K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

* Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết là mối quan hệ hai chiều

* Ví dụ:

- Những câu chuyện cổ tích, ca dao dân ca trở thành chất liệu, cảm hứng cho sáng tác của văn học viết.

Bài thơ Truyện cổ nước mình (Lâm Thị Mĩ Dạ) có đề cập đến truyện cổ tích Tấm Cám, truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường,...

Truyện Trương Chi, Giọt máu, Những ngọn gió hua tát, Nguyễn Du,... của Nguyễn Huy Thiệp đều là những câu chuyện viết lại, lấy đề tài từ chất liệu lịch sử hoặc những nhân vật dân gian trong tác phẩm văn học.

- Sự ra đời của văn học viết cũng góp phần ghi lại, lưu lại dấu ấn của văn học dân gian, giúp cho văn học dân gian không bị mai một, được bảo tồn.

Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã dày công sưu tầm, đi Tây Nguyên để nghe kể sử và ghi lại sử thi dân gian (Đăm Săn,...), ghi lại những câu ca dao dân ca của cha ông. Bởi văn học dân gian vốn được truyền miệng, nó chỉ nằm trong trí óc của người già và được truyền từ đời này qua đời khác bằng hình thức kể. Bởi vậy, văn học viết ra đời cũng giúp ghi lưu, lưu lại những tác phẩm văn học dân gian để chúng không bị mai một.

20 tháng 8 2019

bạn ơi cái này là vh trung đại và vh hiện đại mà

20 tháng 10 2017

- Trong thơ của Xuân Hương có sử dụng hình ảnh trầu cau của văn học dân gian:

      Mời trầu

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương đã quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.

- Hoặc trong thơ của Nguyễn Du:

    Thiếp như hoa đã lìa cành

Chàng như con bướm lượn vành mà chơi.

Dựa trên câu ca dao:

    Ai làm cho bướm lìa hoa

Cho con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.

24 tháng 9 2021

Em có thể tham khảo ở đây:

So sánh văn học trung đại và văn học hiện đại

tham khảo:

 

*Những điểm khác biệt nổi bật giữa văn học Trung Đại và văn học Hiện Đại:

- Văn học Trung Đại: Thường bị gói trong khuôn khổ, phép tắc nhất định. (quy luật vần chắc chặt chẽ, hịch, cáo, chiếu,…)

- Văn học Hiện Đại: Bộc lộ cái tôi cá nhân, thể hiện được nhiều góc khuất trong xã hội.

4 tháng 1 2022
Kể tên một số tác phẩm văn học trung đại Sông núi nước Nam-Lý Thường Kiệt.Phò giá về kinh-Trần Quang Khải.Qua đèo ngang-Huyện Thanh Quan.Bạn đến chơi nhà-Nguyễn Khuyến.Bánh trôi nước-Hồ Xuân Hương.Hồi hương ngẫu thư-Hạ Tri Chương.Bài ca bị gió thu tàn phá-Đỗ PhủCảnh khuya-Hồ Chí Minh.
4 tháng 1 2022

-Sông núi nước Nam

-Phò giá về kinh

-Qua đèo ngang

-Bạn đến chơi nhà

-Bánh trôi nước

-Cảnh khuya

-còn có mấy bài khác nhưng trường mình không học

18 tháng 6 2018

a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo

- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian

    + Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)

- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.

    + Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.

    + Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.

- Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)

    + Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...

    + Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...

- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):

    + Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt

    + Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...

 1. Kể tên những tác giả, tác phẩm, đoạn trích được học trong phần văn học trung đại? Nêu nội dung, nghệ thuật của những đoạn trích, tác phẩm đã học trong phần văn học trung đại?      2. Vẻ đẹp của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và qua các đoạn trích trong “Truyện Kiều”, truyện “Lục Vân Tiên”?     3. Vẻ đẹp người anh hùng:a) Nguyễn Huệ (đoạn trích “Hoàng Lê nhất...
Đọc tiếp

 1. Kể tên những tác giả, tác phẩm, đoạn trích được học trong phần văn học trung đại? Nêu nội dung, nghệ thuật của những đoạn trích, tác phẩm đã học trong phần văn học trung đại?

      2. Vẻ đẹp của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và qua các đoạn trích trong “Truyện Kiều”, truyện “Lục Vân Tiên”?

     3. Vẻ đẹp người anh hùng:

a) Nguyễn Huệ (đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn”)

b) Lục Vân Tiên (đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”)

      4. Tóm tắt Truyện Kiều. Nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du?

      5. Qua các đoạn trích đã học trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du hãy nêu giá trị nhân đạo, hiện thực và những thành công về nghệ thuật của tác phẩm?

0