K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2016

con đường như một dải lụa đào mềm mượt.

Con đường dài mà đẹp làm sao trông như một dải lụa mềm mượt.

19 tháng 7 2018

Những sự vật được mang so sánh: trẻ em - búp trên cành; rừng đước - cao ngất như hai dãy trường thành.

- Giữa các sự vật trong 2 vế có nét tương đồng nên có thể so sánh như vậy

- So sánh sự vật, sự việc với nhau để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm co sự diễn đạt

 

17 tháng 1 2018

a) Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.

(Tế Hanh)

b)      Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

          Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

(Tố Hữu)

c) Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

(Minh Huệ)

Hướng dẫn giải:

  • Các phép so sánh trong những khổ thơ trên là:

Vế A

(cái được so sánh)

Phương tiện so sánh

Từ chỉ so sánh

Vế B

(cái dùng để so sánh – cái so sánh)

Ngang bằng

Không ngang bằng

Tâm hồn tôi

một buổi trưa hè.

Con đi trăm núi ngàn khe

chưa bằng

muôn nỗi tái tê lòng bầm.

Con đi đánh gặc mười năm

chưa bằng

khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Anh đội viên mơ màng

như

nằm trong giấc mộng.

Bóng Bác cao lồng lộng

ấm hơn

ngọn lửa hồng.

  • Tác dụng gợi hình và gợi cảm của một phép so sánh trong câu thơ mà em thích:

Tham khảo:

"Một lòng thương yêu thật đằm thắm, dịu dàng, tế nhị. Không phải là lòng thương chung, chung chung, mà lòng thương toả ấm tới "Từng người, từng người một" cụ thể. Trước tình thương ấy, anh đội viên đắm chìm trong một cảm giác hạnh phúc:

 "Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng." - (Minh Huệ)

Từ thực tế đến mơ màng rồi đến giấc mộng, và hình ảnh Bác trong tâm hồn ấy đúng là sưởi ấm hơn ngọn lửa hồng, bởi nó sưởi ấm tự bên trong."

k cho mik nhoa

*So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.Có hai kiểu so sánh:So sánh ngang bằngSo sánh không ngang bằng*Nhân hóa: là gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, ... trở...
Đọc tiếp

*So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có hai kiểu so sánh:

So sánh ngang bằng

So sánh không ngang bằng

*Nhân hóa: là gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, ... trở lên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Có hai kiểu nhân hóa:

Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

*Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có bốn kiểu ẩn dụ: hình thức - cách thức - phẩm chất – chuyển đổi cảm giác

*Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có bốn kiểu hoán dụ: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng – Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng – Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

Câu hỏi: Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa

a, So sánh và ẩn dụ

b, Nhân hóa và ẩn dụ

c, Ẩn dụ và hoán dụ

4
18 tháng 3 2019

c,

Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

Khác nhau:

  • Hoán dụ: Các sự vật hiện tượng có quan hệ gần gũi với nhau.
  • Ẩn dụ: các sự vật, hiện tượng phải có những nét tương đồng với nhau.

Ví dụ:

Hoán dụ:  "Áo chàm đưa buổi phân ly"

=> Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).

Ẩn dụ:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."

(Viễn Phương)

=> Tác giả Viễn Phương sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).

a) -Giống nhau: đều dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau. 

-Khác nhau:

   + So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.

   + Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.

24 tháng 1 2020

Con thú nhồi bông đó như một con mèo.

Hok tot~

24 tháng 1 2020

TL :

Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.

28 tháng 9 2021

tham khảo

+ "Mực" : so sánh ngầm với  những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.

+ "Đèn" : so sánh ngầm với những điều tốt đẹp, tích cực.

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

+ "Mực" : so sánh ngầm với  những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.

+ "Đèn" : so sánh ngầm với những điều tốt đẹp, tích cực.

16 tháng 4 2017

- Cảnh con thuyền vượt sông:

    + Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt

    + Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng

- Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật:

    + Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe

    + Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ

- Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dương Hương Thư:

    + Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”

    + Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.

    + Đối lập hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà

=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách

17 tháng 2 2021

  hrszrjz

D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 11 2023

a) Cái khuyết tròn đầy ẩn dụ cho em bé

b) Ăn quả ẩn dụ cho những người được hưởng may mắn hạnh phúc.

Kẻ trồng cây ẩn dụ cho những người đã nỗ lực cố gắng xây đắp hạnh phúc

c) Mực ẩn dụ cho những người, đối tượng có phẩm chất xấu/ Đèn ẩn dụ cho những người có phẩm chất tốt, đạo đức tốt.

 Đen ẩn dụ cho sự thụt lùi, không phát triển/ Rạng ẩn dụ cho việc sẽ tỏa sáng, phát triển tốt

(Mọi người giúp mình với, mk sắp kiểm tra 1 tiết rồi)1/ Đặt câu có trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ, xác định 3 thành phần trên.2/So sánh là gì ? Các kiểu so sánh và nêu từ so sánh của các kiểu trên.3/Viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn có sử dụng phép so sánh và phép nhân hóa.4/Tìm các ẩn dụ, nêu lên các nét tương đồng giữa sự vật được so sánh ngầm với nhau :a/Ăn quả nhớ kẻ...
Đọc tiếp

(Mọi người giúp mình với, mk sắp kiểm tra 1 tiết rồi)

1/ Đặt câu có trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ, xác định 3 thành phần trên.

2/So sánh là gì ? Các kiểu so sánh và nêu từ so sánh của các kiểu trên.

3/Viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn có sử dụng phép so sánh và phép nhân hóa.

4/Tìm các ẩn dụ, nêu lên các nét tương đồng giữa sự vật được so sánh ngầm với nhau :

a/Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

b/Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

c/Thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng chờ thuyền

d/Ngày mặt trời đi qua trên lăng thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

5/Tìm các kiểu so sánh, cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào?Nêu tác dụng của phép so sánh trong khổ thơ sau:

     Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

     Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

6
2 tháng 4 2019

1/Vào hôm qua , người chính thức được đề cử làm trưởng thôn là ông Hai .
( Vào hôm qua là trạng ngữ , người chính thức được đề cử làm trưởng thôn là vị ngữ , ông Hai là chủ ngữ )

2/So sánh là sự đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt có hai kiểu so sánh đó là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

3/Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời (so sánh), vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn(nhân hóa) đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê (so sánh). Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Mấy chị gió(nhân hóa) lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lâng lâng làm sao!

4/a, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: sự biết ơn, tưởng nhớ tới những người tạo ra giá trị cho ta hưởng thụ, tiếp nhận.

- Qủa: thành quả, giá trị được tạo ra

- Kẻ trồng cây: người tạo ra giá trị

b, Gần mực thì đen, gần đèn thì dạng: khuyên nhủ con người nên tìm môi trường sáng, tốt để sống

- Mực: ẩn dụ cho những môi trường, những người xấu → dễ khiến chúng ta lây nhiễm thói xấu

- Đèn: ẩn dụ cho nơi tốt đẹp, người tốt đẹp sẽ giúp ta học được thói quen tốt, đức tính tốt.

c, Thuyền: ẩn dụ cho ra đi- người con trai

Bến: ẩn dụ cho người ở lại- người con gái

→ Tấm lòng chung thủy, đợi chờ của người con gái dành cho con trai

d, Mặt trời: dùng để chỉ Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc Việt Nam, người mang lại nguồn sống cho mọi người.

1, Mùa bão , chúng em được nghỉ học.

Mùa bão: trạng ngữ

chúng em : chủ ngữ

được nghỉ học :vị ngữ

2,-So sánh :là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình , gợ cảm cho sự diễn đạt .

-Các kiểu so sánh: so sánh ngang bằng :ví dụ : cô ấy giống bạn

                               so sánh không ngang bằng : bạn đẹp hơn cô ấy

3 , Mùa xuân đến , các loài chim cùng cất lên tiếng hát ngọt ngào và trong trẻo như tiếng suối reo , các loài hoa , loài thú khoác lên mình những bộ áo tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng , phải nói là thiên nhiên đẹp muôn màu muôn vẻ , mỗi loài dều có những nét đẹp riêng.