K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2019

1. Không tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ

Vì đặc điểm là chúng có thể lây lan nên khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với những người mang bệnh như ngủ chung giường sẽ khiến cho chúng ta có nguy cơ bị lây nhiễm. Cũng vì điều này mà ghẻ được xếp vào nhóm bệnh lây lan qua đường tình dục.

2. Tránh tiếp xúc gián tiếp với người bị bệnh ghẻ

Không chỉ có khả năng lây lan trực tiếp mà khi chúng ta sử dụng chung những vật dụng hàng ngày với người bị bệnh, nó cũng sẽ gián tiếp gây bệnh cho chúng ta. Những thói quen hàng ngày tưởng như vô hại như dùng chung lược, khăn tắm, quần áo, nhà tắm… sẽ là cơ hội để ghẻ ký sinh lên cơ thể người đang khỏe mạnh và gây bệnh. Vì vậy, cách tốt nhất để giúp bản thân tránh khỏi nguy cơ này là sử dụng riêng các vật dụng hàng ngày.

3. Giữ vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ

Tắm rửa thường xuyên làm giảm nguy cơ bị ghẻ

Tắm rửa thường xuyên làm giảm nguy cơ bị ghẻ

Cơ thể của chúng ta, nhất là vào những ngày nắng nóng sẽ tiết ra nhiều mồ hôi. Cơ thể ẩm ướt, cộng thêm những khói bụi ngoài môi trường dính vào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và vi nấm tấn công. Vì thế bạn cần tắm rửa hàng ngày thật sạch sẽ, giặt quần áo thật sạch sẽ để tránh tình trạng bị nhiễm bệnh. Ngoài ra bạn cũng cần phải vệ sinh tay chân của mình thường xuyên, nhất là khi hoạt động ở những vùng lầy, bẩn.

4. Vệ sinh không gian sống thường xuyên

Môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn là những điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng ghẻ tồn tại và phát triển. Do đó bạn cần thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa, giặt sạch chăn chiếu, phơi nắng cho hong khô, tránh để nước bị tù đọng lâu ngày. Những nguồn nước bẩn, bị ô nhiễm bạn cũng nên tránh xa.

5. Cần chú ý trong ăn uống hàng ngày

Để có một cơ thể khỏa mạnh, có hệ miễn dịch tốt chống lại bệnh tật thì bạn cần lưu ý hơn trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Nên sử dụng các loại thực phẩm sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn. Cần ăn chín uống sôi và dùng nguồn nước sạch để nấu nướng và sinh hoạt. Bạn cũng nên bổ sung thêm các loại thức ăn giàu vitamin C và A, uống nhiều nước… những cách này sẽ giúp cho bạn có một cơ thể khỏe mạnh có thể ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh khác nhau.

6. Vận động mọi người thực hiện các biện pháp phòng tránh

Ghẻ là căn bệnh có thể lây lan thành dịch, do đó việc tuyên truyền vận động mọi người cùng áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh là điều cần thiết. Điều này sẽ khiến cho bệnh không thể lây lan mạnh mẽ từ đó cũng có thể góp phần bảo vệ bản thân mình.

Trên đây là những biện pháp phòng tránh bệnh ghẻ mà chúng tôi gợi ý cho các bạn. Nếu như bạn có thể thực hiện được những biện pháp này thì nỗi lo bệnh ghẻ sẽ không còn là vấn đề nữa rồi. Chúc các bạn luôn khỏe!

27 tháng 12 2019

Để diệt hết cái ghẻ và trứng, đề phòng tái nhiễm hoặc lây lan bệnhTránh dùng chung quần áo và các vật dụng cá nhân. Phải để thuốc tiếp xúc với da đủ thời gian. Đa số các thuốc được yêu cầu để tiếp xúc 24 giờ đối với người lớn, 12 giờ đối với trẻ em và phụ nữ mang thai; sau đó, tắm rửa sạch sẽ lại bằng xà phòng.

Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều là sinh vật dị dưỡng, tấn công cùng một loại tê bào là hồng cầu.
Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác nhau như sau:
- Trùng kiết lị lớn, một lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu, rồi sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).
- Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu đế ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác đế' lặp lại quá trình như trên. Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu.

23 tháng 10 2019


-Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu đế ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác đế' lặp lại quá trình như trên. Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu.

 
Để chủ động phòng bệnh sốt rét chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp như sau:
- Ngủ màn có tẩm hóa chất diệt muỗi, mặc quần áo dài khi phải làm việc vào ban đêm, bôi thuốc chống muỗi đốt lên những nơi da hở.
 
- Phun hóa chất diệt muỗi lên tường, vách nhà ở. Dùng hương xua muỗi, vợt điện,… để diệt muỗi.
 
- Vệ sinh ngăn nắp, triệt để các nơi muỗi trú đậu trong nhà, phát quang bụi rậm quanh nhà ở, lấp các vũng nước đọng, khơi thông cống rãnh, di rời chuồng gia súc ra xa nhà.
 
- Đối tượng có nguy cơ cao là những người sinh sống, làm việc, học tập hay ra vào vùng có dịch sốt rét lưu hành cần được uống thuốc phòng chống bệnh sốt rét theo hướng dẫn và quy định của Bộ Y tế, thuốc được cấp tại miễn phí tại các trạm y tế xã, thị trấn và phòng khám đa khoa khu vực. Đối với những người vừa ở khu vực có dịch sốt rét lưu hành về địa phương, đặc biệt là các nước châu Phi cần đến các cơ sở y tế để khai báo, tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết. Trong trường hợp trong máu có ký sinh trùng sốt rét sẽ được cấp thuốc điều trị miễn phí theo quy định.
 
- Cách tốt nhất vẫn là tránh đừng để muỗi đốt và khi có nghi ngờ bị bệnh sốt rét thì nên đến cơ sở y tế địa phương để được khám, tư vấn, xét nghiệm, điều trị kịp thời không để bị sốt rét ác tính lâu ảnh hưởng đến tính mạng và tăng chi phí chữa bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và kinh tế của gia đình.

3 tháng 11 2019

Câu 1 :

Đặc điểm

Trùng kiết lị

Trùng sốt rết

Cấu tạo

- Có chân giả ngắn

- Không có không bào

- Kích thước lớn hơn hồng cầu

- Không có bộ phận di chuyển

- Không có các không bào

- Kích thước nhỏ hơn hồng cầu

Dinh dưỡng

- Nuốt hồng cầu

- Trao đổi chất qua màng tế bào

- Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu

- Thực hiện trao đổi chất qua màng tế bào

Phát triển

- Trong môi trường " kết bào xác " vào ruột người " chui ra khỏi bàoxác " bám vào thành ruột gây nên các vết loét

- Trong tuyến nước bọt của muỗi Anophen "máu người " chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá hủy hồng cầu

Sinh sản

- Phân ra nhiều cơ thể mới

- Phân ra nhiều cơ thể mới

bạn dragon ơi bạn mới tl 1 câu nên chưa thể k bạn đc 

23 tháng 10 2019

đây không phải ngữ văn 7

23 tháng 10 2019

cach phong:

Để phòng bệnh, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo, người dân và cộng đồng cần:

Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi; không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ; không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng; bảo đảm vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh; hạn chế ra vào vùng đang có dịch.

Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm: thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã; không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn chưa được chế biến và nấu chín, các thức ăn còn sống như gỏi cá, tiết canh, ...; chọn mua thức ăn từ nguồn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng; các thức ăn đã nấu chín hoặc thức ăn còn dư, để từ bữa trước sang bữa sau phải được bảo quản tốt; nếu chỉ sử dụng ngay sau một thời gian ngắn thì đậy lồng bàn, để nơi mát, thoáng gió; nếu muốn để lâu (vài tiếng trở lên) thì phải cho vào tủ lạnh, lưu ý tủ lạnh phải để ở mức độ đủ lạnh cần thiết; rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn để đảm bảo không làm nhiễm mầm bệnh từ tay bẩn vào thức ăn; hạn chế tập trung ăn uống đông người như ma chay, đám giỗ, cưới xin, liên hoan... trong vùng đang có dịch.

Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch: nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của các gia đình phải được bảo vệ sạch sẽ, có nắp đậy, không để nguồn nước bẩn từ bên ngoài như ao, hồ, sông, suối... chảy vào; ở những nơi không có nước máy mà đang có dịch tiêu chảy thì tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng cloramin B; cấm đổ phân, chất thải, nước giặt rửa và đồ dùng của người bệnh xuống giếng, ao, hồ, sông, suối...

Xử trí khi có người bị tiêu chảy cấp: phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời, không được để bệnh nhân ở nhà hoặc mua thuốc tự điều trị vì có thể nguy hiểm đến tính mạng và làm lây lan bệnh dịch sang cho gia đình và cộng đồng.

  - Nơi sống và cấu tạo:

+ Sống kí sinh ở thành ruột người.

+ Cơ thể có chân giả ngắn hơn so với trùng giày.

+ Không có không bào.

- Dinh dưỡng:

  Nuốt hồng cầu hoặc thẩm thấu qua

;

20 tháng 10 2019

nhanh mn ơi 

20 tháng 10 2019

câu 1 : do muỗi anophen truyền trùng sốt rét vào máu người và vì ở đây có nhiều khu vực thuận lợi cho quá trình sống của muỗi anophen vùng lầy ,bụi rậm

câu 2 giúp bảo vệ và bắt mồi bằng cách phóng sợi gai có chất độc ra

câu 3

2 tháng 12 2017

Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại là : 

+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại:

- Vệ sinh đồng ruộng

- Làm đất

- Gieo trồng đúng thời vụ

- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí

- Luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích

- Sử dụng giống chống sâu, bệnh hại

+ Biện pháp thủ công: 

- Bắt sâu hại

- Bẫy đèn

+ Biện pháp hóa học: 

- Sử dụng các loại thuốc hóa học để trừ sâu bệnh

+ Biện pháp sinh học:

- Sử dụng một số loại sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa,các chế phẩm sinh học,... để diệt sâu hại

+ Biện pháp kiểm dịch thực vật:

-  Sử dụng hệ thống các biện pháp kiểm tra, xử lý những sản phẩm nông, lâm nghiệp khi xuất, nhập khẩu hoặc vận chuyển từ vùng này sang vùng khác nhằm ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh hại nguy hiểm.

2 tháng 12 2017

Vệ sinh đồng ruộng; làm đất; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên một đơn vị diện tích; sử dụng giống chống sâu, bệnh

Tk mk nha, thankyou bạn nhìu !