K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 8 2017

Sự đối mặt thực sự diễn ra trong tĩnh lặng giữa nhân vật trữ tình với vầng trăng – quá khứ nghĩa tình. Cuộc gặp gỡ đối mặt này làm nhà thơ làm thức tỉnh lương tâm, tình cảm con người. Nhân vật trữ tình như tự soi chiếu vào chính mình, trong khoảnh khắc ấy “rưng rưng” nhớ về quá khứ vất vả, gian lao nhưng ngập tràn bình yên với thiên nhiên nay bỗng ùa về đầy trong trí nhớ. Tất cả những cảm xúc đó thực sự làm người đọc thấy cảm động và trân quý quá khứ nhiều hơn.

20 tháng 2 2018

Sự đối mặt thực sự diễn ra trong tĩnh lặng giữa nhân vật trữ tình với vầng trăng - quá khứ nghĩa tình. Cuộc gặp gỡ đối mặt này làm nhà thơ làm thức tỉnh lương tâm, tình cảm con người. Nhân vật trữ tình như tự soi chiếu vào chính mình, trong khoảnh khắc ấy “rưng rưng” nhớ về quá khứ vất vả, gian lao nhưng ngập tràn bình yên với thiên nhiên nay bỗng ùa về đầy trong trí nhớ. Tất cả những cảm xúc đó thực sự làm người đọc thấy cảm động và trân quý quá khứ nhiều hơn.

tham khảo ở : https://hoc24.vn/cau-hoi/viet-doan-van-tu-8-10-cau-neu-cam-nhan-ve-doan-cuoi-cua-bai-tho-tieng-ga-trua-cam-on-truoc.249383397148

19 tháng 12 2021

TK:
Trong số những tác phẩm văn họ ,bài thơ "tiếng gà trưa" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị,gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút ,nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà ,dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo,yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc,vì bà,vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng,đẹp đẽ.

19 tháng 4 2017

a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.

   Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

   Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

   Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

   Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

b. Câu thơ trên được trích từ tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Nội dung chính của bài thơ đó là niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.

c. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phương tiện liên kết câu lặp và nối.

- HS viết được đoạn văn từ 7 – 10 dòng, sử dụng phương tiên liên kết câu lặp và nối.

- Lời giới thiệu mộc mạc, chân tình của tác giả: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

→ Xưng con thể hiện tấm lòng đầy trân trọng của tác giả.

→ Miền Nam: vừa báo niềm vui chiến thắng, vừa khơi gợi nỗi niềm. Bắc nam nay đã sum họp một nhà sau đằng đẵng 30 năm dài chia cắt.

→ Thăm: thể hiện sự gần gũi, thân thương.

- Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc với tác giả chính là cây tre. Hàng tre hiện lên mênh mông qua từ láy “bát ngát”. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cây tre hiện lên sinh động, kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu.

11 tháng 3 2022

em tham khảo như sau nha:

Thanh Hải là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm đồ sộ trong đó không thể không nhắc đến thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ". Tác phẩm đã thể hiện xuất sắc hình ảnh mùa xuân thiên nhiên của xứ Huế mộng mơ. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ nhất. Ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, người đọc như say sưa, miên man trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp "Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc". Tác giả đã thật tài tình khi sử dụng nghệ thuật đảo ngữ. Điều này vừa tạo nên một sự sáng tạo, độc đáo, vừa như cho người đọc thấy hình ảnh của những bông hoa tím biếc đang mọc giữa dòng sông. Ôi! Thật là lãng mạn! Màu tím như là biểu tượng đặc trưng của xứ Huế, màu tím ấy cũng đem đến cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản đến nhường nào. Ở những câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục sử dụng những hình ảnh hết sức giản dị, đặc trưng của xứ Huế "con chim chiền chiện" hơn nữa lại được kết hợp với từ mang tính gọi đáp "ơi". Bên cạnh đó, câu thơ cuối cùng "Tay tôi đưa tôi hứng", đã thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Thanh Hải đón nhận lấy tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên bằng tất cả trái tim. Hẳn là phải yêu Huế lắ thì tác giả mới có thể vẽ lên một bức tranh đẹp đến thế. Thật cảm ơn nhà văn đã đem đến cho người đọc những áng thơ đẹp đến thế này!

=> Thành phần cảm thán: Ôi

Thành phần tình thái: Hẳn là

Phép lặp: Màu tím như....

Giúp mik với