K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2021

- Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu kẻ thù.

- Luôn củng cố sức mạnh của dân tộc, không ỷ vào thành cao hào sâu vũ khí sắc bén mà chủ quan, khinh địch, lơ là cảnh giác.

- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa gia đình với quốc gia, dân tộc, cá nhân với tập thể.

 

1. Nêu vị trí, bố cục đoạn trích Cảnh ngày xuân2. Cho biết chủ đề đoạn trích Cảnh ngày xuân3. Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong 4 câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân4. Cảm nhận của em về khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh qua đoạn trích Cảnh ngày xuân5. Cảm nhận của em về bức tranh chiều xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân6. Nguyễn Du đã miêu tả cảnh ngày xuân trong đoạn trích...
Đọc tiếp

1. Nêu vị trí, bố cục đoạn trích Cảnh ngày xuân

2. Cho biết chủ đề đoạn trích Cảnh ngày xuân

3. Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong 4 câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân

4. Cảm nhận của em về khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh qua đoạn trích Cảnh ngày xuân

5. Cảm nhận của em về bức tranh chiều xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân

6. Nguyễn Du đã miêu tả cảnh ngày xuân trong đoạn trích cùng tên bằng những bút pháp nghệ thuật nào? Nêu cách hiểu của em về nghệ thuật miêu tả đó.

7. Em hãy so sánh 2 câu thơ đầu trong đoạn thơ vừa chép của tác giả Nguyễn Du với 2 câu thơ cổ Trung Quốc:

 Phương thảo liên thiên bích                             

 Lê chi sổ điểm hoa

(Cỏ thơm liền với trời xanh

Hoa lê đã nở trên cành vài bông).

8. “nao nao” là từ láy diễn tả tâm trạng con người. Vậy mà Nguyễn Du lại viết: “Nao nao dòng nước uốn quanh”. Theo em, cách dùng từ  như  vậy mang đến ý nghĩa nào cho câu thơ? Hãy ghi lại một dẫn chứng ở một đoạn trích khác trong tác phẩm này cũng có cách dùng từ láy miêu tả tâm trạng con người để miêu tả cảnh vật

9. So sánh sự giống và khác nhau trong cách miêu tả bức tranh xuân ở 4 câu đầu và 6 câu cuối của đoạn trích Cảnh ngày xuân

10, Từ yến anh trong câu thơ: Gần xa nô nức yến anh sử dụng nghệ thuật gì? Nêu cách hiểu của em về câu thơ trên.

11. Giải thích nghĩa các từ: thiều quang, thanh minh, đạp thanh, yến anh, tài tử giai nhân, con én đưa thoi, tiểu khê.

1
7 tháng 10 2021

Tách bớt ra đi bạn, nhiều quá!

7 tháng 10 2021

1. Nêu vị trí, bố cục đoạn trích Cảnh ngày xuân

2. Cho biết chủ đề đoạn trích Cảnh ngày xuân

3. Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong 4 câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân

4. Cảm nhận của em về khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh qua đoạn trích Cảnh ngày xuân

5. Cảm nhận của em về bức tranh chiều xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân

6. Nguyễn Du đã miêu tả cảnh ngày xuân trong đoạn trích cùng tên bằng những bút pháp nghệ thuật nào? Nêu cách hiểu của em về nghệ thuật miêu tả đó.

7. Em hãy so sánh 2 câu thơ đầu trong đoạn thơ vừa chép của tác giả Nguyễn Du với 2 câu thơ cổ Trung Quốc:

 Phương thảo liên thiên bích                             

 Lê chi sổ điểm hoa

(Cỏ thơm liền với trời xanh

Hoa lê đã nở trên cành vài bông).

1. Nêu vị trí, bố cục đoạn trích Cảnh ngày xuân2. Cho biết chủ đề đoạn trích Cảnh ngày xuân3. Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong 4 câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân4. Cảm nhận của em về khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh qua đoạn trích Cảnh ngày xuân5. Cảm nhận của em về bức tranh chiều xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân6. Nguyễn Du đã miêu tả cảnh ngày xuân trong đoạn trích...
Đọc tiếp

1. Nêu vị trí, bố cục đoạn trích Cảnh ngày xuân

2. Cho biết chủ đề đoạn trích Cảnh ngày xuân

3. Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong 4 câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân

4. Cảm nhận của em về khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh qua đoạn trích Cảnh ngày xuân

5. Cảm nhận của em về bức tranh chiều xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân

6. Nguyễn Du đã miêu tả cảnh ngày xuân trong đoạn trích cùng tên bằng những bút pháp nghệ thuật nào? Nêu cách hiểu của em về nghệ thuật miêu tả đó.

7. Em hãy so sánh 2 câu thơ đầu trong đoạn thơ vừa chép của tác giả Nguyễn Du với 2 câu thơ cổ Trung Quốc:

 Phương thảo liên thiên bích                             

 Lê chi sổ điểm hoa

(Cỏ thơm liền với trời xanh

Hoa lê đã nở trên cành vài bông).

1
7 tháng 10 2021

Em chia câu hỏi ra làm 2 để mọi người làm cho dễ nhé!

25 tháng 10 2016

Đánh nhau với cối xay gió là một chiến công đặc biệt của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê tài ba xứ Mantra. Hiệp sĩ này là nhân vật chính do nhà văn Tây Ban Nha Xec-van-tec sáng tạo ra trong cuôn tiểu thuyết cùng tên. Đôn Ki- hô-tê vốn là một nhà quý tộc nghèo, tuổi đời ngót nghét năm mươi, suốt ngày chỉ lấy sách vở làm bạn bè và làm thú vui tiêu khiển. Nhưng sách vở mà nhà quý tộc đọc lại là truyện kiếm hiệp phiêu lưu, là các truyện hiệp sĩ mà phần lớn là bịa đặt chứ không có thật. Nhà quý tộc bị mê hoặc bởi thế giới các hiệp sĩ và các chiến công của họ đã quyết tâm bỏ nhà ra đi làm hiệp sĩ, sống cuộc đời lang thang nay đây mai đó. Mục đích ra đi của Đôn Ki-hô-tê là diệt trừ cái ác và lập lại công bằng, cứu nghèo cứu khổ. Đắm mình trong thế giới hiệp sĩ, Đôn Ki-hô-tê cũng chìm đắm trong thế giới hoang tưởng. Vì thế trên mọi nẻo đường ông đi ở đâu ông cũng thấy những tên khổng lồ những con yêu tinh... đang hoành hành gây tội ác. Những tên khổng lồ, những con quái vật đều gắn liền với trí tưởng tượng của Đôn Ki- hô-tê. Trên con đường đi tìm lẽ công bằng ở đời, Đôn Ki-hô-tê còn có một người giám mã rất đỗi trung thành và rất đúng hình mẫu sách vở mà ông đã đọc, đó là người nông dân Xantrô Panxa tốt bụng, hay ăn vô lo và cũng rất yêu đời. Họ cùng đi với nhau trên mọi nẻo đường đất nước, cùng chung hoạn nạn, cùng sẻ chia mọi nỗi buồn.

Ở đây những tên khổng lồ xuất hiện trên con đường thực hiện công lý của nhà hiệp sĩ là những cối xay gió, tới "ba bốn chục chiến cối xay gió giữa đồng", chúng dường như hiện ra đột ngột, bất ngờ và nhanh chóng tạo ra một hoang tưởng trong đầu óc của nhà hiệp sĩ cao lênh khênh mà lại gầy còm một cách thảm hại đang ngất nghểu trên lưng con chiến mã Rôxinantê cũng gầy còm tới mức chỉ còn da bọc xương. Luôn luôn mơ ước lập được các chiến công như các hiệp sĩ thời xưa cho nên Đôn Ki-hô-tê thấy rằng đây là một dịp tốt: "Vận may run rủi khiến cho sự nghiệp của chúng ta đẹp quá sự mong muốn. Này, anh bạn Xantrô Panxa, anh có trông thay mấy chục tên khổng lồ kia không? Để ta xông ra kết liễu đời chúng; với những chiến lợi phẩm thu được chúng ta sẽ trở nên giàu sang phú quý...". Một cánh đồng mênh mông, những chiếc cối xay gió sừng sững quả là một bối cảnh nên thơ cho trí tưởng tượng hoang tưởng, điên rồ của nhà hiệp sĩ. Tuy nhiên người giám mã của chàng thì lại không hoang tưởng chút nào. Vì thế khi nghe chủ nhân nói tới những tên khổng lồ anh ta hỏi ngay: "Những tên khổng lồ nào cơ?" - một câu hỏi cơ hồ như anh ta ở trên trời rơi xuống chứ không phải là giám mã luôn luôn đi kèm sát bên hiệp sĩ mà mình phải phò tá. Đôn Ki-hô-tê chỉ ngay cho anh ta thấy: "Những tên mà anh nhìn thấy ở trước mắt kia kìa. Cánh tay chúng rất dài, có cái tới gần hai dặm". Đầu óc thực tiễn của Xantrô nhận ra ngay sự nhầm lẫn của ông chủ. Anh ta thấy sự cần thiết phải giải thích cho ông chủ: “Xin ngài coi chừng. Cái mà ngài tưởng là người khổng lồ chỉ là những chiếc cối xay gió, còn cái vật trông giống cánh tay là những cánh quạt; khi có gió sẽ quay tròn làm chuyển cối đá bên trong".

25 tháng 10 2016

Một ngày được khép lại cùng giấc ngủ nặng nề đang kéo đến với Xantrô. Còn hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê thì lại tiếp tục bắt chước các trang hiệp sĩ khác từng thức đêm thức hôm để nhớ tới tình nương sau khi đã "bẻ một cành khô, rút cái mủi sắt ở cái cán gẫy lắp vào làm thành một ngọn, giáo mới". Chàng hiệp sĩ không ngủ để mà nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a, cho dù trong trận chiến đấu chống lại lũ khổng lồ có hình thù là những chiếc cối xay gió kia nàng đã không tỏ ra hào hiệp giúp chàng, nàng cũng lại thờ ơ với cả cú "ngã như trời giáng" của chàng nữa. Cho dù vậy, là một hiệp sĩ chân chính Đôn Ki-hô-tê luôn tỏ ra trung thành với tình nương của mình mà biểu hiện độc đáo nhất là không ăn không ngủ, bởi vì chàng "nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi". Tiếng cười nhẹ nhàng vừa giễu cợt vừa trêu chọc đã làm cho nhân vật trở nên sống động.

Cho dù những hành động trong thực tế mang tính điên rồ ảo tưởng song lý tưởng vị tha mà Đôn Ki-hô-tê theo đuổi lại rất đáng trân trọng, bởi lẽ anh là người hiệp sĩ chân chính đi tìm tự do, khi Tây Ban Nha tự do bị bóp nghẹt, quyền sống bị chà đạp; ở đó bọn khổng lồ, bọn yêu tinh có mặt khắp nơi, hoành hành mọi nẻo; ở đó cái ác đang tồn tại và vì vậy cũng cần tới những hiệp sĩ chân chính để phò nguy cứu khổ, để tiêu diệt cái ác. Sự kết hợp giữa hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê cũng là một sự kết hợp độc đáo, bởi lẽ ở đây vừa có sự huyễn hoặc lại vừa có sự tĩnh táo mà các nét này lại được phân bố ở cả hai người. Nếu thực hiện một phép lựa chọn theo kiểu tước bỏ những nét tiêu cực ở cả hai nhân vật và kết hợp chúng lại, ta sẽ có một nhân vật hoàn chỉnh đạt tới mức độ lý tưởng. Đó là nhân vật của ước mơ, của khát vọng của những người dân lương thiện ở Tây Ban Nha trong thời kỳ phục hưng.

 

22 tháng 11 2017

a. Mở bài.

- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích;

- Cảm nhận chung về đoạn trích.

b. Thân bài.

* Bốn câu đầu.

- Vẻ đẹp chung của hai chị em.

- Nhịp điệu, hình ảnh được lựa chọn theo bút pháp ước lệ cổ điển “ Mai cốt cách.... mười phân vẹn mười” hoa, tuyết ước lệ cho người phụ nữ, người đẹp.

Hình mảnh mai, sắc rực rỡ, hương quý phái. Tinh thần trắng trong, tinh khiết, thanh sạch. Hai vế đối nhau, câu thơ trở nên tao nhã gợi cảm. Âm điệu nhịp nhàng nhấn mạnh sự đối xứng làm nổi bật vẻ đẹp cân đối hoàn hảo của hai chị em.

* 16 câu tiếp theo:

- Vẻ đẹp của Thúy Vân và tài sắc của Thúy Kiều.

- Bốn câu tả Thúy Vân.

+ Hình ảnh: Khuôn mặt đầy đặn, cân đối phúc hậu, suối tóc óng như mây, điệu cười, giọng nói đoan trang, làn da sáng hơn tuyết.

Tác giả miêu tả Thúy Vân toàn vẹn bằng những nét ước lệ hình ảnh ẩn dụ thích hợp, tinh tế từ khuôn mặt, nét mày, điệu cười giọng nói, mái tóc, làn da. Kì diệu hơn Nguyễn Du vừa miêu tả nhan sắc đã cho thấy ngay số phận an bài hạnh phúc của nhân vật.

- 12 câu tả Kiều.

+ Số lượng câu chứng tỏ Nguyễn Du dùng hết bút lực, lòng yêu mến vào nhân vật này. Lấy Vân làm nền để làm nổi bật Kiều, Vân xinh đẹp là thế nhưng Kiều còn đẹp hơn. Nếu Vân đẹp tươi thắm, hiền dịu thì Thúy Kiều lại đẹp sắc sảo “nghiêng nước, nghiêng thành”

- Trích dẫn: Thơ

- Nhận xét: Kiều đẹp tuyệt đối,

- Phân tích: bằng nghệ thuật ước lệ, tác giả điểm xuyết một đôi nét dung nhan khiến Thúy Kiều hiện lên rạng rỡ :

   + “làn thu thủy”: đôi măt trong xanh như nước mùa thu gợi cảm mà huyền ảo.

   + “ nét xuân sơn”: nét mày thanh thản tươi xanh mơn mởn đẹp như dáng núi mùa xuân tươi trẻ.

- Phân tích: phép tu từ nhân hóa, từ ngữ chọn lọc thể hiện thái độ của thiên nhiên với Kiều. Với vẻ đẹp của Vân thiên nhiên chẳng đố kị mà chịu thua, chịu nhường còn với vẻ đẹp của Kiều “hoa ghen”, “ liễu hờn” thể hiện sự đố kị.

- Tả vẻ đẹp lấy từ điển cố “nhất cố khuynh thành, tái cố khuynh quốc” tạo sự súc tích, có sức gợi lớn làm bật vẻ đẹp có sức hút mạnh mẽ

* Tóm lại: Vẻ đẹp của Kiều gây ấn tượng mạnh, một trang tuyệt sắc.

- Không chỉ là giai nhân tuyệt thế mà Kiều còn rất đa tài: Tài đánh đàn, Soạn nhạc: khúc “ bạc mệnh oán” (Tâm hồn đa sầu, đa cảm, phong phú. Khúc nhạc dự đoán cho số phận đau khổ, bất hạnh của Kiều sau này).

- So với đoạn tả Thúy Vân, chức năng dự báo còn phong phú hơn.

- Những câu thơ miêu tả nhan săc, tài năng dự đoán số phận đã thể hiện quan niệm “ thiên mệnh” của nho gia, thuyết tài mệnh tương đố” của Nguyễn Du.

- Nét tài hoa của Nguyễn Du bộc lộ rõ nét trong nghệ thuật tả người ở đoạn thơ.

- Bút pháp nghệ thuật có tính truyền thống của thơ văn cổ nhưng ông đã vượt lên được cái giới hạn đó. 16 câu tả vẻ đẹp của hai chị em Kiều gần như đầy đủ vẻ đẹp của người phụ nữ theo quan niệm xưa: Công – dung – ngôn – hạnh. Tài ấy thể hiện cả ở tả tình, tâm hồn của nhân vật và dự báo số phận nhân vật.

* Đức hạnh và phong thái của hai chị em Kiều.

- Cuộc sống “êm đềm”, “ phong lưu” khuôn phép, đức hạnh mẫu mực.

- Đoạn cuối: khép lại bức chân dung của hai chị em Thúy Kiều đồng thời khép lại toàn đoạn trích khiến nó thêm chặt chẽ với tác phẩm, với số phận từng nhân vật. Vân êm ái, Kiều bạc mệnh.

- Cách miêu tả: giới thiệu chính xác số phận từng nhân vật.

Cuối đoạn miêu tả vẫn trong sáng, đằm thắm như chở che bao bọc cho chị em Kiều – 2 bông hoa vẫn còn trong nhụy.

* Nhận xét chung về nội dung, nghệ thuật.

c. Kết bài:

Khẳng định vẻ đẹp trong sáng thanh cao của chị em Thuý Kiều. Nghệ thuật miêu tả nhân vật tài tình, tình cảm yêu quý trân trọng của tác giả dành cho Vân, Kiều.