K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2023

Hình ảnh ở khổ thơ đầu là không khí rộn ràng vui tươi

Trái ngược với không khí rộn ràng vui tươi ở khổ thơ đầu, ở khổ thơ cuối mang một nỗi buồn man mác, trống vắng:

Sự đối lập của khung cảnh với 2 khổ đầu ⇒ nỗi niềm day dứt, vẫn ông đồ xưa, vẫn tài năng ấy xuất hiện nhưng không cần ai thuê viết, ngợi khen.

20 tháng 7 2018

Những hình ảnh được lặp lại “đồng”, “bể”, “sông”, “rừng” kết hợp với các điệp từ “như là” cùng nhịp thơ dồn dập, các hình ảnh liệt kê làm người đọc thấy bồi hồi, xúc động.

Những hình ảnh này khác với hình ảnh sông, đồng, bể, rừng như ở khổ một. Bởi vì hình ảnh trên được lặp lại, được gợi nhắc, đó là những hình ảnh trong quá khứ diễn tả cuộc sống vất vả gian lao nhưng gần gũi với thiên nhiên. Trong dòng hồi tưởng, tác giả khái quát vẻ đẹp bình dị, vô tư. Khẳng định tình cảm gắn bó giữa con người với tự nhiên hết sức chân thật và hồn nhiên.

13 tháng 10 2017

Những hình ảnh được lặp lại “đồng”, “bể”, “sông”, “rừng” kết hợp với các điệp từ “như là” cùng nhịp thơ dồn dập, các hình ảnh liệt kê làm người đọc thấy bồi hồi, xúc động.

Những hình ảnh này khác với hình ảnh sông, đồng, bể, rừng như ở khổ một. Bởi vì hình ảnh trên được lặp lại, được gợi nhắc, đó là những hình ảnh trong quá khứ diễn tả cuộc sống vất vả gian lao nhưng gần gũi với thiên nhiên. Trong dòng hồi tưởng, tác giả khái quát vẻ đẹp bình dị, vô tư. Khẳng định tình cảm gắn bó giữa con người với tự nhiên hết sức chân thật và hồn nhiên.

Em tham khảo : ( Hoidap247 )

Bài thơ có kết cấu chặt chẽ theo lối đầu cuối tương ứng. Khi khổ mở đầu là “Mỗi năm hoa đào nỏ – Lại thấy ông đồ già” và kết thúc là “Năm nay đào lại nỏ – Không thấy ông đồ xưa”. Điều đó tập trung làm nổi bật chủ đề mang tinh thần hoài cổ cảnh đó người đâu. Màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tầu và mái tóc hoa râm của ông đồ trái ngược lại hoàn toàn với sự hiu hắt, buồn bã vắng vẻ ở những câu cuối. Ông đồ xuất hiện giữa một bức tranh lộng lẫy, ngoạn mục giữa phố xá tấp nập. Một vẻ đẹp sao vui tươi quá vậy! Ở khổ thơ đầu gợi lên cho độc giả niềm phấn chấn, tươi vui thì khổ cuối là một hình ảnh buồn bã, xót thương, sắc màu cũng phai nhạt theo. Giờ đây, ông đồ và lớp người xưa cũ đã trở nên vô nghĩa giữa cuộc đời. Bài thơ khép lại bằng những hình ảnh, câu thơ mang nặng nỗi buồn tha thiết của tác giả Vũ Đình Liên bằng câu hỏi tu từ. Mỗi năm đều mở đầu bằng hình ảnh hoa đào nhưng lòng người lại chả còn như xưa. Kết cấu đầu cuối tương ứng đã làm nổi bật được ý nghĩa và thông điệp của tác giả.

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Khổ thơ 1, 2: là hình ảnh đẹp, ông đò mang lại niềm vui cho mọi người mỗi dịp tết đến xuân về.

- Khổ 3, 4: không khí vắng vẻ, chẳng còn ai thuê ông đồ viết chữ.

Qua đó, cho thấy thú vui một thời đó là chơi câu đối đã bị lãng quên, ông đồ cũng dần bị lãng quên theo năm tháng.

8 tháng 4 2021

Trả lời:

- Khổ thơ đầu tiên:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”

- Khổ thơ cuối:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

- Hình ảnh cây tre xuất hiện ở khổ đầu và câu cuối cùng của bài thơ. Ở khổ đầu, hình ảnh hàng tre được gợi lên với cả hình dáng, màu sắc, sức sống và mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Hàng tre vừa thực vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Đó là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây canh giữ giấc ngủ cho Bác, vừa là ẩn dụ cho dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ, trung thành bên Bác, gắn bó với Bác, biểu thị ý chí của Người.

- Trong câu thơ cuối, hình ảnh cây tre lặp lại nhưng có sự thay đổi mới về nghĩa, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, gây ấn tượng đậm nét. Không còn là cây tre – khách thể nữa mà đã hòa tan vào chủ thể, tượng trưng cho tấm lòng, ước nguyện, ý chí của nhà thơ, của dân tộc: trung hiếu với Bác, mãi đi theo con đường của Bác, mãi bên Bác.

8 tháng 5 2021

- Khổ thơ đầu tiên:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”

- Khổ thơ cuối:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

- Hình ảnh cây tre xuất hiện ở khổ đầu và câu cuối cùng của bài thơ. Ở khổ đầu, hình ảnh hàng tre được gợi lên với cả hình dáng, màu sắc, sức sống và mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Hàng tre vừa thực vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Đó là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây canh giữ giấc ngủ cho Bác, vừa là ẩn dụ cho dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ, trung thành bên Bác, gắn bó với Bác, biểu thị ý chí của Người.

- Trong câu thơ cuối, hình ảnh cây tre lặp lại nhưng có sự thay đổi mới về nghĩa, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, gây ấn tượng đậm nét. Không còn là cây tre – khách thể nữa mà đã hòa tan vào chủ thể, tượng trưng cho tấm lòng, ước nguyện, ý chí của nhà thơ, của dân tộc: trung hiếu với Bác, mãi đi theo con đường của Bác, mãi bên Bác.

17 tháng 1 2021

Hình ảnh Hoa đào

30 tháng 1 2018

Hình ảnh cây tre cuối bài lặp lại theo cấu trúc đối ứng như một sự khẳng định trung hiếu là phẩm chất cốt lõi của con người trong thời kì đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là ấn tượng sâu sắc của tác giả về hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác. Ở đây, hình ảnh cây tre đã mang nét nghĩa mới so với hình ảnh cây tre ở khổ thơ thứ nhất. Trong phần mở đầu, hình ảnh hàng tre xuất hiện với dáng đứng thẳng cho dù phải đương đầu với bão táp mưa sa. Thì tới cuối bài thơ tác giả lại khao khát trở thành cây tre trung hiếu để có thể được đứng canh gác cho Người, đây chính là ước nguyện chân thành, tha thiết của tác giả Viễn Phương.

3 tháng 8 2019

Hình ảnh cây tre cuối bài lặp lại theo cấu trúc đối ứng như một sự khẳng định trung hiếu là phẩm chất cốt lõi của con người trong thời kì đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là ấn tượng sâu sắc của tác giả về hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác. Ở đây, hình ảnh cây tre đã mang nét nghĩa mới so với hình ảnh cây tre ở khổ thơ thứ nhất. Trong phần mở đầu, hình ảnh hàng tre xuất hiện với dáng đứng thẳng cho dù phải đương đầu với bão táp mưa sa. Thì tới cuối bài thơ tác giả lại khao khát trở thành cây tre trung hiếu để có thể được đứng canh gác cho Người, đây chính là ước nguyện chân thành, tha thiết của tác giả Viễn Phương.

27 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Khổ thơ cuối rất khác biệt so với các khổ thơ trước đó: 

+ Nếu các khổ thơ trước chỉ gồm hai câu thì ở khổ cuối chỉ có duy nhất một câu.

→ Mỗi khổ 2 dòng thơ thể hiện một cặp hình ảnh đối lập ở các thời điểm khác nhau trong ngày với những hình ảnh biểu tượng cho các cung bậc cảm xúc trong tình yêu của tác giả. Còn dòng thơ ở khổ cuối đã giúp cho cho chúng ta khẳng định thêm niềm tin và niềm hi vọng ở tình yêu.