K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 1 2022

Mỗi lần đến với xứ Huế mộng mơ là em lại được chìm đắm trong vẻ đẹp cổ kính của nơi đây. Từ những đình lăng, những vườn cây, những ngọn đồi… Nhưng đẹp nhất và đáng nhớ nhất, vẫn là dòng sông Hương.

Sông Hương thì ai cũng biết, bởi nhắc tới Huế là nhắc đến dòng sông. Đây là một con sông lớn, chảy vút từ rừng núi đại ngàn, băng qua những trầm tích, uốn qua những ruộng đồng rồi mới về đến thành phố. Đây cũng gần như là đoạn gần cuối của con sông rồi. Thế nên nước trôi rất phẳng lặng. Khiến đôi lúc, em tưởng như là con sông đang đứng yên chứ không có chảy nữa. Lòng sông rộng và sâu, bốn mùa đong đầy, như tình cảm chan chứa của những người con xứ Huế. Nước sông Hương xanh thẳm như là bầu trời mùa thu. Mỗi khi có gió nhẹ lướt qua, mặt hồ lại gợn sóng lăn tăn như muôn ngàn vảy cá. Ban ngày, trên dòng sông là những chiếc tàu thuyền lớn chở hàng tấp nập ngược xuôi. Ồn ã mà hòa vào thành phố nhộn nhịp. Nhưng khi đêm về, dòng sông như trở về là dòng sông của mấy trăm năm trước, với những chiếc thuyền rồng, với những giai điệu nhã nhạc cung đình, với những điệu hò từ xa xưa. Hai bên bờ sông là những ngôi làng nhỏ, những vạt cây xanh biếc. Đó là những vách ngăn để giữ dòng sông yên bình lặng lẽ khỏi phố thị ồn ào.

Em yêu dòng sông Hương, như em yêu quý con người và mảnh đất Huế vậy. Em mong rằng, dù xã hội ngày càng phát triển, thì dòng sông ấy vẫn sẽ giữ mãi được vẻ đẹp bình yên của mình.

25 tháng 1 2022

mik ko biết bài đó

nếu co thể bạn gửi ảnh hoạc nhán lên đc ko

18 tháng 1 2022

Tham Khảo !

Mỗi năm có bốn mùa, mùa nào cũng có đặc điểm riêng của chính mình, mùa hạ thì cho ta cái nắng với một chút gió nhẹ thoảng đâu đó là sự chia ly là những giọt nước mắt của cô cậu học trò, mùa thu thì cho ta cái cảm giác của nỗi buồn, cái buồn man mác mà nhẹ nhàng theo đó là chút nắng nhẹ chứ không gay gắt như mùa hạ, mùa đông là mùa của ấm áp, nói vậy không phải vì mùa đông ấm mà chính cái se se lạnh, chính những cơn gió đến lạnh buốt cho con người ta cảm nhận được sự ấm áp, sự ấm áp của người đối với người, giữa những tình cảm mà ta dành cho nhau. Và cuối cùng đặc biệt nhất vẫn là mùa xuân, mùa của sự sum vầy, hội họp.

Kết thúc của mùa đông, của cái lạnh giá ta sẽ thấy được tiết trời dần  thay đổi, dần cho ta những tia nắng nhẹ nhàng ấm áp, đâu đó mỗi chiều lại là những cơn gió se lạnh như thoáng giận hờn tia nắng, đưa những tia nắng dần tan. Cây như khô cằn, lá cũng cạn khô, thấp thoáng đâu đó là những cây trơ trọi lá vậy mà mùa đông vừa qua đi cây lá lại như chứa chan một sức sống mới , sức sống mãnh liệt mà mùa xuân mang lại, trên cây hiện dần ra những chồi non nhỏ xanh mơn mởn như muốn vươn lên, như muốn đưa sự sống tươi trẻ trở lại sau những tháng năm héo úa. Tiết trời cũng dần thay đổi, trong xanh, nắng nhẹ nhưng lại man mát những cơn gió. Con người lại càng thay đổi, như vui vẻ hơn, tấp nập nhộn nhịp tạo một bầu không khí ấm áp hơn, trên môi của mỗi người là nụ cười tươi tắn như muốn trao gửi niềm vui đó cho nhiều người hơn cũng như để đón nhận sự may mắn đầu năm. Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm mới, mỗi đứa con xa nhà, xa quê hương lại được sum vầy. Khi bắt đầu mùa xuân cũng là lúc tất cả con người Việt Nam đón tết, theo dân gian gọi là tết đoàn viên, hai chữ đoàn viên nghe sao mà ấm lòng mà mong nhớ. Có rất nhiều người, rất nhiều những đứa con phải nhà, xa quê hương cho dù là muốn hay không, có những con người mang trong mình khao khát trở về, trở về để lại được nghe tiếng mẹ, nghe tiếng gọi của gia đình, trở về để sum họp bên người thân bạn bè, trở về để ngồi bên mâm cơm gia đình, bữa cơm mà mẹ tự tay nấu. Trở về, nghe thì thật dễ mà sao khó thực hiện quá, có những người đi đến ba, bốn năm mới trở về, khoảng thời gian và không gian đó phải chăng chỉ có mùa xuân mới có thể mang lại. Vừa mới đó là những giọt nước mắt vậy mà chỉ sau vài câu nói đã là những nụ cười trên môi trên khuôn mặt rạng rỡ cũng như thời tiết vậy vừa mới nắng lại đâu đó là những cơn mùa phùn, cơn mưa đầu xuân. Mưa không lớn chỉ nhẹ nhàng và lất phất chẳng đủ ướt áo ai nhưng lại cho ta một cảm giác tươi mới đến lạ. Mùa xuân là niềm vui của sum họp, là những câu chúc phúc của mọi người là thời gian để củng cố tình thương dành cho nhau, là quan tâm thăm hỏi nhau, là lúc tất cả mọi người trong một gia đình đông đủ nhất là lúc niềm vui nối tiếp niềm vui. Tuy nhiên sau những ngày đầu năm, sau khoảng thời gian bên nhau vẫn là sự chia ly vẫn là những giọt nước mắt vẫn là sự chờ mong tuy nhiên sự chờ mong như được bắt đầu lại chứ không phải mòn mỏi, ít nhất sự chờ mong đó còn có điểm dừng còn biết được mùa xuân đến sẽ lại gặp. Tất cả đều được bắt đầu lại như đúng tên gọi của chính nó, năm mới. Mùa xuân cũng đúng với tên gọi, đúng ý nghĩa như sự tươi trẻ, mạnh mẽ, cũng như là khoảng thời gian đẹp nhất bên gia đình người thân và bạn bè.

Mùa xuân như thời gian để ta điểm lại con người, điểm lại bản thân, xem mình đã thay đổi những gì, là lúc để ta biết được mình đã trưởng thành ra sao và sự thay đổi của từng năm sẽ cho ta biết được mình nên làm gì để đi tiếp những năm tháng sau này.

18 tháng 1 2022

Tham khảo 

Mỗi mùa đều có những nét đẹp khác nhau. Nhưng có lẽ, em cảm thấy yêu thích nhất là mùa xuân - mùa của tiết trời ấm áp, của sự sống đâm chồi nảy lộc.

Mùa xuân là mùa đầu tiên của một năm. Và mỗi khi xuân về, em lại cảm thấy vô cùng thích thú. Mấy ngày trước, bầu trời còn xám xịt, làn gió lạnh lùa qua bên tai. Vậy mà khi xuân đang về, đất trời dường như lột xác. Xuân đến, ánh mặt trời ấm áp hơn hơn. Bình minh của ngày mới lên tỏa ra nhưng ánh nắng lung lung chiếu rọi xua tan lớp mây đen dày đặc bao ngày qua. Bầu trời xanh trong như được gội rửa sau những ngày âm u của mùa đông. Những áng mây như được ai nhuộm trắng, chúng bồng bềnh trôi êm đềm trên bầu trời. Gió xuân cũng trở nên hiền dịu, gió thổi nhẹ nhàng như hát những khúc ca xuân. Thật dễ chịu biết bao khi được cảm nhận không khí của trời xuân.

 

Khi xuân đến, những chồi non như tỉnh dậy sau một giấc ngủ đông thật dài. Tất cả đua nhau đâm chồi nảy lộc xanh mơn mởn. Chính những tia nắng ấm áp của mùa xuân chính là vị thần gõ cửa đánh thức mùa xuân. Muôn loài hoa chỉ chờ đợi đến lễ hội xuân để cùng nhau trẩy hội, cùng nhau khoe hương, khoe sắc. Sắc xuân khiến cho lòng người thêm hân hoan, vui tươi.

Xuân về cũng là lúc con người đón chào năm mới. Đây cũng là thời điểm có dịp Tết cổ truyền của vô cùng quan trọng của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của con người Việt Nam. Mỗi khi Tết đến, mỗi người trong gia đình đều có những công việc riêng. Tuy ai cũng bận rộn, nhưng tất cả đều cảm thấy vui vẻ. Đặc biệt nhất là khi cả nhà cùng gói bánh chưng. Những chiếc lá rong xanh, hạt đỗ vàng, thịt mỡ và gạo trắng thơm. Bố bận rộn dọn dẹp nhà cửa. Mẹ thì đi chợ mua đồ chuẩn bị cho những ngày tết. Anh trai ra chợ hoa mua cây quất, cây đào về trang trí nhà cửa. Em cũng phụ giúp mọi người hoàn thành công việc của mình. Đêm ba mươi, cả nhà em cùng quây quần bên mâm cơm, rồi ngồi xem chương trình văn nghệ. Những ngày đầu năm mới, mọi người mặc quần áo thật đẹp để đi chúc Tết họ hàng. Em cũng chúc Tết ông bà, bố mẹ và nhận được phong bao lì xì đỏ thắm. Không khí hân hoan, vui tươi khiến bao trùm lấy mỗi người.

Mùa xuân - mùa của sự sống, của niềm hạnh phúc và sum vầy. Xuân đến mang bao niềm hy vọng cho mọi người, cho quê hương và đất nước thân yêu của em. Yêu sao mùa xuân - mùa đẹp nhất trong năm.

13 tháng 1 2021

 

Quê hương là con diều biếcTuổi thơ con thả trên đồngQuê hương là con đò nhỏÊm đềm khua nước ven sông "

Mỗi con người sinh ra đều có quê hương, nơi cất tiếng khóc chào đời, nơi chứa đầy những kỉ niệm thời thơ ấu. Tác giả đã thể hiện tình yêu quê hương của mình qua những câu thơ, qua đó để thấy được tấm lòng và tình yêu quê hương của đất nước.

Quê hương là con diều biếcTuổi thơ con thả trên đồng"

Tuổi thơ của mỗi con người đều được gắn liến với các trò chơi dân gian. Có lẽ hình ảnh con diều đã làm nổ bật lên những kỉ niệm của tuổi thơ. Hình ảnh ấy thân thuộc với bao con người. Hay là hình ảnh con đò hằng ngày cùng ta đi tới trường, học biết bao điều mới lạ, và con đò cũng là nơi ta cùng những người bạn trải qua cuộc sống. " Êm đềm " không chỉ là con người mà mọi vật xung quanh đều gợi hình ảnh thân quen và kỉ niệm của tác giả với quê hương mình. Đó là tình cảm mà tác giả đã gửi gắn vào bài thơ.

31 tháng 3 2020

Một cảnh đẹp mà em thích nhất là cảnh hoàng hôn trên đồng quê yên ả, thanh bình.

Khi ông Mặt Trời dần dần xuống sau dãy núi xa xa, ánh nắng vàng ấm áp còn sót lại rải nhẹ trên bờ đê, thảm cỏ, ngả dài trên ruộng lúa. Sóng lúa ánh lên và nhấp nhô trong làn gió thoảng qua. Từ phía chân trời, những đàn chim ríu rít gọi bầy rồi bay về tổ. Đàn sếu nhởn nhơ trên bầu trời rộng và xanh thẳm không cùng.

Xa xa, thấp thoáng bóng người đi tháo nước, be bờ. Những dòng nước mát lành được đưa vào ruộng lúa, chúng hòa vào đất giúp cây lúa có thêm sức mạnh sau một ngày chống chọi với nắng trời. Ánh nắng mỗi lúc một nhạt dần rồi tắt hẳn. Trên đỉnh núi là một màu vàng của ráng chiều bao phủ. Những đàn trâu mải miết gặm cỏ trên đồi:

"Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại”. Thế rồi, tiếng sáo vi vút ngân vang, đàn trâu vểnh tai nghe rồi lững thững đi về, bóng sừng trâu in đậm giữa ruộng đồng yên lặng. Theo sau những đàn trâu no cỏ là đám mục đồng đang trò chuyện râm ran. Tất cả đã làm cho làng quê thêm đẹp. Ngoài đồng, các bác nông dân cũng lần lượt đi về, họ bàn bạc cho vụ mùa sắp đến.

Bấy giờ, ráng chiều cũng nhạt dần rồi không còn nữa. Ánh sáng chỉ còn phảng phất phía tây. Những đám mây xám đục là là bay đến. Bầu trời mịt màu lam thẫm. Sương đêm chập chờn rơi rồi tụ tập trên đầu ngọn cỏ, ẩn hiện trong bóng đêm mờ ảo đang sắp sửa buông xuống. Người đi đường vãn dần, âm thanh trên đường làng cũng lắng chìm sau bóng hoàng hôn. Trong các bụi rậm ven đường, những chú tắc kè rón rén bước ra, rồi chúng tung tăng nhảy nhót, trườn lên những thân cành và cất tiếng kêu vang. Đây đó, văng vẳng tiếng côn trùng trò chuyện trong lòng đất, chúng đã thức dậy sau một ngày ngủ say sưa. Trong làng, nhà nhà đã nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng quê yên tĩnh. Những đàn gà đã lên chuồng kêu tục... tục. Các chị gà mái thì thầm bàn nhau sẽ thức thâu đêm để lo cho việc ngày mai đẻ trứng. Thế rồi, chúng cũng lim dim với giấc ngủ chẳng đợi chờ.

Ôi! Hoàng hôn trôn quê hương em có bao nhiêu lí thú. Em yêu nơi ấy vô cùng.

31 tháng 3 2020

Khi mặt trời bắt đầu xuống núi, lúc đó hoàng hôn bao phủ lấy cả làng quê nơi em ở. Em vẫn thích ngắm cảnh hoàng hôn buông xuống, khiến cho mọi thứ êm ả và thanh bình đến lạ. Em vẫn thích cảm nhận không khí nhẹ nhàng và rất quê đó. Nó giúp cho mọi người thoải mái cảm nhận những phút giây cuối ngày.

Khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống, những tia nắng măt trời bắt đầu héo hon và là là sát mặt đất. Nhìn cánh đồng lúa bảo la khi khoảnh khắc hoàng hôn xuống thật yên bình và nhẹ nhàng. Những làn gió nhẹ nhàng từ đâu thổi về khiến cho những bông lúa nặng trĩu bông khẽ đung đưa từ bên này sang bên khác.

Những chú trâu đang thung thăng gặm cỏ khi sắp kết thúc một ngày bước đủng đỉnh, thong thả chậm rãi bước về nhà theo tiếng sáo diều ở đằng xa. Các cô chú nông dân khi mặt trời tắt nắng cũng dừng công việc đồng áng để trở về nhà chuẩn bị bữa tối ấm cúng bên gia đình.

Ở cái giếng làng của xóm em, có một cây đa rất lớn và cái ao to trồng rất nhiều hoa sen. Mọi người cúi xuống rửa các dụng cụ làm đồng, cười nói rất vui vẻ, tiếng trẻ con reo hò khiến cho khung cảnh làng quê khi chiều muộn trở nên nhộn nhịp hơn.

Trên những mái ngói đỏ tươi có những làn khói trắng lan tỏa ra khắp không gian và mùi cơm thơm lừng. Có lẽ nhà ai đó đang nấu cơm buổi tối. Một khung cảnh thật yên bình, giản dị nhưng ấm áp và than quen biết bao.

Bọn trẻ chúng em khi hoàng hôn buông xuống thường kéo nhau ra đồng và ngắm cảnh mọi người về nhà, ngắm những chiếc xe tải chạy bon bon ở trên đường quốc lộ và ngắm mặt trời rớt núi.

Em rất thích những khoảnh khắc hoàng hôn buông xuống ở làng quê em. Nó thanh bình và rất yên ả

10 tháng 9 2021

Cấu tạo bài văn tả cảnh : 

a) Mở bài :  Giới thiệu bao quát về cảnh mà bn định tả 

b) Thân bài : Tả từng bộ phận của cảnh theo một trình tự nhất định hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian 

c) Kết bài : Kết thúc việc miêu tả một cách tự nhiên hoặc nêu lên cảm nghĩ của người viết 

 

21 tháng 9 2023

Bất cứ một người Việt Nam nào cũng từng nghe và thuộc bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân. Bài thơ đã được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc với ca từ không hề thay đổi, bằng giai điệu mượt mà, trữ tình, đằm thắm. Ai đã từng nghe một lần, không dễ gì quên được.

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp lặp từ ngữ, lặp cấu trúc ngữ pháp câu, biện pháp liệt kê, cấu trúc thơ vắt dòng rất đặc sắc. Khung cảnh làng quê trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam hiện lên thân thương, giản dị mà xúc động lòng người. Những cặp câu thơ dần hiện lên như những thước phim quay chậm, cảnh vật có gần có xa, có mờ có tỏ, có lớn có nhỏ. Nhịp thơ đều đặn, nhịp nhàng, gần như cả bài thơ chỉ có một nhịp 2/4.


Cả ba khổ thơ với những câu thơ cùng một nhịp, kết cấu giống nhau nhưng vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát vô cùng. Phải chăng, vẻ đẹp của những hình ảnh thơ đã làm cho người đọc quên đi hình thức bên ngoài của ngôn ngữ ? Nhà thơ đã biến cái không thể thành cái có thể, và được độc giả nồng nhiệt đón nhận bằng một sự đồng cảm rất tự nhiên. Quê hương là một khái niệm trừu tượng, nhà thơ đã cụ thể hoá nó bằng những hình ảnh sống động. Quê hương không thể tương đương với chùm khế ngọt, đường đi học rợp bướm vàng bay, con diều biếc thả trên cánh đồng, con đò nhỏ khua nước ven sông, cầu tre nhỏ, nón lá nghiêng che, đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng ngoài hè… nhưng tất cả những điều đó lại làm nên một hình ảnh quê hương đẹp đẽ, lung linh, trọn vẹn và thiêng liêng. Người xưa nói: hãy xúc động hồn thơ để ngọn bút có thần. Với lòng yêu quê hương thiết tha, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh quê hương mang hồn quê, cảnh quê, người quê bằng một ngọn bút có thần…

“Quê hương là chùm khế ngọt” – chùm khế ngọt nhỏ bé, ngọt mát, êm dịu, một thứ quà quê thanh đạm, bình dị, quá đỗi bình dị mà sao day dứt và ám ảnh? Có lẽ vị ngọt thanh của khế làm mát dịu lòng ta, trái khế ngọt mang hương vị của ca dao cổ tích, dư vị thắm thiết của tình nghĩa con người. Đấy là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi nhũng người thân yêu của ta ở đó, nơi ta đã đi qua thời thơ dại với con đường đến trường rợp bướm vàng bay.

Hình ảnh con bướm vàng cũng là một hình ảnh thực và đặc sắc của làng quê mà ở thành phố không bao giờ thấy được. Nhà thơ Giang Nam nhớ về tuổi thơ “Có những ngày trốn học đuổi bướm cạnh cầu ao – Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc”, nhà thơ Huy Cận nhớ “Một buổi trưa không biết ở thời nào – Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao – Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ”, và nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa viết bài thơ đầu tiên của mình là bài Con bướm vàng. Ở bài thơ Quê hương nêu trên, hình ảnh con đường đi học “rợp bướm vàng bay” đẹp như một giấc mơ, đẹp như trong truyện cổ tích vậy.

Bài thơ kết thúc bằng một hình ảnh so sánh mang ý nghĩa sâu sắc. Quê hương được so sánh với mẹ vì đó là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng lớn khôn, giống như người mẹ đã sinh thành nuôi ta khôn lớn trưởng thành. Vì vậy, nếu ai không yêu quê hương, không nhớ quê hương mình thì không trở thành một người tốt được. Lời thơ nhắc nhở mỗi chúng ta hãy luôn sống và làm việc có ích, hãy biết yêu quê hương xứ sở, vì quê hương là mẹ và mẹ chính là quê hương, vì “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn” (Chế Lan Viên).

21 tháng 9 2023

giúp với ạ

NG
5 tháng 10 2023

Học sinh có thể tham khảo đoạn văn sau:

      Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được nhà thơ sáng tác vào năm 1958 khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. bài thơ là bức tranh thiên nhiên con người về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào lúc hoàng hôn, cảnh đoàn thuyền đi trên biển đánh bắt cá và cảnh đánh bắt cá vào lúc bình minh. Câu hát hòa cùng với gió khơi là muốn nói đến sự hòa hợp giữa thiên nhiên với con người. Thiên nhiên đang góp sức ủng hộ con người. Câu hát thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, niềm vui lao động, sôi nổi hào hứng. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi có gió làm bánh lái vầng trăng khuyết trên trời cao đã trở thành cánh buồm. Gió và trăng đã trở thành hai bộ phận của con thuyền giúp sức cùng ngư dân đưa đoàn thuyền ra khơi. Sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. 

      Đặt con người trong cuộc tranh tài với thiên nhiên là nhà thơ khẳng định tầm vóc của con người có thể sánh ngang thiên nhiên. Hòa cùng niềm vui to lớn của mọi người, nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Bài thơ đã thể hiện rõ tinh thần của nhân dân lao động lúc bấy giờ và cũng thể hiện rõ cảnh đẹp quê hương đất nước với nguồn tài nguyên phong phú. Tác giả với tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động đã thể hiện được không khí sôi nổi, hào hùng của đất nước ta khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

25 tháng 11 2023

Ta có nên neo gương theo Doraemon không ?

21 tháng 3 2016

Bạn có thể tra gogle :   http://tailieuvan.net/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-ca-hue-tren-song-huong-cua-ha-anh-minh/

22 tháng 3 2016

to chua hoc ban oi