K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2023

1. ý nghĩa thắng lợi

 

      Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhân dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ trong thế kỷ 20, giành độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc Việt Nam yêu quý, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài 115 năm của chủ nghĩa thực dân trên  đất nước ta. Nhân dân ta gạt bỏ được trở ngại lớn nhất trong cuông cuộc hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất đất nước, tiến lên CNXH. Do đó, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

 

      Đối với nhân dân ta

 

      - Thắng lợi  của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đánh dấu bước ngoặt  rất cơ bản, quyết định của con  đường cách mạng mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra từ trong Chính cương vắn tắt năm 1930 - Con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tự do, ấm no, hạnh phúc.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kế tục thắng lợi Cách mạng tháng 8-1945, phát huy thắng lợi  của cuộc kháng chiến  chống thực dân Pháp (1945-1954), là trận đánh quyết định nhất  của cuộc  chiến đấu 30 năm (1945-1975) gian khổ, ác liệt, giành lại và giữ vững nền độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc. Từ đây, cả dân tộc ta tiến vào kỷ  nguyên mới: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi nghèo nàn, lạc hậu, tạo lập cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công bằng, dân chủ, văn minh.

 

      - Qua cuộc chiến đấu và chiến thắng, Đảng ta, nhân dân ta, quân đội ta, cả dân tộc ta và mỗi người Việt Nam được rèn luyện cả về phẩm chất và tài năng, càng nhận thức sâu sắc hơn, đúng đắn hơn vị trí, khả năng và sức mạnh của mình trong thời đại mới.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã nâng vị thế chính trị của Việt Nam trên thế giới lên một tầm cao mới và là niềm tự hào của mỗi người dân trong thế kỷ XX và mai sau.

 

      Đối với thế giới

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là một thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì độc lập, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã đập tan cuộc phản công lớn nhất, kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, của chủ nghĩa đế quốc vào trào lưu cách mạng của thời đại mà mũi nhọn là phong trào giải phóng dân tộc, mở  đầu sự phá sản của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước làm sáng tỏ tính hiện thực, tính phổ biến của xu thế phát triển của loài người tiến bộ, góp phần động viên cổ vũ các dân tộc dũng cảm, kiên cường giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người và trực tiếp góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc của nhân dân hai nước láng giềng Lào và Campuchia anh em.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là biểu tượng mới về sức mạnh của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, làm tiêu tan huyền thoại về sức mạnh của đế quốc Mỹ.

 

      - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã nêu bật một chân lý: Trong thời đại ngày nay, một dân tộc nước không rộng, người không đông, kinh tế kém phát triển, song dân tộc ta đã đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh kiên quyết dưới sự lãnh đạo của một đảng mác xít-lêninít, có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thì hoàn toàn có thể đánh bại mọi thế lực xâm lược.

 

      2. Nguyên nhân thắng lợi

 

      1. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nhân tố quyết định hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

 

      Đảng ta nhận rõ sứ mạng, trọng trách lịch sử của mình trước giai cấp, trước dân tộc và phong trào cách mạng thế giới, đã ra sức xây dựng mình vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, theo đúng nguyên lý xây dựng Đảng macxít-lêninnít. Do vậy, đã đáp ứng ngày càng đầy đủ những yêu cầu rất khắt khe về sức mạnh tiền phong chiến đấu của một đảng giữ vai trò quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc ta. Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã kịp thời đưa ra đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, đồng thời kiên quyết chỉ đạo thực hiện bằng được mục tiêu, con đường nhiệm vụ cách mạng đặt ra.

 

      2. Nhân dân và các LLVT nhân dân ta đã phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, một lòng đi theo Đảng, đi theo Bác Hồ, chiến đấu dũng cảm ngoan cường, bền bỉ, lao động quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH và vì quyền sống của con người.

 

      Đó là thắng lợi của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, ngoan cường, bền bỉ và anh dũng; thắng lợi của bản lĩnh và trí tuệ của nhân dân và các LLVT nhân dân ta trong cả nước, của hàng chục triệu đồng bào yêu nước trên tuyến đầu Tổ quốc đã nêu cao tấm gương kiên cường, bất khuất. Người trước ngã, người sau tiến lên đạp bằng mọi chông gai thử thách, quyết tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt. Đồng bào, chiến sĩ miền Bắc luôn hướng về miền Nam ruột thịt, động viên con em lên đường "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", lao động quên mình, tạo ra cơ sở vật chất xây dựng CNXH, thực sự là hậu phương lớn chi viện toàn diện, liên tục cho cuộc kháng chiến ở miền Nam. Đồng thời, trực tiếp đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của địch, bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN.

 

      3. Cả nước đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, trên dưới một lòng triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

 

      Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đứng trước những khó khăn thử thách, truyền thống quý báu đó càng được phát huy cao độ. Trong Đảng, đoàn kết thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng đã tạo nên sức mạnh lãnh đạo cách mạng nâng cao lòng tin của toàn  dân với Đảng và trở thành động lực xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Nhân dân ta đoàn kết trong chiến đấu, lao động sản xuất, khắc phục khó khăn, thiếu thốn, thống nhất về chính trị, về nhận thức và hành động, trên cơ sở tình cảm giai cấp, tình đồng chí, nghĩa đồng bào. Điểm nổi bật về sự đoàn kết thống nhất là tình đoàn kết Bắc - Nam. Sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã trở thành nhân tố quan trọng, sức mạnh to lớn, góp phần đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.

 

      4. Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh Mỹ và thắng Mỹ.

 

      Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta ra sức tăng cường đoàn kết quốc tế, coi đó là một bộ phận hợp thành của đường lối chống Mỹ, cứu nước và đặt hoạt động đối ngoại, đấu tranh ngoại giao thành một mặt trận có tầm quan trọng chiến lược, góp phần tạo nên sự vượt trội về thế và lực của nhân dân ta; tạo nên một mặt trận rộng lớn của nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam và ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược.

 

      5. Đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia.

 

      Phát huy truyền thống láng giềng anh em gắn bó với nhau từ xa xưa, Đảng và nhân dân ta đã chủ động đoàn kết, liên minh chiến đấu với nhân dân Lào, nhân dân Campuchia. Sự đoàn kết liên minh đó được thể hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, lợi ích của mỗi nước, cùng nhau đoàn kết chống kẻ thù chung, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia cho cả ba dân tộc.

 

 

24 tháng 3 2016

* Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

- Kháng chiến chống Tống thời tiền Lê (981)

- Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ nhất (1258)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285)

- Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ ba (1287-1288)

- Khởi nghĩa Lam Sơn - chống quân Minh (1418-1427)

* Ý nghĩa lịch sử:

- Ghi vào lịch sử dân tộc với những chiến công chói lọi

- Đập tan tham vọng bá quyền của bon phong kiến phương Bắc.

- Bảo vệ được những thành quả xây dựng đất nước của tổ tiên, giữ vững nền độc lập, tự chủ của nhân dân đại việt.

- Thể hiện tài năng lãnh đạo, tinh thần đoàn kết chiến đấu, tinh thần anh dũng của quân dân ta.

- Lòng tự hào dân tộc, niềm tin vững chắc vào sức mạnh dân tộc, vượt qua mọi khó khăn thử thách và chiến thắng vẻ vang.

* Bài học kinh nghiệm:

- Có đường lối đấu tranh đúng đắn, phát huy sức mạnh của cả dân tộc, thể hiện qua cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên.

- Kháng chiến toàn diện: kết hợp quân sự, ngoại giao, thơ văn trong kháng chiến chống Tống lần thứ hai (1075-1077)

- Kháng chiến trường kì thể hiện trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân Minh xâm lược.

- Nghệ thuật quân sự độc đáo: chớp thời cơ, thể hiện qua hầu hết các cuộc kháng chiến.

- Chủ động tấn công như trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2, chọn chỗ yếu của địch mà tấn công, thực hiện "vườn không nhà trống" trong kháng chiến chống Mông - Nguyên.

25 tháng 3 2016
Tên triều đại, tên cuộc khởi nghĩaThời gianQuân xâm lượcNgười chỉ huyChiến thắng lớn
Tiền Lê981TốngLê HoànBạch Đằng, Chi Lăng
1075 - 1077 TốngLý Thường KiệtNhư Nguyệt
Trần1258, 1285, 1287 - 1288Mông - NguyênCác vua Trần, Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo...Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Bạch Đằng
Hồ1407MinhHồ Quý LyThất bại
Khởi nghĩa Lam Sơn1418 - 1427MinhLê Lợi, Nguyễn TrãiTốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang

 

*Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và truyền thống dấu tranh giành độc lập dân tộc tốt đẹp của nhân dân ta.

 

14 tháng 6 2019

Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 980 thế kỉ X)

Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (năm 1258, 1285, 1287 – 1288 của thế kỉ XIII)

Kháng chiến chống quân Tống thời Lí (năm 1077 thế kỉ XI)

Khởi nghĩa Lam Sơn (cuối thế kỉ XIV)

17 tháng 5 2018

Đáp án C

Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 980 thế kỉ X)

Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (năm 1258, 1285, 1287 – 1288 của thế kỉ XIII)

Kháng chiến chống quân Tống thời Lí (năm 1077 thế kỉ XI)

Khởi nghĩa Lam Sơn (cuối thế kỉ XIV)

7 tháng 12 2021

C

Cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm tiêu biểu để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là Khởi nghĩa Lam Sơn :

* Diễn biến :

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi.

- Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc.

- Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
- Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân.

- Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. - Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

* Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

* Ý nghĩa lịch sử :

+ Cuộc khởi nghĩa Lam Son thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (Trung Quốc).

+ Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.
Chúc ban học tốt okthanghoa

31 tháng 1 2017

Sao nhiều bạn hỏi câu này quá vậy taohobatngo

17 tháng 3 2022

Trong suốt hàng nghìn năm dân tộc ta kháng chiến chống ngoại xâm, đạo lý nhân nghĩa chính là lý tưởng của nhân dân ta. Chúng ta không hề có ý định xấu, xâm chiếm các nước khác và không coi trọng sự tự do của họ. Thay vào đó, chúng ta đứng lên chiến đấu, giết người là vì nhân nghĩa, bảo vệ tổ quốc, quê hương, làm theo lẽ phải, đánh tan bọn giặc ngoại xâm thay vì hành vi bất chính ngược lại của bọn xâm lược đó. Chúng giết người chỉ vì muốn chiếm đất nước ta, chỉ vì không coi đất nước chúng ta chủ quyền vì vậy hành vi của chúng là bất chính. Suốt một khoảng thời gian kéo dài rất lâu đó, ông cha ta đã đứng lên, giết người nhưng là vì đạo lý nhân nghĩa, vì thương dân và căm hận bọn phản nước và bọn xâm lược

17 tháng 3 2022

Trong cuộc kháng chiến ngoại xâm , con người ta đã dùng đạo lí nhân nghĩa cho suốt cuộc xâm chiếm.Nhân dân ta chưa có ý nghĩ hay việc làm gì để hại các quốc gia khác , luôn để các quốc gia được bình yên ,sống trong hoà bình . Vậy mà , có những quốc gia muốn xâm chiếm nước Việt Nam , lấy làm của riêng cho đất nước mình . Để Việt Nam lâm vào bước đường cùng .Nhưng do ý chí cương quyết mà tất cả con người Việt Nam đã đứng lên đấu tranh , chiến đấu hết mình để lấy lại hoà bình cho đất nước Việt Nam . Từng người giặc đã phải bỏ chạy , bái phục với lòng yêu nước , không chịu khuất phục dù trong mọi hoàn cảnh . Thế là sau cuộc đấu tranh quyết liệt , bọn giặc vẫn không chịu tha cho con người Việt Nam , vẫn muốn giành bằng được Việt Nam , vậy nên tất cả con người Việt Nam từ già đến trẻ đã quyết tâm đứng lên để đánh đuổi bọn giặc. Suốt hơn mấy trăm năm , Việt Bấm ta vẫn thù hận về những bọn giặc muốn phá nước .

Nguyên nhân không thành công trong giai đoạn này là:

-Kẻ địch vẫn còn quá mạnh: Pháp lúc đó lực lượng của họ vừa được đào tạo chính quy rất tốt, bên cạnh đó họ còn có vũ khí hạng nặng, vượt trội quân ta rất nhiều

-Lực lượng chúng ta vẫn còn rất yếu

-Đường lối đánh giặc của chúng ta chưa phù hợp với thời đại: Trong giai đoạn 1858-1918, chúng ta có 2 khuynh hướng chủ yếu chống Pháp là khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng dân chủ tư sản. Rất tiếc là cả hai khuynh hướng này đều không phù hợp với tình hình thực tiễn, hoặc nói thẳng ra là không phù hợp với cách mạng Việt Nam vì:

+Lực lượng lãnh đạo của chúng ta chưa đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam

+Chúng ta chưa có đường lối đúng đắn

+Chúng ta chưa thu hút được đông đảo quân chúng nhân dân tham gia kháng chiến

 

7 tháng 2

Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam không thành công có thể do một số nguyên nhân chính sau:

1. Sự chia rẽ và xung đột nội bộ: Trong quá trình chiến đấu chống ngoại xâm, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với sự chia rẽ và xung đột nội bộ. Các lực lượng địa phương, giai cấp, tôn giáo khác nhau không luôn đồng lòng và đồng thuận trong việc chống lại kẻ thù chung, làm suy yếu sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến.

2. Sự quân bị và kỹ thuật kém cỏi: Trong một số trường hợp, các cuộc kháng chiến gặp khó khăn do sự thiếu hụt về vũ khí, trang thiết bị và kỹ thuật quân sự. Đối diện với kẻ thù có sức mạnh vũ trang, dân tộc Việt Nam không thể duy trì cuộc kháng chiến trong thời gian dài hoặc không thể đánh bại kẻ thù.

3. Sự can thiệp của các lực lượng ngoại bang: Trong quá trình kháng chiến, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với sự can thiệp của các lực lượng ngoại bang, bao gồm cả quân đội và chính trị của các quốc gia khác. Sự can thiệp này đã làm cho cuộc kháng chiến trở nên phức tạp hơn và gây khó khăn cho việc đạt được mục tiêu độc lập, tự do.

4. Chiến lược và lãnh đạo không hiệu quả: Một số cuộc kháng chiến thất bại do thiếu sự tổ chức tốt và lãnh đạo không hiệu quả từ phía lãnh tụ. Sự thiếu điều phối và kế hoạch chiến lược rõ ràng đã làm cho cuộc kháng chiến trở nên mất phương hướng và không thể hiện được sức mạnh tổng hợp của dân tộc.

5. Sự thay đổi trong đối thủ và tình hình quốc tế: Các cuộc kháng chiến thất bại cũng có thể do sự thay đổi trong đối thủ và tình hình quốc tế. Các biến động địa chính trị và quân sự ở các quốc gia lân cận có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ lực lượng và chiến lược của dân tộc Việt Nam.

Tóm lại, sự kết hợp của các nguyên nhân nội bộ và ngoại cảnh đã góp phần làm cho các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam không thành công trong một số trường hợp.

3 tháng 4 2017

Tên cuộc kháng chiến

Thời gian

Bắt đầu

Kết thúc

Chống Tống

10/1075

3/1077

Chống Mông- Nguyên

Lần 1

1/1258

29/1/1258

Lần 2

1/1285

5/1285

Lần 3

12/1287

4/1288

c/ Đường lối đánh giặc

- Chống Tống: chủ động đánh giặc, buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta.

- Chống Mông- Nguyên: “vườn không nhà trống”.

d/ Tấm gương tiêu biểu

- Thời Lý: Lý Thường Kiệt, Lý Kế Nguyên…

- Thời Trần: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông…

+Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhờ tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của quân dân và quân đội nhà Trần . - Mưu trí, sáng tạo trong chiến lược của Vua Trần và Trần Hưng Đạo. - Cách đánh giặc đúng “Lấy ít đánh nhiều , lấy yếu đánh mạnh”; “đỏan binh thắng trường trận”. + Ý nghĩa lịch sử: - Đập tan tham vọng xâm lược của quân thù, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. - Củng cố niềm tin và xây dựng khối đoàn kết toàn dân. - Kế hoạch bành trướng xuống phương Nam và Đông Nam Á bị phá tan.
3 tháng 4 2017

) Lý : 1075 - 1077

Trần :

_Lần 1 : 1/1258 - 29/1/1258

_ Lần 2 : 1/1285 - 5/1285

_Lần 3 : 1287 - 1288

b)không biết

c) Tống : Lý Thường Kiệt

Nguyên - Mông : Trần Thái Tông ; Trần Nhân Tông ; Trần Quốc Tuấn

d) không biết

e) Chông Tống :

Nguyên nhân thắng lợi:

-Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều.

-Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc.

- Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.

-Thứ tư, nguyên nhân khách quan : khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược ; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống ; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động...

Ý nghĩa lịch sử :

- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.

- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.

Chống Nguyên - Mông :

Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhờ tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của quân dân và quân đội nhà Trần .
- Mưu trí, sáng tạo trong chiến lược của Vua Trần và Trần Hưng Đạo.
- Cách đánh giặc đúng “Lấy ít đánh nhiều , lấy yếu đánh mạnh”; “đỏan binh thắng trường trận”.
Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng xâm lược của quân thù, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
- Củng cố niềm tin và xây dựng khối đoàn kết toàn dân.
- Kế hoạch bành trướng xuống phương Nam và Đông Nam Á bị phá tan.