K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cho đoạn trích sau: “Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân sĩ ra làm năm đạo, hôm đó là ngày 30 tháng chạp. Rồi nhà vua bảo kín với các tướng rằng: - Ta với các với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mùng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!” 1. Đoạn trích trên trích từ tác...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích sau: “Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân sĩ ra làm năm đạo, hôm đó là ngày 30 tháng chạp. Rồi nhà vua bảo kín với các tướng rằng: - Ta với các với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mùng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!” 1. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?

2. Đoạn trích kể về sự việc gì? Qua đó em hiểu được gì ở người anh hùng Quang Trung?

3. Câu: “Các ngươi hãy nhớ lấy, đừng cho ta là nói khoác!”, xét về mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? Hành động nói ấy giúp em hiểu thêm điều gì?

4. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách T– P – H nói về tai thao lược như thần của vua Quang Trung. (Trong đoạn có sử dụng một phép nối và một câu bị động)

5. Tài năng thuyết phục quân sĩ có vai trò rất quan trọng đối với các tướng lĩnh, các vị lãnh đạo trong trận chiến. Có một văn bản trong chương trình cũng nói về một vị tướng có tài năng thuyết phục quân sĩ đứng lên đánh giặc cứu nước. Đó là văn bản nào? Của ai?

1
22 tháng 8 2021

Câu 1: Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14) - Ngô Gia Văn Phái.

Câu 2: Kể về sự việc: Quang Trung mở tiệc khao quân, ăn Tết sớm. Hứa đến mồng 7 thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Cho thấy: Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng.

Câu 3: Câu cảm thán. Thực hiện hành động nói: yêu cầu. Giúp em hiểu thêm về tài năng và ý chí quyết thắng của ông.

Câu 4: Tham khảo:

Hình tượng Quang Trung được khắc họa trong "Hoàng Lê nhất thống chí" (hồi thứ 14) nổi bật lên là người  có tài thao lược và tài dụng binh như thần. Điều đó được thể hiện qua cuộc hành quân thần tốc của  nghĩa quân Tây Sơn do vua Quang Trung chỉ huy (câu bị động).  Ngày 25 tháng Chạp xuất quân từ Phú Xuân(Huế), ngày 29 đã tới Nghệ An, vượt khoảng 350 km qua núi, qua đèo. Đến Nghệ An, vừa tuyển quân, tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh, chỉ trong vòng một ngày. Hôm sau, tiến quân ra Tam Điệp (cách khoảng 150km). Và đêm 30 tháng Chạp đã “lập tức lên đường”, tiến quân ra Thăng Long mà tất cả đều là đi bộ. Có sách còn nói ông sử dụng cả biện pháp dùng võng khiêng, cứ hai người khiêng thì một người được nằm nghỉ, luân phiên nhau suốt đêm ngày. Từ Tam Điệp ra Thăng Long (khoảng hơn 150km), vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung định kế hoạch chỉ trong vòng 7 ngày, mồng 7 tháng Giêng sẽ vào ăn Tết ở Thăng Long. Trên thực tế, đã thực hiện kế hoạch sớm hai ngày: trưa mồng 5 đã vào Thăng Long.  Hành quân xa liên tục như vậy, thường quân đội sẽ mệt mỏi, rã rời, nhưng nghĩa binh Tây Sơn “cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề”, “từ quân đến tướng, hết thảy cả năm đạo quân đều vâng mệnh lệnh, một lòng một chí quyết chiến quyết thắng”. Đó là nhờ tài năng quân sự lỗi lạc ở người cầm quân. Hơn một vạn quân mới tuyển đặt ở trung quân, còn quân tinh nhuệ từ đất Thuận Quảng ra thì bao bọc ở bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu. Phẩm chất ấy còn thể hiện qua việc  tổ chức các trận đánh hợp lí, ít hao tổn binh lực. Trận Hà Hồi không cần đánh,  Trận Ngọc Hồi được thành. Hình ảnh người thủ lĩnh ấy đã làm quân sĩ nức lòng, tạo niềm tin quyết chiến quyết thắng. Đồng thời (phép nối) khiến kẻ thù kinh hồn bạt vía, rơi vào cảnh đại bại nhanh chóng. 

Câu 5: Hịch tướng sĩ - Trần Hưng Đạo.

16 tháng 3 2018

Chọn đáp án: A.

17 tháng 11 2021

c

 

Trả lời câu hỏi (trang 91 SGK Ngữ văn 9, tập 1):Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:c) Kể lại nội dung đoạn trích trên, có bạn nêu ra các sự việc sau đây:– Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.– Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.– Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh. – Quân Thanh...
Đọc tiếp

Trả lời câu hỏi (trang 91 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

c) Kể lại nội dung đoạn trích trên, có bạn nêu ra các sự việc sau đây:

– Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.

– Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.

– Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.

– Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.

Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật không? Trận đánh có sinh động không? Tại sao? So sánh các sự việc chính mà bạn đó đã nêu với đoạn trích để có thể rút ra nhận xét: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?

1
3 tháng 3 2018

c, Chỉ kể lại sự việc diễn ra như trong sách đã dẫn thì câu chuyện không sinh động, vì chỉ kể đơn giản sự kiện

So với đoạn trích thì trận đánh được tái hiện sinh động nhờ miêu tả

Trong một trận đánh quan trọng chống lại đội quân hùng mạnh với số lượng đông gấp bội, vị tướng quân cảm nhận được cả sự lo lắng và sợ hãi ẩn chứa trên gướn mặt và ánh mắt của những người lính của mình. Đêm hôm đó họ dừng chân cắm trại tại một ngôi đền trong vùng. Sau bữa ăn ông đề nghị những thuộc hạ và binh lính của mình cùng cầu nguyện trước đền. Sau đó...
Đọc tiếp

Trong một trận đánh quan trọng chống lại đội quân hùng mạnh với số lượng đông gấp bội, vị tướng quân cảm nhận được cả sự lo lắng và sợ hãi ẩn chứa trên gướn mặt và ánh mắt của những người lính của mình. Đêm hôm đó họ dừng chân cắm trại tại một ngôi đền trong vùng. Sau bữa ăn ông đề nghị những thuộc hạ và binh lính của mình cùng cầu nguyện trước đền. Sau đó ông lấy ra một đồng xu và nói: "Ta đã cầu xin thần linh báo ứng trước kết quả của trận đánh quan trọng này. Bây giờ ta sẽ tung đồng tiền này lên, nếu là mặt sấp chúng ta sẽ chiến thắng. Còn nếu là mặt ngửa chúng ta sẽ thua." Vị tướng quân tung đồng tiền lên cao. Mọi người đều căng thẳng chăm chú chờ đồng tiền rơi xuống. Mặt sấp! Tất cả binh lính vô cùng phấn khởi và vững tin đến mức họ bước vào trận chiến đấu bằng tất cả sự dũng mãnh và niềm tin có được. Và họ đã chiến thắng oanh liệt. Trong buổi liên hoan mừng thắng trận, các binh lính reo hò và nói với vị tướng: - Chúng ta đã làm nên một kì tích! Đúng là không ai có thể làm thay đổi số phận được - Đúng vậy! Không ai có thể! Trừ chúng ta. Viên tướng sau đó lặng lẽ lấy ra đồng xu cho mọi người xem. Cả hai mặt đồng tiền đều là sấpCâu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm) Câu 2. Vì sao vị tướng quân có hành động tung đồng tiền xu trước trận đánh?(0.5 điểm) Câu 3. Theo anh/chị, vì sao họ đã chiến thắng oanh liệt? (1.0 điểm) Câu 4. Từ nội dung của văn bản, anh/ chị rút ra bài học gì? (Trình bày trong khoảng 7-10 dòng) (1.0 điểm)

0
Trong một trận đánh quan trọng chống lại đội quân hùng mạnh với số lượng đông gấp bội, vị tướng quân cảm nhận được cả sự lo lắng và sợ hãi ẩn chứa trên gướn mặt và ánh mắt của những người lính của mình. Đêm hôm đó họ dừng chân cắm trại tại một ngôi đền trong vùng. Sau bữa ăn ông đề nghị những thuộc hạ và binh lính của mình cùng cầu nguyện trước đền. Sau đó...
Đọc tiếp

Trong một trận đánh quan trọng chống lại đội quân hùng mạnh với số lượng đông gấp bội, vị tướng quân cảm nhận được cả sự lo lắng và sợ hãi ẩn chứa trên gướn mặt và ánh mắt của những người lính của mình. Đêm hôm đó họ dừng chân cắm trại tại một ngôi đền trong vùng. Sau bữa ăn ông đề nghị những thuộc hạ và binh lính của mình cùng cầu nguyện trước đền. Sau đó ông lấy ra một đồng xu và nói: "Ta đã cầu xin thần linh báo ứng trước kết quả của trận đánh quan trọng này. Bây giờ ta sẽ tung đồng tiền này lên, nếu là mặt sấp chúng ta sẽ chiến thắng. Còn nếu là mặt ngửa chúng ta sẽ thua." Vị tướng quân tung đồng tiền lên cao. Mọi người đều căng thẳng chăm chú chờ đồng tiền rơi xuống. Mặt sấp! Tất cả binh lính vô cùng phấn khởi và vững tin đến mức họ bước vào trận chiến đấu bằng tất cả sự dũng mãnh và niềm tin có được. Và họ đã chiến thắng oanh liệt. Trong buổi liên hoan mừng thắng trận, các binh lính reo hò và nói với vị tướng: - Chúng ta đã làm nên một kì tích! Đúng là không ai có thể làm thay đổi số phận được - Đúng vậy! Không ai có thể! Trừ chúng ta. Viên tướng sau đó lặng lẽ lấy ra đồng xu cho mọi người xem. Cả hai mặt đồng tiền đều là sấp Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm) Câu 2. Vì sao vị tướng quân có hành động tung đồng tiền xu trước trận đánh?(0.5 điểm) Câu 3. Theo anh/chị, vì sao họ đã chiến thắng oanh liệt? (1.0 điểm) Câu 4. Từ nội dung của văn bản, anh/ chị rút ra bài học gì? (Trình bày trong khoảng 7-10 dòng) (1.0 điểm)

1
19 tháng 12 2023

Giúp em với ạ

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: từ câu 11 tới câu 15Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng, năm Kỉ Dậu (1789) vua Quang Trung tới làng Hạ Hồi, huyện Thượng Phúc, lặng lẽ vây kín làng ấy rồi loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ra để hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc ấy mới biết, ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khí giới...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: từ câu 11 tới câu 15

Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng, năm Kỉ Dậu (1789) vua Quang Trung tới làng Hạ Hồi, huyện Thượng Phúc, lặng lẽ vây kín làng ấy rồi loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ra để hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc ấy mới biết, ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khí giới đều bị quân Nam lấy hết.

Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm lại làm thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả hai mươi bức. Đoạn kém hạng lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành chữ “nhất”, vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ sung bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió Bắc quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam nổi loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình.

Vua Quang Trung liền gấp rút sau đội quân khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy đều cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau nhất tề xông tới mà đánh.

Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái Thú Điều Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.

Các sự việc trong đoạn trích trên được kể theo trình tự như thế nào?

1
17 tháng 9 2019

Các sự việc trên được kể theo trình tự tuyến tính, trình tự thời gian (3/1 - 5/1 tết Kỉ Dậu).

31 tháng 12 2017

Chọn đáp án: D.