K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2022

nhiệt độ trung bình nằm trên bề mặt trái đất?

a.giảm dần từ 2 cực về xích đạo

b.giảm dần từ xích đạo về 2 cực

c.tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến,sau đó giảm dần về cực

d.giảm dần từ xích đạo đến chí tuyến,sau đó tăng dần về cực

16 tháng 3 2022

B

20 tháng 12 2023

Trả lời:

Câu 1:Than,dầu mỏ,khí đốt,...

Câu 2:Tầng đối lưu

Câu 3:Đai khí áp cao

Câu 4:Gió Tây ôn đới

Câu 5:Rìu tay đá cũ Núi Đọ-Thanh Hóa

Câu 6:Vùng đất Myxen,bán đảo Pelopones,Nam Hi Lạp

Câu 7:Vạn Lý Trường Thành,Tử Cấm Thành,...

Câu 8:Sông Ấn và sông Hằng

Câu 9:Thủ công nghiệp và thương nghiệp

20 tháng 12 2023

Nhớ Tick nha~

22 tháng 12 2021

Chọn D

22 tháng 12 2021

câu a nka

28 tháng 7 2017

Câu chuyện này kể về Bác Hồ(lúc đó có tên là Văn Ba),vì cảm thấy chính sách của những vị lãnh tụ khác đều không hợp lý nên Bác quyết định ra nước ngoài tìm hiểu xem họ làm như thế nào để về dạy lại cho dân mình.Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu Đô Đốc Latouche-Tréville vào ngày 5/6/1911. Câu chuyện diễn ra trong thời kỳ Pháp thuộc.

24 tháng 8 2016

Kể về vị Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kì Chống Pháp

18 tháng 10 2021
Ngẫm câu nói của Người
 
Cha ông xưa đã dạy: “Con người có tổ, có tông - Như cây có cội như sông có nguồn”. Vậy nên, đã là người Việt Nam, dù ở địa vị nào, ở bất kỳ nơi đâu, hoàn cảnh nào cũng đừng quên cội nguồn dân tộc, phải nhớ đến quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, gốc rễ tổ tiên và xa hơn nữa là “lịch sử nước nhà”. Tiếp nối truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, Bác Hồ đã nói: “Dân ta phải biết sử ta - Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói ấy được Bác viết trong cuốn “Lịch sử nước ta” (1942) với tổng thể 208 câu thơ lục bát dễ hiểu, dễ thuộc, đã tóm lược trên 30 mốc quan trọng trong suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc.Câu nói của Bác như một lời hiệu triệu, nhắc nhở mỗi công dân Việt Nam, mỗi con Lạc cháu Hồng phải có trách nhiệm tìm hiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc, qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ mai sau. Bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ, nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai. “Biết quá khứ” để rút kinh nghiệm, học tập, bảo lưu những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc… để vận dụng, xây dựng và phát triển một nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh, đời đời bền vững.
“Biết sử ta” không chỉ đơn thuần là ghi nhớ một vài mốc sự kiện, một vài chiến công hiến hách, một vài tên vị tướng anh hùng mà phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Có nghĩa là phải biết đến tận “chân tơ kẽ tóc”, càng biết nhiều càng thấu hiểu nhiều, càng thấu hiểu nhiều mới càng trân trọng giá trị lịch sử của dân tộc, nhớ ơn những bậc tiền nhân khai sinh nền móng nước nhà, nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ không tiếc máu xương đổi lấy nền độc lập của dân tộc. Khi ta thấu hiểu được những điều đó và thấu hiểu được giá trị lịch sử, ngọn lửa yêu nước mới bùng cháy trong ta, lòng tự hào, tự tôn dân tộc tự khắc lớn mạnh trong ta và ta càng có ý thức, trách nhiệm dựng xây quê hương, đất nước nhiều hơn. Câu nói của Người không chỉ có giá trị ở thời điểm đó, mà có giá trị muôn đời.
Suy ra trách nhiệm của chúng ta
Tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử nước nhà không chỉ để biết, mà còn có giá trị tri thức, khoa học, bảo lưu truyền giáo lại cho con cháu. Lịch sử là những bài học tổng kết từ thực tiễn, không tự dưng mà có và không có một quốc gia nào lại không có lịch sử. Do đó, biết lịch sử nước nhà cũng là cách thể hiện lòng yêu nước, biết “tường gốc tích” là thể hiện trách nhiệm cao với tổ tiên, với nòi giống, với quốc gia. Vậy tuổi trẻ chúng ta phải làm gì?Đối với đoàn viên, thanh thiếu nhi còn ngồi trên ghế nhà trường thì chúng ta phải có thái độ nghiêm túc, tích cực trong việc học và tìm hiểu lịch sử nước nhà. Hiện nay, tình trạng dạy và học lịch sử ở trường phổ thông nói chung còn nhiều thiếu sót về nhận thức bộ môn, về nội dung, phương pháp dạy học, về những phương tiện cần thiết cho việc truyền giảng. Do đó, chất lượng dạy học và thi đại học môn lịch sử giảm sút đến mức báo động. Tình trạng “mù lịch sử” khá phổ biến: Nhiều bạn trẻ tỏ ra thờ ơ với môn lịch sử, dẫn đến không biết lịch sử, không hiểu lịch sử, nhớ sai các dấu mốc, sự kiện; từ đó không ham thích, không hứng thú với môn học này… Thực ra, nắm vững lịch sử dân tộc sẽ cho ta những hiểu biết về tổ tiên, đất nước, dân tộc mình với chặng đường đấu tranh dựng và giữ nước đầy xương máu, nước mắt của ông cha. Từ đó, chúng ta cảm thấy tự hào, trân trọng giá trị lịch sử, biết ơn những thế hệ đi trước, nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy nền độc lập dân tộc.
ĐVTN tỉnh nhà thăm quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP.HCM).Đối với đoàn viên thanh niên không còn ngồi trên ghế nhà trường, thì trách nhiệm của chúng ta càng phải cao hơn đối với lịch sử nước nhà. Chúng ta không chỉ “ôn cố tri tân” lịch sử mà còn có trách nhiệm viết tiếp trang sử nước nhà. Viết bằng cách nào? Viết như thế nào? Đó là hai câu hỏi chúng ta phải đặt ra. Đáp án cho câu hỏi “viết bằng cách nào” chính là hãy sống và làm việc với một tinh thần dân tộc, vì quê hương, vì đất nước. Con người Việt Nam vốn nổi tiếng với những phẩm chất truyền thống quý báu: Giàu lòng yêu nước, cần cù, đoàn kết, thủy chung, hiếu học… đã tạo nên lịch sử và bản chất tuyệt vời của con người Việt Nam. Là thế hệ trẻ, chúng ta phải sống, học tập, làm việc và cống hiến xứng đáng với những phẩm chất, truyền thống, tinh thần dân tộc cao quý ấy. “Viết như thế nào”, hãy thể hiện bằng những hành động, việc làm cụ thể nhất. Qua kết quả hành động và việc làm mới chứng minh được lòng yêu nước, yêu dân tộc, có động lực dựng xây. Đất nước phát triển bền vững thì lịch sử dân tộc mới tồn tại và phát triển dày thêm những trang mới.
Đối với đoàn viên, thanh thiếu nhi tỉnh nhà, chúng ta phải có trách nhiệm tìm hiểu lịch sử tỉnh nhà, xác định việc chung tay xây dựng quê hương Bình Phước ngày càng giàu đẹp là nhiệm vụ của chúng ta. Hàng loạt các địa danh, di tích, chứng tích lịch sử như: Phú Riềng Đỏ (Bù Gia Mập), sóc Bom Bo (Bù Đăng), Nhà giao tế Lộc Ninh, nhà tù núi Bà Rá (Phước Long)… đã khẳng định những dấu mốc lịch sử vang dội trên mảnh đất Bình Phước anh hùng. Trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, quân dân Bình Phước đã cùng miền Nam và cả nước tiến hành nhiều cuộc đấu tranh vô cùng cam go, ác liệt và hy sinh lớn lao nhưng chiến thắng rất vẻ vang, góp phần giải phóng nước nhà.
Bác Hồ đã từng dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đó cũng là trách nhiệm lớn lao của đoàn viên, thanh thiếu nhi, là cách để thế hệ trẻ hôm nay viết tiếp trang sử vẻ vang của dân tộc.
18 tháng 10 2021

"Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam", câu thơ của Hồ chủ tịch đã để lại nhiều suy nghĩ trong lòng mỗi người. Trước hết, đó là lời nhắc nhở chân tình về ý thức, trách nhiệm tìm hiểu quá khứ của mỗi người con Việt Nam. Sử ấy chính là quá khứ 4000 năm đã qua với bao gian khó từ ngày đầu dựng nước của vua Hùng đến những ngày tháng đánh Mỹ ác liệt. Nền hòa bình ngày hôm nay được dựng xây từ máu xương cha ông, mỗi tất đấc Việt Nam đều do các thế hệ- những con người của lịch sử khai phá. Chúng ta là thế hệ được tận hưởng thành quả, vậy hãy sống sao cho đúng với những đóng góp lịch sử đem lại. Có người phản bác, họ sống cho hiện tại chứ không cần lưu giữ quá khứ- đáng buồn thay những nếp suy nghĩ sai lệch ấy! Tri thức và giáo dục sẽ trở thành người bạn giúp ta nhìn nhận giá trị tốt đẹp của cuộc đời và thái độ trân trọng với quá khứ không bao giờ được phép mất đi. Cuộc sống và con người của hôm nay đã được tạo dựng từ lịch sử, từ gốc tích ấy. Hơn cả trách nhiệm tìm hiểu về gốc tích Việt Nam, đó là sự tự hào và niềm kính yêu. Tình yêu tổ quốc chẳng cần tiền bạc vật chất lớn lao, bạn yêu thì hãy trân trọng, hãy hiểu biết lịch sử dân tộc để không ngượng ngùng khi nói: Tôi là con Rồng cháu Tiên. 

Câu 25: Việt Nam nằm trong phạm vi ảnh hưởng của loại gió nào?     A. Đông cực                                                         B. Tây ôn đới     C. Mậu dịch                                                             D. Đông ôn đớiCâu 26: Có bề mặt tương đối bằng phẳng , độ cao tuyệt đối trên 500m là dạng địa hình nào?     A. Đồng bằng                                                       B. Núi     C....
Đọc tiếp

Câu 25: Việt Nam nằm trong phạm vi ảnh hưởng của loại gió nào?

     A. Đông cực                                                         B. Tây ôn đới

     C. Mậu dịch                                                             D. Đông ôn đới

Câu 26: Có bề mặt tương đối bằng phẳng , độ cao tuyệt đối trên 500m là dạng địa hình nào?

     A. Đồng bằng                                                       B. Núi

     C. Đồi                                                                       D. Cao nguyên

Câu 27: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

     A. Nhiệt đới                                                          B. Ôn đới

     C. Cận nhiệt đới                                                      D. Hàn đới

 

10
15 tháng 3 2022

C

D

A

15 tháng 3 2022

C

D

A

ôn đề thi lịch sử địa lýCâu 1: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ , nhân dân ta chờ mong gì?A. Ngày gia đình đoàn tụ, đất nước thống nhất.B. Quân Pháp rút khỏi Việt Nam.C. Mĩ rút khỏi miền Nam.Câu 2: Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là:A. Đường Hồ Chí Minh trên biển.B. Đường Hồ Chí Minh.C. Đường 559.Câu 3: Sau ngày 30 – 4 – 1975 nước ta:A. Tiến hành tổng tuyển cử.B. Bị chia cắt .C. Hoàn toàn độc lập, non sông thu...
Đọc tiếp

ôn đề thi lịch sử địa lý

Câu 1: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ , nhân dân ta chờ mong gì?

A. Ngày gia đình đoàn tụ, đất nước thống nhất.
B. Quân Pháp rút khỏi Việt Nam.
C. Mĩ rút khỏi miền Nam.

Câu 2: Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là:

A. Đường Hồ Chí Minh trên biển.
B. Đường Hồ Chí Minh.
C. Đường 559.

Câu 3: Sau ngày 30 – 4 – 1975 nước ta:

A. Tiến hành tổng tuyển cử.
B. Bị chia cắt .
C. Hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối.

Câu 4: Nhà máy Thuỷ điện Hoà bình chính thức được khởi công xây dựng vào thời gian nào?

A. Ngày 30 – 4 – 1975.
B. Ngày 25 – 4 – 1976.
C. Ngày 6 – 11 – 1979.

Câu 5: Hiệp định Pa-ri về Việt Nam có có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Câu 6: Đa số dân cư châu Á là người:

A. Da vàng
B. Da đen
C. Da trắng

Câu 7: Kon Tum thuộc vùng khí hậu:

A. Ôn đới
B. Hàn đới
C. Nhiệt đới gió mùa cao nguyên.

Câu 8: Chọn từ “hai, nhiều, tây” vào chỗ chấm sao cho phù hợp:

Châu Mĩ nằm ở bán cầu ......., có diện tích đứng thứ .......... trong các châu lục trên thế giới. Châu Mĩ trải dài trên ...... đới khí hậu.

Câu 9: Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì?

A. Có nhiều đất đỏ ba dan.
B. Có nhiều đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển màu mỡ.
C. Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.

Câu 10: Nêu một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Âu?

1
9 tháng 5 2022

Câu 1: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ , nhân dân ta chờ mong gì?

A. Ngày gia đình đoàn tụ, đất nước thống nhất.
B. Quân Pháp rút khỏi Việt Nam.
C. Mĩ rút khỏi miền Nam.

Câu 2: Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là:

A. Đường Hồ Chí Minh trên biển.
B. Đường Hồ Chí Minh.
C. Đường 559.

Câu 3: Sau ngày 30 – 4 – 1975 nước ta:

A. Tiến hành tổng tuyển cử.
B. Bị chia cắt .
C. Hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối.

Câu 4: Nhà máy Thuỷ điện Hoà bình chính thức được khởi công xây dựng vào thời gian nào?

A. Ngày 30 – 4 – 1975.
B. Ngày 25 – 4 – 1976.
C. Ngày 6 – 11 – 1979.

Câu 5: Hiệp định Pa-ri về Việt Nam có có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Hiệp định Pa-ri đánh dấu bước phát triển mới cùa cách mạng Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khòi nước ta, lực lượng cách mạng miền Nam chắc chắn mạnh hơn hẳn kẻ thù là Mĩ _ Ngụy

Câu 6: Đa số dân cư châu Á là người:

A. Da vàng
B. Da đen
C. Da trắng

Câu 7: Kon Tum thuộc vùng khí hậu:

A. Ôn đới
B. Hàn đới
C. Nhiệt đới gió mùa cao nguyên.

Câu 8: Chọn từ “hai, nhiều, tây” vào chỗ chấm sao cho phù hợp:

Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây, có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới. Châu Mĩ trải dài trên nhiều đới khí hậu.

Câu 9: Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì?

A. Có nhiều đất đỏ ba dan.
B. Có nhiều đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển màu mỡ.
C. Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.

Câu 10: Nêu một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Âu?

Tham khảo

Dân cư

 

– Phần lớn theo đạo Cơ Đốc giáo ( Thiên chúa, Tin Lành và Chính Thống giáo), có một số vùng theo đạo Hồi.

– Gia tăng dân số tự nhiên rất thấp ( chưa tới 0,1%), dân số tăng , chủ yếu là do nhập cư.

– Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, các thung lũng và lớn nhất là các vùng ven biển.

– 3/4 dân số châu Âu sống ở đô thị .

Kinh tế:

Nông nghiệp tiên tiến, có hiệu quả cao do áp dụng khoa học – kỹ thuật và gắn chặt với công nghiệp chế biến.

Công nghiệp phát triển rất sớm.Có nhiều sản phẩm nổi tiếng về chất lượng cao.Nhiều ngành công nghiệp mới, hiện đại: điện tử, cơ khí chính xác, công nghiệp hàng không…

Dịch vụ là lĩnh vực kinh tế phát triển nhất, phát triển đa dạng, rộng khắp và là nguồn thu ngoại tệ lớn.

 

14 tháng 2 2022
Tham khảo

-Trong những năm gần đây con người đã tác động lên các tài nguyên thiên nhiên và trong số đó đã làm biến đổi về tài nguyên của đất. Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển của khoa học công nghệ. Và trong quá trình khai thác và cải tạo tự nhiên, con người đã gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên.​ Con người đã tác động đến tài nguyên đất như : Sử dụng không gắn liền với cải tạo và bảo vệ đất. Khai thác gỗ, củi làm nguyên liệu, đốt rừng làm nương rẫy làm cho lớp đất bảo vệ bị xói mòn trôi rửa ảnh hưởng đến các thiên tai cũng như làm cho tài nguyên đất càng mất đi chất dinh dưỡng có sẵn. Ngoài những tác động đấy còn gây ra những hậu quả và hạn chế như : Diện tích đất canh tác bị thu hẹp mất hết chất dinh dưỡng để trồng các loại cây đạt chất lượng cao.Suy giảm đi nguồn tài nguyên đất.Vậy nên tài nguyên đất là tài nguyên vô cùng quý giá cần được mọi người sử dụng hợp lí và cải tạo. 

Cái này mk làm rồi

Mình Tham khảo

-Trong những năm gần đây con người đã tác động lên các tài nguyên thiên nhiên và trong số đó đã làm biến đổi về tài nguyên của đất. Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển của khoa học công nghệ. Và trong quá trình khai thác và cải tạo tự nhiên, con người đã gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên.​ Con người đã tác động đến tài nguyên đất như : Sử dụng không gắn liền với cải tạo và bảo vệ đất. Khai thác gỗ, củi làm nguyên liệu, đốt rừng làm nương rẫy làm cho lớp đất bảo vệ bị xói mòn trôi rửa ảnh hưởng đến các thiên tai cũng như làm cho tài nguyên đất càng mất đi chất dinh dưỡng có sẵn. Ngoài những tác động đấy còn gây ra những hậu quả và hạn chế như : Diện tích đất canh tác bị thu hẹp mất hết chất dinh dưỡng để trồng các loại cây đạt chất lượng cao.Suy giảm đi nguồn tài nguyên đất.Vậy nên tài nguyên đất là tài nguyên vô cùng quý giá cần được mọi người sử dụng hợp lí và cải tạo.

13 tháng 11 2021

A.   Có kinh vĩ tuyến là các đường thẳng