K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2018

Biết bao nghề nghiệp đang tồn tại và phát triển trong xã hội. Chúng ta quý trọng tất cả mọi nghề nhưng cũng rất tự hào và vinh dự với nghề dạy học!

Bởi vì dạy học không bao giờ là một nghề tầm thường, hoặc là một kế sinh nhai mà là một “Thiên chức đam mê”. Mac xim Gooc Ki đã viết “Tiền đồ trẻ em và nhân dân đều nằm trong tay thầy giáo, đều nằm trong trái tim cao quý của thầy giáo”.

Bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc sinh thời cũng đã từng dạy bảo: “Những thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, là những người anh hùng vô danh. Nếu không có thầy giáo để dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao xây dựng được xã hội chủ nghĩa?”.

Do đó thầy giáo là người “vừa dạy chữ, vừa dạy người”, nên họ phải có kiến thức chắc, tay nghề vững, có đạo đức phẩm chất trong sáng, là tấm gương cho học sinh noi theo.

Nghề giáo là một trong nghề kỳ diệu. Ở đó, năm này qua năm khác người thầy tự nhân mình lên qua các học trò của mình. Người thầy giáo cũng tự nhân mình lên gieo vào tâm hồn, trí tuệ của học sinh những tri thức cao quý, những phẩm chất tốt đẹp của mình và không có gì cao cả hơn sứ mệnh đó!

Lao động của thầy giáo có giá trị cao đẹp ở chỗ là tạo ra cho con người có ích cho cuộc đời. Dù ở địa vị nào trong xã hội, dù làm gì đi nữa thì con người luôn tưởng nhớ đến những người thầy đáng kính, đến những ngôi trường thương yêu của mình đã từng học tập qua thời niên thiếu với một tình cảm tốt đẹp và lòng biết ơn sâu nặng nhất.

Vì vậy, không có lao động nào mà những sai lầm, thiếu sót lại dự đến những hậu quả to lớn như nghề thầy giáo! Do đó xã hội và ngày bản thân nghề nghiệp cũng yêu cầu rất nghiêm khắc đối với nghề thầy giáo. Thiếu nhân cách người thầy, không đủ phẩm chất, giá trị của nghề giáo thì những chân lý đẹp đẽ có thể trở nên tai hại trước con mắt của học sinh. Đối với thầy giáo, trong sáng về mặt đạo đức quan trọng biết chừng nào!

Đã chọn nghề thầy giáo là chấp nhận sự thiệt thòi và hi sinh, đôi khi là sự phũ phàng của cuộc sống, nên người thầy còn phải giàu lòng vị tha, cao thường thì mới có thể tồn tại trong nghề được, mới là “kỹ sư tâm hồn” được.

Thực trạng xã hội, cơ chế thị trường có những mặt tốt, mặt xấu của nó chi phối mọi mặt trong đời sống mỗi con người, trong đó có người thầy. Do vậy, hơn ai hết người thầy phải thực sự cảnh giác.

Thật bất hạnh thay cho những ai quên đi quá khứ, quên đi câu nói của cả dân tộc: “Không thầy đố mày làm nên”.

Riêng tôi, tôi xin lấy những câu thơ của một người thầy đáng kính đã từng đọc cho chúng tôi nghe vào dịp 20-11 của năm nào để làm hướng sống và tự an ủi mình:

“Ai bảo lớn khôn chim rời tổ

Chim bay đi trơ lại những cành cây

Thì tôi bảo chính niềm vui tôi ở đó

Từ đây chim vạn hướng tung bay” 

Cuối cùng kính xin gửi đến lòng biết ơn vô hạn của người viết bài này đến thầy cô cũ đáng kính của tôi, đến những ngôi trường thân thường mà tôi đã từng miệt mài sách vở của một thời thơ ấu đã qua, trong số đó ngôi trường THPT Quế Sơn là nơi đáng nhớ nhất của đời tôi.

9 tháng 10 2018

Câu nói của ông nói lên:

nghề dạy học là nghề cần sự nổ lực, phấn đấu, cố gắng giúp các học sinh nên người,giảng dạy làm sao để các em học sinh được đạt học sinh giỏi.

với nghề này cần phải cần có tri thức thì mới truyền lại tri thức đó cho học sinh.

Sự phấn đấu của nghề giáo viên và cần phải truyền đạt thật nhiều kiến thức tốt cho học sinh.

nghề nào cũng cao quí nhưng có cô thầy dạy học mới có kiến thức làm được các nghề cao quí khác

nên nghề dạy học là nghề cao quí nhất

26 tháng 2 2018

Chúng ta, nhất là thanh thiếu niên Việt Nam từng được nghe nhiều người kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ kính yêu của dân tộc, về những kỉ niệm được gặp Bác Hồ, được làm việc bên Bác, học tập ở Bác biết bao điều bổ ích. Một trong những người được gần gũi và hiểu Hồ Chủ tịch nhất là Phạm Văn Đồng, nguyên Thủ tướng chính phủ nước Việt Nam trong nhiều năm. Phạm Văn Đổng là người học trò xuất sắc, là cộng sự gần gũi của Hồ Chí Minh. Suốt mấy chục năm liền, ông được sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ. Vì vậy, ông đã viết nhiều bài và sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng sự hiểu biết tường tận và lòng kính yêu chân thành, thắm thiết của mình. Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ là một trong số văn bản ấy. Văn bản trong sách giáo khoa là đoạn trích từ bài điếu văn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc trong lễ kỉ niệm tám mươi năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 - 5 - 1970). Học văn bản này, chúng ta có thêm một phương diện nữa để nhớ và noi gương Bác Hồ vĩ đại.

Đây là văn bản thuộc thể văn nghị luận chứng minh, xen kẽ đôi doạn giải thích, bình luận. Vấn đề mà tác giả nghị luận là: Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong cách ăn ở, sinh hoạt, cách ứng xử và trong lời nói, bài viết.

Vì là đoạn trích, nên văn bản này không đầy đủ ba phần trong bố cục thông thường của bài nghị luận. Bài chỉ có hai phần :

Mở bài (từ đầu đến "... thanh bạch, tuyệt đẹp") sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và phong cách sống giản dị, thanh bạch ở Bác Hồ.

Thân bài (đoạn còn lại) chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong phong cách sống, trong lời nói, bài viết.

Bài văn lập luận sáng tỏ, rành mạch, liên kết với nhau rất chặt chẽ. Tác giả sử dụng các lí lẽ và dẫn chứng, dùng thao tác chứng minh, giải thích, bình luận (chứng minh là chính) một cách hài hoà, lự nhiên, đầy thuyết phục. Theo sự dẫn dắt ấy, chúng ta hiểu và suy ngẫm, rút ra được nhiều bài học bổ ích, vừa nhớ vừa thêm kính yêu Bác.

Ngay ở phần đầu trong luận để, tác giả đã nêu một nét đặc trưng tiêu biểu trong nhân cách vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn". Câu văn gồm hai vế đối lập, bổ sung cho nhau : "đời hoạt động lay trời chuyển đất" và "đời sống bình thường vô cùng giàn dị...". Điều đó giúp chúng ta hiểu rằng Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân, lỗi lạc, phi thường vừa là người bình thường, rất gần gũi, thân thương đối với mọi người. Điều đó xua tan quan điểm của một vài người muốn thần thánh hoá Bác, coi Bác là siêu nhân huyền thoại xạ vời, chỉ để thờ phụng mà không chịu tìm hiểu, học tập. Nhấn mạnh thêm nét đặc trưng về "sự nhất quán" trong cuộc đời và phone cách sống của Bác, tác giả giải thích : "trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió..., Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch...". Phẩm chất vừa vĩ đại vừa giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng về nhân dân, gắn bó với hạnh phúc nhân dân. Sự trong sáng, thanh bạch của Bác vừa bắt nguồn từ nhân dân vừa bổ sung, góp phần nâng cao cuộc đời và phẩm giá làm người trong sáng, thanh bạch của nhân dân. Luận đề và cách lập luận của Phạm Văn Đồng ngắn gọn mà sâu sắc biết bao. Đức tính giản dị của Bác Hồ được toả sáng ở từng từ, từng câu văn trong cách lập luận ấy.

Đến phần thứ hai - thân bài - tác giả chứng minh, xen kẽ vài ý giải thích, bình luận ngắn gọn đức tính giản dị của Bác Hồ. Ở đây có hai luận điểm.

Trước hết, tác giả nêu ra và giải quyết luận điểm một: Đời sống của Bác Hồ giản dị. Dẫn chứng ngắn gọn, bằng lời vãn kể chuyện nhỏ nhẹ: "Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất... Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chí có vài ba phòng ... luôn lộng gió và ánh sáng... Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn... đến việc rất nhỏ... việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp...". Xen giữa những lời kể, những dẫn chứng, tác giả bình luận, đánh giá cũng bằng lời văn nhỏ nhẹ mà thấm thìa. Chẳng hạn về cách ăn uống của Bác, tác giả viết : "ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ". Nhận xét căn nhà, phong cách sinh hoạt của Bác, tác giả viết : "Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao !". Nhấn thêm một bước nữa, tác giả giải thích cội nguồn, đối chiếu đức tính giản dị của Bác bằng vài ba lí lẽ dễ hiểu mà sâu sắc. Bác sống giản dị không phải là theo lối sống khắc khổ của các nhà tu hành, cũng không phải kiểu nhà hiển triết ẩn dật. Sống giản dị về đời sống vật chất bởi vì Bác Hồ có đời sống tinh thần phong phú. Đó là cuộc sống cách mạng vì một lí tưởng cao đẹp. Đọc văn của Phạm Vãn Đồng, chúng ta nhớ lại chính Bác Hồ cũng tự kể về cuộc sống của mình trong bài thơ Tức cảng Pác Bó... mà Người làm ở Việt Bắc năm 1941 :

Sáng ra bờ suối tối vào hang,

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng,

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Sự giản dị về vật chất, càng làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần khiến cho Bác luôn sống vui, sống khoẻ như Bác tự nhận xét "Sống quen thanh đạm nhẹ người - Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung" (Sáu mươi ba tuổi) và như nhà thơ Tố Hữu ca ngợi : "Mong manh áo vải hồn muôn trượng..." (Theo chân Bác). Có thể nói, phong cách sống giản dị của Bác Hồ "là đời sống thực sự văn minh, nêu gương sáng cho thế giới ngày nay". Đoạn văn được sơ kết bằng câu văn như thế, vừa có giá trị khái quát, nhấn mạnh luận điểm, vừa rút ra bài học thiết thực của tác giả. Từ đó chuyển tới bạn đọc chúng ta ngày nay lời thông điệp tâm huyết : Hãy tìm hiểu, hãy suy ngẫm về đức tính giản dị trong cách sống của Bác Hồ, để nhớ Bác, biết ơn, kính trọng và mãi mãi noi gương Bác. Văn nghị luận vốn chỉ biểu ý, ít biểu cảm. Nhưng trong những lời văn ấy vẫn toát ra tình cảm của người viết làm lay động tình cảm người đọc.

"Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết". Câu văn chuyển ý rất tự nhiên, từ luận điểm một vào luận điểm hai. Chứng minh ý này, tác giả lập luận theo kiểu nhân - quả. Phạm Văn Đồng nêu "Vì muốn quần chúng hiểu được, nhớ được, làm được", rồi đưa ra hai dẫn chứng lời nói bài viết giản dị của Bác : ''Không có gì quý hơn dộc lập, tự do" ; Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không hao giờ thay đổi. Hai câu văn trên được trích từ những văn kiện quan trọng mà Hồ Chí Minh đã viết, đã đọc trước nhân dân cả nước. Câu thứ nhất, Bác viết, rồi đọc trong thời kì chống Mĩ cứu nước sỏi động, năm 1967. Câu thứ hai, Bác phát biểu giữa những ngày căng thẳng, nóng bỏng đầu năm 1946. Chúng ta cũng có thể dẫn ra nhiều bài thơ, câu văn, bài văn, lời nói giản dị mà sâu sắc của Bác. Chẳng hạn lời Bác hỏi : "Tôi nói đồng bào nghe rõ không" trong giờ phút đọc Tuyên ngôn Độc lập, những bài thơ Bác viết trong kháng chiến chống thực dân Pháp, những câu văn cúa Bác trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, v.v. Nhiều câu nói, lời văn của Bác tuy giản dị nhưng chứa đựng nội dung sâu sắc như những chân lí. Vì vậy, khái quát, đánh giá ý nghĩa và hiệu quả của chúng, Phạm Văn Đồng nhấn mạnh : "Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng". Câu văn bình luận ấy vừa ngợi ca hiệu quả, tác dụng của những bài viết, những tư tưởng của Bác Hồ, vừa sơ kết, khái quát luận điểm hai trong áng văn nghị luận.

Có thể nói, ở văn bản này, nghệ thuật nghị luận của tác giả Phạm Văn Đồng giàu sức thuyết phục, vì : luận điểm rõ ràng, rành mạch, dẫn chứng toàn diện, phong phú, xác thực, chen giữa dẫn chứng là dôi ba ý giải thích, bình luận nhẹ nhàng, sâu sắc. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó của tác giả với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, chúng ta hiểu rằng : cùng với nhiều phẩm chất cao quý khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Ở Bác Hồ, đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Viết bài văn này, tác giả không chỉ trình bày những điều mình biết vể Bác Hồ mà còn biểu hiện biết bao tình cảm kính yêu, trân trọng Bác, những bài học đạo đức cao đẹp mà mình đã tiếp nhận từ tấm gương sáng ngời Hồ Chí Minh. Do đó, đọc bài văn này, chúng ta được thêm một phương diện nữa để hiểu Bác, nhớ Bác và noi gương Bác Hồ vĩ đại.

26 tháng 2 2018

cảm ơn Dương Hạ Chi nhiềuvui

15 tháng 4 2022

refer

Trong văn bản Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm Duy Tốn, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật viên quan phụ mẫu. Nhân vật này được đặt trong thế đối lập và tương phản với những người dân nghèo, qua đó bộc lộ được bản chất xấu xa, độc ác của hắn. Là một viên quan phụ mẫu, đáng nhẽ ra hắn phải yêu thương và chăm sóc những người dân như con cái của mình. Thế nhưng không, hắn ta chỉ biết chăm chăm vào hưởng lạc cho riêng mình mà bỏ bê cái gọi là sứ mệnh. Trong khi người dân ngụp lặn trong biển mưa để hòng níu giữ chút của cải cuối cùng trước khi đê vỡ. Thì tên quan phụ mẫu lại ở trên đình cao, hút thuốc phiện, uống chè yến và đánh tổ tôm. Đỉnh điểm, là tiếng cười ré lên sung sướng khi ù một ván bài của tên độc ác ấy, đã át đi cả tiếng la hét đau đớn của bao sinh mạng dưới chân đồi khi đê vỡ. Niềm sung sướng độc ác ấy, đã khiến hắn cam tâm chửi rủa những người lính tội nghiệp, đòi bỏ tù họ chỉ vì dám báo tin chẳng tốt lành khi hắn đang vui. Chao ôi, biết bao sinh linh nhỏ bé bị vùi dập trong cơn mưa bão lại chẳng bù vào được một giây phút ù tổ tôm của tên quan phụ mẫu. Đó chính là một kẻ máu lạnh cần được lên án mạnh mẽ. Và qua hình mẫu nhân vật ấy, tác giả đã phê phán cả một hệ thống quan lại vô nhân tính lúc bấy giờ. Bởi những tên quan phụ mẫu độc ác không chỉ có một mà có rất nhiều. Cũng như có vô vàn những số phận nhỏ bé bị vùi dập dưới bàn tay chúng.

 

15 tháng 4 2022

chép mạng

27 tháng 3 2022

Tham khảo:

Ăn quả” ý nói  những “trái ngọt” đó  những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn.

22 tháng 12 2021

giúp mình với

 

22 tháng 12 2021

BPTT: So sánh

Tác dụng: Làm cho câu thơ thêm sinh động

Cho thấy tiếng suối trong trẻo, êm dịu như tiếng hát từ xa vọng lại

27 tháng 10 2021

Nghệ thuật:

Thể thơ: Thất ngồn bát cú Đường luật.

Hiệp vần tại cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.

Điệp từ "chen".

Sử dụng biện pháp đảo ngữ.

Sử dụng từ láy:"gia gia", "quốc quốc".

-> làm nổi bật bóng dáng con người trong cảnh, nhưng cảnh vẫn buồn, vẫn cô tịch, vẫn đìu hiu

27 tháng 10 2021

Nghệ thuật:

-Nghệ thuật:

+Điệp từ "chen", điệp âm"đá, lá, hoa"->Cảnh thiên nhiên hoang vu buồn vắng lúc chiều tà, gợi nỗi buông

+Từ láy đảo ngữ

->Cảnh hoang sơ heo hút thấp thoáng sự sống con người

->Phép đối, chơi chữ, nhân hóa

->Hòa cổ, nhớ nước, thương nhà, buồn, cô đơn 

|Cố lên|

23 tháng 12 2017

- Nhan đề của bài văn có tác dụng nêu lên vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn.

- Những câu ở dạng định nghĩa:

    + Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.

    + Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.

    + Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.

    + ... con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

Cách giải thích:

    + Để giải thích về "lòng khiêm tốn", tác giả đã nêu ra những nhận định mang tính định nghĩa về lòng khiêm tốn, liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn, so sánh giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn. Đây cũng chính là các cách giải thích.

    + Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn - cái hại của không khiêm tốn, nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung giải thích.

Vậy giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. Để giải thích một vấn đề nào đó, người ta thường sử dụng cách nêu định nghĩa, liệt kê những biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân, hậu quả, cách phát huy hoặc ngăn ngừa,... Không nên dùng những cái khó hiểu hoặc không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu, cần hiểu.