K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo
1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

 

+ Nguyễn Trãi một nhà thơ, nhà văn tài năng kiệt xuất của dân tộc, ông đã có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà

+ Cảnh ngày hè một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả.

2. Thân bài

– Bức tranh cảnh ngày hè nổi lên với bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ:

+ Cây hòe có sức sống mãnh liệt giờ tán là xanh che phủ cả khoảng không gian

+ Sắc đỏ của cây thạch lựu tô đậm thêm cho khung cảnh ngày hè

+ Hương hoa sen tỏa ngát bay theo làn gió

-> Cảnh vật ngày hè tươi tắn tràn đầy sức sống

– Nghệ thuật ngôn từ được sử dụng:

+ Từ láy: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi…-> Cảnh ngày hè xôn xao, náo nức, không khí rất nhộn nhịp

+ Động từ: rợp, đùn, tiễn đưa khiến cho người đọc thấy được cảm giác sức sống trỗi dậy của cảnh vật mùa hè

 

– Nhà thơ đã cảm nhận cái tinh tế, thú vị của ngày hè qua thị giác và thính giác:

+ Nhà thơ nhìn những tán là xanh cây hòe, màu đỏ rực của thạch lựu, tiếng ve kêu ran cả khoảng không gian và hình ảnh người dân làng chài mỗi sớm thức dậy và bóng người kéo lưới buổi chiều ta.

 

+ Ngày hè cảm nhận qua thính giác khi nhà thơ thấy được hương sen thoảng theo gió

-> Tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi được hòa vào thiên nhiên, nói lên được tác giả là người rất yêu đời, yêu cuộc sống.

– Tình yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi:

+ Phong thái ung dung tự tại của nhà thơ khi về ở ẩn không muốn vướng bận đến chuyện quan trường.

+ Những trong thâm tâm ông luôn nghĩ về dân, lo cho dân, lo cho nước, ông luôn khao khát nhân dân được hưởng một cuộc sống thái bình, no đủ.

+ Ca ngợi các đời vua ngự trị anh minh mang đến cuộc sống hạnh phúc, ấm no
3. Kết bài

Nhấn mạnh lại tình yêu thiên nhiên của tác giả đồng ca ngợi đức tính tốt đẹp của bậc thi nhân dù xin cáo quan về ở ẩn nhưng vẫn một lòng lo cho sự nghiệp chung đất nước.

22 tháng 1 2018

ở bài: Giới thiệu cảnh trường em trước giờ học. Ngôi trường nằm ở đâu ? (Trên đường Âu Cơ – Q.11) Em đến đây vào lúc nào ? (Mỗi sáng, lúc sáu giờ bốn mươi lăm) Để làm gì ? (Đi học; trực lớp) II. Thân bài: A./ Tả bao quát: - Trường có diện tích thế nào ? (Khá rộng, chung quanh có tường rào bao bọc) - Từ xa thấy cổng trường ra sao ? (Cánh cổng sắt to đồ sộ, được sơn màu xanh dương; trên cao một bảng tên trường nổi bật dòng chữ trắng “Trường Tiểu học Đại Thành” thật đẹp) - Sáng sớm khí trời thế nào ? (Mát mẻ, trong lành, cây bàng sừng sững, tươi xanh) Lập dàn ý tả trường em vào buổi sáng B./ Tả từng bộ phận: - Quang cảnh trường khi đến đây ? (Dãy lớp học nằm im lìm, sân trường chỉ lác đác vài bạn học sinh đến sớm) - Học sinh đến sớm làm gì ? (Ngồi truy bài, hỏi nhau về tình hình học tập, ăn sáng, …) - Cảnh sân trường khi trời sáng dần ? (Học sinh đến một lúc một đông, sân trường nhộn nhịp hẳn lên, tiếng cười tiếng nói, tiếng trò chuyện tíu tít, …) - Hoạt động của một nhóm bạn ? (Vài bạn chơi cầu lông, cầu bay qua bay lại nhịp nhàng; một số bạn nữ chơi nhảy dây; một số xúm xít ở căn tin để ăn sáng ; một số bạn đang trực lớp ; …) - Thầy cô thế nào ? (Tắt máy xe, dắt xe vào trường, vào phòng giáo viên, vài giáo viên đứng trên hành lang theo dõi học sinh chơi, …) - Giờ truy bài ? (Đến 7 giờ kém 15 phút, một hồi trống vang lên báo hiệu giờ truy bài, học sinh xếp hai hàng ngay ngắn theo lớp cùng ngồi xuống để kiểm tra bài, thầy cô chủ nhiệm về lớp kiểm tra, …) - Giờ lên lớp ? (Một hồi trống nữa lại vang lên, học sinh đứng lên chỉnh lại hàng ngũ để vào lớp học) C./ Tả cảnh vật liên quan: - Bầu trời sáng mai ? (Trong xanh, cao vời vợi; gió mát mẻ; ông mặt trời rọi những tia nắng ấm áp trải khắp sân trường.) - Chim chóc ? (Hót líu lo như nhắc chúng em cố gắng học tốt) III. Kết bài: Cảm nghĩ về cảnh trường em. Em có cảm nghĩ gì về trường em ? (Rất yêu mến ngôi trường, xem đây như ngôi nhà thứ hai của em) Em hứa gì ? (Em giữ gìn trường luôn sạch, đẹp. Cố gắng học giỏi, chăm ngoan, nghe lời thầy cô dạy bảo)

22 tháng 1 2018

Mở bài:
Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).
Thân bài:
a) Tả bao quát:
Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).
b) Tả chi tiết:
- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...( Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).
- Sinh hoạt của con người trong cảnh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).
Kết bài:
Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).

Đề bài: Miêu tả phiên chợ Tết quê em

a) Mở bài Giới thiệu vài dòng về phiên chợ quê em.

Đối với tôi kỉ niệm tuổi thơ là những buổi sáng tinh mơ mẹ đi chợ Tết và mang về những món quà đầy ý nghĩa, kỉ niệm là không khí rộn ràng của những ngày giáp tết ở phiên chợ quê.

b) Thân bài

* Tả bao quát

Nhà tôi ở cách chợ không xa. Chợ hoạt động từ tờ mờ sáng đến tận sáu giờ đêm. Buổi sáng ngày 30 Tết đã bắt đầu khi chú gà trống cất tiếng gáy vang, mẹ và tôi bắt đầu đi chợ sắm sửa quần áo, đồ dùng cho ngày Tết sắp đến.

Ông mặt trời vẫn còn chìm trong giấc ngủ say, cây cối khẽ trở mình thức dậy, sương đêm vẫn còn long lanh. Phiên chợ nhộn nhịp trên miền quê thanh bình đã thực sự bắt đầu.

* Tả chi tiết

– Người người kéo nhau đi mua sắm cho những ngày Xuân. Ai nấy đều mặc những bộ quần áo gọn gàng, đủ sắc màu.

– Tiếng người nói, tiếng bàn tán ở các gian hàng làm cho phiên chợ thêm phần đông vui. Mới bước vào chợ trước mặt tôi đã hiện ra một gian hàng bán những bộ quần áo Tết.

– Sang hàng hoa, những bông hoa tươi thắm đang khoe sắc rực rỡ, tưng bừng như chào đón một mùa Xuân mới tốt lành. Các loại hoa đều có những nét đẹp riêng của chúng:

+ Nàng hoa mai như một nàng công chúa.

+ Chị đào tươi thắm đang đọ sắc.

+ Bông huệ trắng lung linh hòa vào nắng sớm.

+ Mấy cô vạn thọ đỏ rực trong nắng sớm.

Đến với gian hàng bán bánh kẹo, những viên kẹo với đủ hình thù và màu sắc lộng lẫy như cuốn lấy tâm trí tôi.Những chiếc bánh ngọt như mở lời chào đón với những vị khách kính mến, vị ngọt quyến rũ.

c) Kết bài

Nêu lên cảm nghĩ bản thân về phiên chợ Tết hôm đó.

Cũng như mọi năm ngày Tết thực sự đã về rồi, trong phiên chợ Tết ai nấy đều háo hức và chào đón một mùa xuân mới của đất trời đang lan tỏa khắp mọi nơi. Tôi lại thêm một tuổi mới và nhiều kỉ niệm với phiên chợ Tết quê hương.

7 tháng 2 2018

HOME

VĂN HỌC

Dàn Ý Tả Quang Cảnh Phiên Chợ Tết Theo Tưởng Tượng Của Em (Lớp 6)

VĂN HỌC

Dàn ý tả quang cảnh phiên chợ Tết theo tưởng tượng của em (Lớp 6)

Tháng Chín 7, 2017

Đề bài: Miêu tả phiên chợ Tết quê em

a) Mở bài Giới thiệu vài dòng về phiên chợ quê em.

Đối với tôi kỉ niệm tuổi thơ là những buổi sáng tinh mơ mẹ đi chợ Tết và mang về những món quà đầy ý nghĩa, kỉ niệm là không khí rộn ràng của những ngày giáp tết ở phiên chợ quê.

b) Thân bài

* Tả bao quát

Nhà tôi ở cách chợ không xa. Chợ hoạt động từ tờ mờ sáng đến tận sáu giờ đêm. Buổi sáng ngày 30 Tết đã bắt đầu khi chú gà trống cất tiếng gáy vang, mẹ và tôi bắt đầu đi chợ sắm sửa quần áo, đồ dùng cho ngày Tết sắp đến.

Ông mặt trời vẫn còn chìm trong giấc ngủ say, cây cối khẽ trở mình thức dậy, sương đêm vẫn còn long lanh. Phiên chợ nhộn nhịp trên miền quê thanh bình đã thực sự bắt đầu.

* Tả chi tiết

– Người người kéo nhau đi mua sắm cho những ngày Xuân. Ai nấy đều mặc những bộ quần áo gọn gàng, đủ sắc màu.

– Tiếng người nói, tiếng bàn tán ở các gian hàng làm cho phiên chợ thêm phần đông vui. Mới bước vào chợ trước mặt tôi đã hiện ra một gian hàng bán những bộ quần áo Tết.

– Sang hàng hoa, những bông hoa tươi thắm đang khoe sắc rực rỡ, tưng bừng như chào đón một mùa Xuân mới tốt lành. Các loại hoa đều có những nét đẹp riêng của chúng:

+ Nàng hoa mai như một nàng công chúa.

+ Chị đào tươi thắm đang đọ sắc.

+ Bông huệ trắng lung linh hòa vào nắng sớm.

+ Mấy cô vạn thọ đỏ rực trong nắng sớm.

Đến với gian hàng bán bánh kẹo, những viên kẹo với đủ hình thù và màu sắc lộng lẫy như cuốn lấy tâm trí tôi.Những chiếc bánh ngọt như mở lời chào đón với những vị khách kính mến, vị ngọt quyến rũ.

c) Kết bài

Nêu lên cảm nghĩ bản thân về phiên chợ Tết hôm đó.

Cũng như mọi năm ngày Tết thực sự đã về rồi, trong phiên chợ Tết ai nấy đều háo hức và chào đón một mùa xuân mới của đất trời đang lan tỏa khắp mọi nơi. Tôi lại thêm một tuổi mới và nhiều kỉ niệm với phiên chợ Tết quê hương

21 tháng 4 2021

 

- Khi tả một cảnh sông nước chú ý trình tự miêu tả từ xa đến gần, từ cao xuống thấp hay tả một cảnh sông nước theo trình tự thời gian: từ sáng "trưa" chiều.

- Các em hãy sử dụng sự liên tưởng để làm cho cảnh vật gần gũi, sinh động hơn.

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.

- Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.

2. Thân bài: Tả dòng sông.

a) Buổi sớm:

- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.

- Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.

- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.

- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.

- Tiếng mái chèo khua nước lao xao.

- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.

- Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.

- Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.

- Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.

b) Buổi chiều:

- Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.

- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.

- Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.

- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

25 tháng 4 2021

minh bao viet moi buoi sang ma

16 tháng 1 2022
Dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày tết mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: bánh chưng ngày tết.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

Bánh chưng theo dân gian ta có xuất phát từ câu truyện cổ tích “Bánh chưng bánh giầy”, người phát minh là Lang Liêu, con vị vua Hùng thứ 6. Nhờ 2 món bánh này mà chàng đã trở thành vua, từ đó bánh chưng trở thành một món ăn không thể thiếu vào dịp lễ tết.

b. Thuyết minh chi tiết

Bánh chưng có hình vuông, được gói từ lá dong xanh và buộc bằng lá giang hoặc dây lạt.

Nguyên liệu làm bánh chưng: gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn (thịt ba chỉ), lá dong, lạt buộc và một số gia vị (muối, tiêu,…).

Chuẩn bị: lá dong rửa sạch, cắt bỏ cuống cho vuông vắn bằng nhau, gạo nếp sau khi ngâm thì rửa sạch, đậu xanh bỏ vỏ, đồ nhuyễn, thịt lợn cắt miếng khoảng hai đột ngón tay, lạt giang chẻ nhỏ.

Quy trình gói bánh: lấy chiếc khuôn hình vuông sau đó xếp lá theo 4 góc vuông của khuôn, đổ lần lượt gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, đậu xanh, gạo nếp vào trong khuôn đã xếp lá cho thật vuông vắn sau đó gấp phần lá còn lại cho chê hết được nguyên liệu bên trong rồi dùng lạt buộc chặt bánh lại.

Để nấu bánh chưng, người ta chuẩn bị một chiếc nồi bên dưới phủ lá dong còn thừa rồi xếp bánh ngay ngắn, đổ nước ngập bánh rồi bắc lên bếp đun trong khoảng 8-12 tiếng tùy kích cỡ to nhỏ của bánh. Trong quá trình đun, cần phải thường xuyên xem nước trong nồi đã cạn chưa và đổ thêm nước để tránh tình trạng bánh bị cháy.

Sau khi bánh chín, vớt ra để ráo rồi lấy khăn lau sạch bề mặt bánh, chỉnh lại dây lạt cho bánh đẹp nhất có thể, để cho bánh nguội là có thể sắp lên bàn thờ, mang đi biếu hoặc ăn luôn.

c. Ý nghĩa của bánh chưng ngày tết

Bánh chưng là nét đẹp văn hóa, là một trong những biểu tượng của ngày tết cổ truyền Việt Nam. Nó không chỉ là món ăn mà còn là tinh thần được lưu truyền bao năm tháng.

3. Kết bài

Khái quát lại những giá trị, ý nghĩa của bánh chưng ngày tết và nêu lên trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn nét đẹp này.

Lập dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày tết mẫu 2

Dàn ý như mỗi bài văn đều gồm 3 phần mở bài, thân bài và kết bài.

1. Mở bài

Giới thiệu vài nét đơn giản về bánh chưng.

2. Thân bài

– Nguồn gốc bánh chưng

Bánh chưng được ra đời từ rất lâu, loại bánh này có liên quan đến Lang Liêu trong thời vua Hùng Vương thứ 6, đây chính là người đã làm ra. Bánh chưng luôn muốn nói rằng sự quan trọng vai trò hết sức lớn lao của nền văn minh lúa nước.

– Ý nghĩa của loại bánh này

Bánh chưng mô phỏng và tượng trưng cho đất, nhắc nhớ con người phải biết ơn mảnh đất đã nuôi sống chúng ta.

– Cách làm thế nào

Chuẩn bị nguyên liệu:

+ Lá dong, lá chuối dùng gói bánh

+ Gạo nếp ngon

+ Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh

Thực hiện:

+ Công đoạn gói bánh

+ Công đoạn luộc bánh

+ Công đoạn ép và bảo quản bánh khi bánh chưng đã chín.

Bánh chưng dùng làm gì?

+ Bánh chưng để biếu cho người thân, bạn bè.

+ Dùng chiêu đãi khách đến nhà.

+ Thờ cúng tổ tiên trong ngày tết.

– Tầm quan trọng, vị thế của bánh chưng

3. Kết bài

Bánh chưng loại bánh có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc, trải qua hàng nghìn năm bánh vẫn không có nhiều sự thay đổi và vẫn giữ nguyên tinh thần đến ngày nay. Bánh chưng vẫn là nét đẹp trong ẩm thực và nhắc nhở con người về nền văn minh lúa nước.

Lập dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày tết mẫu 3

a) Mở bài: Giới thiệu khái quát về loại bánh chưng

b) Thân bài:

– Nguồn gốc của bánh chưng: Liên quan đến hoàng tử Lang Liêu của vua Hùng Vương thứ 6, nhắc nhở con cháu nhớ đến truyền thống dân tộc và coi trọng nền văn minh lúa nước.

– Quan niệm về loại bánh này: Bánh chưng thì tượng trưng cho đất, nhắc sự biết ơn. Tôn trọng mảnh đất đã nuôi sống con người Việt Nam cũng như nhấn mạnh nền văn minh lúa nước của dân tộc.

– Quá trình chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá dong, lá chuối
  • Gạo nếp thơm ngon
  • Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh

– Quá trình chế biến:

  • Gói bánh
  • Luộc bánh
  • Ép và bảo quản sau khi bánh chín

– Sử dụng bánh

  • Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiên
  • Làm quà biếu cho người thân
  • Dùng để đãi khách
  • Dùng để dùng trong gia đình

– Vị trí của bánh trong ngày tết

c) Kết bài

Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam

Lập dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày tết mẫu 4

Mở bài: Chúng ta giới thiệu khái quát về loại bánh chưng trong ngày Tết

Thân bài:

– Nguồn gốc của bánh chưng

– Quan niệm về loại bánh chưng

– Quá trình chuẩn bị nguyên liệu: Lá dong, lá chuối, gạo nếp thơm ngon, thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh.

– Quá trình chế biến: Gói bánh, luộc bánh, ép và bảo quản sau khi bánh chín.

– Sử dụng bánh

– Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiên

– Làm quà biếu cho người thân

– Dùng để đãi khách

– Để dùng trong gia định

– Vị trí của bánh trong ngày tết

Kết bài:

Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa và cảm nghĩ của bạn

Lập dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày tết mẫu 5

I/ Mở bài: Giới thiệu món ăn yêu thích

Vào mỗi dịp tết, chúng ta thường làm các món ăn truyền thống như: bánh tét, bánh giày, mứt,…. Những môn ăn này luôn có mặt trong tất cả các lễ tết. một món bánh truyền thống có từ lâu đời, có vào các ngày lễ. một món ăn mà em rất yêu thích là bánh chưng. Món ăn này rất ngon và bổ ích, em rất thích ăn bánh chưng.

II/ Thân bài: Thuyết minh về bánh chưng

1/ Nguồn gốc bánh chưng:

- Sự tích bánh chưng:

+ Bánh chưng được lưu truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6

+ Món bánh này nói đến sự nhắc nhở của Vua đến sự quan tâm đến và biết ơn đến lúa nước.

- Quan niệm truyền thống của bánh chưng:

+ Bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa

+ Bánh chưng tượng trưng cho trời

2/ Nguyên liệu làm bánh:

- Lá gói bánh

- Lạc buột

- Gạo nếp

- Đỗ xanh

- Gia vị khác

- Phụ màu

3/ Quy trình chuẩn bị gói bánh:

- Lá gói bánh: lá dong hoặc lá chuối, rửa lá cho sạch rồi phơi khô

- Gạo nếp: được vo sạch, ngâm để hạt được mềm

- Đỗ xanh: ngâm tách vỏ, giã nguyễn, trộn với thịt

- Thịt lợn: rửa sạch, cắt nhỏ và ướt gia vị

4/ Quy trình thực hiện:

- Gói banh: bánh được gói bằng tay, khuôn bánh khoảng 25 cmx 25cm

- Luộc bánh: bánh được luộc trong nước, và luộc khoảng 10 đến 12 tiếng

- Sử dụng bánh

+ Bánh được dung để cúng vào ngày tết

+ Bánh dược dung để đón tết

+ Bánh được dung để biếu người thân

III/ Kết bài: cảm nghĩ của em về món ăn em yêu thích

- Bánh chưng là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam

- Chúng ta nên lưu giữ truyền thống của dân tộc

26 tháng 4 2018


I. Mở bài: giới thiệu mùa hè
Tạo hóa đã tạo nên 4 mùa: xuân, hạ, thu và đông. Mỗi mùa đều mang một đặc trưng riêng, một cảm nhận riêng về thiên nhiên và con người. mỗi mùa có sự khác nhau về khí hậu, cây cối,… chính vì thế mà chúng ta phân biệt chúng một cách rõ rệt hơn. Trong 4 mùa em thích nhất là mua hè, mùa hè mang lại sự tươi mát, mới mẻ. Nhắc đến mùa hè ai cũng nghĩ đến sự nghĩ ngơi, giải trí và tận hưởng.

II. Thân bài: tả mùa hè
1. Tả cảnh vật mùa hè

- Bầu trời trong xanh
- Nắng chiếu chói chang
- Mây trôi nhẹ nhàng
2. Tả bao quát mùa hè
- Bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9
- Phượng nở báo hiệu mùa hè đến
- Ve ve kêu
- Nắng chói chang, oi bức
3. Tả chi tiết màu hè
a. Con người:
- Học sinh nghỉ hè
- Người lớn vẫn đi lam bình thường
- Chuẩn bị bắt đầu một kì nghỉ dài cho học sinh
b. Cây cối và con vật
- Buổi sang: 
+ ánh mặt trời lên cao
+ từng tia nắng chiếu xuống mặt đường 
- Buổi trưa:
+ ánh nắng rất gay gắt
+ ai cũng ngại ra đường
- chiều tà:
+ Nắng rớt
+ Hoàng hôn bao phủ khắp mọi nơi
+ Gió vi vu trên những cành cây cao làm mát hơn lúc trưa

III. kết bài: nêu cảm nghĩ về mùa hè
- Em rất thích mùa hè
- Mùa hè mang lại sức song mới và giải trí cho những ngày học mệt m

26 tháng 4 2018

Hè lại đến khi phố phường đỏ thắm hoa phượng. Hè lại đến khi tiếng ve rộn ràng hát ca. Tạm biệt sách bút thân yêu, tạm biệt mái trường mến yêu. Chúng em chào đón hè đã về - bài hát Hè về Không hiểu tự bao giờ, mùa hè đã gắn liền với tuổi cắp sách đến trường. Mùa hè đến mang theo bao sung sướng của tuổi học trò. Chúng em có thể thở phào nhẹ nhõm và háo hức chờ những chuyến đi chơi xa cùng gia đình. Khi những chú ve sầu bắt đầu hát ca những điệu nhạc du dương, khi những chùm phượng vĩ nở đỏ rực cả góc sân trường... đó là hình ảnh báo hiệu mùa hè mới bắt đầu. Ôi! Mùa hè đang về đấy! Hầu hết học sinh ai cũng yêu mùa hè, trong đó có em. Mùa hè - gợi cho em bao cảm xúc thân thương, bao ấn tượng khó phai.

Khi không khí vui tươi ấm áp của mùa xuân qua đi, thay vào là cái nắng gay gắt của mùa hạ rồi chuyển qua mùa khác, cứ thế nó như vòng tuần hoàn xoay chuyển mãi. Mỗi mùa đều có đặc điểm riêng của nó. Mùa xuân - vạn vật nhẹ nhàng bước sang năm mới đầy hi vọng, ước mơ. Mùa thu - mùa của bao nỗi buồn vẩn vơ, vô cớ mà không thể lí giải nổi. Mùa đông - mùa của cơn gió buốt thịt len lỏi, luồn lách, chui rúc vào từng ngỏ nhỏ, cuốn lá tung bay. Còn mùa hạ thì sao? Nó có đặc điểm nổi bật nào có thể làm rung dộng trái tim của bạn? Riêng tôi, tôi yêu cái nắng chói chang, oi bức, ngột ngạt. Tôi yêu những bản nhạc hoà tấu do nhạc sĩ ve sầu tạo nên giúp cho mọi người thư giãn giữa trưa hè, tôi yêu từng cánh hoa phượng vĩ nở đỏ rực trên nền trời xanh tươi, tôi yêu sự vui chơi thoả thích, ...tất cả, tất cả đều diễn ra vào mùa hè. Đó là lí do tôi yêu mùa hè. 
Vào mùa hè, không khí nóng nực nhất trong bốn mùa, cái nắng nóng làm nám da người nông dân, người xây dựng, làm thiêu đốt cây lá. Thoả thích làm sao khi em được ăn kem, ăn những li chè thập cẩm, chè đậu xanh, chè bưởi... giữa thời tiết nóng như lò bát quái này. Những li chè thập cẩm thơm lừng, béo ngậy, mát lạnh. Chúng em có thể đắm mình giữa làn nước trong xanh, bơi lội tung tăng như những con cá giữa biển Nha Trang, Vũng Tàu, đùa giỡn với sóng biển, hoà quyện cùng cát xây những lâu đài ước mơ, nhảy múa cùng những dồi thông xanh mát, vi vu vi vút, chúng em còn mê mải bắt ốc... Em yêu mùa hè mùa mà chúng em có thể thoải mái học hành, không phải sợ những bài kiểm tra, không phải u sầu khi bị điểm kém... mùa hè mang lại cho chúng em bao nụ cười. Mỗi khi hè đến, em được về quê thăm ông bà nội ở Hậu Giang. Nào là câu cá, ngồi nghe bà kể chuyện, cùng lũ trẻ chèo thuyền giữa vùng sông nước mênh mông, rợp sắc tím biếc của bông súng, ngắm cảnh đồng ruộng, bình minh, hoàng hôn với khói lam quyện lại lan toả khắp nơi. Nhưng càng vui chơi, em lại nhớ kỉ niệm trường lớp, nhớ những bài kiểm tra đầy ám ảnh, nhớ bạn bè, thầy cô, nhớ chiếc bàn thân thương... mùa hè mang lại cho chúng em sự nhớ nhung da diết. Hè đến mang lại cho chúng em sự giải trí sau một năm học căng thẳng, để chuẩn bị cho năm học mới tốt đẹp hơn. Những công ty du lịch rất đắt khách vào mùa này vì thế họ cũng mong hè về như chúng em. Các bạn ạ! Mùa hè thật đặc biệt, nó đem lại cho ta những suy nghĩ, cảm xúc tự nhiên ít khi ta có được.

Trong khoảnh thời gian chúng ta nói cười vui vẻ cùng gia đình thì có ai biết rằng một nơi luôn buồn bã, trống vắng, mong ngóng các bạn đến, mong đợi các bạn tâm tình, mong muốn các bạn ở lại mãi với nó... Các bạn có biết ai không? Chính là ngôi trường và bác phượng thân yêu của chúng ta. Bác còn biết làm gì khi học sinh nghỉ hè hết, bác đứng lặng im một mình, cô đơn vô cùng, có ai thấu hiểu? Nhớ khi xưa, em đã khắc chữ lên cây còn bây giờ em nhìn dấu vết mà cảm thấy tội lỗi làm sao! 
Thời gian cứ trôi đi, trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở lại. Nhưng có lẽ kỷ niệm thời thơ ấu luôn đọng mãi trong em. Khi mùa hè đến vào năm cuối cấp một, chúng em ôm nhau, không ai nói gì chỉ ứa nước mắt. Cô nghẹn ngào: 

- Các con đừng buồn nữa! Chúng ta có thể gặp nhau mà! 

Một lí do khác khiến em yêu mùa này: em đã cất tiếng khóc đầu tiên vào mùa hè, mùa sinh nhật của em. Mùa hạ mang lại cho đất nước ta nhiều trái cây bổ dưỡng, ngon lành: xoài, chuối, đu đủ, trái sầu riêng, dưa hấu... trái nào em cũng thích. 

Mùa hè - mùa của những cảm xúc, suy nghĩ, những thú vui, những ước muốn... mùa của em và tất cả mọi người. Mùa hạ chỉ thế thôi cũng đủ để gợi tình yêu và nỗi nhớ trong tâm hồn mỗi chúng ta.