K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2019

Công cha như núi ngất trời nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

công cha như súng aka

nghũa mẹ như súng em mờ 73

4 tháng 12 2021

Ai giúp tôi vs ;((

 

4 tháng 12 2021

Tham khảo

Khi so sánh công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái. Còn hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” được dùng để khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ. Trước hết, cha mẹ có công sinh thành. Không có cha mẹ thì không thể có con cái.

26 tháng 6 2018

lm z bao giờ xong ~~  T_T

. Anh em như thể tay chân 
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần 

ND : khuyên con ng ta anh em trong một gia đình như ta vs chân pải giúp đỡ nhau .

Đường vô xứ Huế quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

ND : nói đến Cảnh xứ huế giống như 1 bức tranh đẹp .

Thân em như củ ấu gai 
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vật như củ ấu gai 

Thân em như tấm lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

ND :  cho thấy vẻ đẹp của nhân vật tấm lụa 

Thân em như thể bèo trôi, 
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu

ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vật  bèo trôi 

Thân em như tấm lụa điều 
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương

ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vậtvs  tấm lụa điều 

Thân em như thể hoa lài, 
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy

ND : cho thấy vẻ đẹp của nhân vật  vs hoa lài 

"Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi" 

ND : ng có cha thì rất may mắn còn ng ko có cha thì ...

Mẹ già như chuối ba hương 
Như xôi nếp một, như đường mía lau". 

ND : nói đến ng mẹ như chuối ba lương .

"Đôi ta như lửa mới nhen 
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu". 
_ND : nói đến con ng vs lửa 

mk lm hơn gọn xíu ! Mong bn thông cảm ~~

7 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Cha mẹ sinh dưỡng và nuôi nấng ta lên người. Công lao của của cha được ví như ngọn núi Thái Sơn – ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của Trung Quốc, để thấy được sự hi sinh và vất vả của cha không thể kể xiết và đong đếm được. Ngọn núi ấy được lớn dần theo năm tháng nhờ sự nâng lên của người mẹ Trái Đất và tình cha cũng ngày càng đong đầy. Sử dụng hình ảnh ngọn núi để ví với người cha cũng là ngầm ý so sánh về vai trò trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình, là người mang gánh nặng lo toan giữa cuộc đời. Ta thêm trân trọng và thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn mà cha gánh vác. Còn với mẹ, đó là ơn nghĩa sinh thành, mẹ đã hi sinh cả bản thân để đổi lại nụ cười và hạnh phúc của con. Nước trong nguồn chẳng bao giờ cạn như tình mẹ mênh mang, chảy dài theo dòng sông cuộc đời của con. Dòng nước ấy khiến ta nghĩ đến dòng sữa trắng trong của mẹ, đã nuôi ta khôn lớn từ thuở lọt lòng. Mội giọt sữa thơm là bao chắt chiu, tình cảm mẹ dành cho con. Công ơn nghĩa nặng được ví như biển rộng núi cao, mênh mông và trường tồn mãi mãi theo thời gian. Bởi vậy “cù lao chín chữ”, công lao cha mẹ ta hãy mãi khắc ghi và thể hiện tấm lòng hiếu thảo với mẹ cha. Bài ca dao bằng những hình ảnh, ngôn từ giản dị nhưng sâu sắc và thấm thía vô cùng. Đó là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta theo suốt cuộc đời về tình cảm thiêng liêng, bất tử dành cho cha mẹ.

7 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Chúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:

"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!"

 

 

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: "Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn". "Núi Thái Sơn" là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. "Nước trong nguồn" là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ. . . Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là "đạo con".

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tới và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bài ca dao, chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.

14 tháng 12 2017

Nhiều người cho rằng ca dao Việt Nam và cả thơ nữa, thường nói về mẹ nhiều hơn cha. Sự thật là như vậy mặc dù mỗi người chúng ta đều kính yêu hai đấng sinh thành như nhau. Người Việt Nam nào cũng coi đó là chữ Hiếu. Chữ Hiếu cũng là đạo Hiếu.

Ca dao của ta cũng có dành phần tình cảm trân trọng, sâu sắc với cha đấy chứ, chỉ ít hơn mẹ về số câu mà thôi. Chẳng hạn mấy câu quen thuộc sau đây đều nói chung về song thân:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Ông cha còn có một vị trí hết sức quan trọng được khẳng định trong câu cách ngôn: “Con có cha như nhà có nóc”.

(…)

Ca dao, thơ, nhạc về mẹ có hàng trăm bài hay và cảm động , không thể kể hết. Chẳng những các tác giả của ca dao, thơ, nhạc mà người con nào cũng “nói” về mẹ nhiều hơn cha dù chữ Hiếu đối với cha mẹ vẫn sâu nặng ngang nhau. Điều này nghiệm ra cũng có lý do để chúng ta thường nói nhiều về mẹ. Trước hết, ngoài lẽ thiêng liêng của tình mẫu tử còn vì một liên quan máu thịt thực sự giữa mẹ và con. Mọi người con, khi còn là một thai nhi đều nối liền với thân thể mẹ bằng một cuống nhau. Sự liên quan này là một thực thể tuyệt đối. Thai nhi mỗi ngày mỗi lớn bằng cách “ăn bớt” những phần dinh dưỡng tốt nhất của cơ thể mẹ. Không ít bà mẹ nghèo vì chịu sự san sẻ này cho đứa con còn trong bụng mà cơ thể bị suy kiệt.

Hơn chín tháng trời, mẹ còn phải chịu đựng sự quậy, đạp rất vô tư hàng phút, hàng giờ của thai nhi. Mẹ đã yêu thương và cam chịu đau đớn ngay khi chúng ta còn chưa chào đời.

Qua thời gian mang nặng đẻ đau, mẹ phải trực tiếp chăm sóc, nuôi nấng con, nhịn ăn, nhịn mặc, chịu khó, chịu khổ, lo lắng từng giấc ngủ, cơn đau của con…

Cứ thế, mẹ cùng cha dưỡng dục con cho đến lúc trưởng thành, học hành đỗ đạt rồi như con chim đã đủ lông vững cánh để bay xa. Sự chia ly ấy là vết đau trong lòng cha mẹ nhưng hai người đều mong và chấp nhận như thế để con được thành nhân, thành danh.

Nói nhiều về mẹ bởi những lý do trên, nhưng đạo Hiếu là dành cho cả cha lẫn mẹ. Mùa Vu Lan báo hiếu nếu chỉ dành cho mẹ là thiếu mất một nửa.

Tuy nhiên, dù có lòng hiếu thảo đến đâu, đa số người con vẫn không thể làm tròn chữ Hiếu với hai đấng sinh thành, vì:

- Thời ta còn nhỏ dại thì cha mẹ chịu vô vàn cơ cực để nuôi dạy ta.

- Khi ta trưởng thành, đã làm ra của cải vật chất thì cha mẹ đã già rồi, không còn hưởng được những “hiếu phẩm” của con cái cung phụng nữa!

- Vì cuộc sống, nhiều người con phải xa nhà nên chuyện “sớm thăm tối viếng” cũng rất hạn chế…

Dân gian ta từ xưa đã có câu “nước mắt chảy xuống” hàm ý rằng cha mẹ dành hết tình thương cho con chứ con không thể nào đền đáp công ơn cha mẹ đúng theo tâm nguyện, mặc dù không có bậc cha mẹ nào đòi hỏi điều ấy.

Muốn “nước mắt chảy lên” thật là khó!

Mọi người sớm hay muộn cũng đều có cha mẹ già, lần lượt tất cả chúng ta cũng thành những kẻ mồ côi. Vòng nhân sinh cứ thế mà tiếp nối để rồi ai ai cũng có lúc:

Ngó lên nhang tắt, đèn mờ
Muốn nuôi cha mẹ bây giờ còn đâu 

14 tháng 12 2017

Tôi là đứa con trai duy nhất của bố mẹ tôi. Mẹ tôi chiều tôi lắm. Hễ tôi xin mua gì, mẹ cũng mua cho. Nhưng trái ngược với mẹ, bố tôi rất nghiêm khắc. Bố không cho tôi đi chơi với mấy đứa bạn nghịch ngợm. Mỗi lần đi học về là bố thường kiểm tra lại bài tập, vở ghi của tôi. Cũng chính vì thế mà tôi chỉ quý mẹ, có gì chỉ tâm sự với mẹ.

  Hôm ấy, tôi đang chơi bi ở sân trường thì thằng Tuấn, thằng Hùng gọi:
 
- Hoàng ơi, có ăn bàng chín không?
- Nghe đến bàng chín, tôi đã thèm lắm rồi. Tôi hỏi:
- ở đâu?
- Cứ theo rồi khắc biết.
 
Hai đứa dẫn tôi đến gốc cây bàng cuối sân. Dạo này có lệnh cấm trèo nên cây bàng chi chít những quả chín vàng mọng. Ba đứa tôi thoăn thoắt trèo lên. Những tia nắng vàng chiếu xuống làm quả bàng thêm vàng, ngon hơn. Ba đứa tôi thi nhau chuyền hết cành này đến cành kia chọn quả chín ăn. Kìa! Một chùm bàng dăm bảy quả trông rất ngon mắt ở cành nhỏ phía xa xa. Tôi vội vàng leo ra. Bỗng “rắc! rắc!” cành bàng nơi chân tôi đứng bị gãy. Tôi hốt hoảng định bám vào cành khác nhưng không kịp nữa rồi. Tôi đã bị lơ lửng trên không và rơi bịch xuống đất, bất tỉnh.
 
Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm trong bệnh viện. Tôi cảm thấy đầu mình tê tê làm sao ấy mà lại rất nặng khó chịu vô cùng. Tôi từ từ mở mắt ra. Mẹ đang ngôi ở đầu giường Mẹ nhìn tôi, ánh mắt đầy lo âu. Tôi cảm thấy ân hận quá. Thấy tôi tỉnh dậy, mẹ mừng quá reo lên.
 
- Kìa con! Con đã tỉnh dậy rồi ư? Con có đau lắm không?
- Con chỉ thấy khó chịu thôi mẹ ạ. Thế bố đâu hả mẹ?- Tỏi hỏi.
- Bố con... Bố con - Me ngập ngừng, một thoáng bối rối.
- Bố con đâu hả mẹ? Trời ơi, tôi cảm thấy người mình nóng ran lên.
- Đầu con ê ẩm lắm, con không chịu được nữa đâu.
 
Vừa dứt lời tôi lấy tay sờ lên đầu và bứt cả băng ra. Tôi bỗng cảm thấy choáng váng và mê man không biết gì nữa.
 
Lần thứ hai tỉnh dậy tôi thấy mình nằm ở căn phòng cũ. Trên đầu tôi được thay một tắm băng mới, vẫn khuôn mặt thân thương, ánh mắt dịu hiền, mẹ ngồi nhìn tôi. Thấy tôi đã tỉnh, mẹ dịu dàng:
 
- Bây giờ con phải bình tĩnh và cẩn thận hơn trước đó.
- Vâng ạ! - Tôi đáp lời mẹ.
 
Tuy thế trong thâm tâm tôi vẫn tự hỏi: Tại sao trong lúc mình ốm đau như thế này bố lại không đến nhỉ? Hay là bố ghét mình? Hay là bố bận việc gì? Không hẳn là thế? Vậy tại sao? Câu hỏi đó cứ dằn vặt tôi trong suốt thời gian tôi nằm bệnh viện.
 
Hôm xuất viện về nhà, tôi thấy bố đang nằm trên giường thiêm thiếp ngủ. Khuôn mặt bố hốc hác, tóc lốm đốm bạc, đôi mắt hõm sâu. Nước da bố xanh xao khác hẳn mọi khi. Tôi ngạc nhiên vô cùng. Tôi vừa ngồi vào ghế thì Hùng, Tuấn xách chiếc làn đỏ bước vào.
 
- Cháu chào các bác! Kìa Hoàng! Bạn đã thấy đỡ chưa? Tuấn nhanh nhẹn hỏi.
- Chào các cháu. Các cháu vào chơi với Hoàng. Bác trai mệt vừa thiếp đi. Mẹ tôi nói.
- Cảm ơn các cậu, tớ đỡ rồi - Tôi lên tiếng.
- Hoàng ạ, hôm nay hai đứa mình đến để xin lỗi cậu bởi vì tại chúng mình rủ cậu trèo bàng cho nên mới xảy ra tai nạn đáng tiếc này. Xin hai bác thứ lỗi cho chúng cháu. Vì chúng cháu mà Hoàng đã bị ngã và mất bao nhiêu là máu, bác trai đã phải tiếp máu cho Hoàng nên đã bị ốm!
 
- Có thật vậy không mẹ? - Tôi thảng thốt hỏi mẹ.
 
Mẹ khẽ gật đầu. Từ trên ghế tôi chạy vội lại ôm chầm lấy bố. Hai hàng nước mắt tôi từ từ rơi. Ôi! Chính bố đã tiếp máu cho mình, thế mà mình lại nghi ngờ bố.
 
- Bố! Bố tha thứ cho con. Chỉ vì con mà bố bị suy kiệt!
 
Bố tôi tỉnh dậy:
 
- Không sao đâu con ạ!
- Bố!
 
Tôi và bố ôm chặt lấy nhau. Một tình cảm yêu thương trào lên trong tôi. Căn nhà nhỏ bé tràn đầy hạnh phúc. Mẹ nhìn bố con tôi khẽ mỉm cười.

19 tháng 11 2021

Thể thơ: Lục bát

Bài ca dao thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái và con cái phải có hiếu với cha mẹ.

19 tháng 11 2021

- Bài ca dao được miêu tả qua những hình ảnh thiên nhiên, cần thiết đối với cuộc sống.

- “Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.

- “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.

=> Tình cha nghĩa mẹ to lớn không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kỳ vĩ. Từ đó, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ.- Bài ca dao được miêu tả qua những hình ảnh thiên nhiên, cần thiết đối với cuộc sống.

- “Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.

- “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.

=> Tình cha nghĩa mẹ to lớn không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kỳ vĩ. Từ đó, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ.- Bài ca dao được miêu tả qua những hình ảnh thiên nhiên, cần thiết đối với cuộc sống.

- “Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.

- “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.

=> Tình cha nghĩa mẹ to lớn không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kỳ vĩ. Từ đó, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ.- Bài ca dao được miêu tả qua những hình ảnh thiên nhiên, cần thiết đối với cuộc sống.

- “Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.

- “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.

=> Tình cha nghĩa mẹ to lớn không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kỳ vĩ. Từ đó, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ.- Bài ca dao được miêu tả qua những hình ảnh thiên nhiên, cần thiết đối với cuộc sống.

- “Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.

- “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.

=> Tình cha nghĩa mẹ to lớn không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kỳ vĩ. Từ đó, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ.- Bài ca dao được miêu tả qua những hình ảnh thiên nhiên, cần thiết đối với cuộc sống.

- “Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.

- “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.

=> Tình cha nghĩa mẹ to lớn không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kỳ vĩ. Từ đó, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ.- Bài ca dao được miêu tả qua những hình ảnh thiên nhiên, cần thiết đối với cuộc sống.

- “Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.

- “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.

=> Tình cha nghĩa mẹ to lớn không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kỳ vĩ. Từ đó, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ.- Bài ca dao được miêu tả qua những hình ảnh thiên nhiên, cần thiết đối với cuộc sống.

- “Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.

- “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.

=> Tình cha nghĩa mẹ to lớn không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kỳ vĩ. Từ đó, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ.

tham khảo:

 

Ca dao là thể loại trữ tình dân gian, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Ca dao dân ca Việt Nam là một kho tàng lớn, nó đa dạng và phong phú vô cùng. Những câu hát về tình cảm gia đình là một trong số loại ca dao dân ca gần gũi nhất với mọi người. Đó cũng mang một ý nghĩa ca cả, đầy tình thương chan chứa của con người. 

Ca dao dân ca phản ánh những tình cảm tốt đẹp giữa con người và cả quê hương, đất nước. Nhưng ài ca dao về tình cảm gia đình thể hiện nhiều nhất, bộc lộ nhiều cảm xúc yêu thương nhất, nó mạng một ý nghĩa vô cùng to lớn và cao cả. Trong bài thơ, nhân vật chính chính là ba mẹ chúng ta, người đã sinh ra và dạy dỗ chúng ta nên người. Trong bài, người ta đã so sánh hết lần này, đến lần khác sự côn ơn sinh thành của cha mẹ, đó cũng là một trong số biểu hiện biết ơn đối với họ.

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"  

Tuy bài ca dao chỉ có 4 dòng, và nó thật ngắn ngủi, nhưng lại mang một ý nghĩa cực kì to lớn, đó mang đựng cả một lòng biết ơn sâu sắc, một lòng thờ kính của tất cả mọi người với cha mẹ của mình. Và bài ca dao này còn có một ý nghĩa khác, đó là lời dạy dỗ từ cha mẹ đến con cái, khuyên các con phải lấy chữ hiếu làm đầu.   

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"

Hai câu đầu đã sử dụng phép so sánh ngang bằng. So sánh giữa cha và núi Thái Sơn, núi Thái Sơn là núi cao to, rộng lớn, người ta so sánh cha và núi Thái Sơn nhằm nói lên công ơn của người cha một cách to lớn, rộng vô bờ bến. Ngoài câu so sánh với núi Thái Sơn, người ta còn so sánh cha với núi ngất trời, điều này cũng tương tự đó là nói đến công lao của cha một cách to lớn. So sánh giữa mẹ và nước trong nguồn, điều này có lớn lao hơn nữa, nước trong nguồn thì không bao giờ mà đếm hết được, vì thế người ta so sánh mẹ với nước trong nguồn là nhằm nói lên tình nghĩa lớn lao của người mẹ đối với con cái mà không thể đếm hết được.

"Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"  

Ở đây, người ta nói đến một lòng có nghĩa là chúng ta chỉ được sử dụng một lòng, và lòng này là lòng biết ơn thật, không có lòng thứ hai, điều này nói lên sự trân thành từ người con đối với cha mẹ. "Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con", đây là lời nhắn từ cha mẹ dành cho con cái, nhằm nói lên những lời dạy dỗ, phải đặt chữ hiếu lên làm đầu, đó là những mong muốn con trưởng thành, sống tốt của cha mẹ.  

Qua bài ca dao trên, ta cũng đã nhận ra được những công lao to lớn của cha mẹ, và điều đáng quý nhất là họ đã sinh ra và dạy dỗ chúng ta nên người. Hiếu thảo là thước do phẩm giá của con người, kẻ bất hiếu là kẻ đáng bị nguyền rủa, lên án. Ta đã rút ra được một bài học chính đáng. Còn nữa, công cha nghĩa mẹ không chỉ thể hiện trong văn học mà còn được nhắc đến rất nhiều ở ngoài đời, trong âm nhạc, phim ảnh, hội họa…. Từ đó, chúng ta có thể dần cảm thấy quen thuộc, gần gủi, vậy không cớ nào chúng ta lại không thực hiện chúng. Đậy cũng sẽ là bài học đáng quý cho những ai không có sự hiếu thảo, không yêu quý cha mẹ mình, tình yêu thương của cha mẹ không bao giờ đếm hết, vậy chúng ta hãy yêu thương họ như họ đã yêu thương chúng ta đi, điều đó sẽ là ta cảm thấy thoải mái hơn, yên bình hơn. Mỗi lần đọc bài ca dao là một lần tự nhủ về đạo làm con phải sao cho tròn chữ hiếu.