K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2017

Diện phân bố rất rộng, nhưng có sự khác nhau giữa các loại cây lương thực.

- Lúa gạo: Phân bố ở vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa.

- Lúa mì: Ở vùng thảo nguyên ôn đới và cận nhiệt.

- Ngô: Ở thảo nguyên nhiệt đới, cận nhiệt và một phần ôn đới.

3 tháng 2 2023

Nhận xét và giải thích sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới:

- Lúa gạo: khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.

=> Do lúa gạo thích hợp với khí hậu nóng, ẩm, đất phù sa.

- Lúa mì: khu vực ôn đới.

=> Do lúa mì ưa khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ.

- Ngô: khu vực nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng.

=> Do ngô thích hợp với đất ẩm, nhiều mùn, ưa khí hậu nóng, dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.

3 tháng 2 2023

Nhận xét và giải thích sự phân bố các cây công nghiệp chính trên thế giới:

- Mía, cà phê, cao su: khu vực nhiệt đới.

=> Do các loài cây này ưa nhiệt, ẩm cao.

- Củ cải đường: khu vực ôn đới và cận nhiệt.

=> Do cây ưa khí hậu ôn hòa, phù hợp với đất đen.

- Cây bông: khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa

=> Do cây bông ưa khí hậu nóng ẩm, ổn định, đất tốt.

- Chè: khu vực cận nhiệt.

=> Do cây chè ưa nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa nhiều.

- Đậu tương: phân bố ở nhiều đới khí hậu (nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới).

=> Do cây ưa ẩm, đất tơi xốp.

20 tháng 1 2018

- Bò: nuôi ở vùng có đổng cỏ tốt; ở Hoa Kì, Bra-xin, Trung Quốc, Ac-hen-ti-na, Tây Âu...

- Trâu: ở vùng đồng cỏ nhiệt đới ẩm; ở Trung Quốc, các nước Nam Á, Đông Á Nam Á,...

- Lợn: ở vùng lương thực thâm canh; ở Trung Quốc, Hoa Kì, Bra-xin. Việt Nam...

- Cừu: ờ vùng đồng cỏ khô cằn; ở Trung Quốc, Ô-xtrây-ỉi-a,...

- Dê: ờ vùng đồng cỏ khô cằn; ở Ấn Độ, Trung Quốc, châu Phi,...

3 tháng 2 2023

Chăn nuôi gia súc gồm bò, trâu, lợn, cừu, dê,...

- Bò chiếm vị trí hàng đầu, được nuôi nhiều ở Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pakistan, Trung Quốc,...

- Lợn là vật nuôi quan trọng của nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Việt Nam.

- Trâu được nuôi nhiều ở vùng nhiệt đới của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, In-đô-nê-xi-a,...

- Cừu là vật nuôi ở vùng cận nhiệt của các nước như: Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ,...

- Dê được nuôi nhiều ở vùng khô hạn của các nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Xu-đăng,...

- Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là gà, vịt,... phân bố rộng rãi ở nhiều nước.

Sự phân bố của các vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái, phong tục tập quán, nguồn thức ăn, hoạt động kinh tế,…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

21 tháng 2 2019

- Số ô tô bình quân trên 1000 dân lớn nhất ở các nước thuộc Bắc Mĩ, châu Âu, Nhật Bản. Ô-xtrây-li-a....

- Số ô tô bình quân trên 1000 dân ít nhất thuộc về các nước ở Nam Á, Đông Nam Á, châu Phi,...

3 tháng 2 2023

- Nhận xét: Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính phân bố khác nhau theo vĩ độ.

+ Tại hai cực Bắc - Nam hoàn toàn là đất băng tuyết.

+ Từ vòng cực Bắc đến khoảng 80oB là nhóm đất đài nguyên và đất pốtdôn.

+ Khoảng 40 oB - 50 oB là nhóm đất nâu xám rừng lá rộng ôn đới và đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao.

+ Dọc chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam về hai phía là nhóm đất đỏ nâu rừng cây bụi lá cứng và đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Xích đạo gồm các nhóm đất: đất dỏ, nâu đỏ xavan, đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao.

+ Các loại đất: đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm và đất đỏ vàng đen xám nhiệt đới chỉ xuất hiện tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

+ Đất phù sa phân bố rải rác từ 40 oB - 40 oN.

- Giải thích: Sự phân bố của các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất chịu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu, vì thế tương ứng với các đai khí hậu theo vĩ độ sẽ có các kiểu thảm thực vật và nhóm đất khác nhau.

- Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính ở Việt Nam: rừng nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, rừng ngập mặn, rừng ôn đới núi cao.

+ Các nhóm đất: đất phù sa, đất feralit đỏ vàng, đất cát biển.

9 tháng 3 2017

- Tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng nhanh, dân số ngày càng tập trung vào các thành phố. Đến hết năm 2005, dân số đô thị chiếm 48%.

- Ti lệ dân nông thôn ngày càng giảm. Vào năm 1900, dân số nông thôn chiếm 86,4%, nhưng đến năm 2005, chỉ còn 52%.