K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2 2019

- Việc trích dân tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp và bản tuyên ngôn Độc lập của Mĩ là cách lập luận sắc bén, khéo léo của tác giả

   + Dùng làm cơ sở pháp lí tuyên bố nền độc lập cho nước mình.

   + Đó là cơ sở suy rộng ra nền tự do của các dân tộc bị áp bức trên thế giới

- Ý nghĩa về mặt lập luận:

   + Tăng sức thuyết phục cho lời tuyên ngôn độc lập

   + Thể hiện sự khôn khéo, quyết liệt trong cách chiến đấu với kẻ thù

   + Nghệ thuật gậy ông đập lưng ông là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” dùng chính lý lẽ chính nghĩa của Pháp, Mỹ đập lại luận điệu xảo trá của chúng.

11 tháng 5 2017

1. Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn

– Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776 của nước Mĩ).
– Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (năm 1791 của Cách mạng Pháp).

2. Ý nghĩa của việc trích dẫn

– Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
– Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn

a) Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đưa ra dẫn chứng từ hai tuyên ngôn nổi tiếng là Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ, khẳng định quyền con người và quyền các dân tộc. Cách viết sắc xảo này đã đem lại ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

b) Đây là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, “dùng khoá của địch khoá miệng địch”, lấy lí lẽ của nước người để phản bác những âm mưu của chính các nước đó. Tác giả đã rất linh hoạt khi kết hợp ý kiến của người với ý kiến của mình: “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là….”, từ khẳng định quyền con người. Bác đã chuyển sang quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”

c) Ra đời trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới Thứ hai vừa kết thúc, các nước đồng minh đang tranh giành ảnh hưởng đòi chia quyền kiểm soát nhũng vùng bọn phát xít từng chiếm đóng. Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam, các nước trên thế giới mà còn hướng tới bọn thực dân đế quốc, ngăn chặn ngay ý đồ chiếm lại nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Chống phát xít, chống đế quốc là cuộc đấu tranh chính nghĩa (thực hiện quyền độc lập, tự do, bình đẳng – lẽ phải thông thường mà chính các nước Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố), buộc chính các nước thực dân, đế quốc không được phép coi thường, phủ nhận

15 tháng 11 2021

Lời trích dẫn từ hai bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới:

+ Lời từ tuyên ngôn độc lập năm 1776 nước Mĩ.

+ Từ những bản tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền năm 1791 của nước Pháp.

→ Lời lẽ hai bản tuyên ngôn đều đề cập đến vấn đề nhân quyền thể hiện sự khéo léo, kiên quyết của Bác trước kẻ thù.

– Khéo léo vì Bác tỏ thái độ trân trọng, thành quả, văn hóa lớn của nhân loại

– Kiên quyết vì Bác khẳng định quyền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam bằng chính lời lẽ của tổ tiên người Pháp, người Mĩ. Biện pháp lấy gậy ông đập lưng ông được vận dụng thích đáng.

15 tháng 11 2021

Bản Tuyên ngôn Độc lập khẳng định quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của nhân dân Việt Nam được hưởng tự do, độc lập mà tự mình giành lại từ tay Nhật: "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã dũng cảm đứng về phía Đồng minh chống phát xít Nhật; dân tộc đó phải được tự do, dân...

nhớ tíck

2 tháng 11 2023

Trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng tư sản Pháp được Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn một câu trong bản Tuyên ngôn Độc lập đó là câu :

"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lời."

 

Ý nghĩa của việc trích dẫn đó là : 

 Buộc tội Pháp khi đã lạm dụng lá cờ "tự do, bình đẳng, bác ái" đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng tư sản Pháp.

 

2 tháng 11 2023

GIÚP MÌNH NGAY NHÉ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

7 tháng 5 2021

Ở cuối thế kỷ IX nhé

7 tháng 5 2021

xin lỗi nhéNgộ cute .tớ viết nhầm bạn vào phần 1 nhé 

hần 1: từ đầu đến “không ai có thể chối cãi được”: Nêu nguyên lí làm cơ sở lí luận và tư tưởng cho bản tuyên ngôn: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

– Phần 2: tiếp đến “phải được độc lập”: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Chứng minh thực dân Pháp là kẻ làm trái nguyên lí; nhân dân ta là người thực hiện đúng nguyên lí đã tự đứng lên giành chính quyền. Đập tan âm mưu tái xâm lược của thực dân Pháp và xoá bỏ tất cả các đặc quyền, đặc lợi của chúng ở nước ta.

– Phần 3: Đoạn còn lại: Lời tuyên bố quyền độc lập, tự do của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với thế giới và ý chí quyết tâm giữ vững quyền tự do độc lập của toàn thể dân tộc Việt Nam.

6 tháng 6 2017

Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mĩ là văn kiện quan trọng. Lần đầu tiên quyền con người và quyền công dân được tuyên bố trước nhân loại. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của Pháp với khẩu hiệu nổi tiếng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người.

Chọn đáp án A

29 tháng 12 2017

Đáp án A

Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mĩ là văn kiện quan trọng. Lần đầu tiên quyền con người và quyền công dân được tuyên bố trước nhân loại. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của Pháp với khẩu hiệu nổi tiếng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người.

14 tháng 5 2021

Tuyên ngôn độc lập Mỹ đã khẳng định: mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, không thể tước bỏ. Trong số những quyền đấy có quyền được sống,quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789) cũng khẳng định:" mọi người sinh ra đều có quyền được sống tự do và bình đẳng; mọi sự phân biệt xã hội chỉ có thể đặt lên trên cơ sở lợi ích chung.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo
Khi soạn bản thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu ghi lại trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791:

- Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

- Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.