K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2018

bạn đang tìm người à

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

đọc kĩ quy định trước khi hỏi
 

9 tháng 10 2017

hỏi có làm sao đâu có chết người đâu mà sợ

22 tháng 10 2016

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.

Rạng đông được tác giả miêu tả trong một câu rất súc tích và giàu sức gợi cảm. Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi- Cảnh rất thực mà đẹp thần tiên, trong trẻo, tinh khiết. Nguyễn Tuân đã khéo léo, tinh tế tạo ra cái “phông”, cái nền cho vầng dương hiện trên mặt biển: Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh mà tác giả đã dùng ở đây thật là đặc sắc, vừa rất thực mà cũng rất mơ, rất kì ảo. “Thực” là vì qua làn hơi nước của mặt biển, mắt thường có thể nhìn rõ hình dáng “tròn trĩnh” của vầng thái dương. Mặt trời lúc ấy dịu êm, chưa chói loá, chưa làm nhức mắt, khiến cho người ta có thể ngắm nhìn và có cảm giác vầng mặt trời hiền hoà phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh “rất mơ” rất kì ảo vì nó là kết quả của óc quan sát, nhận xét tinh tế và kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của tác giả. Không dừng ở đó, óc quan sát sắc sảo, tâm hồn tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của Nguyễn Tuân đã biện những lời văn miêu tả của ông thành một bức tranh sơn mài tráng lệ. Sự am hiểu của tác giả về hội hoạ tăng thêm hiệu lực cho ngòi bút miêu tả, đoạn văn giàu chất tạo hình và màu sắc khiến nó sáng rực lên, đẹp một vẻ đẹp kì ảo mà lại rất thực. Người đọc chưa hết sững sờ trước hình ảnh so sánh mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, thì lại sững sờ trước một vẻ đẹp kì ảo khác: Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bâng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Ba tính từ đặt liên tiếp cạnh nhau (hồng hào, thăm thẳm, đường bệ) có tác dụng tả màu sắc, trạng thái, hình dáng mặt trời làm cho nó nổi bật lên trên cái mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Màu hồng và màu ánh bạc là hai màu sắc có sức gợi cảm của tranh sơn mài, cũng là hai màu sắc chủ đạo của bức tranh này.



Vẻ đẹp của mặt trời mọc trên biển Cô Tô quả là tặng vật vô giá của thiên nhiên ban cho người lao động suốt đời gắn bó với biển cả. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Câu văn đẹp, một vẻ đẹp cổ điển, mẫu mực. Hình ảnh so sánh vầng mặt trời và bầu trời trên biển Cô Tô như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh... là một hình ảnh hết sức trang trọng, uy nghi, lộng lẫy và giàu chất nhân bản vì nó hướng tới “Con người”, vì “Con người”, kính trọng người lao động. Ta như có cảm giác thiên nhiên vĩ đại đang tự đẹp lên vì “Con người”, đang cung kính dâng lễ phẩm trong buổi lễ mừng thọ tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Và cùng lúc, chúng ta đón nhận mâm lễ phẩm của Nguyễn Tuân, một mâm lễ phẩm sang trọng, ông dâng cho muôn thuở văn chương: những trang viết tài hoa, huy hoàng của ông! Đến đây, người đọc cảm phục Nguyễn Tuân vì tài văn chương mà cũng vô cùng kính trọng cái “tâm” rất đẹp của ông. Cái “Tâm” rất đẹp của Nguyễn Tuân luôn hướng về người dân lao động của đất nước mình.

 

22 tháng 10 2016

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Chúc bạn học tốt!

30 tháng 8 2018

câu ca dao dung để khuyên

chủ đề giữ chí kiên định

2 câu thơ lục bát liên kết với nhau về vần en

2 về cầu đã diễn đạt trọn vẹn 1 ý

đây là 1 văn bản

có phải là văn bản: có chủ đề, có liên kết,bố cục rõ ràng, mach lac

còn lại tự làm nhé ~ hc tốt ~

14 tháng 4 2018

1, Giờ ra chơi tuy rất ngắn nhưng là thời gian mà chúng em thích nhất.

2Từ các cửa lớp, các bạn học sinh chạy ùa ra như đàn chim vỡ tổ.

3, Nhung co phuong, bang, thi cu dung dua trong lan gio mat.



14 tháng 4 2018

Co ban nao giup mik ko

3 tháng 3 2020

Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

25 tháng 11 2017

Nhà em có nhiều đồ đạc lắm! Riêng phương tiện đi lại thôi cũng đã có đủ cả xe máy, ô tô và xe đạp. Hàng ngày chúng vẫn phục vụ gia đình em tận tình chu đáo lắm. Ấy thế mà không ngờ, có một hôm em bắt gặp chúng cãi cọ nhau vô cùng kịch liệt!

Hôm ấy, em giúp bố ra khóa cửa gara nhưng cách xa đến mười mấy mét mà em đã nghe thấy trong nhà xe có tiếng vang:

- Ở cái nhà thật sự chẳng có gì công bằng cả anh xe máy ạ! Xe đạp lên tiếng trước. Tôi tuy gầy gò ốm yếu nhất nhà lại gần như chẳng được ai sửa chữa chăm chút bao giờ. Thế mà ngày nào tôi cũng cõng cậu chủ đi tới năm bảy cây số để đến trường. Những hôm rảnh rỗi thì chẳng sao, hôm nào muộn, cậu chủ lại đạp rung cả lên khiến mặt mũi tay chân tôi quay cuồng hết cả. Đã vậy cứ thỉnh thoảng tôi lại bị thương phải băng bó. Đấy anh xem, bây giờ tôi đang bó chằng chịt khắp người khổ không thể nào chịu được. Thế mà cái ông ô tô kia! Ngày đã được ăn no mặc đẹp lại chẳng phải làm gì!

Nghe xong câu chuyện, xe máy có vẻ đồng tình:

- Ừ! Anh nói phải đấy! Nhưng anh tuy vất vả mà chưa thấm tháp gì so với tôi đâu. Ngày nào tôi cũng phải chở bà chủ và cô chủ đi không biết bao nhiêu việc. Nhưng như thế thì có so gì! Đằng này ngày nào ông bà chủ cũng chở lên người tôi bao nhiêu là thứ, có thứ sạch nhưng có thứ bẩn không tài nào chịu được. Rồi tôi lại phải chở mấy anh giao hàng đi khắp đó đây, bùn đất đầy người, có hôm ngủ mà bẩn không tả được. Tôi cũng như anh nhìn thấy bác ô tô mà thấy mình khổ quá. Mai anh em mình phải đòi ông bà chủ bắt bác ô tô làm thay việc đi thôi!

Từ nãy giờ im tiếng, bây giờ bác ô tô mới trầm ngâm ra vẻ người lớn lắm:

- Các cậu đúng là vất vả thật! Nhưng các cậu biết không? Con người sinh ra chúng ta là có nguyên do cả. Mỗi người phục vụ cuộc sống ở một lĩnh vực khác nhau. Các anh đâu có biết những ngày tôi đi đêm về hôm tới mấy ngàn cây số. Tôi lại phải đem thân ra che mưa che nắng để ông chủ yên tâm làm việc. Có lúc tôi phải chở hàng nhiều gấp mười lần các bạn mà tôi đâu có kêu ca. Tuy có đôi lúc tôi sung sướng nhưng các anh cũng nên biết, chúng ta sinh ra đâu phải để kêu ca. Niềm hạnh phúc của chúng ta là làm cho con người được vui lòng.

Xe máy và xe đạp nghe ô tô nói phải thế là họ đành hòa giải với nhau. Còn em từ hôm vô tình nghe câu chuyện, em đã dành thêm một khoảng thời gian để ngày ngày chăm sóc vỗ về an ủi chúng. Cả nhà em thấy vậy ai cũng hài lòng và vui vẻ vô cùng.

1 tháng 12 2017

trong nhà em , mỗi người có một phương tiện riêng. Em có một chiếc xe đạp màu hồng xinh xinh.Mẹ em có một chiếc xe máy hiệu YAMAHA màu trắng ngà .Bố em thì có một chiếc xe tải to ơi là to.

Một hôm chẳng biết buồn tình thế nào , xe đạp lại báo xe máy : " Giờ hãy thử nhìn lại tôi xem, mới được mua về mấy tháng mà mình mẩy chỗ nào chỗ ấy băng bó khắp cả.Mệt thật ,lũ trẻ trong nhà này đi đâu mà không có tôi cho được, đưa đi ,đưa về ,lúc nào cũng vậy. Tôi mong manh, ốm yếu ,chẳng mấy khi đi được nhanh nên người ta cứ càu nhàu sao không nghĩ cho tôi nhỉ. Bàn đạp quay liên tục chóng hết mặt.Còn anh xe máy , đôi lúc tôi nhìn anh đi nhanh thật nhanh mà tôi cũng thèm muốn, thật là sung sướng gấp vạn lần toi đây."

Xe máy nghe vậy , cãi lại ngay:"Chị cứ nghĩ vậy chứ tôi cũng có sung sướng chi đâu.tôi nhanh thì cũng nhanh hơn chị thật đấy nhưng thử nhìn anh xe tải xem phóng vèo vèo.Xe đạp chỉ một hai gioi thì ba người ngồi là đã chật chội.Tôi thì già trẻ ,lớn bé đều cưorĩ lên cả . Đám thanh niên chơi bời đôi lúc cũng xô xát nhìu lam chu phải chịu thui.thử nghĩ anh xe tải xem. tôi với chị người mà không giữ thăng bằng là ngã con anh ta 4 banh chang lo điều gì "

Xe tải nghe nói ,tuýt còi ầm ĩ kêu to :"Chúng ta sinh ra đều để phục vụ con người.Các anh chị chỉ đi đường làng ,xóm cho chứ tôi phải đi cả hàng nghìn mét ,hàng chất đầy thùng, nặng như muốn xụp lưng đi thui.Chúng ta phải đoàn kết ,không nên suy bì ,tị nạnh, có thế mới làm cho cuộc sống của người phát triển ,tốt đẹp hơn"

23 tháng 10 2016

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cucín phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.


Chúc bạn học tốt!

5 tháng 2 2017

Woa !dai qua diha

20 tháng 12 2018

lop truong lop to (cuong 6a1)  mo sach de xem trom   trong luc thi

20 tháng 12 2018

Bạn Đức mở máy ipad trong giờ thi

Bạn Hải ăn cắp thước kẻ của bạn Linh

Bạn CƯờng nói dối thầy cô giáo 

10 tháng 11 2017

a) Bốn từ mượn là:

+ Sứ giả

+ Tráng sĩ

+ Trượng

+ Giặc ( từ này chưa chác đã phải nha!)

b) Từ đoạn trích trên, tác giả dân gian muốn ca ngợi hình tượng tráng sĩ đánh giặc cứu nước và truyền thống nhân dân ta sẵn sàng đứng lên đánh giặc cứu nước. ( câu này mình cũng chưa chắc chắn lắm nha)

banhquaMình được 9 điểm bài kiểm tra văn 1 tiết thôi nên nhiều cái mình cũng chưa chắc chắn. Xin lỗi nhé! Lúc nào bạn thi xong cho mình biết điểm của bạn nha! Chúc bạn học tốt!