K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2017

Theo mình thì là thì là thiếu chủ ngữ ở vế sau , không phân biệt rằng ai (thỉnh thoảng dừng lại ngửi ngửi những gốc cây ven đường).

lỗi sai: vế sau thiếu chủ ngữ( thỉnh thoảng ...ven đường)

Sửa: Cậu bé dắt con chó đi dạo , thỉnh thoảng con chó dừng lại......( thêm chủ ngữ)

Câu 1: Đặt 2 câu nghi vấn

Em ăn cơm chưa?

Chị ngủ ngon giấc không?

Câu 2: Đặt 2 câu cầu khiến.

Em cứ đi đi!

Bin đi ngủ đi!

Câu 3:

Câu văn: Chị dắt chó đi dạo, thỉnh thoảng lại ngửi ngửi những gốc cây ven đường.

=> Sửa:

Chị dắt chó đi dạo, chú chó thỉnh thoảng lại ngửi ngửi những gốc cây ven đường.

Câu 4: Viết hội thoại theo yêu cầu đề bài:

A: Bạn đã ngủ chưa, B?

B: Mình chưa ngủ. Bạn đừng nhắn tin cho mình nữa!

A: Sao vậy?

B: Để mình đi ngủ chứ sao.

A: Được rồi. Ngủ ngon.

Chú thích:

- " Bạn đã ngủ chưa, B?" : câu nghi vấn.

- " Mình chưa ngủ." : câu trần thuật.

- "Bạn đừng nhắn tin cho mình nữa!" : câu cầu khiến.

8 tháng 5 2017

Câu 1:

-Em là ai?

-Lấy cho tớ quyển vở được k?

Câu 2;

-Đi chơi đi!

-Đi theo với!

Câu 3:

-Lỗi:Mâu thuẫn giữa chủ ngữ và vị ngữ

-Sửa:Chị dắt con chó đi dạo,thỉnh thoảng chị dừng lại cho nó ngửi những gốc cây ven đường.

Câu 4:

Hai chị em trò chuyện với nhau,người chị hỏi:

-Mai mày có đi học không?

Em đáp:

-Dạ!không ạ!

thế thì thôi vậy,chị tính mai đưa mày đi mua quà sinh nhật cho mẹ với chị nhưng mày lại đi học.

12 tháng 4 2017

Thêm CN " nó "

13 tháng 4 2017

choc choc dung lai ngui cho nay mot ti cho kia mot ti chi dat no di dao ven duong

chữa lỗi lô gic 

A, trong văn học nói chung và trong hội họa nói riêng sự sáng tạo là điều cần thiết để tạo nên thành công 

=> nghệ thuật

B,tất cả loại xà phòng đều làm khô da bạn riêng LUX làm da của bạn trắng trẻo , mịn màng 

=> hầu hết

2 tháng 5 2021

còn câu c mà 

24 tháng 9 2017

Đáp án

Câu văn sau đây mắc lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng?

Nước Đại Việt ta, Hịch tướng sĩ, Nguyễn Trãi là những áng văn chính luận xuất sắc của dân tộc.

→ Lỗi không lô – gic: trong các thành phần của chủ ngữ không ngang hàng nhau: Nước Đại Việt ta, Hịch tướng sĩ, Nguyễn Trãi (0.5đ)

→ Sửa: Nước Đại Việt ta, Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô là những áng văn chính luận xuất sắc của dân tộc. (0.5đ)

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.a) - Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? - Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?(Nam Cao, Lão Hạc)b) Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra...
Đọc tiếp

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

a) - Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? 

- Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

(Nam Cao, Lão Hạc)

b) Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người, không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?

(Sọ Dừa)

c) Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

(Ngô Văn Phú, Luỹ làng)

d) Vua sai lính điệu em bé vào, phán hỏi:

- Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?

(Em bé thông minh)

- Trong những đoạn văn trên, câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

1
26 tháng 4 2018

a, + Sao cụ lo xa quá thế?

   + Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?

   + Ăn mãi hết đi thì đến lúc ấy lấy gì mà lo liệu?

   → Có dấu hỏi chấm kết thúc câu, và sử dụng có từ "thế", "gì". Mục đích câu hỏi của ông giáo dùng để khuyên lão Hạc. Còn lão Hạc dùng câu hỏi thể hiện sự buồn bã, lo lắng về tương lai.

  b, Cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy chăn dắt làm sao?

   → Dấu hiệu: các từ để nghi vấn "làm sao", có dấu chấm hỏi cuối câu. Mục đích thể hiện sự chê bai, không tin tưởng của nhân vật phú ông.

  c, Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

   → Dấu hiệu: từ nghi vấn "ai", dấu hỏi kết thúc câu. Mục đích câu nghi vấn trên dùng để khẳng định tình mẫu tử của măng tre (thảo mộc)

  d, Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?

   → Dấu hiệu: từ để hỏi " gì", "sao" và dấu hỏi chấm kết thúc câu. Mục đích dùng để hỏi.

  - Trong các câu trên, câu ở đoạn (a), (b), (c), (d) có thể được thay thế bằng các câu khác không phải câu nghi vấn, nhưng có chức năng tương đương.

13 tháng 5 2021

từ nhà sai logic

sửa lại đoạn thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sâu sắc về ngôn từ

22 tháng 6 2018

Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau miễn là có đủ một số ý theo quy định. Sau đây là một cách làm cụ thể:

• Mở bài: Đặt vấn đề: Sự vô tâm của thế hệ gấu bông đã làm giật mình các bậc cha mẹ. Hai hiện tượng mà báo Tuổi trẻ Chủ nhật đã nêu là khá phổ biến. Đó cũng là thể hiện của sự suy tàn về chữ hiếu và vi phạm nghiêm trọng đạo đức con người Á Đông. Hai hiện tượng trên như một lời cảnh tỉnh đối với bổn phận làm con của chúng ta.

• Thân bài:

+ Biểu hiện: Giải thích nội dung của hai hiện tượng trên nói lên sự vô tâm của thế hệ trẻ đối với những người thân yêu nhất, có công nuôi dưỡng và bảo bọc chúng ta từ khi mới sinh ra - đó là cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo,... Hình ảnh một em bé thờ ơ khi mẹ đi nhặt đồ và hồn nhiên nói: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!” cũng như hình ảnh một cậu học sinh rất rành về sở thích của ca sĩ cậu yêu thích mà chẳng biết gì về sở thích, nghề nghiệp, tâm trạng và niềm đau của bố mẹ mình. Điều đó đã tạo nên sự phản cảm mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc.

+ Nguyên nhân:

- Giới trẻ thường chỉ quan tâm tới cuộc sống và sở thích của mình, đó là một trong những biểu hiện của thói ích kỷ.

- Bậc cha mẹ thiếu sâu sát, thiếu quan tâm đúng mực đến hành vi, sở thích và nhân cách của con.

- Nhà trường và xã hội thiếu phương pháp giáo dục đúng mực, thiếu những hoạt động để rèn luyện nhân cách của học sinh và gắn kết con cái với cha mẹ.

- Nhà trường và gia đình còn thờ ơ với việc giáo dục cẩn trọng về đạo đức làm người và những đức tính như: hiếu thảo, lòng biết ơn, lòng nhân ái, tính vị tha, khả năng chia sẻ với những người thân yêu, ...

+ Hậu quả:

 - Nếu không khắc phục được những hiện tượng này, xã hội càng ngày càng trở nên băng hoại về đạo đức và sự vô cảm càng ngày càng trở nên phổ biến.

 - Những hiện tượng trên là nhát dao cứa vào lương tâm của những người Việt Nam có đạo đức, là nỗi đau dai dẳng cho thế hệ cha anh.

 - Những hiện tượng trên là sự xói mòn về đạo đức, là sự chạy theo những nét đẹp phù phiếm và hư ảo, bỏ quên những nét đẹp chân thật và những tình cảm thiêng liêng.

+ Cách khắc phục:

- Chủ quan: bản thân mỗi con người phải ý thức về trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội, rèn luyện lòng nhân ái, lòng vị tha từ những việc nhỏ nhặt nhất.

- Khách quan: gia đình, nhà trường và xã hội nên chú trọng hơn về việc giáo dục nhân cách cho học sinh, dạy học sinh biết quan tâm tới những người thân yêu, gần gũi với mình, dạy học sinh biết cảm nhận vẻ đẹp cùa lòng vị tha, sự chia sẻ, đồng cảm và lối sống có trách nhiệm.

- Lên án mạnh mẽ lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, ích kỷ.

• Kết bài: Hai hiện tượng trên đã đánh thức lương tâm của những người đã từng mắc vào những lỗi lầm tương tự. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với thế hệ trẻ nói riêng và đối với tất cả những người Việt Nam.

7 tháng 10 2018

em chỉ trả lời câu b dc thui 

đoạn văn trình bày nội dung theo cách miêu tả.