K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 8 2018

bn đi hỏi đạo diễn ik:))))

10 tháng 8 2018

Mọi người cùng giúp đỡ Phù Dao chống lại thượng cổ tà vật, trải qua không ít thử thách gian nan, cuối cùng đánh đổ âm mưu của Khung Thương, bảo vệ sự yên bình của ngũ châu. Tình yêu của Phù Dao và Vô Cực cũng đơm hoa kết quả.

Kick nha

Phía sau 52 lá bài này có một ý nghĩa thú vị mà ít người biết đến. Đặc biệt, 12 lá J, Q, K là hình ảnh đại diện cho 12 nhân vật nổi tiếng trong lịch sử thế giới.Ngày nay, bài Tây được sử dụng trong mục đích giải trí hoặc tiên tri. Thế nhưng, nguồn gốc của chúng không phải chỉ là những mảnh giấy ghi số hay vẽ hình bất kỳ. Phía sau 52 lá bài này có một ý nghĩa thú vị mà ít...
Đọc tiếp

Phía sau 52 lá bài này có một ý nghĩa thú vị mà ít người biết đến. Đặc biệt, 12 lá J, Q, K là hình ảnh đại diện cho 12 nhân vật nổi tiếng trong lịch sử thế giới.

    Ngày nay, bài Tây được sử dụng trong mục đích giải trí hoặc tiên tri. Thế nhưng, nguồn gốc của chúng không phải chỉ là những mảnh giấy ghi số hay vẽ hình bất kỳ. Phía sau 52 lá bài này có một ý nghĩa thú vị mà ít người biết đến. Đặc biệt, 12 lá J, Q, K là hình ảnh đại diện cho 12 nhân vật nổi tiếng trong lịch sử thế giới.

     

    Ý nghĩa của những lá bài số

    Bài Tây được xem là hình ảnh đại diện cho cách tính lịch của con người. 52 lá bài tương ứng với 52 tuần trong một năm. 4 chất bài: cơ (hình trái tim), rô (hình thoi), chuồn hay tép (hình lá cánh chuồn) và bích (hình ngọn giáo) tượng trưng cho 4 mùa trong một năm.

    Những ý nghĩa thú vị của 52 lá bài tây, J, Q, K tượng trưng cho 12 nhân vật lịch sử cực đình đám - Ảnh 1.

    Số quân bài trong một chất (tính từ 2 đến át) có 13 lá, được lý giải là thể hiện cho 13 tuần trong một mùa. Vì mỗi ngày có ban ngày và ban đêm, nên màu sắc đỏ - đen của một bộ bài là để thể hiện điều này. Trong bộ bài, còn có thêm 2 lá Joker. Lá Joker màu đỏ đại diện cho mặt trời ban ngày, lá màu đen tượng trưng cho mặt trăng ban đêm.

    Những ý nghĩa thú vị của 52 lá bài tây, J, Q, K tượng trưng cho 12 nhân vật lịch sử cực đình đám - Ảnh 2.

    Có hai cách tính điểm trên mỗi lá bài. Cách thứ nhất, nếu tính mỗi lá Joker có 0.5 điểm thì tổng cả 54 lá bài sẽ vừa tròn 365 điểm tương ứng với 365 ngày mỗi năm. Cách thứ hai, nếu tính mỗi lá Joker có 1 điểm thì J, Q, K lần lượt là 11, 12 và 13 điểm. Khi cộng tất cả các lá bài lại, tổng điểm cũng vẫn là 365 điểm (đối với năm thường) và 366 điểm (đối với năm nhuận).

    Những ý nghĩa thú vị của 52 lá bài tây, J, Q, K tượng trưng cho 12 nhân vật lịch sử cực đình đám - Ảnh 3.

    Tuy nhiên, sự thú vị trong bộ bài Tây lại nằm ở 12 lá bài đầu người, bởi chúng được lấy cảm hứng từ cuộc đời của 12 nhân vật lịch sử và gắn liền với những sự kiện lớn.

    Ý nghĩa lịch sử của 12 lá bài đầu người

    Đối với quân K

    K chuồn: Đại diện cho Alexander Đại đế (hay Kyng Alisaunder, 356 – 323 TCN). Ông là vị vua thứ 14 của nhà Argea, con trai vua Philip II và cai trị vương quốc Macedonia. Alexander Đại đế kế vị năm 20 tuổi, sau khi thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ, ông đã thực hiện những cuộc chinh phạt đánh bại hầu hết những triều đại nổi tiếng lúc bấy giờ là Ba Tư, Lưỡng Hà, Bactria, Ai Cập, Gaza, Syria, Phoenicia,…

    Những ý nghĩa thú vị của 52 lá bài tây, J, Q, K tượng trưng cho 12 nhân vật lịch sử cực đình đám - Ảnh 4.

    K rô: Đại diện cho Gaius Julius Caesar (100 – 44 TCN), một nhà chính trị, quân sự người La Mã. Caesar là một trong số những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Năm 49 TCN, ông đã dẫn quân đánh chiếm Rome, Pompeii và thiết lập chế độ độc tài. Hình ảnh của Caesar trên đồng xu cổ của La Ma được khắc nghiêng, trong 4 quân K chỉ có K rô là mặt nghiêng.

    Những ý nghĩa thú vị của 52 lá bài tây, J, Q, K tượng trưng cho 12 nhân vật lịch sử cực đình đám - Ảnh 5.

    K cơ: Đại diện cho Charlemagne Charles Đại đế (742 – 814 AD), một hoàng đế La Mã. Trong 14 năm trị vì, Charlemagne đã thực hiện 50 cuộc chinh phạt và làm chủ hơn một nửa châu Âu. Hình ảnh không có ria mép của K cơ lấy từ điển tích kể rằng khi khắc hình vị hoàng đế này lên gỗ, người thợ đã làm chiếc đục sượt qua phần môi, khiến hình khắc bị xém mất bộ ria.

    Những ý nghĩa thú vị của 52 lá bài tây, J, Q, K tượng trưng cho 12 nhân vật lịch sử cực đình đám - Ảnh 6.

    K bích: Đại diện cho vua David (1040 – 970 TCN) là vị vua nổi tiếng của vương quốc Israel thống nhất. David rất giỏi diễn tấu đàn hạc nên hình vẽ của ông đều có hình ảnh cây đàn. Ngoài ra, cũng có giả thuyết cho rằng David thích diễn kịch nên ông ăn mặc trang phục diễn kịch.

    Những ý nghĩa thú vị của 52 lá bài tây, J, Q, K tượng trưng cho 12 nhân vật lịch sử cực đình đám - Ảnh 7.

    Đối với quân Q

    Q chuồn: Đại diện cho hoàng hậu Argine. Q chuồn còn gợi nhắc đến câu chuyện về cuộc chiến Hoa hồng của quý tộc Anh. Trong đó nhà Lancaster lấy hoa hồng đỏ làm biểu tượng, còn nhà York lấy hoa hồng trắng. Cuối cùng hai gia tộc làm hòa sau cuộc chiến và kết hợp lại tạo ra vương triều Tudor với hình ảnh hoa hồng hợp nhất biểu tượng hai gia tộc.

    Những ý nghĩa thú vị của 52 lá bài tây, J, Q, K tượng trưng cho 12 nhân vật lịch sử cực đình đám - Ảnh 8.

    Q rô: Đại diện cho hoàng hậu Rachel. Theo Kinh thánh Genesis, Rachel là người vợ hai của Tổ phụ Jacob và là người được ông yêu quý nhất. Rachel sinh ra Joseph và Benyamin.

    Những ý nghĩa thú vị của 52 lá bài tây, J, Q, K tượng trưng cho 12 nhân vật lịch sử cực đình đám - Ảnh 9.

    Q cơ: Đại diện cho nữ hoàng Judith. Judith là nhân vật trong thánh kinh "Cựu Ước". Theo người Do Thái, Judith đã dùng sắc đẹp và mưu trí để ám sát tướng Holoferne, cứu người dân thành Bethulia.

    Những ý nghĩa thú vị của 52 lá bài tây, J, Q, K tượng trưng cho 12 nhân vật lịch sử cực đình đám - Ảnh 10.

    Q bích: Đại diện cho hoàng hậu Eleanor, vợ hoàng đế Leopold I. Đây là lá duy nhất trong 4 lá Q mà hoàng hậu cầm vũ khí.

    Những ý nghĩa thú vị của 52 lá bài tây, J, Q, K tượng trưng cho 12 nhân vật lịch sử cực đình đám - Ảnh 11.

    Đối với quân J

    J chuồn: Đại diện cho hiệp sĩ Lancelot, một trong số các hiệp sĩ dũng cảm có nhiều chiến công của vua Arthur. Người đã phạm tội khi ngoại tình với vợ vua Arthur.

    Những ý nghĩa thú vị của 52 lá bài tây, J, Q, K tượng trưng cho 12 nhân vật lịch sử cực đình đám - Ảnh 12.

    J rô: Đại diện cho Hector, con trai vua Priamus, anh trai hoàng tử Paris. Hector đã hi sinh khi chiến đấu với Achilles trong cuộc chiến thành Troy.

    Những ý nghĩa thú vị của 52 lá bài tây, J, Q, K tượng trưng cho 12 nhân vật lịch sử cực đình đám - Ảnh 13.

    J cơ: Đại diện cho La Hire (1390-1443AD), tùy tùng của vua Charles VII le Victorieux, người đã trợ giúp cho thánh nữ Joanne d’Arc.

    Những ý nghĩa thú vị của 52 lá bài tây, J, Q, K tượng trưng cho 12 nhân vật lịch sử cực đình đám - Ảnh 14.

    J bích: Đại diện cho Ogier, tùy tùng của Charlemagne Charles Đại đế.

    Những ý nghĩa thú vị của 52 lá bài tây, J, Q, K tượng trưng cho 12 nhân vật lịch sử cực đình đám - Ảnh 15.

    1
    22 tháng 2 2021

    Hay đó bạn ei

    Bạn là ai thì kệ bạn , tôi chỉ biết tôi đang rất mệt thôi

    19 tháng 2 2020

    tui tưởng phải là "giông tố" chứ :)))))

    Đi khắp Đông Tây, thật hiếm có ngôn ngữ nào chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như Tiếng Việt. Tuy nhiên, dù Tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ bao nhiêu thì vẫn có không ít người Việt hay bị nhầm lẫn trong cách sử dụng từ.Dám cá rằng, không ít bạn trong chúng ta sử dụng những cặp từ này hàng ngày nhưng vẫn khó tránh khỏi sai sót. Hãy cùng xem đó là cặp từ gì và chia...
    Đọc tiếp

    Đi khắp Đông Tây, thật hiếm có ngôn ngữ nào chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như Tiếng Việt. 

    Tuy nhiên, dù Tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ bao nhiêu thì vẫn có không ít người Việt hay bị nhầm lẫn trong cách sử dụng từ.

    Dám cá rằng, không ít bạn trong chúng ta sử dụng những cặp từ này hàng ngày nhưng vẫn khó tránh khỏi sai sót. Hãy cùng xem đó là cặp từ gì và chia sẻ xem bạn có hay dùng nhầm không nhé!

    1. Chia sẻ hay chia xẻ

    Hẳn nói đến cặp từ này, không ít bạn quả quyết "chia sẻ" mới là từ đúng bởi ít khi nhìn thấy ai dùng từ "chia xẻ" cả. Nhưng bạn có hay, hai từ này đều được sử dụng, mặc dù nghĩa của chúng có hơi khác nhau.

    Từ "chia sẻ", "chia" có nghĩa là làm ra thành từng phần, từ một chỉnh thể; "sẻ" là chia bớt ra, lấy ra một phần. Do đó, "chia sẻ" có nghĩa là cùng chia với nhau để cùng hưởng, hoặc cùng chịu đựng. (ví dụ: Chia cơm sẻ áo, chia sẻ nỗi buồn).

    10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 1.
    "Chia xẻ" – "chia" vẫn có nghĩa là làm nhỏ ra thành từng phần từ một chỉnh thể, trong khi đó "xẻ" nghĩa là chia, bổ, cắt cho rời ra theo chiều dọc, không để dính liền nhau nữa, hay có nghĩa là đào cái gì cho thông, thoát (VD: xẻ rãnh thoát nước).

    Bởi vậy, có thể nói, hai từ "chia sẻ" và "chia xẻ" này cùng là động từ, có nghĩa gần giống nhau nhưng cách dùng từ khác nhau. Bạn nên chọn từ đúng trong mỗi trường hợp, chứ đừng cãi cố là không có từ "chia xẻ" nhé!

    2. Giả thuyết hay giả thiết

    Trời, từ này là cực hay nhầm lẫn luôn đó! Có người thì khăng khăng nói rằng, chỉ có "giả thuyết" mới đúng và dùng trong tất cả các trường hợp, người khác thì lại quả quyết - "giả thiết" mới thật chính xác. Và sự thật là... cả hai từ đều dùng được nhưng ở trong các trường hợp khác nhau.

    Cụ thể, "giả thuyết" được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.

    10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 2.
    Trong khi đó, "giả thiết" được dùng để chỉ điều cho trước trong một định lý hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán. 

    Một định nghĩa khác được đề cập trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê như sau: "giả thiết" - điều coi như là có thật, nêu ra làm căn cứ để phân tích, suy luận, giả định. Bởi vậy, hai từ "giả thiết" và "giả thuyết" đều đúng, chỉ là bạn nên chọn từ thật đúng trong mỗi trường hợp mà thôi.  

    3. Độc giả hay đọc giả

    Cần chỉ rõ rằng, "độc giả" là từ Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: "độc" mang ý nghĩa "đọc" hay "học" và "giả" mang ý nghĩa "người". Khi hai chữ đó được kết hợp với nhau, từ "độc giả" có nghĩa là "người đọc".

    Trong từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê xuất bản năm 2000, trang 336 cũng có định nghĩa từ "độc giả" – đó là người đọc sách báo, trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện.

    10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 3.
    Trong khi đó, từ "đọc giả" được một số người sử dụng với nghĩa "người đọc" hay "bạn đọc" – bao gồm "đọc" là một từ thuần Việt và "giả" là một chữ Hán Việt. Khi ghép hai từ này vào, ta sẽ nhận thấy một sự kết hợp không hợp lý.

    Bởi vậy có thể khẳng định rằng, "độc giả" mới là từ đúng.

    4. Chín mùi hay chín muồi

    Theo định nghĩa của Hoàng Phê – trong Từ điển Tiếng Việt 2000 (trang 161) có đề cập "chín muồi" là (quả cây) rất chín, đạt đến độ ngon nhất. Đạt đến độ phát triển đầy đủ nhất, để có thể chuyển giai đoạn hoặc trạng thái. (VD: Điều kiện để chín muồi).

    10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 4.
    Nhưng lại có rất ít từ điển đề cập đến từ "chín mùi". Ngay cả từ điển của Nguyễn Kim Thản (2005) cũng chỉ nêu "chín muồi" là…. chín mùi như một cách nói tắt.

    Bởi vậy, có thể khẳng định, từ đúng ở đây phải là "chín muồi".

    5. Tựu chung hay tựu trung

    Trường hợp đúng ở đây phải là "tựu trung". Tuy nhiên, không ít người dùng "tựu chung" hàng ngày bởi họ cho rằng, nghĩa của "chung" trong "tựu chung" giống trong từ "chung quy".

    10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 5.
    Thật ra, từ "tựu trung" - "tựu" có nghĩa là tới (tề tựu); trung: là ở giữa, trong, bên trong. "Tựu trung" có nghĩa là tóm lại, biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến. Ví dụ: Mỗi người nói một kiểu nhưng tựu trung đều tán thành cả.

    6. Vô hình chung hay vô hình trung

    Không ít người thường dùng từ "vô hình chung" thay cho từ "vô hình trung" bởi nghĩ từ "chung" có nghĩa là chung quy. Tuy nhiên, cách hiểu này không đúng.

    10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 6.
    Theo nghĩa Hán Việt, "vô hình trung" có nghĩa là "trong cái vô hình". Còn trong Từ điển Tiếng Việt có định nghĩa: "vô hình trung": tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại là (tạo ra, gây ra việc nói đến). Ví dụ: "Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó".

    Trong khi đó, không có từ điển nào đề cập đến định nghĩa của từ "vô hình chung" cả. Vì thế, "vô hình trung" là từ đúng; còn "vô hình chung" là sai.

    7. Nhậm chức hay nhận chức

    Theo nghĩa Hán Việt, "nhậm" trong từ "nhậm chức" là gánh vác công vụ, nhiệm vụ; "chức" là chức trách, việc quan, bổn phận. "Nhậm chức" là giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức vụ do cấp trên giao cho, hiểu đơn giản, cấp trên bổ nhiệm, cấp dưới nhậm chức.

    10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 7.
    Trong khi đó, từ "nhận chức" trong nghĩa Hán Nôm thì "nhận" là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy; nên "nhận chức" là nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó. Theo nghĩa Hán, "nhận" là nhìn, biết, chịu, bằng lòng nên "nhận chức" không có nghĩa.

    Do đó, dù theo từ điển Hán Nôm, hay Hán Việt thì từ "nhận chức" đều không có nghĩa diễn tả được trách nhiệm đối với chức vụ. Do đó, từ đúng phải là "nhậm chức".

    8. Chẩn đoán hay chuẩn đoán

    Bạn cho rằng, chẩn đoán và chuẩn đoán là giống nhau ư? Nhưng sự thật là, trong này chỉ có một từ đúng mà thôi.

    "Chẩn đoán" - "chẩn" có nghĩa là xác định, phân biệt dựa theo những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn; "đoán" có nghĩa là dựa vào cái có sẵn, đã thấy, đã biết để tìm cách suy ra điều chủ yếu còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra.

    Như vậy, "chẩn đoán" có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm (theo Từ điển Tiếng Việt). VD: Chẩn đoán bệnh có đúng thì điều trị mới có hiệu quả.

    10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 8.
    Trong khi đó, "chuẩn" trong từ "chuẩn đoán" lại không hề mang nghĩa như vậy. Từ "chuẩn" chỉ có nghĩa là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, hướng theo đó mà làm đúng; hay là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội mà thôi.

    Vì vậy, "chẩn đoán" mới là từ đúng.

    9. Tham quan hay thăm quan

    Nhiều người cho rằng, "tham quan" hay "thăm quan" giống nhau về nghĩa nên có thể sử dụng xen lẫn được. Nhưng sự thật là chỉ có 1 từ đúng thôi – và đó là "tham quan". Thử phân tách nghĩa các từ ra nhé!

    Từ "thăm quan" được gắn nghĩa từ "thăm" - đến nơi nào đó bày tỏ sự quan tâm, hỏi han (đi thăm người ốm) hay xem xét để biết tình hình (thăm trường, lớp)… với từ "quan" – quan sát.

    10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 9.
    Trong khi từ "tham quan" (động từ) - theo gốc Hán thì "tham" có nghĩa là thêm vào; "quan" là quan sát, nhìn nhận. Do đó, "tham quan" nghĩa là đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm.

    Tuy nhiên, từ này đồng âm khác nghĩa với từ "tham quan" (danh từ) chỉ viên quan có tính tham lam. Bởi vậy, từ "tham quan" mới là từ chính xác.

    10. Sát nhập hay sáp nhập

    Nếu ai đó hỏi bạn từ "sát nhập" hay "sáp nhập" mới đúng. Bạn sẽ trả lời sao? Sự thật là gốc của 2 từ "sát nhập" và "sáp nhập" này bắt nguồn từ "sáp nhập" – một từ ngoại lai. Trong đó, "Sáp" có nghĩa là cắm vào, cài vào; còn "Nhập" nghĩa là vào, tham gia vào, đưa vào.

    Do vậy, "sáp nhập" là nhập chung lại, gộp chung lại làm một. (Ví dụ: Sáp nhập ba xã làm một/ Công ty A sáp nhập vào công ty B). Với từ "sát nhập", từ "sát" là từ biến âm, biến thể dân gian của từ "sáp" mà ra. Từ "sát" trong tiếng Việt có nghĩa phái sinh từ từ "sáp". 

    10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 10.
    Ngoài nghĩa gốc là cắm vào, cài vào thì còn có nghĩa là liền ngay bên cạnh, xích gần lại đến mức không còn khoảng cách. Đứng trên quan điểm đồng đại, nhiều người sử dụng hai từ "sáp nhập" và "sát nhập" y như nhau. Một vài cuốn từ điển tiếng Việt đề cập đồng thời hai từ "sáp nhập" và "sát nhập" với nghĩa tương tự nhau.

    Tuy nhiên, theo ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quận – Trưởng Bộ môn Hán Nôm Khoa Văn học và khoa Ngôn ngữ - trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thì không nên sử dụng hai từ này giống nhau bởi nó không thật hợp lý.

    Từ "sát" – tức là cạnh đến mức không còn khoảng cách, còn "sáp" nghĩa là cắm vào, cài vào; nếu sử dụng chung, nghĩa gốc của từ "sáp" không còn, từ đó, nghĩa của từ đã bị thay đổi. 

    Hãy chia sẻ thêm về những cặp từ mà bạn hay nhầm lẫn qua bình luận ở dưới nhé!

     

     

    0
    7 tháng 1 2020

    I. Rules of paripation "Help me solve maths"

    1. Don't put miscellaneous questions on the forum, only post arles that you can't solve or good questions on the forum;

    2. Do not answer miscellaneous, does not match the question content on the forum.

    3. Do not "True" on miscellaneous answers to fraud points.

    you có phải ng VN ko thế ! nếu là ng VN lm ơn ns tiếng việt nhé

    22 tháng 10 2017

    đây là chỗ học toán , tiếng việt nha bn

    22 tháng 10 2017

    dung ruj

    ............................

    ?????????????????????????

    3 tháng 3 2019

    Tào kao bí đao qá đó bn . Đọc lại nội quy cho mk nhờ !!!

    I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

    1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

    2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

    3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

    Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.