K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 6 2018

 2 nhé tui chưa ngủ nè

18 tháng 6 2018

đá bóng word cup nha 

9 tháng 10 2018

từ láy là từ:...

1) âm đầu giống nhau (có 1 số từ âm đầu giống nhau nhưng chưa được thành từ láy)

2) cùng phần vần 

3) cùng tiếng

k mk nha

9 tháng 10 2018

thanks nhiều

ko thích thì mik ko nhac bài tự làm ok

15 tháng 1 2018

lớp mấy?

8 tháng 11 2016

Hồ Chí Minh là nhà thơ lớn trong thời đại chúng ta. Thơ chữ Hán là phần tinh tuý nhất trong sự nghiệp thơ ca của Người. Sau “Nhật kí trong tù”, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn để lại chùm thơ chừ Hán viết tại chiến khu Việt Bắc trong 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược: “Nguyên Tiêu”, “Thu dạ”, “Báo tiệp”, “Tặng Bùi Công”… Đó là những bài thơ mang cảm hứng trữ tình, biểu hiện một hồn thơ chiến sĩ tuyệt đẹp. “Nguyệt thôi song vấn: – Thi hành vị? Quân vụ nhưng mang vị tố thi. Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng Chính thị Liên khu báo tiệp thì”. Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ này vào năm 1948, một đêm trăng đẹp giữa núi rừng chiến khu, khi cuộc kháng chiến của quân dân ta đang diễn ra vô cùng ác liệt. Câu thơ mở bài hết sức tự nhiên. Trăng đây cửa sổ hỏi thi nhân: “Thơ xong chưa”? (thi thành vị?) Trăng xuất hiện đột ngột, thân tình. Tiếp theo là câu trả lời của Bác: “Vẫn còn bận việc quân, chưa làm thơ được” (Quân vụ nhưng mang vị tô thị). “Trăng vào cửa sổ đòi thơ, “ ’ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau Sự khất thơ của Bác là hoàn toàn hợp lí. Vì bận việc quân nên chưa có thơ. Trãng hãy vui lòng chờ một dịp khác. Cuộc đối thoại giữa Bác với trăng chứa đựng bao tâm tình của đôi bạn tri âm, tri kỉ. Năm 1948, cuộc kháng chiến chống Pháp bước sang năm thứ ba, quân và dân ta đang gặp bao khó khăn, gian khổ. Việc quân việc nước thu hút tâm trí lãnh tụ suốt đêm ngày. Nhiều bài thơ của Bác đã nói lên điều đó: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự”. (Giữa dòng bàn bạc việc quân) {Nguyên tiêu, 1948) “Quân cơ, quốc kế thương đàm liêu”. (Việc quân, việc nước bàn xong) (Đối nguyệt) Trở lại bài “Báo tiệp”, trăng đã xuất hiện, nhưng đối với thi nhân “đêm nay”, thơ cũng chưa xong được. Trong tù, không có hoa, có rượu, chi có trăng cũng đã thành thơ. Trong hoàn cảnh kháng chiến, phải cần có thể một vài yếu tố nữa. Câu “chuyến” trong bài tứ tuyệt nói về tiếng chuông ngân lên trên lầu núi, làm lay động giấc mộng đêm thu: “Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng". Tiếng chuông làm Bác “chợt tỉnh giấc thu” chính là tiếng chuông báo tin thắng trận. Âm thanh ấy ngân nga mãi trong lòng người đang đem ngày mong đơi tin vui từ các chiến trường bay về. Các thi liệu: “nguyệt” “song”, “sơn lâu”, “chung hưởng”, “thu mộng” hòa quyện với thực tế cuộc sống kháng chiến bộn bề, gian khổ – tạo nên màu sắc vừa cổ điển vừa hiện đại, vừa thực vừa hư ảo, gợi cảm.

bao-tiep

“Tin thắng trận” (Báo tiệp) là một trong những bài thơ tứ tuyệt đặc sắc của Bác Hồ

Tiếng chuông trong đêm khuya làm cho không gian núi rừng chiến khu thêm tĩnh lặng và thiêng liêng. Nó gợi ta nhớ đến một tứ thơ của Trương Kế, đời Đường: “Thuyền ai đậu bến Cô Tô, Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San". (Phong kiều dạ bạc) Tiếng chuông là một thi liệu được nói đến nhiều trong thơ cổ: “Thính vũ” (Nguyễn Trãi) “Nhớ núi Đọi” (Nguyễn Khuyến)… Trong “Nhật ký trong tù”, Bác cùng viết: “Chùa xa chuông giục người nhanh bước, Trẻ dần trâu về tiếng sáo bay” (Hoàng hôn) Mỗi một tiếng chuông là một nổi niềm. Tiếng chuông trong bài thtt “Báo tiệp” báo tin vui thắng trận. Giấc mộng đêm thu trở thành một giấc mộng đẹp. Tỉnh mộng, Bác đón tin vui: “Chính thị Liên khu báo tiệp thì”. (Ấy tin thắng trậnLiên khu báo về) Tiếng chuông vang ngân trên lầu núi là một nét vẽ hàm súc, cổ điển lấy động để tả tĩnh, làm cho cảnh đêm trăng chiến khu trở nên tĩnh lặng, trang nghiêm.

Trong thời kỳ khói lửa, có niềm vui nào lớn hơn niềm vui thắng trận? Nỗi lo việc quân việc nước đã được giải tỏa. Tin thắng trận đã trở thành nguồn cảm hứng vút lên thành thơ. Người bạn trăng đã có thơ rồi. Trăng cùng với tin thắng trận đã đem lại cảm hứng thơ trong tâm hồn thi nhân. Cấu trúc của bài thơ rất đặc biệt. Lúc đầu trăng đến đòi thơ. Vì bận việc quân nên Bác chưa có thơ. Tiếp theo tiếng chuông reo trên lầu núi báo tin thắng trận. Thế là trăng đã thành một bài thơ trăng rất hay ra đời. Trăng với thi nhân chan hòa trong niềm vui sướng: cảnh đẹp thơ mộng, vừa có thơ, vừa có tin vui thắng trận. Bác đã viết nhiều vần thơ nói về tin vui thắng trận. Mỗi vần thơ là một bước đi lên của dân tộc. Mỗi tin thắng trận là một chặng đường lịch sử, đầy máu và hoa. Sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam in dấu son đậm đà trong vần thơ Bác: “Tin vui thắng trận dồn chân ngựa”. (Tặng Bùi Công) “Tin mừng thắng trận nở như hoa”. (Mừng xuân, 1967) “Bỗng nghe vần “thắng” vút lên cao”. (Không đề, 1968) “Tin thắng trận” (Báo tiệp) là một trong những bài thơ tứ tuyệt đặc sắc của Bác Hồ. Tâm hồn lãnh tụ chan hòa với tâm hồn thi sĩ.

Cuộc đối thoại giữa trăng với thi nhân tạo nên vẻ đẹp trữ tình, trong sáng và hồn nhiên đầy chất thơ. Thi liệu chọn lọc, tinh tế trong biểu hiện và biểu cảm. Đọc bài thơ “Tin thắng trận”, ta thêm yêu tâm hồn lãnh tụ: trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời yêu thiên nhiên, yêu vầng trăng đẹp. “Trăng xưa” đén thăm Bác trong cảnh lao tù, cùng chia sẻ với Bác nỗi đau mất tự do. “Trăng nay” đến với Bác nơi núi rừng chiến khu để cùng với Bác vui mừng đón tin thắng trận. “Tin thắng trận” là một bài thơ trăng rất độc đáo của nhà thơ Hồ Chí Minh. Tiếng chuông trong bài thơ như một tin hiệu báo tin một giai đoạn mới của cuộc kháng chiến đã mở ra, quân và dân ta đang xốc tới với sức mạnh vô địch: “Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu, Thề diệt xâm lăng, lũ sói cầy”. (Đăng sơn – Xuân Diệu dịch)

Từ ghép chính phụ :

+ Có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

+ Có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

+ Ví dụ: Từ ghép “cá rô” có từ “cá” là từ chính, từ “rô” là từ phụ, bổ trợ thêm nghĩa cho từ “cá”

- Từ ghép đẳng lập :

+ Có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ ) .

+ Có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó)

+ Ví dụ: “ông bà” là từ ghép đẳng lập vì cả 2 từ không bổ nghĩa cho nhau

HT và $$$.

27 tháng 12 2021

ủa cái này lớp 6 học rồi

6 tháng 11 2017

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.

Các từ trái nghĩa chủ yếu được sử dụng nhằm tạo mối liên hệ tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

6 tháng 11 2017

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau.

trẻ – già

nhỏ - lớn . 

Các từ trái nghĩa chủ yếu được sử dụng nhằm tạo mối liên hệ tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

28 tháng 12 2020

trường mình đề văn là: BC về mùa xuân

 

28 tháng 12 2020

cảm ơn bạn

31 tháng 3 2018

Cậu cứ chờ khoảng một lúc

Nó sẽ tự hiện lên

Sau đó thích chats gì thì chats

29 tháng 3 2018

Không phải là

ngữ văn lớp7

hihihi

2 tháng 11 2016

viet thanh bai van hay sao ban

 

2 tháng 11 2016

lm khoản 1 đoạn văn ngắn thôi

 

5 tháng 5 2020

Câu 1 

Trước hết, vua Quang Trung là người mạnh mẽ, quyết đoán:

    + Nghe tin giặc tới Thăng Long ông vội vã đốc xuất đại binh ra Bắc.

    + Là người sáng suốt, nhạy bén:

Ngay khi mấy chục vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị kéo vào nước ta, thế giặc đang mạnh, tình thế khẩn cấp, ông đã lên ngôi hoàng đế để chính danh ra dẹp giặc.

- Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch, ta.

    + Quang Trung khích lệ tướng lính bằng những những lời nói chân thành, những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập.

- Tầm nhìn chiến lược, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập của vua Quang Trung đã góp phần làm nên chiến thắng thần tốc đại phá quân Thanh.

Câu 2

Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn:

  • Lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào sâu sắc, ý chí kiên cường quyết tâm giành lại được độc lập của nhân dân ta.
  • Sự lãnh đạo đúng đắn, tài giỏi của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyên Trãi.
  • Chiến lược, chiến thuật đánh giặc đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân.
  • Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử:

  • Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
  • Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ.
  • Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.

Câu 3

* Niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789

Thời gian

Sự kiện

Đầu năm 1771

Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai).

Tháng 9-1773

Chiếm được phủ thành Quy Nhơn

Giữa năm 1774

Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.

Năm 1777

Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Tháng 1-1785

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.

Tháng 6-1786

Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong

Ngày 21-7-1786

Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

Giữa năm 1788

Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc.

Tháng 12-1788

Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.

Năm 1789

Quang Trung đại phá quân Thanh.

Học tốt nhé!