K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NV
27 tháng 3 2022

Không mất tính tồng quát, giả sử \(AB\le AC\)

Gọi M và D lần lượt là trung điểm và chân đường phân giác trong góc A trên BC

Theo định lý phân giác: \(\dfrac{BD}{AB}=\dfrac{CD}{AC}\Rightarrow\dfrac{CD}{AC}=\dfrac{BD}{AB}\ge\dfrac{BD}{AC}\Rightarrow CD\ge BD\)

\(\Rightarrow BD\le BC-BD\Rightarrow BD\le\dfrac{1}{2}BC\)

\(\Rightarrow BD\le BM\)

\(\Rightarrow AD\le AM\) hay \(l_a\le m_a\)(đpcm)

Đặt \(A=l_a+l_b+l_c=\dfrac{2bc}{b+c}cos\dfrac{A}{2}+\dfrac{2ca}{c+a}cos\dfrac{B}{2}+\dfrac{2ab}{a+b}cos\dfrac{C}{2}\)

\(\Rightarrow A^2=\left(\dfrac{2bc}{b+c}cos\dfrac{A}{2}+\dfrac{2ca}{c+a}cos\dfrac{B}{2}+\dfrac{2ab}{a+b}cos\dfrac{C}{2}\right)^2\)

\(\Rightarrow A^2\le\left[\dfrac{4b^2c^2}{\left(b+c\right)^2}+\dfrac{4c^2a^2}{\left(c+a\right)^2}+\dfrac{4a^2b^2}{\left(a+b\right)^2}\right]\left(cos^2\dfrac{A}{2}+cos^2\dfrac{B}{2}+cos^2\dfrac{C}{2}\right)\)

Áp dụng BĐT cơ bản \(\left(x+y\right)\ge4xy\) ta có:

\(\dfrac{4b^2c^2}{\left(b+c\right)^2}+\dfrac{4c^2a^2}{\left(c+a\right)^2}+\dfrac{4a^2b^2}{\left(a+b\right)^2}\le\dfrac{4b^2c^2}{4bc}+\dfrac{4c^2a^2}{4ca}+\dfrac{4a^2b^2}{4ab}\)

\(=ab+bc+ca\le\dfrac{1}{3}\left(a+b+c\right)^2\)

Đồng thời:

\(cos^2\dfrac{A}{2}+cos^2\dfrac{B}{2}+cos^2\dfrac{C}{2}=\dfrac{3+cosA+cosB+cosC}{2}\le\dfrac{3+\dfrac{3}{2}}{2}=\dfrac{9}{4}\)

\(\Rightarrow A^2\le\dfrac{9}{4}.\dfrac{1}{3}\left(a+b+c\right)^2\)

\(\Rightarrow A\le\sqrt{3}\left(\dfrac{a+b+c}{2}\right)=p\sqrt{3}\) (đpcm)

Dấu "=" xảy ra khi tam giác ABC đều

27 tháng 3 2022

Con cảm ơn thầy nhiều ạ.

10 tháng 9 2018

A B C N M E F G H I K

a) Kéo dài các tia AN; AE; AM; AF cho chúng cắt đường thẳng BC theo thứ tự tại các điểm G;H;I;K.

Xét \(\Delta\)ABI có: BM  là phân giác ^ABI và BM vuông góc AI (tại M) => \(\Delta\)ABI cân tại B

=> BM đồng thời là đường trung tuyến \(\Delta\)ABI => M là trung điểm AI

C/m tương tự, ta có: N;E;F lần lượt là trung điểm của AG;AH;AK

Xét \(\Delta\)GAH: N là trung điểm AG; E là trung điểm AH => NE là đường trung bình \(\Delta\)GAH

=> NE // GH hay NE // BC (1)

Tương tự: MF // BC (2);  NF // BC (3)

Từ (1); (2) và (3) => 4 điểm M;N;E;F thẳng hàng (Theo tiên đề Ơ-clit) (đpcm).

b) Theo câu a ta có: NF là đường trung bình \(\Delta\)AGK => \(NF=\frac{GK}{2}=\frac{BG+BC+CK}{2}\)(*)

Lại có: \(\Delta\)ABG cân ở B; \(\Delta\)ACK cân ở C (câu a) nên BG = AB; CK = AC

Thế vào (*) thì được: \(NF=\frac{AB+BC+AC}{2}\),

KL: ...

26 tháng 11 2018