K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2017

Các nước đang tiến hành công nghiệp hóa có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nghành công nghiệp này ngày càng góp nhiều hơn và GDP của từng quốc gia Kinh tế phát triển chưa vững chắc vì dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.

23 tháng 7 2018

Đáp án

Nguyên nhân các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc vì:

- Việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước.  (1 điểm)

- Các nước Đông Nam Á phát triển nhiều ngành kinh tế dựa vào hai thế mạnh chủ yếu là nguyên liệu và lao động, hai thế mạnh này sẽ giảm dần vai trò trong tương lai.  (1 điểm)

- Năm 1997-1998 khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ Thái Lan làm cho kinh tế nhiều nước tăng trưởng âm.  (1 điểm)

- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.  (1 điểm)

20 tháng 2 2018

Các nước đang tiến hành công nghiệp hóa do có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp ngày càng đóng góp nhiều hơn vào GDP của từng quốc gia. Kinh tế phát triển chưa vững chắc vì dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.

Các nước đang tiến hành công nghiệp hóa do có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp ngày càng đóng góp nhiều hơn vào GDP của từng quốc gia. Kinh tế phát triển chưa vững chắc vì dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước,...

31 tháng 3 2017

Các nước đang tiến hành công nghiệp hóa do có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp ngày càng đóng góp nhiều hơn vào GDP của từng quốc gia. Kinh tế phát triển chưa vững chắc vì dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước,...

Giúp Em Với Ạ <3Chủ đề: Tình hình phát triển kinh tế-xã hội các nước châu ÁCâu 1. Những khu vực nào của châu Á có nền nông nghiệp phát triển nhất?A. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.           B. Tây Nam Á.C. Trung Á.                                                D. Bắc Á.Câu 2. Cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á làA. Ngô.          B. lúa mì.          C. lúa gạo.            D. khoai tây.Câu 3. Hiện nay hai quốc gia có sản lượng lương...
Đọc tiếp

Giúp Em Với Ạ <3

Chủ đề: Tình hình phát triển kinh tế-xã hội các nước châu Á

Câu 1. Những khu vực nào của châu Á có nền nông nghiệp phát triển nhất?

A. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.           B. Tây Nam Á.

C. Trung Á.                                                D. Bắc Á.

Câu 2. Cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á là

A. Ngô.          B. lúa mì.          C. lúa gạo.            D. khoai tây.

Câu 3. Hiện nay hai quốc gia có sản lượng lương thực lớn nhất ở châu Á là

A. Thái Lan Và Trung Quốc.                  B. Trung Quốc và Việt Nam.

C. Việt Nam và Thái Lan.                       D. Trung quốc và Ấn Độ.

Câu 4. Hiện nay hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất ở châu Á là

A. Thái Lan Và Trung Quốc.                  B. Trung Quốc và Việt Nam.

C. Việt Nam và Thái Lan.                       D. Trung quốc và Ấn Độ.

Câu 5. Các nước Tây Nam Á trở thành những nước có thu nhập cao phần lớn là nhờ vào:

A. Tài nguyên thiên nhiên dồi dào.                  B. Có công ngệ hiện đại.

C. Tài Nguyên dầu mỏ rất lớn.                         D. Lĩnh vực dịch vụ rất phát triển.

Câu 6. Nhìn chung dịch vụ tiêu dùng ở châu Á phát triển mạnh là do dựa trên lợi thế về:

A. Dân số đông, nguồn lao động dồi dào.          B. Trình độ lao động cao.

C. Có công nghệ tiên tiến.                                  D. Thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.

 

0
LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
18 tháng 1 2021

- Nửa đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa, nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào việc sản xuất lương thực. Ngoài ra các nước còn phải trồng các loại cây hương liệu, cây công nghiệp và phát triển công nghiệp khai khoáng để cung cấp nguyên liệu cho các nước đế quốc.

- Ngày nay, việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á. Do có nguồn nhân công dồi dào, tài nguyên thiên nhiên và nguồn nông phẩm nhiệt đới phong phú, lại tranh thủ được vốn và công nghệ của nước ngoài, các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

- Những năm 1997 - 1998 do khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan ra các nước trong khu vực và kéo theo sự suy giảm kinh tế của nhiều nước, mức tăng trưởng giảm, sản xuất bị đình trệ, nhiều nhà máy phải đóng cửa, công nhân thất nghiệp.

- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực. Nhiều cánh rừng bị khai thác kiệt quệ ; nguồn nước, không khí bị ô nhiễm nặng bởi các chất phế thải, đặc biệt là ở các trung tâm công nghiệp.

18 tháng 1 2021

Các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc, do:

- Ảnh hưởng của 2 cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 -1998 và  2008, đã làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực.

- Chưa áp dụng được công nghệ hiện đại trong các ngành sản xuất, còn phụ thuộc vào các nước phát triển.

- Chưa có chính sách thực sự đúng đắn cho sự phát triển công nghiệp- dịch vụ.

- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực  (ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên,..).

30 tháng 4 2021

D. Phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc

30 tháng 1 2022

Tham khảo

*Đặc điểm kinh tế:

1.Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển nhanh song chưa vững chắc

-Sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á

-Nền kinh tế đã trải qua thời kì khủng hoảng tài chính từ năm 1997-1998 làm tăng trưởng kinh tế nhiều nước giảm sút nhanh

-Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của các nước,đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại,đe dọa sự phát triển của khu vực

2.Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi:

-Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm,tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng phản ánh quá trình công nghiệp hóa của các nước

-Phần lớn các ngành sản xuất tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng và các vùng ven biển

30 tháng 1 2022

TK:

Đặc điểm nền nông nghiệp các nước Đông Nam Á
Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới phát triển mạnh.
- Lúa gạo là cây lương thực chính. Sản lượng lúa của các nước trong khu vực không ngừng tăng, từ 103 triệu tấn năm 1985 lên 161 triệu tấn năm 2004. In-đô-nê-xi-a có sản lượng cao nhất khu vực, Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.
- Khu vực Đông Nam Á phát triển mạnh các cây công nghiệp nhiệt đới. Cao sư được trồng nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Việt Nam. Cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, sau đó là In-đô-nê-xi-a. Ngoài ra, khu vực Đông Nam Á còn là nơi cung cấp cho thế giới các san phảm từ nhiều lợi cây lấy dầu, cây lấy sợi.
- Cây ăn quả được trồng hầu hết ở các nước trong khu vực.
Ngành chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành chính trong ngành nông nghiệp. Các nước trong khu vực phát triển mạnh về chăn nuôi đại gia súc và nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản.'

Công nghiệp

- Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu => tích lũy vốn.

- Các ngành:

+ Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử (do liên doanh với các hãng nổi tiếng nên sản phẩm có sức cạnh tranh) => trở thành thế mạnh của nhiều nước.

+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, than,…

+ Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, … => Phục vụ xuất khẩu.

+ Sản lượng điện lớn 439 tỉ kWh (2003) nhưng lượng điện tiêu dùng bình quân đầu người còn thấp.