K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Dàn bài chi tiết

  • Mở bài:

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

  • Thân bài:

Xin lỗi là gì?

Xin lỗi là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình. Xin lỗi còn là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.

Văn hóa xin lỗi là vẻ đẹp cao quý trong đời sống giao tiếp của con người. Nhận ra lỗi lầm và chân thành nhận lấy nó để mong được tha thứ sẽ làm dịu bớt cơn giận dữ hoặc nỗi đau của người khác. Bởi vậy lời xin lỗi mang tính nhân văn cao cả trong đời sống.

Biểu hiện của người biết nói lời xin lỗi:

Người biết nói lời xin lỗi luôn mở lời xin lỗi khi gây ra một lỗi lầm. Hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác và tự nhận khuyết điểm về mình. Đồng thời, tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra. Họ nhận thấy hành động của mình là không nên có. Họ cũng nhận thấy sai lầm và mong muốn được khắc phục. Người biết nói lời xin lỗi luôn sống hiền hòa, chuẩn mực. Họ luôn là người mẫu mực, quan tâm, kính nhường và tôn trọng người khác.

* Tại sao sống phải biết nói lời xin lỗi?

 Biết cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người. Đó cũng là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng thái độ quan tâm và cầu thị hết sức cần thiết. Khi lời xin lỗi được trình bày chân thành nó phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân. Mặt khác, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người.

Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra. Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần. Hành động này giúp cho các bên kiềm chế được cơn giận của bản thân. Từ đó, hướng đến những hành động đúng đắn. Lời xin lỗi đúng lúc, đúng việc giúp người bị thiệt hại cảm thấy được tôn trọng. Dựa trên sự đồng cảm, đồng tình hướng đến giải quyết sự việc theo hướng tích cực.

Lời xin lỗi không đơn giản là biết lỗi và nhận lỗi. Lời xin lỗi thể hiện trách nhiệm của con người với cuộc sống. Ai cũng có thể có những sai lầm. Điều này thật không thể tránh khỏi trong cuộc sống vốn rất phức tạp. Biết nói lời xin lỗi là biết nhận trách nhiệm của mình đối với hậu quả do hành mình gây ra. Đó là một nét đẹp trong phong cách ứng xử, thể hiện một nhân cách tốt đẹp, cao thượng.

Biết nói lời xin lỗi là tự nhắc nhở mình trước những sai phạm. Đồng thời hứa với người khác hành động này không còn tái diễn nữa. Từ đó nâng cao tinh thần, ý chí, quyết tâm hành động đúng. Biết nói lời xin lỗi để giúp mình quyết tâm sửa chữa và thăng tiến hơn.

Biết nói lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người. Vì những lỗi lầm của mình mà làm ảnh hưởng tới người khác. Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên.

Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm. Biết nói lời xin lỗi thể hiện là con người có hiểu biết và có nhân cách đứng đắn.

Lời xin lỗi có thể giải quyết xung đột, chữa lành tổn thương, thúc đẩy sự tha thứ, lòng vị tha và cải thiện mối quan hệ trong cả đời sống cá nhân lẫn xã hội. Mặt khác, lời xin lỗi còn tăng lòng trung thành, niềm tin và sự cộng tác của con người với nhau. Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn. Sự tha thứ của người khác giúp gia tăng tình thương giữa con người với nhau. Biết nói lời xin lỗi thể hiện lối sống văn hóa lành mạnh, cao thượng đáng được đề cao trong cuộc sống.

* Muốn giao tiếp lịch sự, biết nói lời xin lỗi ta phải làm gì?

Trước hết phải sống chân thành, biết tôn trọng, quý trọng người khác. Phải thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình. Chân thành lắng nghe, bình tĩnh ứng xử thật lịch sự, tế nhị. Sự chân thành lúc nào cũng được ghi nhận trong cuộc sống.

Xác định rõ mức độ thiệt hại hay tổn của người khác do hành động của mình gây ra từ đó có ý định hay hành động bồi thường cụ thể để nhanh chóng giải quyết mâu thuẫn, tránh những xung đột đáng tiếc xảy ra. Lời xin lỗi đúng lúc có tác dụng ngăn cản những hành vi bạo lực, thái độ thô lỗ trong giao tiếp.

Để lời xin lỗi thật sự hữu dụng cách tốt nhất là hãy để lời xin lỗi xuất phát từ đáy lòng. Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng nhưng đó là lời nói hết sức chân thành với thái độ thành tâm nhất có thể. Đôi khi, khi sự việc đáng tiếc xảy ra, ta còn lưỡng lự không biết lỗi lầm do ai, thì trước hết nếu ta không bị thiệt hại gì hãy mở lời động viên, cảm thông, chie sẻ với người thiệt hại nhiều hơn. Điều đó sẽ khiến cho sự việc trở nên nhẹ nhàng và mau chống được giải quyết ổn thỏa. Lời xin lỗi chân thành có sữ mạnh hơn mọi loại thuốc an thần.

Hãy bày tỏ sự thấu hiểu, đồng cảm một cách chân thành. Không nên cố chấp tranh cãi, lớn tiếng, nóng giận khi mình gây ra lỗi lầm. Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.

Không phải ai cũng dũng cảm khi phải thừa nhận chính lỗi lầm của mình, nhưng vượt qua được điều đó bạn sẽ thấy lòng mình thanh thản, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, xin lỗi đôi khi cũng cần có nghệ thuật. Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn. Nếu bạn đã nhận ra sai lầm của mình thì đừng để quá lâu rồi mới nói lời xin lỗi. Đừng cố biện minh cho sự chậm trễ bằng việc chờ đợi đến lúc thích hợp, mà hãy nói ngay, càng sớm càng tốt.

  • Kết bài:

Biết nói lời xin lỗi khi gây ra lỗi lầm là một hành vi cao thượng cần có ở mỗi chúng ta. Một lời xin lỗi tưởng chừng sẽ đem đến cho bạn gánh nặng nhưng thực sự đó chính là cách để bạn tháo gỡ những vướng mắc, áy náy và giúp bạn trở nên nhẹ nhõm lòng mình hơn, yêu cuộc đời hơn. Xin lỗi là lối giải thoát đầu tiên và nhanh chóng cho mọi sai lầm và tội lỗi.

P/s tham khảo 

28 tháng 2 2018

Dàn ý cảm ơn và xin lỗi


I. Mở bài: giới thiệu vấn đề “ Xin lỗi và cảm ơn”
“ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa long nhau”.
Từ xa xưa thì văn hóa ứng xử luôn là chuẩn mực để đánh giá một con người. văn hóa ứng xử thể hiện nhân cách của một con người. để thể hiện chuẩn mwujc có rất nhiều cách để thể hiện và đánh giá. Trong đó, lời xin lỗi và cảm ơn là một chuẩn mực xác thực nhất cho việc đánh giá này. Nhưng lời xin lỗi và cảm ơn như thế nào cho đúng, ta cùng đi tìm hiểu vấn đề này.

II. Than bài
1. Giải thích “ xin lỗi, cảm ơn”
a. Cảm ơn là gi?
“Cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó đối với những người giúp mình. 
b. Xin lỗi là gi?
“Xin lỗi” là lời bày tỏ thái độ ân hận, hối lỗi trước những sai lầm mình đã gây ra cho những người khác. Tùy theo hậu quả xảy ra mà lời xin lỗi có được tha thứ.

2. Biểu hiện của xin lỗi và cảm ơn
a. Cảm ơn
- Vào ngày lễ tặng hoa cho mẹ để thể hiện lòng biết ơn
- Biết ơn thầy cô giáo
- Ghi nhớ công ơn những người giúp đỡ mình
b. Xin lỗi
- Có thái độ ăn năng hối lỗi trước hành động sai trái của mình
- Có những hành động sửa lỗi.
3. Thực trạng
- Nhiều thanh niên hiện nay ngại nói xin lỗi và cảm ơn
- Có nhiều người thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một.
4. Nguyên nhân
Do đời sống xã hội ngày càng phát triển, lỗi sống vô cảm khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng.
5. Hậu quả
Hành động này tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc.
Những đứa trẻ không biết cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.

III. Kết bài
Nêu ý nghĩa của “ cảm ơn và xin lỗi”
Thể hiện ý kiến của mình về những vấn đề này.

4 tháng 10 2021

Tham khảo:

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Sẽ có lúc nào đó chúng ta đón nhận sự giúp đỡ từ người khác, đó là lúc lời cảm ơn cần được sử dụng một cách chân thành. Lời cảm ơn biểu thị sự kính trọng và biết ơn những gì mọi người xung quanh dành cho mình, là một nét đẹp văn hóa của con người. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn. Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn. Không ai có thể sống mà không quan tâm đến người khác. Cho đi những gì mình có và nhận lại những gì mình cần vốn là quy luật của xã hội loài người. Lòng biết ơn và biết nói lời cảm ơn làm cho mối quan hệ giữa người và người thêm gần gũi, thân thiện và bền chặt hơn. Những từ tưởng chừng như một đứa trẻ lên ba cũng có thể thốt lên được ấy lại đóng một vai trò vô cùng to lớn, nó thể hiện nếp văn hóa ứng xử lịch sự trong giao tiếp hằng ngày của chúng ta. Hơn nữa, đó còn là một chất keo kết dính mọi người lại với nhau, là sợi dây vô hình gắn kết những mối quan hệ trong xã hội. Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn.

13 tháng 11 2023

Dàn ý cho đề bài “Phong trào đền ơn đáp nghĩa”:
1. Giới thiệu về phong trào đền ơn đáp nghĩa: Định nghĩa phong trào đền ơn đáp nghĩa
2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào này trong xã hội
3. Ví dụ về các phong trào đền ơn đáp nghĩa
- Ví dụ về phong trào đền ơn đáp nghĩa trong gia đình:
+ Sự đền ơn của con cái đối với cha mẹ
+ Sự đền ơn của anh chị em trong gia đình
+ Ví dụ thực tế về sự đền ơn trong gia đình
- Ví dụ về phong trào đền ơn đáp nghĩa trong cộng đồng
+ Sự đền ơn của người giàu đối với người nghèo
+ Sự đền ơn của người thành công đối với xã hội
+ Ví dụ thực tế về sự đền ơn trong cộng đồng
- Ví dụ về phong trào đền ơn đáp nghĩa trong quốc gia
+ Sự đền ơn của người dân đối với quốc gia
+ Sự đền ơn của người lính và cán bộ công an đối với quốc gia
+ Ví dụ thực tế về sự đền ơn trong quốc gia
4. Lợi ích và tác động của phong trào đền ơn đáp nghĩa
- Tạo ra một môi trường xã hội đoàn kết và hòa thuận
- Góp phần xây dựng một xã hội văn minh và nhân văn
-  Tạo động lực cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội
5. Những bước cần thực hiện để thúc đẩy phong trào đền ơn đáp nghĩa
- Tăng cường giáo dục và tạo nhận thức về tầm quan trọng của đền ơn đáp nghĩa
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người tham gia vào phong trào này
- Xây dựng chính sách và quy định hỗ trợ và khuyến khích sự đền ơn đáp nghĩa
6. Kết luận
- Tóm tắt lại ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào đền ơn đáp nghĩa
- Kêu gọi mọi người tham gia và lan tỏa phong trào này trong xã hội

CHUYÊN ĐỀ : NHỮNG LƯU Ý VÀ DÀN BÀI VỀ DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.Giới thiệu: Xin chào mọi người, sau một thời gian vắng bóng, chắc hẳn các bạn đã quên mình rồi đúng không? Lời nói đầu tiên xin gửi lời chào đến các thầy cô giáo, các bạn học sinh đang sử dụng web HOC24. Mình là Nguyễn Văn Đạt, sinh sống tại tỉnh Bắc Ninh và mình chuẩn bị bước vào lớp 10.Thực trạng: Dạo gần đây, mình đã tìm hiểu...
Đọc tiếp

CHUYÊN ĐỀ : NHỮNG LƯU Ý VÀ DÀN BÀI VỀ DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.

Giới thiệu: Xin chào mọi người, sau một thời gian vắng bóng, chắc hẳn các bạn đã quên mình rồi đúng không? Lời nói đầu tiên xin gửi lời chào đến các thầy cô giáo, các bạn học sinh đang sử dụng web HOC24. Mình là Nguyễn Văn Đạt, sinh sống tại tỉnh Bắc Ninh và mình chuẩn bị bước vào lớp 10.

Thực trạng: Dạo gần đây, mình đã tìm hiểu một số những cách làm bài văn về NLXH sao cho hay, sao cho độc đáo và làm ấn tượng trong lòng người đọc. Cùng với sự góp ý và chia sẻ của thầy giáo dạy Văn của mình, bản thân mình thấy những bài văn, đoạn văn NLXH đang bị thiếu sót những THEN CHỐT vô cùng quan trọng. Đó chính là DẪN CHỨNG trong bài văn nghị luận. Và hôm nay, mình quay trở lại đây, với kinh nghiệm là một học sinh khá Văn trên lớp, mình sẽ chia sẻ và gợi ý cho các bạn những điều cần chú ý khi viết văn NLXH.

Mình sẽ đi vào vấn đề chính luôn nhé! Theo mình tìm hiểu, thì hầu hết những bài NLXH khi thi tuyển sinh và thi cấp phổ thông đều vào NLXH về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.  Bởi lẽ nó đề cập đến lính vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

(*) Đầu tiên, ta cần có một dàn ý cho bài văn NLXH chung về vấn đề tư tưởng đạo lí :

- Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí mà đề yêu cầu. ( Trích ngữ liệu đề nếu có )

- Giải thích vấn đề nghị luận cần bàn. Từ đó út ra ý nghĩa khá quát.

- Phân tích, chứng minh : 

+ Khẳng định vấn đề

+ Biểu hiện của vấn đề NLXH

+ Chứng minh tính đúng đắn, quan trọng của vấn đề mang lại.

( Đặc biệt ta cần có dẫn chứng người thật việc thật, từ lịch sử đến hiện tại, từ văn chương đến thực tế )

- Bàn luận, mở rộng :

+ Nhân thức, hành động đúng đắn.

+ Phê phán, bác bỏ biểu hiện sai lệch.

+ Lật ngược lại vấn đề nghị luận.

- Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề vừa bàn

- Liên hệ bản thân về bài học rút ra.

Trên đây là dàn ý ngắn gọn cho đề văn NLXH đề cập tới.

(**) Cùng đi đến thực trạng cần khắc phục khi viết văn NLXH :

- Có thể nói, NLXH là một yếu tố quan trọng trong một bài dự thi của học sinh ở những bước chuyển trong giai đoạn học tập. Nó thường chiếm khoảng 1,5 - 2 điểm trong bài thi. Bài văn, đoạn văn về NLXH thì cần có phân tích, chứng minh, dẫn chứng, lí lẽ rõ ràng, rành mạch, đúng sự thật.

- Qua quá trình quan sát các bạn cùng những bài nghị luận xã hội đóng góp vào cộng đồng, mình có thể thấy đó là một sự nỗ lực của các bạn, là sự tư duy, tìm tòi học hỏi. Tuy nhiên, có một điều mà mình chưa thấy trong bài của các bạn, và đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một bài văn NLXH, đó chính là : DẪN CHỨNG. 

Vậy dẫn chứng là gì? Dẫn chứng là một chứng cứ được đưa ra trong bài văn để chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, thực tế. Dẫn chứng góp vai trò quan trọng trong một bài văn bởi vì nó chiếm tới 30% - 50% bài làm của các bạn. Một bài văn hay đoạn văn cần có ít nhất là 2 dẫn chứng.

- Bởi lẽ vậy mà mình viết bài này để cho thấy được tầm quan trọng của dẫn chứng là như thế nào. Không chỉ vậy, mà chúng ta cần phải chọn những dẫn chứng XÁC THỰC để đưa vào bài văn NL.

- Theo kinh nghiệm của các thầy cô giáo đã dạy, dẫn chứng đưa ra cần là một dẫn chứng có ảnh hưởng trong xã hội, nó tác động đến suy nghĩ của con người. Hay nói cách khác, dẫn chứng các bạn nên lấy trong cuộc sống hằng ngày, hay trong lịch sử. Trường hợp các bạn không có dẫn chứng ở thực tại, ta có thể chọn dẫn chứng trong văn chương. Lí giải lí do tại sao, dẫn chứng trong văn chương không được ưu tiên? Bởi vì qua ngòi bút của những nghệ sĩ, những "vật liệu mượn ở thực tại" ấy đã được nhà văn, nhà thơ gửi gắm những tình cảm khác, có những biến đổi hay liên tưởng kì thú. Bởi vậy mà dẫn chứng văn chương một phần nào đó không được chính xác, làm cho bài văn của mình trở nên mất sự chặt chẽ.

- Những dẫn chứng ta có thể thấy rất nhiều trong đời sống bây giờ. Đặc biệt là trong thời gian Covid đang hoành hành, hiện lên ở bầu trời đó là những hành động, cử chỉ đẹp đẽ với biết bao dẫn chứng khác nhau. Ngoài ra trong lịch sử, Bác Hồ với những phẩm chất cao quý, tốt đẹp luôn được nhắc đến trong bài văn. Cùng với những sự kiện lịch sử đáng nhớ, những người anh hùng làm nên lịch sử..... Giờ đây, tin tức được lan truyền rất nhanh và rộng rãi bởi công nghệ hiện đại nên khi đọc báo ta có thể dành vài phút để note lại những gương mặt tiêu biểu cần làm dẫn chứng. Điều đó sẽ khiến bài văn của các bạn trở nên chặt chẽ, thuyết phục người đọc hơn đó!

Lời kết : Và trên đây là những kinh nghiệm mình dành tặng các bạn học sinh cũng như những anh chị khóa trên. Tuy vẫn còn thiếu sót nhiều điều nhưng mình mong đó là một sự đóng góp cho cộng đồng HOC24. Cuối cùng, chúc các bạn học sinh cùng các thầy cô giáo luôn giữ cho mình một sức khỏe tốt trong mùa dịch và đừng quên nhiệm vụ học tập của mình nhé! Tạm biệt.....

 

 

13
3 tháng 8 2021

Có thể lm về NLVH nx đc ko ạ?

 

3 tháng 8 2021

ủa, tưởng anh Đạt lớp 10 rồi chứ

Bạn tham khảo :

Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Giới thiệu về tình yêu thương và vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống con người. 

- Giới thiệu và trích dẫn ý kiến : Tình yêu thương, lòng trắc ẩn có vai trò quan trọng đối vs con người, đặc biệt là khi thế giới hiện đại ngày càng lắm thiên tai, dịch bệnh, hiểm họa.

B. Thân bài

1. Giải thích

- Tình yêu thương là sự quý mến , quan tâm , giúp đỡ nhau giữa con người với con người trong hoàn cảnh khó khăn , hoạn nạn.

- Ý kiến đề cập đến vai trò quan trọng của tình yêu thương trong cuộc sống con người , tình yêu thương sẽ giúp con người vượt qua những khó khăn , nghịch cảnh trong cuộc sống. 

2. Biểu hiện của tình yêu thương

- Người có tình yêu thương là người biết sống vì người khác , biết quan tâm , yêu thương và san sẻ với khó khăn của những người xung quanh.

- Người có tình yêu thương luôn có tấm lòng rộng mở , biết san sẻ khó khăn cùng người khác 

- Người có tình yêu thương luôn tìm cách giúp người gặp hoạn nạn vượt qua khó khăn và thấu hiểu , cảm thông cho nỗi thống khổ của người khác.

- Trong mùa dịch Covid 19 , biểu hiện của tình yêu thương :

+ Đứng trước tình hình dịch bệnh, phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã ra quyết định đón đồng bào ta từ nước ngoài về Việt Nam để phòng chống nguy cơ xấu nhất xảy ra với họ từ dịch bệnh. 

+Các y bác sĩ và những chiến sĩ công an đã phải vất vả rất nhiều để giúp người dân chống dịch bệnh , lập nên những khu cách ly tập trung.

+ Những trạm phát gạo miễn phí được lập ra để người dân nghèo có lương thực sinh sống

+ Cụ bà 70 tuổi quyên góp 10 triệu tích cóp được cho các chiến sĩ công an chống dịch

3. Vai trò , tác dụng của tình yêu thương

- Ttình yêu thương giúp con người gần gũi với nhau hơn , nó giúp hàn gắn tình cảm cộng đồng và xây dựng cho con người những mối quan hệ tốt đẹp.

- Tình yêu thương là liều thuốc chữa lành mọi vết thương , mọi đau đớn và bất hạnh của con người trong cuộc sống.

4. Cách để con người tạo dựng tình yêu thương

- Mỗi chúng ta cần mở rộng lòng mình để quan tâm , yêu thương nhiều hơn đến những người xung quanh .

- Hãy dẹp bỏ ích kỉ, hẹp hòi cá nhân để hướng lòng mình đến những điều tốt đẹp và xây dựng cho mình một trái tim hướng thiện.

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống con người

- Khuyên con người sống phải biết yêu thương, bao dung, quan tâm và giúp đỡ đối với những người xung quanh. 

16 tháng 2 2021

1. Mở Bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: "Tình thương là hạnh phúc của con người".

2. Thân Bài

a. Giải thích ý nghĩa nội dung câu nói

- Tình thương là một trong những giá trị tinh thần, tình cảm tốt đẹp của con người và được thể hiện qua việc biết quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác vượt qua những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống.

- "Tình thương là hạnh phúc của con người": Câu nói đã khẳng định sức mạnh của tình yêu thương và khẳng định đó là một trong những cội nguồn đem đến hạnh phúc cho con người.

b. Bàn luận, chứng minh câu nói

- Tình yêu thương sẽ giúp con người mở lòng lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống.

- Tình yêu thương đem lại hạnh phúc cho người cho đi và người nhận.

- Tình yêu thương giúp con người tránh xa lối sống vô cảm, thờ ơ, vị kỉ.

c. Lật lại vấn đề

Lên án, phê phán những con người có lối sống vô tâm, thờ ơ trong xã hội.

d. Bài học nhận thức và hành động

3. Kết Bài

Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề đã bàn luận. Liên hệ bản thân.

9 tháng 4 2022

1.1. Mở bài

Giới thiệu về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam

Đây chính là nhiệm vụ chính của chúng ta trong phần này. Để có thể giới thiệu về hình ảnh người phụ nữ Việt, chúng ta có một số ý nhỏ như sau:

Người phụ nữ Việt Nam không chỉ đẹp ở bên ngoài mà còn mang những nét đẹp trong tính cách.

Những đức tính này được lưu truyền, gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần tôn vinh hình ảnh đẹp về người phụ nữ Việt Nam khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ.

 

 

1.2. Thân bài

Trong phần này, chúng ta sẽ làm rõ 2 ý chính bên trên đã đề cập bằng cách đề cập và triển khai 4 điểm đã vạch ra.

a/ Thông minh và trí tuệ

Phụ nữ Việt Nam độc lập, tự chủ kinh tế của chính mình muốn.

Phụ nữ Việt Nam khéo léo trong ứng xử, tôn trọng người chồng và có tiếng nói riêng của mình trong gia đình.

b/ Ôn hòa và thùy mị

Phụ nữ Việt Nam ôn hòa như dòng nước chảy.

Phụ nữ Việt Nam dùng sự ôn nhu, nhân ái giải quyết những vấn đề rắc rối, phức tạp; đặc biệt là các mối quan hệ.

Phụ nữ Việt Nam với lòng bao dung giúp gia đình hòa thuận và hưng thịnh.

 

 

c/ Tâm hồn lương thiện

Người phụ nữ Việt Nam không đố kỵ, không giả dối hay phán xét người khác

Phẩm chất này khiến người phụ nữ Việt Nam luôn được bạn bè quốc tế yêu quý.

d/ Đảm đang, tháo vát 

Trong gia đình, họ là người đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy con cái.

Ngoài xã hội, họ là người công dân, người lao động luôn có trách nhiệm với công việc của mình.

 

1.3. Kết bài

Tóm tắt lại đức tính của người phụ nữ Việt Nam và nêu cảm nghĩ của mình:

Người phụ nữ Việt Nam với những đức tính kể trên luôn là một hình tượng đẹp, đại diện cho con người Việt Nam và cho nét đẹp Việt Nam

25 tháng 6 2019

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn.

25 tháng 6 2019

Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 10 câu bàn về chủ đề "Sức mạnh của lời xin lỗi"

Bài làm

Lời nói là phương tiện giao tiếp của con người trong cuộc sống. Trong lời nói, có lúc ta dùng lời cảm ơn, cũng có lúc ta dùng lời xin lỗi. Vậy lời xin lỗi được dùng khi nào? Lời xin lỗi sẽ được nói ra khi ta mắc pải lỗi lầm, làm phiền hoặc gây tổn hại, tổn thương cho người khác. Khi tới trường, ta nói dối thầy cô, quay cóp để có điểm cao thì ta nên xin lỗi thầy cô và bạn bè. Về nhà ta nói dối cha mẹ để đi chơi hay thậm chí là bỏ học thì ta cũng pải có lời xin lỗi với mẹ cha. Khi ta dùng những lời nói thiếu tôn trọng người khác, làm cho họ đau đớn, tủi thân thì ta cũng pải có lời xin lỗi họ vì đã gây tổn thương cho họ. Cuộc sống có văn hóa là pải biết nói lời xin lỗi vì nó giúp người nghe được giải tỏa, có thể gỡ bỏ mâu thuẫn, đồng thời thể hiện được sự hối lỗi của người nói. Lời xin lỗi còn thể hiện nhân cách, văn hóa giao tiếp của cá nhân, cộng đồng trong một xã hội văn minh. Vì vậy chúng ta pải biết nói lời xin lỗi khi mắc lỗi lầm hoặc làm phiền hay gây tổn hại và tổn thương cho người khác.

Chúc bạn học tốtyeu