K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2017

Ở BÀI CON HỔ CÓ NGHĨA NHA

MK VIẾT THIẾU

10 tháng 11 2017

đúng rồi

12 tháng 10 2016

One day, as a farmer was in his field and his buffalo was grazing nearby, I appeared. I wanted to know why the strong buffalo was the servant and the small man was the master. The farmer said he had something called wisdom, but he left it at home that day. He went to get the wisdom, but before that he tied me to a tree with a rope because he didn't want me to eat the buffalo. When he returned, the farmer brought some straw with him. He said it was his wisdom. He lit the straw and the fire burned me. I escaped, but I still have black stripes from the burns today.

16 tháng 10 2016

bạn nào giúp mk nhập vai con trâu cái đi 

14 tháng 12 2016

Phân tích câu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ trong truyện "Con hổ có nghĩa".

Vũ Trinh (1759-1828) đỗ Hương Cống (cử nhân), từng làm quan dưới thời Lê - Trịnh, sau làm quan cho triều Nguyễn. Ông để lại nhiều thơ văn chữ Hán, trong đó có cuốn "Lan trì kiến văn lục". Gọi tắt là "Kiến vân lục" gồm 45truyện ngắn, đó là những truyện truyền kì lưu hành trong dân gian mà ông đã ghi chép lại. Truyện "Con hổ có nghĩa" rút trong cuốn "Lan trì kiến văn lục".

"Con hổ có nghĩa"nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều phu gặp hổ, họ đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí nhân nghĩa thủy chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.

Mẩu chuyện thứ nhất nói về bà đỡ Trần ở Đông Triều gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe có tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hổ "lao tới cõng bà đi". Bị hổ bắt thì làm sao sống được? Bà đỡ, ban đầu "sợ chết khiếp". Hổ "dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay", hễ gặp bụi rậm, gai góc thì "dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu". Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ổ? Nhưng cái cử chỉ "một chân ôm lấy bà", "một tay rẽ lối" của hổ thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.

Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hổ cái "đang lăn lộn cào đất", bà đỡ "run sợ không dám nhúc nhích". Bà sợ lắm vì tưởng hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay cho lời nói. Nó "nhỏ nước mắt", thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất mẫn cảm, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái "như có cái gì động đậy" thế là bà "biết ngay hổ cái sắp đẻ". Thật nhân đức, bà đỡ hòa thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dám "xoa bụng cho hổ". Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiên hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.

Cảnh thứ ba, là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiền bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng "đùa giỡn với con". Nó "quỳ xuống" bên một gốc cây, "lấy tay đào lên một cục bạc" để tặng cho bà đỡ. Nó “đứng dậy đi, quay nhìn bà” để ra hiệu đưa tiễn bà về. Nghe bà đỡ nói; "Xin chúa rừng quay về", nó "cúi đầu vẫy đuôi", rồi “gầm lên một tiếng”. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!

Câu chuyên thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ giúp hổ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc (về nhà cân được hơn mười lạng); nhờ món quà ấy mà gia đình bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện hổ cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kì thú, gợi cảm.

Kể lại câu chuyện bác tiều phu ở Lạng Giang cứu hổ.

 

Ngày xưa ở huyện Lạng Giang có người kiếm củi tên Mỗ. Một hôm, bác ta đang hì hục bổ củi ở sườn núi, bỗng nhìn thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt. Thấy lạ, bác tiều vác búa đi đến xem thì thấy một con hổ rất to, trán trắng đang cúi đầu đào bới đất. Hổ quằn quại nhảy lên, vật xuống,Thỉnh thoảng lại lấy tay móc họng. Hổ nhe nanh, máu me đầm đìa, nhớt dãi trào ra. Tiếng hổ rên nghe thật thảm thiết. Bác tiều nhìn kĩ miệng hổ, thấy một khúc xương dài mắc ngang họng; bàn chân hổ thì to, càng móc khúc xương càng vào sâu. Bác thầm nghĩ: “Chúa sơn lâm khó mà sống sót...”. Bác tiều uống rượu say, mạnh bạo trèo lên cây cao, kêu lên: "Cổ họng ngươi đau lắm phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xươtng ra cho...". Nghe tiếng người gọi, hổ nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu ra dáng cầu cứu. Bác tiều phu trèo xuống, đi thẳng đến chỗ hổ nằm. Bác thò tay vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to và dài như cánh tay. Hổ liếm mép, nhìn bác tiều phu rồi vẫy đuôi bỏ đi. Bác tiều nhìn theo hổ, nói to: "Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếnggìlạ thì nhớ nhau nhé!".Sau đó, bác tiều gánh củi ra về.

Một đêm nọ, nghe ngoài cửa có tiếng gầm dài và sắc. Sáng ra, có một con nai to chết ở đó. Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa ma hoảng hốt bỏ chạy. Từ xa, thấy con hổ trán trắng dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên thảm thiết, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau năm nào cũng vậy, trước ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn về để ở ngoài cửa nhà bác tiều.

 

Đề 5. Cảm nhận của em về câu chuyện bác tiều phu ở Lạng Giang cứu hổ trong truyện "Con hổ có nghĩa".

Ở đời, có lúc có nơi, ta thấy những kẻ mặt người dạ thú mà ghô tởm. Chuyện con chó, con ngựa chí tình thì hầu như ai cũng thấy. Nhưng truyện "Con hổ có nghĩa" thì thật vồ cùng kì lạ đối với số đông trong chúng ta. Vũ Trinh, nhà văn trung đại đã ghi lại hai mẩu chuyện lạ lưu truyền trong dân gian, đọc lên thật vô cùng xúc động.

Mẩu chuyện thứ nhất nói về chuyện bà đỡ Trần ở Đông Triều gặp hổ. Mẩu chuyện thứ hai kể lại sự việc bác tiều phu ở Lạng Giang cứu con hổ thoát nạn, và con hổ đã mang nặng ơn sâu. Câu chuyện xảy ra trong rừng, khi bác tiều phu đang bổ củi. Rất hấp dẫn đầy kịch tính thú vị. Cá ba cảnh đều hay. Nhìn thấy con hổ trán trắng đang mắc nạn "nhảy lên vụt xuống", "mở miệng nhe cái răng, máu me nhớt dãi trào ra"; một khúc xương to "mắc ngang họng", hổ càng móc "khúc xương càngvào sâu".Thương con hổ mắc nạn như thương con người gặp tai ương, vì “đã uống rượu say”mà bác tiều phu dám cả gan cất tiếng gọi hổ: “cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”. Sự kì lạ ở đây là con hổ cũng nghe được và hiểu được tiếng người. Cử chỉ hổ "nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều" cho thấy hổ nghe được, hiểu được tiếng người. Nó chờ đợi và cầu cứu bác tiều phu.

Cảnh thứ hai ghi lại hình ảnh bác tiều phu cứu hổ thoát nạn. Bác đã "lấy tay thò vào cổ họng hổ lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay". Sau khi hổđược cứu thoát, nó "liếm mép, nhìn bác tiều phu rồi bỏ đi". Cái "liếm mép" ấy, cái "nhìn" ấy của hổ chứa đầy tình cảm biết ơn. Hành động của bác tiều phu rất dũng cám, dám "lấy tay thò vào cổ họnghổ...".Vì thương con hổ bị nạn, vì tin mình và tin hổ nên bác tiều phu mới dám làm như thế! Tình huống bác tiều phu móc họng hổ lấy khúc xương bò... rất hấp dẫn. Câu nói của bác tiều phu với con hổ thể hiện sự chất phác, chân thật và hồn nhiên: "Nhà ta ở thôn mộ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé". "Miếng lạ"là miếng ngon, "nhớ nhau nhé" vì hoạn nạn có nhau, ngọt bùi có nhau.

Cảnh thứ ba là cảnh đền ơn của con hổ. Nó mang đến nhà bác tiều phu một con nai để làm quà... Mười năm sau, khi bác tiều chết, nó về đưa tiễn "đầu dụi vào quan tài gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi". Đó là cử chỉ thương tiếc đau xót của hổ đối với ân nhân mình. Từ đó về sau, hổ vẫn mang lễ vật - dê rừng, lợn rừng- về giỗ bác. Con hổ đã sống đầy tình người, rất ân nghĩa thủy chung.

Tóm lại, truyện "Con hổ có nghĩa" là một truyện rất hay. Tác giả đã lấy chuyện loài vật để nêu lên bài học đạo lí: Ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người. Nhân vật, ngôn ngữ, hành động cử chỉ, chi tiết... đều toát lên ý nghĩa ấy, bài học ấy. Một cách viết rất ngắn, tinh tế, tình huống giàu kịch tính nên câu chuyện kể càng hay, càng hấp dẫn thú vị. Có thể nói, truyện "Con hổ có nghĩa" là một truyện ngắn mi-ni trong văn xuôi trung đại vậy!

Bn tham khảo nha !!!! hihi

14 tháng 12 2016

bn à, bài này ko phải làm như thế đâu nhưng cảm ơn bn đã giúp đỡvui

 

30 tháng 12 2021

đáp án c nha bạn

30 tháng 12 2021

C

Tôi sống bằng nghề đỡ đẻ, nghề truyền thống của gia đình đã qua nhiều đời. Có rất nhiều những cô bé, cậu bé cất
tiếng khóc chào đời trong vòng tay tôi. Bà con gần xa đều tín nhiệm mời tôi đến đỡ với mong muốn được mẹ tròn
con vuông. Khắp huyện Đông Triều, người ta đều gọi tôi là bà đỡ Trần và tôi cũng quen với cách gọi đó.
Một đêm nọ, tôi đang xếp thuốc vào túi và chuẩn bị đi ngủ thì nghe có tiếng gõ cửa. Những tiếng gõ cửa vào đêm
khuya như thế này với tôi không có gì lạ. Điều ngạc nhiên là khi mở cửa, không có ai cả… Những lần trước, luôn có
một vài người với vẻ mặt hớt hải, vội vã đến tìm, không đợi họ nói, tôi lên đường ngay, vừa đi vừa hỏi chuyện. Như
thường lệ, tôi cũng đã xếp thuốc vào túi nhưng sao lại không có ai? Tôi cảm thấy hơi lo lắng. Chưa kịp tĩnh tâm, một
con hổ vụt lao tới và cõng tôi đi. Hồn vía lên mây, mắt tôi cứ nhắm nghiền lại, thỉnh thoảng mới dám hé mở. Tôi
thấy hổ đi như bay nhưng rất cẩn thận, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối vào rừng sâu, không để
tôi bị gai đâm trúng.
Vào giữa rừng sâu, xung quanh chỉ có cây cối um tùm, rậm rạp, Hổ thả tôi xuống. Tôi thấy một con hổ cái đang lăn
lộn, cào đất, chắc là nó đói quá. Và tôi nghĩ, chắc hai con này chuẩn bị ăn thịt mình. Lòng tôi bàng hoàng, sợ hãi. Tôi
đứng im không dám nhúc nhích. Hổ đực tiến lại gần tôi, nó khẽ cầm tay tôi, những giọt nước mắt chảy dài trên
gương mặt dữ tợn. Trông nó thật tội nghiệp, tôi không sợ nữa. Bình tĩnh lại, nhìn kĩ bụng hổ cái, có cái gì động đậy,
tôi đã hiểu ra mọi chuyện. Tôi tiến lại gần hổ cái, xoa bụng cho nó. Sẵn thuốc mang theo trong túi, tôi liền hòa với
nước suối cho hổ uống. Lát sau, hổ đẻ được. Hổ cái có vẻ mệt nhưng đôi mắt của nó ánh lên niềm hạnh phúc. Hổ
đực mừng rỡ, đùa giỡn với con. Lần đầu tiên trong đời tay tôi nâng niu một chú hổ con và cũng là lần đầu, tôi
không nghe tiếng khóc chào đời. Nhìn gia đình nhà hổ, lòng tôi cảm thấy mãn nguyện.
Một lát sau, hổ đực tiến đến một góc cây, quỳ xuống và đào lên một cục bạc. Rất trang trọng, hổ đưa cho tôi. Sau
đó, hổ đứng dậy, tôi theo hổ ra khỏi rừng. Ra đến bìa rừng, trời cũng tảng sáng, tôi khẽ nói:
_Xin chúa rừng hãy quay về.
Hổ nhìn tôi, cúi đầu vẫy đuôi làm ra vẻ tiễn biệt. Tôi đã đi khuất bỗng nghe một tiếng gầm vang động rừng xanh.
Tôi cảm thấy như mình vừa trải qua một giấc mơ đẹp. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ có số bạc hổ tặng, tôi sống
qua được.
Một thời gian sau, tôi lại được nghe bà con kể câu chuyện này. Một người tiều phu ở huyện Lạng Giang đang bổ củi
dưới sườn núi, thấy dưới thung lũng rất xa, cây cỏ lay động không ngớt. Bác tiều đến xem và thấy một chú hổ trán
trắng, cúi đầu vào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy chân móc họng trông rất khổ sở. Bác tiều phu hiểu
chuyện và đã giúp hổ lấy ra chiếc xương bò mắc ở cổ. Nhiều năm sau, khi bác tiều phu qua đời, người ta thấy có
con hổ trán trắng đến nhảy quay quanh quan tài, hổ lại mang dê hoặc lợn rừng đến để ngoài cửa.

7 tháng 1 2019

Tôi họ Trần, người huyện Đông Triều, chuyên làm nghề đỡ đẻ. Kể ra thì cũng có đến hàng trăm đứa trẻ trong vùng được tay tôi đón chúng ra chào đời.

Một chuyện lạ đến với tôi. Một đêm nọ tôi đã lên giường ngủ, chợt nghe có tiếng gõ cửa rất gấp. Tôi dậy mở cửa thì chẳng thấy có một ai. Rồi một con hổ to như con ngựa vằn lao tới cõng tôi chạy vào rừng. Tôi sợ quá ngất đi nhưng hổ vẫn ôm tôi chạy: Tỉnh dậy, tôi đã ở trong rừng trúc thấy một con hổ cái đang quằn quại, lăn lộn, cào đất… cây cỏ ngả nghiêng, rạp mình dưới chân nó. Tôi phát khiếp, run sợ. Chợt hổ đực cầm tay tôi nhìn hổ cái nhỏ nước mắt. Rồi nó nhìn tôi như van lơn, cầu cứu. Tôi nhìn kĩ bụng hổ cái thì có cái gì như đang động đậy. Bụng hổ cái sà xuống, nó như đau đớn. Tôi hiểu ngay là hổ cái sắp đẻ. Thảo nào hổ đực cõng tôi đến đây. Sẵn có thuốc mang theo trong túi, tôi hòa thuốc với nước suối cho hổ cái uống và xoa bụng cho nó. Cơn đau của hổ cái dịu dần rồi nó sinh một chú hổ con xinh xắn. Hổ đực mừng lắm, giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống trên thảm cỏ.

Tôi vẫn còn sợ sệt, bỗng hổ đực quì xuống bên một gốc cây bới lên một cục bạc lớn, nó đưa cho tôi và cúi đầu, vẫy đuôi. Biết hổ tạ ơn mình, tôi cầm lấy rồi theo hổ ra khỏi rừng. Lúc này trời cũng sắp sáng, tôi đưa tay chào nó và nói: Xin chúa rừng quay về. Hổ vẫn vẫy đuôi, làm ra vẻ tiễn biệt. Tôi đi một quãng xa, hổ gầm lên một tiếng rồi trở vào rừng. Về nhà, tôi cân bạc được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, nạn đói khắp vùng, nhờ có hơn mười lạng bạc ấy nên tôi sống được qua cơn nguy kịch.
Năm sau, tôi nghe nói ở bên Lạng Giang có người tiều phu cũng cứu được một con hổ thoát nạn. Hôm ấy, bác ta đang bổ củi ở sườn núi thì thấy dưới thung lũng phía xa có cỏ cây lay động, bác vác búa đến xem thấy có con hổ trán trắng đang giãy giụa, thỉnh thoảng lấy chân móc họng. Từ miệng hổ, máu me, nước dãi chảy trào ra. Bác tiều phu nhìn kĩ vào miệng hổ thấy có khúc xương mắc ngang họng, bàn chân hổ to quá, càng móc, khúc xương càng lún vào sâu. Bác tiều phu uống rượu say để lấy can đảm cứu hổ. Bác trèo lên cây kêu lớn:

– Cổ họng ngươi đau phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương cho!

Nghe bác tiều phu nói, hổ nằm phục xuống, há mồm, nhìn bác như cầu cứu. Bác tiều phu liền trèo xuống, lấy tay móc xương cho nó. Cái xương bò to như cánh tay trong miệng hổ đã được bác lấy ra. Hổ liếm mép, nhìn bác rồi bỏ đi. Bác tiều lại nói đùa theo:

– Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé!

Sau đó một thời gian, một đêm nọ, bác tiều nghe có tiếng hổ gầm dài ngoài cửa. Sáng ra, bác mở cửa thấy có con nai chết để trước nhà, bác biết rằng hổ trả ơn mình.

Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất linh cửu bác, hổ trán trắng xuất hiện. Mọi người hoảng hốt bỏ chạy, hổ lấy đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài mấy vòng rồi lững thững đi vào rừng. Từ đó về sau, đến ngày giỗ bác tiều, hổ lại mang lợn hoặc dê đến để ngoài cửa nhà bác, mọi người đều hiểu được hổ trán trắng thật có nghĩa có tình với bác tiều. Hổ đã nhớ ơn cứu mạng, nhớ ân nhân đã đem lại sự sống cho mình.

Qua sự việc của tôi và sự việc của bác tiều, tôi nói với dân làng rằng: Tuy hung dữ nhưng hai con hổ ấy thật biết đạo, biết nhớ ân nghĩa, biết báo đáp công ơn của ân nhân đã cứu mình. Nguồn: http://diendankienthuc.net.

24 tháng 9 2017
Nhiều lúc, chúng ta tự hỏi: "Dân tộc Việt Nam sinh ra từ đâu nhỉ ? Tại sao người Việt lại xưng là con Rồng, cháu Tiên". Để biết được điều này, chúng ta cùng đến với truyện Con Rồng cháu Tiên nhé. Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt – bây giờ chính là vùng Bắc Bộ nước ta - có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, là con trai thần Long Nữ. Thần sống dưới thuỷ cung, thỉnh thoảng hiện lên giúp dân diệt trừ yêu quái và dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi. Ở vùng núi cao phương Bắc khi ấy có một nàng tiên cực kì xinh đẹp, thuộc họ Thần Nông, tên gọi Âu Cơ. Nghe nói vùng đất Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng liền đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân. Hai người yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Họ sống trong cung điện Long Trang. Ít lâu sau, Âu Cơ có thai. Thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng nở ra trăm người con trai khôi ngô tuấn tú. Đàn con cứ lớn nhanh như thổi, chẳng cần bú mớm gì. Lạc Long Quân, vì không quen sống trên cạn nên một thời gian sau trở về thuỷ cung, bỏ lại Âu Cơ cùng đàn con trên cạn. Chờ mãi, chờ mãi mà chẳng thấy chồng về, Âu Cơ bèn gọi chồng lên than thở. Lạc Long Quân đành phải nói với Âu Cơ rằng, hai người không thể tiếp tục cùng nhau chung sống vì tập quán, nơi sinh… khác nhau. Âu Cơ cùng Lạc Long Quân chia đàn con, năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên rừng, cùng cai quản bốn phương. Ngựời con trai trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Theo tục cha truyền con nối, mười tám đời vua Hùng đều lấy hiệu là Hùng Vương. Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta – các con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng, cháu Tiên. Câu chuyện đến đây là kết thúc. Bằng trí tưởng tượng phong phú, truyện "Con Rồng cháu Tiên" đã giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt.

Bạn tham khảo trên mạng nhé !

Hoặc bạn phải tự làm đi

Vì đây là một đề văn cần sự sáng tạo của người viết !

27 tháng 4 2022

cau 1 : cá chép, bướm sâu, gà ,vịt, ngan

câu 2 : em sẽ thực hiện đúng quy định của bộ y tế 

câu 3 : cách nuôi : khi hổ con sinh ra hổ mẹ sẽ bảo vệ hổ con suốt tuần đầu . Khi hổ con dc 2 tháng tuổi , hể mẹ sẽ dạy cách săn mồi . từ 1 năm rưỡi đến 2 năm tuổi , hổ con có thế sống độc lập 

27 tháng 4 2022

bạn tick chi mik nha

Lời nhân vật: Ngôi chùa đầu tiên mở cửa đón Thân là chùa Đông Chú, Kiến Xương. Nhiệm vụ của Thân là vừa làm công việc của một chú tiểu, vừa lo săn sóc, nuôi dưỡng bác Trần Diệu Tánh bị tàn tật do di chứng nhiễm chất độc màu da cam, chân tay co quắp, liệt toàn thân....

- Lời người kể chuyện xưng “tôi”: Khi trao đổi với Ủy ban Mặt trận huyện Kiến Xương, tôi mới hay: Sở dĩ Đông Am là chùa gương mẫu vì sư thầy Đàm Thân không để các tạp giáo bá đạo len lỏi vào chùa. Không  lợi thế cửa Phật để làm những điều nhảm nhí, mê tín, đồng bóng, xóc thẻ, yểm bùa, đốt mã, gọi hồn,...