K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2020

hong đc đâu bài văn tả thần tượng mừ

22 tháng 4 2020

văn mẫu tả người mà ko phải "Jin BTS" đc ko bn? limdim

Hãy tả lại hình ảnh ng thân ( ông bà cha mẹ anh chị...) lúc em bj ốm hoặc mắc lỗi

14 tháng 8 2019

Quê hương đất nước - chao ôi, những tiếng đó xiết bao thân thương trìu mến đối với mỗi con người. Bởi lẽ quê hương đất nước là nơi ta cất tiếng khóc chào đời đầu tiên, nơi chôn nhau cắt rốn của ta, nơi ta lớn lên và trưởng thành, nơi cũng sẽ âu yếm đón nhận ta khi ta giã từ cuộc sống để trở lại lòng Đất Mẹ.

Hơn nữa, quê hương đất nước lại là nơi tổ tiên ta đã khai phá và lập nghiệp, nơi có mẹ ta, cha ta, có những gì thân thiết nhất với ta.

Đối với người da đỏ cũng vậy. Đã hàng ngàn năm nay, tổ tiên họ sinh cơ lập nghiệp bên những dòng sông hiền hoà, trong những cánh rừng giàu có và tươi đẹp, hay trên những đồng cỏ ngát hương hoa. Họ sống hoà đồng với thiên nhiên, vui vầy cùng thiên nhiên. Thế rồi người da trắng xuất hiện. Bọn thực dân da trắng đã săn đuổi những người da đỏ, chiếm đất đai của họ, xua đuối họ vào tận rừng sâu. Đất Mẹ thiêng liêng trở thành nơi cho bọn da trắng vắt kiệt màu mỡ đề kiếm lờí, bầu không khí trong lành bị vấy bẩn bởi khói của các nhà máy, nhừng dòng sông trong xanh hiền hoà bị vẩn đục bởi chất độc thải đổ ra từ các nhà máy, những cánh rừng thơ mộng bị chật phá, muông thú hiền lành dễ thương bị tàn sát không tiếc tay. Họ đau xót vô cùng nhưng không làm gì được bởi họ đã bị tước đoạt cái quyền quyết định về số phận của mảnh đất thân yêu. Nay, chỉ còn một phần nhỏ trong bao la đất đai của tổ tiên cũng đang có nguy cơ bị mất nốt bởi ý định ngông cuồng của bọn thực dân da trắng: mua đất của người da đỏ.

Người da đỏ phải lên tiếng. Bức thư trả lời ý muốn mua đất của tổng thống Mĩ Phreng- Klin pi- ơ-xơ của thu lĩnh da đỏ Xi-át-tơn là tiếng nói hùng hồn và đanh chép về tình yêu quê hương đất nước thiết tha sâu nặng của người da đỏ. Mỗi dòng thư đều thấm đẫm những tình cảm thân thương trìu mến dành cho quê hương đất nước.

Quê hương đất nước đối với người da đỏ thật thiêng liêng. Mỗi tấc đất của tổ tiên và vạn vật trên mảnh đất ấy đều hằn sâu trong kí ức họ:

Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối củng mang trong đó kí ức của người da đỏ.

Người da đỏ hiếu rất rõ vì sao đất đai của tổ tiên lại thiêng liêng đến thế, bởi nó chính là cuộc sống của họ, là một phần trong máu thịt của họ:

Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là những người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ẩm của chú ngựa con và của con người; tất cả đều cùng chung một gia đình.

Hơn nữa, mảnh đất này còn là xương máu của tổ tiên, làm sao họ có quyền lãng quên?

Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi.

Có lẽ bao nhiêu tình cảm yêu thương trìu mến nhất người da đỏ đều dành cho mảnh đất thiêng liêng của cha ông họ. Nếu không thì sao thủ lĩnh Xi-át-tơn lại khẳng định: Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Sự khẳng định ấy thể hiện sự gắn bó máu thịt với quê hương đất nước.

Yêu quê hương đất nước, người da đỏ gắn bó và yêu mến cả những vật bình dị, tầm thường nhất: từ những giọt sương, những bông hoa ngát hương, một con suối, dòng sông, đến tiếng lá cây lay động, tiếng vỗ cánh của côn trùng, những âm thanh êm ái của cơn gió thoảng qua, rồi cả bầu không khí trong lành xung quanh họ. Tình yêu đất nước gắn liền với tình yêu thiên nhiên.

Càng yêu mến quê hương đất nước bao nhiêu, người da đỏ càng xót xa bấy nhiêu khi thấy quê hương đất nước bị giày xéo, tàn phá. Nhìn cảnh mỗi tấc đất của tổ tiên bị giàng giật, huỷ hoại, lòng họ đau như cắt. Nỗi đau ấy biến thành lòng căm hận quân cướp nước. Dường như bao nhiêu căm hận đều trào ra ngòi bút kết án bọn thực dân da trắng của thủ lĩnh Xi-át-tơn:

Mảnh đất này đâu phải là những người anh em của họ (họ = những người da trắng), mảnh dắt này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới... Họ cư xử với mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được, rồi bán dần di như những con cừu và những hạt kim cương sáng ngời. Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc.

Và đây nữa, cách đối xử tàn bạo của người da trắng đối với muông thú - những người bạn thân thiết mà người da đỏ yêu mến:

Tôi đã chứng kiến cá ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi ui bị người da trắng bán mỗi khi có đoàn tàu chạy qua.

Thủ lĩnh Xi-át-tơn thực sự phẫn nộ trước tội ác của bọn thực dân da trắng, ông chất vấn chúng:

Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng...

Và ông cảnh cáo chúng:

Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thứ? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì sẽ xảy ra đối với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc.

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ kết thúc bằng lời khẳng định: Ngài phải dạy con cháu rằng đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi... Ngài phải bảo chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên... Đất là Mẹ. Những lời nói đó như sự khẳng định tình yêu vĩnh cửu mà họ dành cho quê hương đất nước.

30 tháng 4 2017

Khu phố em nằm bên cạnh trung tâm dịch vụ thương mại nên lúc nào cũng nhộn nhịp và đông vui,

Từ tờ mờ sáng, sau một giấc ngủ dài, phố xá như bừng tỉnh dậy Các dãy nhà cao tầng hai bên đường đứng sừng sững như thách đô với đất trời Những cánh cửa sắt khổng lồ như một lá chắn từ từ được xếp lại đẻ lộ ra bén trong là những gian hàng mua bán. Nơi đây bày bán bàn ghế, chỗ kia là gian hàng may mặc, chỗ nọ là cửa hàng bách hóa… Gần như nhà nào cũng trở thảnh cửa tiệm buôn bán. Thỉnh thoảng mới xen vào là một gian nhà để ở.

Ông mặt trời bắt đầu hé, những tia nắng dịu dàng chiếu xuống khu phố chợ, Những tia nắng tuy với màu sắc yếu ớt nhưng cũng xóa dần được bóng đêm. Và đường phố xuất hiện bóng người. Những hàng cây trồng ven đường như cố phô sắc nên vươn những cành lá xanh um còn đọng sương đêm. Một làn gió nhẹ thổi qua, chúng khẽ lay động vẫy tay chào một ngày mới. Từ trong các hẻm nhỏ, vài chiếc xe ba gác ì ạch chở hàng ra chợ. Xe nào xe nấy đều được chất cao hàng hóa… Trên lề đường khách bộ hành thong thả bước chân chầm chậm như đang hít thở không khí trong lành của buổi ban mai. Rẽ sang tay trái là một dãy nhà trệt, cổ xưa có lối kiến trúc giống nhau. Đây là khu dân cư nên sinh hoạt có vẻ muộn màng hơn. Nhà nào cũng có cửa rào, có trồng hoa trước sân hoặc trồng những cây che bóng mát như cây mận, cây trứng cá… để vào mùa hè làm giảm bớt sức nóng gáy gắt của ông mặt trời. So với các dãy phố khác, nơi đây yên tĩnh hơn.

Trên các ngõ đường chỗ nào cũng có người qua kẻ lại tấp nập. Các cửa hàng tuy là buổi sáng mà đèn vẫn sáng choang, người mua ra vào lũ lượt. Người bán hàng ăn mặc tề chỉnh, lúc đi đến nơi này, lúc chạy sang chỗ khác để mời mọc hoặc lấy hàng cho khách. Tuy bận rộn, lăng xăng như vậy, thế nhưng họ vẫn vui vẻ tiếp đón nồng hậu với khách hàng. Trước một cửa hiệu buôn bán, trẻ em đang chơi trò chơi điện tử. Từ trong gương mặt, đôi mắt ánh lên một niềm say sưa khôn tả. Tay cầm bộ phận điều khiển máy còn đôi mắt dán chặt vào màn hình, nhanh nhẹn và thành thạo, các em bấm nút liền tay. Chốc chốc tiếng reo hò vang lên thích chi.

Ngoài đường xe cộ qua lại như mắc cửi. Đủ các loại: xe ô tô, xe đạp, xe máy nổ… chen chúc nhau lao nhanh trên mặt đường. Tiếng xe cộ, tiếng nói cười, tiếng đồ vật chạm vào nhau… tao nên một âm thanh thật là hỗn độn. Hòa lẫn vào âm thanh ấy là những thông báo của Ủy ban được phát ra từ một chiếc loa gắn trên cao của một trụ đèn đặt ở ngã ba đường.

Nắng đã lên cao, nhịp độ sinh hoạt trong khu phố cũng tăng lên.

Đây là một khu phố đông vui và nhộn nhịp nhất, mọi việc diễn tiến thật đều dặn như hết ngày rồi đến đêm. Chính vì vậy mà mỗi khi đi đâu xa em vẫn hình dung rất rõ từng dãy nhà, từng con đường thân quen ấy. Có phải chăng nơi đây đã trở thành một dấu ấn khó quên ở trong em?

27 tháng 1 2019

Tết đến bạn ngóng đợi điều gì? Những màn pháo hoa rực rỡ đêm Giao thừa, một bữa tất niên cuối năm gia đình quây quần bên nhau, hay những phong bao lì xì đỏ tươi từ bố mẹ, người thân? Tết vốn thật tuyệt vời phải không? Riêng tôi, Tết sẽ thật thiếu nếu quên mà chẳng nhắc tới sắc thắm tươi của những cây đào ngày Tết. Hình ảnh cây hoa đào ngày Tết chẳng biết tự bao giờ đã để lại trong tôi những ấn tượng khó quên.

Cứ mỗi lần tết đến, xuân về là trên khắp miền quê đều rực rỡ các loại hoa, từ hoa mai, hoa đào, hoa ly, hoa cúc…Nhưng hoa đào luôn là loài hoa được mọi người yêu thích nhất bởi nó chính là biểu tượng của mùa xuân ở miền Bắc nước ta. Màu sắc hồng tươi rực rỡ của hoa đào làm cho không khí mùa xuân càng thêm ấm áp, sinh động hơn bao giờ hết.

14 tháng 8 2017

phiieen cợ là phiên chợ ạ, mk viết nhầm :(

14 tháng 8 2017

Tờ mờ sáng, vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm. Xa xa, lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm

Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá. Trên phía mép đường, những hàng thịt với bao nhiêu nào thịt heo, thịt bò, thịt gà,… đã được dọn từ rất sớm để mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…

Trời sáng dần, hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngõ chợ như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá, hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ. Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt, từ các xóm dưới nào rau, nào củ, nào quả… các thứ hàng nằm trong mẹt, thúng được các bà buôn chuyển đi vào chợ. Cả khu chợ rộn lên, bắt đầu cuộc đấu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán, có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc, cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo, cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi, để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhảm của mấy bà buôn. Lũ trẻ nhỏ đi học sớm, được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh, cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và bàn tán vài câu rồi bỏ đi…

Qua giữa buổi, chợ bắt đầu thong thả, người đi chợ sớm tản sang các ngả rời khỏi chợ, những hàng cá, hàng thịt, hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang. Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trễ mà phải chịu tay lấy mấy bó rau, con cá hàng ế cho vừa buổi chợ. Các bà hàng nước gom mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…

Trưa, mặt trời lên qua đỉnh đầu, nắng gắt, nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh, hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi. Chợ đã tan.



12 tháng 8 2017

Bước 1: Xác định yêu cầu của đề và tìm ý. Phải căn cứ vào các từ ngữ và cấu trúc của đề bài để xác định nội dung, tư tưởng, tình cảm mà văn bản sẽ viết cần phải hướng tới. Từ đó đặt câu hỏi để tìm ý (nội dung văn bản sẽ nói về điều gì? Qua đó cần bộc lộ thái độ, tình cảm gì?)
Bước 2 : Xây dựng bố cục (dàn bài).
Bố cục của văn biểu cảm cũng bao gồm ba phần: Mở bài – Thân bài – kết bài. Tuy nhiên việc sắp xếp ý để tạo thành một bố cục hoàn chỉnh phụ thuộc vào mạch cảm xúc của người viết, không hề máy móc áp đặt một kiểu nào.
Nhưng dù sao thì phần mở bài và kết bài thường là những câu văn nêu cảm nhận chung hoặc nâng lên thành tư tưởng, tình cảm khái quát.
Các ý lớn nhỏ trong phần thân bài phải được sắp xếp hợp với diễn biến tâm lý của con người trước từng sự việc, đối tượng.
Mở bài: Có thể giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian. Cảm xúc ban đầu của mình.
Thân bài: Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc.
Kết bài: kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng.
Bước 3: Hoàn thành văn bản. Đây là bước quan trọng. Trên cơ sở là dàn bài đã xây dựng, người viết triển khai thành bài văn hoàn chỉnh.
Cần lưu ý là trong quá trình diễn đạt phải biết kết hợp với các phương thức biểu đạt khác (miêu tả, tự sự, biểu cảm); đồng thời phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá…).
Câu văn có sự biến hoá linh hoạt (có câu trần thuật, câu cảm, câu nghi vấn, câu cầu khiến; câu dài, câu ngắn; có câu tỉnh lược, câu câu tồn tại…). Lời văn phải có cảm xúc với vốn từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
Bước 4: Kiểm tra lại bài : Ngoài việc kiểm tra cách diễn đạt, sửa lỗi cần phải kiểm tra lại xem văn bản đã toát lên tư tưởng, tình cảm chính chưa, hoặc đã tạo được sự xúc động cho người đọc chưa.

13 tháng 8 2017

Phần Mở bài có nhiệm vụ giới thiệu sự viêc, nhân vật và tình huống ...để miêu tả và biểu cảm .

- Cảm nghĩ chung của em .

Phần Thân bài có nhiệm vụ giơi thiệu chung về nv và ý tưởng của bài văn . Câu chuyện theo một trình tự nào đó, nội dung của phần này hướng tới trả lời những câu hỏi như:

- Chuyện(kỉ niệm..) xảy ra ở đâu?

- Vào thời điểm nào?

- Chuyện xảy ra với ai?

- Chuyện xảy ra như thế nào? …

- Miêu tả được sử dụng kết hợp khi kể về người, vật, khung cảnh,…

- Biểu cảm được sử dụng để bày tỏ tình cảm, thái độ của người kể đối với đối tượng được kể hoặc của nhân vật đối với nhân vật...

=> Qua việc đó nv có suy nghĩ gì (miêu tả và biểu cảm tâm trạng ...)

Phần Kết bài có nhiệm vụ nêu suy nghĩ, tâm trạng của người kể hoặc nhân vật.

- Có thể liên hệ bản thân .

20 tháng 2 2019

a) cây tre giúp người   nghe hiểu về cây tre

b) măng,bẹ măng, 

c) cho dù cây hay người đêu có mẹ là người sinh ra

20 tháng 2 2019

bạn trả lời rõ cho mk đc ko ạ

11 tháng 2 2019

Mỗi năm Tết đến xuân về, như một thông lệ, mẹ và tôi lại cùng nhau đi sắm tết ở phiên chợ đầu xuân. Chợ tết trong tôi luôn là một bức tranh thật sinh động và tươi đẹp.

Sáng hôm nay, tôi cùng mẹ dạy khá sớm, mặt trời còn đang lấp ló sau những rặng tre đầu làng đang rì rào những khúc tình ca, mặt trời tỏa ra sắc cam dịu dàng. Vậy mà giờ đường làng đã khá đông, đoán rằng chợ tết cũng khá tấp nập những người đi sắm sửa cho ngày Tết. Trên đường đi em ngó nghiêng khắp nơi, từng tốp người trở những gánh hoa đủ màu sắc ra chợ để bán, có những người lại tíu tít nói cười không ngớt hàn huyên lại những gì đã qua của năm cũ. Ngoài cổng chợ, bà cụ năm nào cũng ngồi ngoài đây bán những chiếc lá rong xanh mướt được sắp xếp gọn gàng rất bắt mắt. Cụ cười hiền từ khi thấy tôi đi qua, mẹ dừng chân mua vài lá rong xanh để gói bánh trưng. Tiếp tục đi mẹ và tôi định mua thêm vài thứ gia vị để gói những chiếc bánh trưng đi tặng họ hàng và những người thân quen. Lướt qua vài hàng bán thịt và gạo mẹ tôi đã mua đủ, tôi và mẹ đi đến những gánh hoa của vài cô gái phụ giúp mẹ đi bán hàng ngày tết. Nào là hoa hồng, hoa cúc, hoa lan,.. mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng làm đắm say lòng người. Hoa lan làm tôi mê mẩn bởi sự dịu dàng vốn có, hoa cúc gợi cảm giác tràn đầy sức sống và tươi vui, hoa hồng e thẹn như người thiếu nữ nhẹ nhàng đang e ấp chờ người tình của mình đến thăm. Ngày tết dĩ nhiên không thể thiếu cành đào, cây quất xanh tươi. Mỗi loài cây ấy luôn gắn liền với một câu chuyện thần kì mà người dân tin tưởng và đem những cây đó về để tìm kiếm sự may mắn cho năm mới. Kế tiếp đến nơi bán đồ trái cây, những nải chuối xanh được bày biện giống như một bàn tay khum khum đỡ lấy những tinh hoa của trời đất. Những quả bưởi to tròn nằm trên những chiếc rổ rất bắt mắt, bên cạnh đó là rổ đựng những quả phật thủ, thường dùng để bày biện lên mâm ngũ quả để cúng gia tiên. Và còn rất nhiều những loại quả khác phong phú và đa dạng cho sự lựa chọn của mọi người. Đâu đâu trong chợ cũng tràn ngập sắc màu tươi mới của ngày xuân. Không gian như được nàng tiên ban phát sự ấm áp phủ khắp nơi khiến ai ai trên môi cũng nở nụ cười tươi rói. Tôi và mẹ cuối cùng cũng mua xong mọi thứ để chuẩn bị đón xuân bên gia đình của chúng tôi. Chợ tết vẫn đẹp như vậy, giản dị mộc mạc và vui tươi.

Chợ tết, nơi chan chứa niềm vui của mọi nhà, nơi tích tụ toàn bộ sức sống của thiên nhiên và con người. Một năm mới bình an và hạnh phúc luôn đến bên chúng ta, hãy đón nhận những hạnh phúc ấy thật chân thành nhé.

11 tháng 2 2019

mk tự nghĩ thì khá ngắn đó !

Ngày tết đã đến rồi ! Các em mặc áo dài thướt tha đi chơi phố , giữa những đám đông chen chúc ngoài đường , là những các em mặt tươi vui , hớn hở để đc lì xì ! Nhà người ta những cây đào , cây mai . Những đĩa bánh kẹo đã đc chuẩn bị  . Nhà em cx ko khác j , cx cây đào , cây mai , những đĩa bánh , đĩa kẹo . Các chú , các bác đến nhà , nói chuện vui vẻ cùng bố mẹ em , còn em thì vui đùa vs những đứa trẻ nhà các chú , bác . Chúng em đc nhận lì xì , mặt ai cx tươi như hoa nở khi đc lì xì .

Hết , bài này nó dở dở kiểu j ấy