K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2023

Vai trò của sự trao đổi khí với cơ thể sinh vật: Trao đổi khí giúp sinh vật lấy vào khí oxygen hoặc carbon dioxide và thải ra môi trường khí oxygen hoặc carbon dioxide để cung cấp nguyên liệu cho các các hoạt động sống khác trong cơ thể đồng thời thải ra các chất khí dư thừa tránh hiện tượng đầu độc cơ thể.

$1,$

- Trao đổi chất ở sinh vật gồm quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.
$2,$

- Nhờ tính phân cực.

$3,$

- Các chất khoáng trên ta gọi chung là các nguyên tố vi lượng và đại lượng.

+ Nguyên tố đại lượng gồm: C, H, O, N, S, P, K, Ca, Mg.

+ Nguyên tố vi lượng gồm: B, Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.

\(\rightarrow\) Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu có vai trò tham gia cấu tạo nên các chất sống và điều tiết các hoạt động sống của cây.

7 tháng 3 2023

- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể; xây dựng, duy trì, sửa chữa các tế bào, mô, cơ quan của cơ thể và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

22 tháng 12 2020
Cử động hô hấp Hoạt động của các cơ hô hấp Vai trò các cơ hô hấp Thể tích lồng ngực Hít vào

- Cơ liên sườn ngoài co

- Cơ hoành co

- Nâng sườn lên, lồng ngực rộng về 2 bên và phía trước

- Mở rộng lồng ngực phía dưới

Tăng Thở ra

- Cơ liên sườn ngoài giãn

- Cơ hoành giãn

- Hạ sườn và thu lồng ngực về vị trí cũ Giảm

 

26 tháng 2 2023

- Có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể.

VD: quá trình phân giải đường glucose trong hô hấp tế bào tạo ra năng lượng được tích trữ trong ATP và cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.

1 tháng 10 2017

- Sự trao đổi chất giữa cở thể và môi trường ngoài biểu hiện ở chỗ:

+ Cơ thể lấy các chất cần thiết cho sự sống (oxi, thức ăn, nước, muối khoáng) từ môi trường ngoài.

   + Nhờ các hệ cơ quan chuyên hóa, cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng đó và thải các chất thừa, chất cặn bã( CO2, phân, nước tiểu, mồ hôi) ra khỏi cơ thể .

- Hệ tiêu hóa có vai trò: lấy thức ăn, biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được và thải phân ra ngoài môi trường.

- Hệ hô hấp có vai trò: lấy O2 và thải CO2.

- Hệ tuần hoàn có vai trò: dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể và dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2.

- Hệ bài tiết có vai trò: lọc máu và thải nước tiểu ra ngoài, duy trì tính ổn định của môi trường trong.

31 tháng 12 2021

bạn tìm ở đâu mà hay vậy

 

20 tháng 9 2023

Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của khoai tây và con gà:

- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây:

+ Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp lên các chất cần thiết để xây dựng tế bào và cơ thể giúp cây khoai tây lớn lên, phát sinh rễ, thân, lá, ra hoa, tạo củ.

+ Tạo ra năng lượng để cây khoai tây duy trì các hoạt động sống của cây như cảm ứng, hấp thụ các chất dinh dưỡng,…

+ Đào thải các chất thải từ các hoạt động như đào thải khí oxygen được tạo ra từ quá trình quang hợp,… giúp ổn định môi trường trong cây, đảm bảo cho cây hoạt động bình thường.

- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của con gà:

+ Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp lên các chất cần thiết để xây dựng tế bào và cơ thể giúp con gà sinh trưởng, phát triển các cơ quan bộ phận trong cơ thể và sinh sản.

+ Tạo ra năng lượng giúp con gà thực hiện các hoạt động sống như cảm ứng, vận động chạy nhảy,…

+ Đào thải các chất thải, chất dư thừa từ các hoạt động sống như carbon dioxide được tạo ra từ quá trình hô hấp tế bào, phân từ quá trình tiêu hóa,… giúp ổn định môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho con gà hoạt động sinh lí bình thường.

25 tháng 9 2023

- Đối với thực vật: Sự trao đổi khí giúp thực vật trao đổi các loại khí giữa cơ thể với môi trường (chủ yếu là khí oxygen và khí carbon dioxide), giúp quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (quang hợp, hô hấp tế bào,…) diễn ra một cách thuận lợi.

- Đối với môi trường: Sự trao đổi  khí của thực vật góp phần cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí. Điều này mang lại những tác động to lớn cho môi trường như giảm hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu các hiện tượng khí hậu cực đoan như lũ lụt, triều cường,…