng tây bắc – đông nam.

- Khí hậu nhiệt đới, gió mùa bị biến tính mạnh mẽ do độ cao và hướng núi.

- Tài nguyên phóng phú, đa dạng song khai thác còn chậm.

- Nhiều thiên tai (bão, lụt, hạn hán).