K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2023

Các công trình kiến trúc của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á hiện nay đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa Ấn Độ thời phong kiến. Một số công trình nổi tiếng bao gồm:

  1. Tháp Chàm ở Việt Nam: Được xây dựng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13, Tháp Chàm là một ví dụ điển hình cho kiến trúc Chăm, một dân tộc có ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.

  2. Angkor Wat ở Campuchia: Là một trong những công trình kiến trúc đáng ngưỡng mộ nhất thế giới, Angkor Wat có kiến trúc Hindu và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Ấn Độ.

  3. That Luang ở Lào: Đền That Luang là biểu tượng quốc gia của Lào và có kiến trúc Phật giáo, cũng chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.

  4. Shwedagon Pagoda ở Myanmar: Là một trong những ngôi đền Phật giáo quan trọng nhất ở Myanmar, Shwedagon Pagoda có kiến trúc đặc trưng và cũng chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.

Các công trình này đều mang trong mình những đặc điểm kiến trúc và điêu khắc đặc trưng của văn hóa Ấn Độ thời phong kiến.

14 tháng 10 2016

sao bạn ngu thế :)

 

15 tháng 10 2016

1. Các quốc gia ĐNA (viết tắt) hiện nay là: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Bru-nây và Đông-ti-mo. Cư dân ĐNA từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại trái cây. 

 

30 tháng 10 2016

các công trình kiến trúc: thạp luổng.................

12 tháng 10 2017

Hoàng thành Thăng Long được xây dựng vào thế kỷ 11 bởi dưới triều đại nhà Lý, đánh dấu sự độc lập của Đại Việt. Nó được xây dựng trên phần còn lại của một pháo đài có niên đại dưới thời Bắc thuộc từ thế kỷ thứ 7, trên khu vực đất khai hoang được thoát nước trong vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nội ngày nay. Đây là trung tâm quyền lực chính trị cho khu vực trong gần 13 thế kỷ mà không bị gián đoạn. Các tòa nhà Hoàng thành và khu vực khảo cổ còn lại tại 18 Hoàng Diệu đã phản ánh một nền văn hóa ở châu Á, đại diện cho nền văn hóa lúa nước khu vực hạ lưu sông Hồng, tại ngã tư ảnh hưởng từ Trung Quốc ở phía Bắc và Vương quốc Champa cổ ở phía Nam.

20 tháng 10 2016

.......................................................................................................

đại Việt - thăng long                          VN-hà Nội

Ăngco- ăngco                                    Campuchia- phnôm pênh

Lan Xang- Luông Phơ Phăng          Lào- Viêng chăn

Su  khô thay- A út thay a                   thái lan- băng cốc

Gia va- Mô giô pa hít                       Inđônêxia-

.......................................................................................................

 

 

 

31 tháng 10 2016

hình như bạn nhầm đề r

30 tháng 10 2016

Bn vào câu hỏi tương tự nhé.......mik có trả lời rồi đấy..........

12 tháng 10 2017

Angkor là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Trải dài trên khoảng 401 km2, tương đương với 40.000 ha nằm trong các khu rừng, Angkor là công viên khảo cổ học, thủ đô của Đế quốc Khmer từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15. Quần thể này bao gồm các đền đài nổi tiếng như Angkor WatAngkor Thom, đền Bayon với vô số đồ trang trí và họa tiết điêu khắc. UNESCO đã thiết lập một chương trình trên phạm vi rộng để bảo vệ Angkor và môi trường xung quanh, một địa danh mang tính biểu tượng này. Quần thể di tích này đã được liệt kê như một di sản đang bị đe dọa trong thời gian bất ổn chính trị, sau cuộc nội chiến trong những năm 1980 đến 2004.

14 tháng 10 2016

Sau đây mik sẽ miêu tả đền Ăng co vát.

Angkor Vat là khu quần thể kiến trúc nổi tiếng và trở thành biểu tượng của đất nước Campuchia. Nằm về phía Đông Nam thành Yasodhara -pura, Ăngco Vat tọa lạc trên một khuôn viên có hình gần vuông 1.500m X 1.300m, xung quanh có hào rộng và khá sâu, phải dùng nhiều bậc thang mới xuống được tới mặt nước. Khác với lệ thường quay cổng hướng Đông, cổng chính của đền Ăngco Vat quay hướng Tây – về hướng đô thành. Một con đường dài tới 350m, rộng 9,5m nối từ cổng tới chân đền, hai bên có hai hàng lan can đá chạm hình rắn.Khu Angkor Wat có chu vi gần 6 km và diện tích khoảng 200 ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65m. Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng tây, hướng Mặt Trời lặn.Với những phù điêu phong phú, nhiều màu sắc để trang trí, hoàn toàn tương xứng với sự thiết kế cân đối và nghiêm trang. Trên những bức phù điêu đá này, đã miêu tả những cảnh tượng trong sử thi Ấn Độ.

Con đường dẫn tới chính môn Angkor Wat cũng được làm bằng đá tảng dài 230m, mặt lộ rộng gần 10m cao 5m so với mặt nước hồ trong xanh ở hai bên.

 

Hào nước bao bọc Angkor Wat rộng 190m tạo nên một hình vuông dài một cây số rưỡi. Khu đền chính được xây dựng theo hình Kim Tự Tháp, với 5 tháp chính tượng trưng cho núi Meru của Ấn Độ và được chia làm 3 cấp độ cao, độ cao thứ nhất tượng trưng cho địa ngục hay là đất, tầng 2 tượng trưng cho đất liền hay là đất, độ cao thứ 3 tượng trưng cho gió hay thần thánh. Tầng trên cùng được xem là cao nhất với độc cao tuyệt đối là 65m, có 7 vòng tượng trưng cho bảy rặng núi thiêng của Meru vươn lên giữa rừng già. Mỗi tháp có hình dáng nột đóa hoa sen đang nở. Đền Angkor không phải là ngôi đền đẹp nhất mà là ngôi đền được bảo quản ở tình trạng tốt nhất.Chính điện Angkor Wat là một kiến trúc ba tầng, kết nối với nhau nhờ những hành lang sâu thẳm.

Tầng 1: Địa ngục

Tầng 2: Tầng 3: 

Hết rồi nhá

  
21 tháng 10 2016

Cánh đồng chum có niên đại từ thời đồ sắt (năm 500 trước CN – 500) và bao gồm ít nhất 3.000 chum đá khổng lồ với niên đại 2.500 năm, cao ba mét và nặng vài tấn. Phần lớn các chum được tạo thành từ sa thạch trong khi một số khác làm bằng đá granite và đá vôi cứng hơnDo các chum có vành ở miệng, các nhà khảo cổ cho rằng, lúc đầu tất cả chúng đều có nắp đậy. Dù vài chiếc nắp đá đã được ghi nhận, nhiều khả năng chất liệu chính mà người cổ đại sử dụng để che miệng chum là gỗ hoặc cây mây. Người cổ đại tạo ra những chiếc chum với trình độ hiểu biết nhất định về vật liệu và phương pháp phù hợp. Nhiều khả năng họ sử dụng đục sắt để gọt đẽo dù chưa có bằng chứng xác nhận giả thuyết này. Các nhà khoa học biết rất ít về tác giả của cánh đồng chum khổng lồ. Bản thân những chiếc chum cũng không cung cấp nhiều gợi ý về xuất xứ hay mục đích sử dụng của chúng.Theo truyền thuyết địa phương, những chiếc chum do người khổng lồ tạo ra vì vua của họ cần tìm nơi cất rượu gạo. Số rượu này được đưa đến để kỷ niệm chiến thắng của vua thiện Khun Jeuam chống lại vua ác Chao Angka.Một số nhà khoa học giữ ý kiến cho rằng, những chiếc chum được sử dụng để trữ nước mưa trong đợt gió mùa. Tuy nhiên, phần lớn chuyên gia khảo cổ tin chúng là những bình đựng di cốt. Cuộc khai quật của các nhà khảo cổ Lào và Nhật trong nhiều năm đã giúp củng cố giả thuyết này khi phát hiện nhiều hài cốt, đồ bồi táng và gốm sứ quanh những chiếc chum đá.Theo các nhà khảo cổ, những chiếc chum là nơi đặt xác người chết. Đây là một tập tục phổ biến ở Lào và Thái Lan. Các mô mềm trên xác chết đặt trong chum sẽ phân hủy và cơ thể khô dần trước khi hỏa táng. Sau đó, tro cốt được đặt lại vào bình đựng, hoặc chôn ở một nơi thiêng liêng. Chiếc chum rỗng sẽ được dùng để chứa xác chết khác.Các nhà khảo cổ vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, công việc nghiên cứu của họ đang bị chậm lại do cánh đồng chum là một trong những khu vực khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới. Nằm rải rác trên khắp cánh đồng là hàng nghìn quả bom chưa phát nổ, mìn và các loại đạn dược, chiếm hơn 35% diện tích đất toàn tỉnh và tiếp tục đe dọa tính mạng của 200.000 người dân đang sống tại Xieng Khouang.