K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Các bạn ơi mình viết thế này được không ? Có 3 giới từ hay bị nhầm lẫn nhất là In, At và On. Chúng được sử dụng để nói về thời gian và địa điểm. Chúng ta tập trung vào các trường hợp dễ gây nhầm lẫn nhé.Về thời gian:Chúng ta sử dụng in khi nói về tháng, năm và các quãng thời gian. Ví dụ:In         March1997the twenties (trong những năm 20)the 21st century            the...
Đọc tiếp

Các bạn ơi mình viết thế này được không ?

 

Có 3 giới từ hay bị nhầm lẫn nhất là In, At và On. Chúng được sử dụng để nói về thời gian và địa điểm. Chúng ta tập trung vào các trường hợp dễ gây nhầm lẫn nhé.

Về thời gian:

Chúng ta sử dụng in khi nói về tháng, năm và các quãng thời gian. Ví dụ:

In         March

1997

the twenties (trong những năm 20)

the 21st century

            the morning/afternoon/evening

Chúng ta cũng sử dụng in khi nói đến các quãng thời gian trong tương lai như vừa rồi Linh có dùng: “in 5 minutes” và in a few days, in 2 years, in a couple of months…

At chỉ được sử dụng với một mốc thời gian rõ ràng nào đó:

At        10 p.m.

            half past six

            5 o’clock

            noon/night

            …

On được sử dụng khi đề cập đến những ngày cụ thể trên lịch:

On       March 5th

            Christmas

            …

Lưu ý rằng in the morning/afternoon/evening nhưng at night/noon và cần phân biệt sự khác nhau giữa in time và on time.

Về địa điểm:

Chúng ta sử dụng in với những khoảng không gian như:

In         a park

            a garden

            a room

            space (trong vũ trụ)

với các thành phố và các quốc gia;

và với các dạng của nước như:

In         the sea

            the ocean

            the river

            the pool

            …

hay với các hàng, đường thẳng như:

In         a line

            a row

            a queue

            …

At thì được sử dụng khi đề cập đến các địa điểm:

At        the cinema

            the bus stop

            the end of the street

và các vị trí trên một trang giấy:

At the top/bottom of the page

vị trí trong một nhóm người:

At        the back of the class

            the front of the class

            …

On được sử dụng với các bề mặt:

On       the ceiling/the wall/the floor

the table

            …

và các hướng:

On       the right

            your left

và khi nói “mặt trước/sau” của một tờ giấy: On the front/back of a piece of paper/the bill… 

Lưu ý:

-         Cũng có thể sử dụng at the river/sea… khi muốn đề cập đến river/sea như một địa điểm. Ví dụ như “We met at the river and headed North” (chúng tôi gặp nhau tại bờ sông và tiến về hướng Bắc) hay “Breakfast at the sea” (bữa sáng bên bờ biển)…

-         Có thể sử dụng on đối với những hòn đảo nhỏ.

-         Chúng ta nói “in the corner of the room”(1) nhưng lại nói “at the corner of the street” (2) vì (1) muốn đề cập đến một vị trí tương đối(góc phòng, giữa phòng…) còn (2) muốn đề cập đến một địa điểm.

-         Tương tự chúng ta như trên đối với:

o       in the front/back of a car (vị trí)

o       at the front/back of buildings (địa điểm)

3
13 tháng 1 2018

bạn viết vậy được,nhưng bạn để ý mấy từ tiếng anh nha vd;20 là twenty mà bạn viết twenties

13 tháng 1 2018

Đừng quan tâm bạn nhé !

1 tháng 9 2016

Để mình giải cho

Bài giải

Nhóm phân số âm: Khi  tử và mẫu khác dấu .  VD: \(\frac{-2}{3};\frac{3}{-4}\)

Nhóm phân số dương: Khi tử và mẫu cùng dấu. VD \(\frac{2}{3};\frac{4}{5}\)

1 tháng 9 2016

Bài giải

Đó là khi tử và mẫu là số

Còn khi tử hoặc mẫu chứa chữ thì ta đếm số dấu trừ trên tử và dưới mẫu, nếu:

+ Có chẵn số dấu trừ: Phân số dương

+ Có lẻ số dấu trừ: Phân số âm

Bạn nên làm theo cách này thì nó mang tính chung hơn, khái quát hơn còn cách trên của mik mang tính cụ thể hơn nha !

10 tháng 1 2022

C

10 tháng 1 2022

C

Đi khắp Đông Tây, thật hiếm có ngôn ngữ nào chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như Tiếng Việt. Tuy nhiên, dù Tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ bao nhiêu thì vẫn có không ít người Việt hay bị nhầm lẫn trong cách sử dụng từ.Dám cá rằng, không ít bạn trong chúng ta sử dụng những cặp từ này hàng ngày nhưng vẫn khó tránh khỏi sai sót. Hãy cùng xem đó là cặp từ gì và chia...
Đọc tiếp

Đi khắp Đông Tây, thật hiếm có ngôn ngữ nào chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như Tiếng Việt. 

Tuy nhiên, dù Tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ bao nhiêu thì vẫn có không ít người Việt hay bị nhầm lẫn trong cách sử dụng từ.

Dám cá rằng, không ít bạn trong chúng ta sử dụng những cặp từ này hàng ngày nhưng vẫn khó tránh khỏi sai sót. Hãy cùng xem đó là cặp từ gì và chia sẻ xem bạn có hay dùng nhầm không nhé!

1. Chia sẻ hay chia xẻ

Hẳn nói đến cặp từ này, không ít bạn quả quyết "chia sẻ" mới là từ đúng bởi ít khi nhìn thấy ai dùng từ "chia xẻ" cả. Nhưng bạn có hay, hai từ này đều được sử dụng, mặc dù nghĩa của chúng có hơi khác nhau.

Từ "chia sẻ", "chia" có nghĩa là làm ra thành từng phần, từ một chỉnh thể; "sẻ" là chia bớt ra, lấy ra một phần. Do đó, "chia sẻ" có nghĩa là cùng chia với nhau để cùng hưởng, hoặc cùng chịu đựng. (ví dụ: Chia cơm sẻ áo, chia sẻ nỗi buồn).

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 1.
"Chia xẻ" – "chia" vẫn có nghĩa là làm nhỏ ra thành từng phần từ một chỉnh thể, trong khi đó "xẻ" nghĩa là chia, bổ, cắt cho rời ra theo chiều dọc, không để dính liền nhau nữa, hay có nghĩa là đào cái gì cho thông, thoát (VD: xẻ rãnh thoát nước).

Bởi vậy, có thể nói, hai từ "chia sẻ" và "chia xẻ" này cùng là động từ, có nghĩa gần giống nhau nhưng cách dùng từ khác nhau. Bạn nên chọn từ đúng trong mỗi trường hợp, chứ đừng cãi cố là không có từ "chia xẻ" nhé!

2. Giả thuyết hay giả thiết

Trời, từ này là cực hay nhầm lẫn luôn đó! Có người thì khăng khăng nói rằng, chỉ có "giả thuyết" mới đúng và dùng trong tất cả các trường hợp, người khác thì lại quả quyết - "giả thiết" mới thật chính xác. Và sự thật là... cả hai từ đều dùng được nhưng ở trong các trường hợp khác nhau.

Cụ thể, "giả thuyết" được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 2.
Trong khi đó, "giả thiết" được dùng để chỉ điều cho trước trong một định lý hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán. 

Một định nghĩa khác được đề cập trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê như sau: "giả thiết" - điều coi như là có thật, nêu ra làm căn cứ để phân tích, suy luận, giả định. Bởi vậy, hai từ "giả thiết" và "giả thuyết" đều đúng, chỉ là bạn nên chọn từ thật đúng trong mỗi trường hợp mà thôi.  

3. Độc giả hay đọc giả

Cần chỉ rõ rằng, "độc giả" là từ Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: "độc" mang ý nghĩa "đọc" hay "học" và "giả" mang ý nghĩa "người". Khi hai chữ đó được kết hợp với nhau, từ "độc giả" có nghĩa là "người đọc".

Trong từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê xuất bản năm 2000, trang 336 cũng có định nghĩa từ "độc giả" – đó là người đọc sách báo, trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 3.
Trong khi đó, từ "đọc giả" được một số người sử dụng với nghĩa "người đọc" hay "bạn đọc" – bao gồm "đọc" là một từ thuần Việt và "giả" là một chữ Hán Việt. Khi ghép hai từ này vào, ta sẽ nhận thấy một sự kết hợp không hợp lý.

Bởi vậy có thể khẳng định rằng, "độc giả" mới là từ đúng.

4. Chín mùi hay chín muồi

Theo định nghĩa của Hoàng Phê – trong Từ điển Tiếng Việt 2000 (trang 161) có đề cập "chín muồi" là (quả cây) rất chín, đạt đến độ ngon nhất. Đạt đến độ phát triển đầy đủ nhất, để có thể chuyển giai đoạn hoặc trạng thái. (VD: Điều kiện để chín muồi).

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 4.
Nhưng lại có rất ít từ điển đề cập đến từ "chín mùi". Ngay cả từ điển của Nguyễn Kim Thản (2005) cũng chỉ nêu "chín muồi" là…. chín mùi như một cách nói tắt.

Bởi vậy, có thể khẳng định, từ đúng ở đây phải là "chín muồi".

5. Tựu chung hay tựu trung

Trường hợp đúng ở đây phải là "tựu trung". Tuy nhiên, không ít người dùng "tựu chung" hàng ngày bởi họ cho rằng, nghĩa của "chung" trong "tựu chung" giống trong từ "chung quy".

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 5.
Thật ra, từ "tựu trung" - "tựu" có nghĩa là tới (tề tựu); trung: là ở giữa, trong, bên trong. "Tựu trung" có nghĩa là tóm lại, biểu thị điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến. Ví dụ: Mỗi người nói một kiểu nhưng tựu trung đều tán thành cả.

6. Vô hình chung hay vô hình trung

Không ít người thường dùng từ "vô hình chung" thay cho từ "vô hình trung" bởi nghĩ từ "chung" có nghĩa là chung quy. Tuy nhiên, cách hiểu này không đúng.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 6.
Theo nghĩa Hán Việt, "vô hình trung" có nghĩa là "trong cái vô hình". Còn trong Từ điển Tiếng Việt có định nghĩa: "vô hình trung": tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại là (tạo ra, gây ra việc nói đến). Ví dụ: "Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó".

Trong khi đó, không có từ điển nào đề cập đến định nghĩa của từ "vô hình chung" cả. Vì thế, "vô hình trung" là từ đúng; còn "vô hình chung" là sai.

7. Nhậm chức hay nhận chức

Theo nghĩa Hán Việt, "nhậm" trong từ "nhậm chức" là gánh vác công vụ, nhiệm vụ; "chức" là chức trách, việc quan, bổn phận. "Nhậm chức" là giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức vụ do cấp trên giao cho, hiểu đơn giản, cấp trên bổ nhiệm, cấp dưới nhậm chức.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 7.
Trong khi đó, từ "nhận chức" trong nghĩa Hán Nôm thì "nhận" là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy; nên "nhận chức" là nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó. Theo nghĩa Hán, "nhận" là nhìn, biết, chịu, bằng lòng nên "nhận chức" không có nghĩa.

Do đó, dù theo từ điển Hán Nôm, hay Hán Việt thì từ "nhận chức" đều không có nghĩa diễn tả được trách nhiệm đối với chức vụ. Do đó, từ đúng phải là "nhậm chức".

8. Chẩn đoán hay chuẩn đoán

Bạn cho rằng, chẩn đoán và chuẩn đoán là giống nhau ư? Nhưng sự thật là, trong này chỉ có một từ đúng mà thôi.

"Chẩn đoán" - "chẩn" có nghĩa là xác định, phân biệt dựa theo những triệu chứng, dấu hiệu có sẵn; "đoán" có nghĩa là dựa vào cái có sẵn, đã thấy, đã biết để tìm cách suy ra điều chủ yếu còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra.

Như vậy, "chẩn đoán" có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm (theo Từ điển Tiếng Việt). VD: Chẩn đoán bệnh có đúng thì điều trị mới có hiệu quả.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 8.
Trong khi đó, "chuẩn" trong từ "chuẩn đoán" lại không hề mang nghĩa như vậy. Từ "chuẩn" chỉ có nghĩa là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, hướng theo đó mà làm đúng; hay là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội mà thôi.

Vì vậy, "chẩn đoán" mới là từ đúng.

9. Tham quan hay thăm quan

Nhiều người cho rằng, "tham quan" hay "thăm quan" giống nhau về nghĩa nên có thể sử dụng xen lẫn được. Nhưng sự thật là chỉ có 1 từ đúng thôi – và đó là "tham quan". Thử phân tách nghĩa các từ ra nhé!

Từ "thăm quan" được gắn nghĩa từ "thăm" - đến nơi nào đó bày tỏ sự quan tâm, hỏi han (đi thăm người ốm) hay xem xét để biết tình hình (thăm trường, lớp)… với từ "quan" – quan sát.

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 9.
Trong khi từ "tham quan" (động từ) - theo gốc Hán thì "tham" có nghĩa là thêm vào; "quan" là quan sát, nhìn nhận. Do đó, "tham quan" nghĩa là đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm.

Tuy nhiên, từ này đồng âm khác nghĩa với từ "tham quan" (danh từ) chỉ viên quan có tính tham lam. Bởi vậy, từ "tham quan" mới là từ chính xác.

10. Sát nhập hay sáp nhập

Nếu ai đó hỏi bạn từ "sát nhập" hay "sáp nhập" mới đúng. Bạn sẽ trả lời sao? Sự thật là gốc của 2 từ "sát nhập" và "sáp nhập" này bắt nguồn từ "sáp nhập" – một từ ngoại lai. Trong đó, "Sáp" có nghĩa là cắm vào, cài vào; còn "Nhập" nghĩa là vào, tham gia vào, đưa vào.

Do vậy, "sáp nhập" là nhập chung lại, gộp chung lại làm một. (Ví dụ: Sáp nhập ba xã làm một/ Công ty A sáp nhập vào công ty B). Với từ "sát nhập", từ "sát" là từ biến âm, biến thể dân gian của từ "sáp" mà ra. Từ "sát" trong tiếng Việt có nghĩa phái sinh từ từ "sáp". 

10 cặp từ ai cũng hay bị lẫn lộn trong Tiếng Việt - Ảnh 10.
Ngoài nghĩa gốc là cắm vào, cài vào thì còn có nghĩa là liền ngay bên cạnh, xích gần lại đến mức không còn khoảng cách. Đứng trên quan điểm đồng đại, nhiều người sử dụng hai từ "sáp nhập" và "sát nhập" y như nhau. Một vài cuốn từ điển tiếng Việt đề cập đồng thời hai từ "sáp nhập" và "sát nhập" với nghĩa tương tự nhau.

Tuy nhiên, theo ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quận – Trưởng Bộ môn Hán Nôm Khoa Văn học và khoa Ngôn ngữ - trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thì không nên sử dụng hai từ này giống nhau bởi nó không thật hợp lý.

Từ "sát" – tức là cạnh đến mức không còn khoảng cách, còn "sáp" nghĩa là cắm vào, cài vào; nếu sử dụng chung, nghĩa gốc của từ "sáp" không còn, từ đó, nghĩa của từ đã bị thay đổi. 

Hãy chia sẻ thêm về những cặp từ mà bạn hay nhầm lẫn qua bình luận ở dưới nhé!

 

 

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

      (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)

Viết đoạn văn (từ 12 đến 15 dòng) với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời.

1
20 tháng 11 2018

- Giải thích: Câu nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian.

- Bàn luận:

   + Nếu biết tận dụng thời gian, con người sẽ tạo ra nhiều giá trị quan trọng, từ vật chất đến tinh thần, phục vụ cho cuộc sống của mình và cho xã hội.

   + Nếu lãng phí thời gian, nghĩa là ta đang lãng phí tất cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần: tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc…

   + Hơn nữa, cuộc đời hữu hạn nên mỗi giây phút trôi qua là ta đang mất đi một phần đời của chính mình.

- Bài học: Cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.

Câu 6. Gas là một chất rất dễ cháy, khi gas trộn lẫn với oxygen trong không khí nó sẽ trở thành một hỗn hợp dễ nổ. Hỗn hợp này sẽ bốc cháy và gây nổ rất mạnh khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ hộp quẹt, bếp gas,…a) Chúng ta nên làm gì khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn?b) Tại sao nên để bình gas ở nơi thoáng khí?c) Khi phát hiện trong nhà có mùi gas thì nên làm gì?d) Việc sử dụng nhiên liệu hiện...
Đọc tiếp

Câu 6. Gas là một chất rất dễ cháy, khi gas trộn lẫn với oxygen trong không khí nó sẽ trở thành một hỗn hợp dễ nổ. Hỗn hợp này sẽ bốc cháy và gây nổ rất mạnh khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ hộp quẹt, bếp gas,…

a) Chúng ta nên làm gì khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn?

b) Tại sao nên để bình gas ở nơi thoáng khí?

c) Khi phát hiện trong nhà có mùi gas thì nên làm gì?

d) Việc sử dụng nhiên liệu hiện nay như thế nào? Theo em phải sử dụng như thế nào để  đảm bảo phát triển bền vững

Câu 7. Tại sao trên bao bì và vỏ hộp các loại thực phẩm tường ghi hạn sử dụng? Em hãy nêu một số biện pháp để bảo quản thực phẩm? Để sử dụng lương thực thực phẩm cần chú ý điều gì?

Câu 8. Trung bình mỗi ngày bạn A trung bình ăn 200g gạo chứa 80% tinh bột. Dựa vào bảng số liệu về hàm lượng tinh bột và năng lượng của một số loại lương thực (trang 69, SGK) hãy cho biết:
a/ Mỗi ngày, bạn A được cung cấp bao nhiêu kJ năng lượng từ việc ăn gạo.
b/ Nếu ăn thêm 100g khoai lang mỗi ngày thì lượng tinh bột bạn A hấp thụ được là bao nhiêu gam? Năng lượng từ lượng tinh bột bạn A hấp thụ mỗi ngày là bao nhiêu kJ?

Câu 9. Thế nào là chất tinh khiết, hỗn hợp? Phân biệt dung dịch đồng nhất và dung dịch không đồng nhất

Câu 10. Trình bày phương pháp hóa học để tách muối ăn và cát ra khỏi hỗn hợp

 

0
Xin chào mọi người, thật sự là em không muốn viết lắm đâu nhưng dạo gần đây em thấy mọi người cứ đăng truyện rồi nói về Âm Dương Nhãn nên em muốn nói cho mọi người rõ hơn. Còn vì sao em lại biết thì em xin phép được giấu ak!Đầu tiên là về Âm Dương Nhãn mà các bạn viết truyện hay nói đến thật sự đó chỉ là một loại mắt tạm thời do có người Âm theo quấy phá mà có, Âm...
Đọc tiếp

Xin chào mọi người, thật sự là em không muốn viết lắm đâu nhưng dạo gần đây em thấy mọi người cứ đăng truyện rồi nói về Âm Dương Nhãn nên em muốn nói cho mọi người rõ hơn. Còn vì sao em lại biết thì em xin phép được giấu ak!
Đầu tiên là về Âm Dương Nhãn mà các bạn viết truyện hay nói đến thật sự đó chỉ là một loại mắt tạm thời do có người Âm theo quấy phá mà có, Âm Dương nhãn có thể cho phép ta thấy được ” Cô Bác ” tuy nhiên theo thời gian khi Vong ám được gỡ ra thì cũng sẽ mất đi.
Thứ Hai là Quỷ Nhãn cái này hơi đặc biệt chút vì nó không phải bị Vong ám mà có, mà là do bẩm sinh đã có hoặc cũng có một vài trường hợp sau khi trải qua tai nạn hoặc bạo bệnh vô tình trải qua một lần sinh tử nên mở ra mắt Quỷ. Với Quỷ Nhãn thì chỉ có các thầy trên Chùa hay các thầy pháp mới có thể che lại thôi, những ai có Quỷ Nhãn có thể thấy được Người ÂM thậm chí thấy được cả những người xung quanh ai sắp chết, nhưng họ không thể can thiệp vào được vì đó là quy tắc của cỏi âm. Người sơ hữu Quỷ Nhãn cũng có thể tập luyện để đóng mỡ tủy ý Nhãn của họ.
Cuối cùng là Thiên Nhãn( cái mà mấy bạn hay nói là thầy pháp có nè) ! Thiên Nhãn là loại Nhãn đặc biệt được các thầy pháp sử dụng để nhìn thấy được người cỏi âm và giao tiếp với các vị Cỏi Trên. Thiên Nhãn cũng có thể là do di truyền như cha truyền lại cho con , ông truyền cho cháu ( giống huyết kế giới hạn trong Naruto ấy). Cũng có thể là do tập luyện Quỷ Nhãn thời gian đai được Thiên Địa chấp thuận mà thành Thiên Nhãn! Người dỡ hữu Thiên Nhãn có thể giao tiếp với hai cõi Thiên Địa hay Âm Phủ và Thiên Đình nhưng cũng thù vào Phước Đức mà họ làm được hay thời gian và mức độ tập luyện khống chế sở hữu Nhãn mà mức độ sự dụng cũng như khả năng giao tiếp mạnh hay yếu.
Đó là những gì mình muốn chia sẽ để các banh hiểu rõ hơn và các loại Nhãn giúp ta giao tiếp với Thế Giói Mà hiên nay con người vẫn chưa hiểu hết.
Chúc các bạn viết truyện sẽ có thêm tư liệu từ những chia sẽ này của mình để có nhiều tác phẩm khác hay hơn và chất lượng hơn nữa!

0
30 tháng 4 2020

cứt nhé

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

      (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)

Vì sao tác giả cho rằng: Thời gian là thứ duy nhất không thể mua được?

2
15 tháng 3 2019

- Thời gian là thứ tài sản mà tạo hóa đã chia đều cho mỗi người.

- Không có thứ gì có thể khiến thời gian thay đổi. Một ngày không thể dài hơn 24 tiếng, một năm không thể nhiều hơn 365 ngày…

24 tháng 3 2023

Câu 1

 

Câu hỏi 1: Trong số 8 quả bóng billiard, một quả nhẹ hơn các quả còn lại. Với một chiếc cân hai đĩa, bạn cần cân ít nhất bao nhiêu lần để tìm ra quả bóng đó mà không cần xác định trọng lượng? Câu hỏi 2: Một người đàn ông được phát hiện chết trên sa mạc với que diêm trong tay. Hiện trường không có dấu vết khác. Vậy tại sao ông ta chết và chết như thế nào? Câu hỏi 3: Bạn có hai...
Đọc tiếp

Câu hỏi 1: Trong số 8 quả bóng billiard, một quả nhẹ hơn các quả còn lại. Với một chiếc cân hai đĩa, bạn cần cân ít nhất bao nhiêu lần để tìm ra quả bóng đó mà không cần xác định trọng lượng?

 

Câu hỏi 2: Một người đàn ông được phát hiện chết trên sa mạc với que diêm trong tay. Hiện trường không có dấu vết khác. Vậy tại sao ông ta chết và chết như thế nào?

 

Câu hỏi 3: Bạn có hai chiếc bình loại 5 lít và 3 lít. Bạn làm thế nào chỉ sử dụng hai chiếc bình này để đong được 4 lít nước khi nguồn nước không giới hạn?

 

Câu hỏi 4: Bạn xây một ngôi nhà, tất cả mặt nhìn về hướng nam. Bạn đột nhiên phát hiện một con gấu. Nó có màu gì?

 

Câu hỏi 5: Một bác sĩ đưa cho bệnh nhân 4 viên thuốc, mỗi loại hai viên nhưng chúng nhìn không khác nhau. Bệnh nhân phải uống thuốc hai lần mỗi ngày: Mỗi loại một viên vào sáng và tối. Nếu uống nhầm hoặc không uống, anh ta sẽ chết. Nhưng anh ta lỡ làm chúng lẫn vào nhau, vậy phải làm thế nào để sống sót?

0