K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2021

Bài thơ Chú bò tìm bạn được Phạm Hổ diễn đạt rất hay. Đó là câu chuyện chân thật về tình bạn của tác giả. Trong bài thơ này chú bò nhìn thấy bóng của mình trên mặt nước và tưởng đó là bạn của mình. Ở đó ta cảm nhận được cái nét lơ ngơ nhưng nét lơ ngơ ấy cũng thật đáng yêu biết mấy.Đáng yêu ở chỗ chú bò biết chào hỏi khi gặp người khác. Cũng đáng yêu ở diểm hành vi tha thiết gọi bạn…. Chú bò nhìn thấy bóng của mình và ngỡ đó là một chú bò khác, khi đó ngay lập tức chú đã biết chào hỏi và làm quen với bạn. Đó là điều đáng quý trong tình bạn. Bởi tình bạn chỉ bắt đầu khi chúng ta trở nên thân thiết và cởi mở, hòa đồng với nhau hơn.

Thêm một điều đáng quý ở đây chính là khi thấy bạn tan biến, chú bò đã bày tỏ sự cảm thương của mình bằng cách ậm ò tìm gọi bạn. Đó chính là giá trị và cũng là nội dung thứ hai mà Phạm Hổ muốn chuyển tải trong bài thơ này. Bởi đừng bao giờ lãng quên người bạn đã rời xa mình mà mình không rõ lý do. Bởi lẽ có thể có một ly do nào đó mà họ đã không kịp nói lời từ giã. Qua bài thơ này ta sẽ tìm thêm được nhiều sự giáo dục bổ ích cho bản thân mình về tình bạn

MIK CẦN SP GÂP ĐI

15 tháng 11 2021

hay đấy :)

 

15 tháng 11 2021

10 điểm :)

18 tháng 12 2021

TK:

Câu ca dao mộc mạc của người Nam bộ ngắn gọn, chân chất ấy đã phản ánh được phần nào bức tranh trù phú của vùng Đồng Tháp Mười ngày xưa. Thiên nhiên rất đỗi hào phóng ban phát cho vùng Đồng Tháp Mười nhiều sản vật và nguồn lợi tôm, cá khá dồi dào. Đồng Tháp Mười là vùng trũng rất rộng, địa phận nằm giữa các tỉnh: Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An. Được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thoáng mát, không khí trong lành, chim trời cá nước nhiều vô kể. Câu ca vừa cho người đọc hiểu biết thêm về vùng đất ở phía Nam Tổ quốc, vừa thể hiện niềm tự hào, yêu mến và biết ơn của tác giả dân gian đối với quê hương xứ sở.

18 tháng 12 2022

Tham khảo nhé:

" Cha là một người thân thuộc trong gia đình. Cha là người đã cùng mẹ nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người. Nhà thơ Thích Nhuận Hạnh đã có bài thơ "Lục bát về cha":

"Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn".

Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa rất độc đáo:

"Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha."

=> Câu thơ thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người cha để nuôi con. Từ "cay nồng" càng làm nhân lên sự vất vả của người cha và làm nổi bật đức tính chịu thương chịu khó của cha.

"Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn".

=> So sánh cha với dải ngân hà, qua đó cho thấy tình yêu thương mênh mông như dải ngân hà của người cha. Cho dù cha nghèo khó, vất vả, cha vẫn yêu con, tình yêu con của cha luôn đầy ắp.

"Thương con cha ráng sức ngâm

....

Chở câu lục bát hao gầy tình cha."

=> Dù chịu nhiều vất vả, khổ cực trăm bề nhưng vì con, cha âm thầm chịu đựng và gắng gượng làm việc để nuôi con. Qua đó làm nổi bật tính cách cần cù, chịu thương chịu khó và tình yêu con bao la của người cha.

Đọc bài thơ trên, chúng ta thêm trân trọng những mồ hôi, nước mắt và những đồng tiền mà cha mẹ mất bao công sức mới kiếm được. Chúng ta thêm yêu cha mẹ, thêm biết ơn cha mẹ và những công lao như trời như bể của cha mẹ. Nhà thơ hẳn phải có một tình yêu cha da diết mới viết nên bài thơ đong đầy cảm xúc như thế?

28 tháng 12 2021

giúp mk với mk với mk đang cần gấp