K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tham khảo:

Qua tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" bản thân em cũng như các bạn đọc có rất nhiều suy nghĩ về nhật vật Dế Mèn. Có thể thấy rằng, Dế Mèn đều có điểm tốt và điểm xấu. Trước hết là về điểm tốt, thì Dế Mèn là một chú dế vô cùng tự tin, bản lĩnh, không sợ bất kì ai cũng như thứ gì ở trên đời. Trong cuộc sống, chúng ta cũng cần phải có sự tự tin, thậm chí phải rèn luyện cho mình sự tự tin bởi lẽ nếu không có nó, bạn sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì. Hoặc có làm thì cũng run bần bật, mặt tái xanh. Tuy nhiên, Dế Mèn cũng có rất nhiều điểm xấu. Và điểm xấu này cũng bắt nguồn từ chính sự tự cao, tự đại của chú. Chính nó là nguyên nhân làm cho Dế Choắt mất đi sự sống. Chính nó là bài học quý giá nhất và là bài học đầu tiên của Dế Mèn. Thật vậy, tự tin - rất quan trọng nhưng phải kiềm chế sự tự tin đó. Không thể tự tin quá mức, tự tin một cách thái quá. Không coi ai ra gì, cho mình là giỏi nhất, không ai có thể vượt qua mình. Trong cuộc sống cũng vậy. Đôi lúc bạn phải biết cúi đầu, biết khiêm nhường để làm được nhiều điều, nhiều việc hơn. Để người khác không đánh giá mình là "tinh tướng", "chả làm được gì những lúc nào cũng kiêu căng". Thật vậy, chúng ta hãy phát huy những điểm tốt và hạn chế những điểm xấu của bản thân, và đặc biệt đừng tự tin quá mức để rồi rước họa vào thân nhé!

3 tháng 1 2022

ib anh nek

 

1 tháng 2 2023

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Em tự hóa thân vào nhân vật như chú chim, con chuột ở nhà bên cạnh để chứng kiến câu chuyện.

Thân đoạn:

- Hình ảnh DM đứng trước nấm mộ DC:

+ Kết hợp thêm miêu tả để đoạn văn hay hơn nhé (về không gian ấy)

+ Đôi vai run run, người đừ ra sờ sờ nhìn DC của DM.

+ Nghe những lời nói ân hận của DM: "..." (em trích trong sgk nha)

- Em tự nghiệm ra bài học cho bản thân mình qua việc làm của DM:

+ Không nên kiêu ngạo.

+ Cần biết yêu thương mọi người xung quanh.

Kết đoạn:

- Hành động cuối cùng của em: chia buồn cùng DM.

1 tháng 2 2023

Anh cố làm ra bài văn giúp em được không em không em còn yếu văn lắm

 

17 tháng 4 2021

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

Nguồn: https://lazi.vn/edu/exercise/266294/hay-viet-doan-van-neu-cam-nhan-cua-em-ve-luom-trong-luc-hi-sinh-doan-van-tu-6-8-cau

2 tháng 4 2022

THAM KHẢO NHA

M.1:

Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa tình cảnh của người nông dân vô cùng chân thực. Truyện mở đầu bằng một tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn - mọi người đang cùng nhau gắng sức hộ đê. Thời gian lúc đó là gần một giờ đêm, nước sông Nhị Hà mỗi lúc một cao, trời mưa tầm tã không ngớt. Trong hoàn cảnh đó, người dân ra sức bảo vệ con đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le? Không khí lúc này thật căng thẳng, hãi hùng. Sự đối lập giữa sức người với sức nước đã lên tới điểm đỉnh: “Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cù cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Những lời bình luận của nhà văn gợi cho người đọc cảm nhận được một thái độ đồng cảm, đau xót của tác giả. Vậy mà trong hoàn cảnh đó, viên quan phụ mẫu vẫn thản nhiên ngồi chơi bài, bỏ mặc người dân một mình chống chọi với bão lũ. Sự đối lập giữa khung cảnh ngoài đê và trong đình, giữa nhân dân và quan phụ mẫu đã cho thấy rõ nỗi thống khổ của nhân dân. ặc biệt là đoạn cuối truyện, tác giả vừa dùng ngôn ngữ miêu tả, vừa dùng ngôn ngữ biểu cảm để tả cảnh tượng vỡ đê và tỏ lòng ai oán cảm thương của mình đối với những người nông dân khốn cùng. Nhà văn muốn nhấn mạnh với người đọc rằng cuộc sống lầm than đói khổ của nhân dân không phải chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.

M.2:

Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, Phạm Duy Tốn đã khắc họa được tình cảnh bất hạnh của nhân dân từ hai hình ảnh đối lập. Một bên là cảnh người dân lam lũ chống chọi thiên tai; một bên lại là cảnh quan “phụ mẫu” ăn chơi nhàn hạ, ngồi đánh tổ tôm trong đình vững chãi. Nếu viên quan phụ mẫu vui vẻ bao nhiêu thì quan có biết người dân khổ bấy nhiêu đâu. Biết sức mình không địch lại được sức trời nhưng vẫn cố gắng cầm cự. Để rồi sức người nhỏ bé làm sao địch nổi sức trời, cuối cùng con đê cũng vỡ khiến cho nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi, lúa má ngập hết. Kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Mà quan thì lại sung sướng vì vừa ù được ván bài. Thật xót xa thay cho số phận của nhân dân khi gặp phải một “kẻ lòng lang dạ thú”, chẳng những không ra sức giúp đỡ nhân dân, mà còn vui vẻ hưởng lạc. Qua truyện ngắn này, người đọc đã hiểu rõ được tình cảnh của người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ.

M.3:

Nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa chân thực tình cảnh của người nông dân trong tác phẩm “Sống chết mặc bay”. Truyện mở đầu bằng một tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn là người dân đang cùng nhau gắng sức hộ đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le. Trước tình thế thảm hại của người dân, bậc quan phụ mẫu lại ung dung ngồi đánh bài trong tình. Sự đối lập giữa khung cảnh ngoài đê và trong đình càng làm rõ sự khổ cực đó. Trong khi nhân dân ra sức chống chọi lại với thiên tai, kẻ làm “cha mẹ” của dân lại chỉ biết ngồi đánh bài thật sung sướng. Như vậy, chúng ta thấy rằng tình cảnh khổ cực của nhân dân không chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.

 

2 tháng 4 2022

Tham Khảo:

Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa tình cảnh của người nông dân vô cùng chân thực. Truyện mở đầu bằng một tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn - mọi người đang cùng nhau gắng sức hộ đê. Thời gian lúc đó là gần một giờ đêm, nước sông Nhị Hà mỗi lúc một cao, trời mưa tầm tã không ngớt. Trong hoàn cảnh đó, người dân ra sức bảo vệ con đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le? Không khí lúc này thật căng thẳng, hãi hùng. Sự đối lập giữa sức người với sức nước đã lên tới điểm đỉnh: “Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cù cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Những lời bình luận của nhà văn gợi cho người đọc cảm nhận được một thái độ đồng cảm, đau xót của tác giả. Vậy mà trong hoàn cảnh đó, viên quan phụ mẫu vẫn thản nhiên ngồi chơi bài, bỏ mặc người dân một mình chống chọi với bão lũ. Sự đối lập giữa khung cảnh ngoài đê và trong đình, giữa nhân dân và quan phụ mẫu đã cho thấy rõ nỗi thống khổ của nhân dân. ặc biệt là đoạn cuối truyện, tác giả vừa dùng ngôn ngữ miêu tả, vừa dùng ngôn ngữ biểu cảm để tả cảnh tượng vỡ đê và tỏ lòng ai oán cảm thương của mình đối với những người nông dân khốn cùng. Nhà văn muốn nhấn mạnh với người đọc rằng cuộc sống lầm than đói khổ của nhân dân không phải chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.

29 tháng 10 2021

Tham khảo:

Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người xỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

26 tháng 1 2022

Tham khảo

Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.

Tham khảo:

     

Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.

 

 chúng ta biết rằng dế mèn kiêu căng hống hách đã biết hối hận trước những việc là của mình với dế choát . dế mèn đúng trước nấm mô của dế choát lúc đó dế mèn cảm thấy hối hận về nhũng việc làm của chính bản thân mình . từ đó dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên của mình .

 

15 tháng 2 2021

mình cx cần câu này có ai trả lời giúp đi!