K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2021

không bt

6 tháng 5 2023

Chùa Thiên Mụ là một trong những địa danh nổi tiếng và đẹp nhất của Huế. Truyền thuyết kể rằng, vào thế kỷ 17, một bà cụ già đến từ phương Bắc đã đến chùa này và nói rằng đây là nơi mà một vị Phật đã xuất hiện và tiên đoán rằng một vị vua sẽ xây dựng một lâu đài ở đó. Sau đó, vị vua Gia Long đã nghe được câu chuyện này và xây dựng lâu đài Hoàng Thành trên đồi bên cạnh.
Cảm nhận của tôi về quê hương là rất đặc biệt và đẹp. Tôi luôn cảm thấy yêu quý và tự hào về các di sản văn hóa và thiên nhiên tuyệt vời của quê hương mình. Chùa Thiên Mụ là một ví dụ điển hình cho vẻ đẹp của quê hương, với kiến trúc độc đáo và tinh tế, cùng với vị trí đắc địa trên đồi cao, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.
Để phát huy những vẻ đẹp của quê hương và đất nước, chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hóa và thiên nhiên. Chúng ta cũng cần tôn trọng và bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển bền vững để giữ gìn và phát huy những giá trị đó cho thế hệ sau. Chỉ khi chúng ta yêu quý và tự hào về quê hương, mới có thể phát huy được những vẻ đẹp của nó và giữ gìn cho tương lai.

29 tháng 11 2023

-Bánh giò Bến Hiệp
Món bánh giò Bến Hiệp là món ngon không thể bỏ qua đầu tiên khi đặt chân đến đất Thái Bình. Đây là loại bánh giò lâu đời được chế biến với lớp bột gạo tẻ mỏng, dẻo bên ngoài cùng nhân thịt thơm ngon nóng hổi bên trong.

29 tháng 11 2023

cảm ơn bạn nhưng mà đây là của Quỳnh Phụ nhé, mik ng Thái Bình nên mik biết nhưng chx ăn bao h

- Đá vôi là nguồn khoáng sản quý nhất ở Ninh Bình.

- Ngoài ra Ninh Bình còn có đất sét, nước khoáng và than bùn.

23 tháng 1 2021

uống trà tưa khôngundefined

29 tháng 12 2021

Ngày tết là ngày lễ quan trọng nhất của con người và dân tộc Việt Nam. Ngay tết cổ truyền có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện sự nghỉ ngơi của con người sau 1 năm làm việc mệt mỏi, và cầu mong một năm mới ăn khang thịnh vượng, làm ăn phát đạt. ngày tết cổ truyền quan trọng nhất là ba ngày tết, Ngày thứ nhất: “Ngày mồng Một tháng Giêng” Đây là ngày đầu tiên của một năm Là một ngày rất quan trọng Vào ngày này, mọi người thường không ra khỏi nhà khi chưa có người xông đất Mọi người thường cúng vào ngày này để gia đình cùng som họp Tục lệ “ mùng một tết cha” thì những người trong gia đình về thăm gia đình Ngày thứ 2: “Ngày mồng Hai tháng Giêng” Vào ngày này thường có những lễ cúng tại gia Tục lệ “ mồng hai tết mẹ” Ngày thứ 3: “Ngày mồng Ba tháng Giêng” Theo tục “ ngày mùng ba tết thầy” thì học trò sẽ đến thăm thầy cô của mình Đây là một lễ rất có ý nghĩa của dân tộc Việt Nam Chúng ta nên duy trì ngày lễ quan trọng này

15 tháng 12 2016

Tết Nguyên Đán, còn gọi Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Cả hay chỉ đơn giản Tết, là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hoá của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương Lịch hay Tết Tây, thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch và nói chung kéo dài khoảng 5–6 ngày, tạo điều kiện cho những thành viên gia đình sinh sống làm ăn ở nơi xa có thể về quê vui cảnh đoàn viên ít ngày. Nhưng ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết ở chỗ nó là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Ngày tết đem lại một sự khởi đầu mới, rũ bỏ những gì không hay đẹp của năm qua nên mọi người đều cố gắng vui vẻ độ lượng với nhau, bỏ qua hiềm khích cũ. Lòng người nào cũng tràn đầy hoài bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới.

Hai chữ "Nguyên Đán" (元旦) có gốc chữ Hán; "Nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "Đán" là buổi sáng sớm. Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân Tiết (春節, chữ Tết là từ chữ Tiết), Tân Niên (新年) hoặc Nông Lịch Tân Niên (農曆新年).
 

Ngày đầu năm này cũng gọi là ngày Mồng Một Tết, ngày bắt đầu của một dịp lễ cổ truyền long trọng nhất trong năm của người Việt. Có những thời điểm trước đây chuỗi ngày Tết được kéo dài hơn hiện nay, người ta "ăn Tết" (tận hưởng Tết) đến Mồng Tám, Mồng Chín tháng giêng (tháng một Âm lịch); nói chung khi nào những công sở, trường học còn nghỉ thì còn Tết. Tết là dịp hội hè vui chơi sau một năm lao động vất vả, và là dịp để những người tha phương tìm về sum họp với gia đình, cùng nhau tưởng nhớ đến tổ tiên, cội nguồn. Người Việt Nam tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết.

15 tháng 12 2016

Cứ mỗi mùa xuân về, bao trái tim con người lại háo hức đón chờ. Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt.

 

Nó không chỉ là ngày chào mừng năm mới mà còn là dịp để con người xum họp. Vì vậy không chỉ Việt Nam mới có ngày Tết mà nó còn được phổ biến rộng rãi ở một số nước thuộc châu Á.

Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Vì Trung Quốc và một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc dùng lịch pháp theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây).Tết Nguyên Đán chia làm ba giai đoạn.Đầu tiên là thời gian giáp Tết,thường từ 23 tháng Chạp(ngày ông câu ông Táo).Gần đến Tết,mọi đơn vị đều được nghỉ làm, học sinh đựơc nghỉ từ 27-28 âm lịch.Tiếp theo là ngày 30 hay còn gọi là Tất Niên.Ngày này mọi người tảo mộ ông bà hay những người thân trong gia đình đã khuất.Quan trọng nhất,vào tối 30,mọi người đều chuẩn bị đón giao thừa-thời khắc đặc biệt chuyển từ năm cũ sang năm mới-đón một khởi đầu mới.Từ xưa,phong tục của người dân Việt là đêm Tất Niên phải ở nhà làm mâm cơm cúng trời đất,ông bà tổ tiên và có tục lệ xông đất-tức người đầu tiên bước vào nhà sau 12 giờ đêm sẽ là người mang lại may mắn hay xui xẻo cho năm sau.Nhưng ngày nay,tục lệ đó đã phần nào bị lu mờ.Mọi người thường ra ngoài đón giao thừa:ở công viên hay nơi công cộng có thể ngăm pháo hoa rõ nhất.Quan niệm người xông đất cũng đã không còn nguyên vẹn.Theo tục xưa người xông đất phải là người không ở trong gia đình nhưng ngày nay khi người ta đi chơi đêm tất niên về đều tự coi là xông đất cho nhà mình.Ngày mùng 1 là ngày đầu tiên của năm mới,là ngày bắt đầu dịp lễ cổ truyền long trọng nhất của người Việt.Đây là dịp hội hè,vui chơi và là thời điêmr cho những người tha hương tìm về với quê hương,gia đình,tưởng nhớ tổ tiên.Tết đến,mọi người kiêng kị nóng giận,cãi cọ,quét nhà sợ mang lại điềm gở,mất tài mất lộc vào năm mới.Đây là dịp để mọi người tha thứ,hàn gắn,chuộc lỗi cho những điều không may đã xảy ra vào năm cũ

Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau.

Phong tục của ngày tết cổ truyền ở Việt Nam vô cùng phong phú. Nào là chúc Tết, lì xì, bày mâm ngũ quả, trồng cây nêu, gói bánh chưng, treo câu đố,….Tất cả tạo thành nét đẹp văn hóa ngày tết của người Việt.

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân "tồn cổ" vẫn còn trọng tục treo "câu đối đỏ" nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ.

Bản thân chữ "câu đối đỏ" cũng xuất hiện trong câu đối Tết sau:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi. Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Trung Quốc và Việt Nam

Câu đối có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Người Trung Quốc gọi câu đối là đối liên nhưng tên gọi xưa của nó là đào phù.

Câu đối được xem là tinh hoa của văn hóa chữ Hán, người Trung Quốc quan niệm: "nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa".

Đối liên có lịch sử ra đời cách đây khoảng 3000 năm, nhưng theo Tống sử Thục thế gia, câu đối đầu tiên được ghi lại do chính chúa nhà Hậu Thục (934-965) là Mạnh Sưởng viết trên tấm gỗ đào vào năm 959.

Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân.

Ngày Tết thiếu câu đối Tết là chưa đủ Tết. Trong nhà dù tranh hoàng thế nào mà thiếu câu đối đỏ, Tết vẫn phảng phất thiếu một cái gì đó thiêng liêng. Câu đối xưa được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm bởi những người có học hành, chữ nghĩa giỏi mà dân gian gọi là Ông Đồ nhưng ngày nay thì câu đối tết còn được viết bằng chữ quốc ngữ với những nội dung phong phú và rất đẹp. Làm câu đối, thách họa đối, chơi câu đối,…vốm là hinh thức sinh hoạt độc đáo và tao nhã của người Việt Nam. Nó thể hiện trí thông minh sắc sảo, cách sử sự linh động và cao thượng, thế giới quan lành mạnh cũng như những monh ước tốt đẹp trong cuộc sống thường ngày.

 

Tết đến, câu đối lại càng khó có thể thiếu trong niềm vui đón chào năm mới của mỗi gia đình.

Ngày xưa, câu đối thường treo lên cột, khắc trên khung mái, hoặc viết lên cổng, cửa, tường nhà, đền miếu, đình chùa… Đặc biệt, hai hàng cột gỗ hai bên bàn thờ phải treo câu đối, còn phía trên bàn thờ là hoành phi, cuốn thư. Tất cả làm cho không gian thờ cúng trở nên cân bằng vuông avức như có khuôn phép, tạo cảm giác hài hòa, trang trọng và linh thiêng.

Câu đối được làm từ nhiều chất liệu: có loại sơn son thiếp vàng để dùng lâu dài, có loại làm bằng giấy bồi (gọi là liễn) hoặc cắt bằng giấy màu, viết bằng mực nho… để dễ thay đổi theo từng năm, từng mùa cho mới, cho hợp hoàn cảnh. Ngày thường, câu đối chỉ treo trên bàn thờ. Ngày tết thì treo ở nhiều nơi, thậm chí những người ham mê và muốn giữ tục lệ cũ còn chơi câu đối giấy, dán suốt từ ngoài cổng vào trong nhà! Câu đối có thể mua sẵn hoặc nhờ, thuê người viết, nhưng hay nhất vẫn là do tự chủ nhân làm ra.

Mỗi câu đối gồm hai vế có số chữ bằng nhau, ý nghĩa và luật bằng trắc đối chọi hoặc tương hợp nhau. Câu đối thể hiện những cảm nhận sâu sắc về thiên nhiên và cuộc sống trần thế, về năm mới và mùa xuân, đề cao đạo lý cùng những quan niệm đẹp, cầu mong mọi việc tốt lành… Mơ ước năm mới vui vẻ, hạnh phúc, làm ăn phát đạt và có nhiều bạn bè

Dịp tết, thường phải có câu đối đỏ. Màu đỏ vốn được coi là màu rực rỡ nhất và theo quan niệm dân gian, là biểu tượng của sức sống mãnh liệt (máu, lửa). Nó vừa nổi trội vừa hài hòa với màu xanh của bánh chưng, màu vàng của hoa mai… làm tươi sáng thêm không khí tết, tạo cảm giác ấm áp trong mùa xuân mới.

Từ xa xưa, Tết Nguyên Đán đã trở thành một bộ phận hợp thành nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam. Nó là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Nó được thể hiện trên nhiều phương diện, như: chúc tuổi, lì xì,….và đặc biệt qua phong tục dán câu đối Tết. Đó là nét văn hóa cần được duy trì và phát triển.

5 tháng 3 2017

A.Giữ gìn phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương

C.Tham gia các hoạt động làm giàu đẹp quê hương