K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2021

Tham khảo !

Từ bao đời nay, cây tre Việt Nam chính là biểu tượng của làng quê, ngươi dân Việt Nam và còn là người bạn đồng hành cùng nhân dân VN qua biết bao thăng trầm lịch sử. Đầu tiên, cây tre Việt Nam chính là người bạn gắn bó cùng nhân dân VN trong kháng chiến. Câu chuyện cổ tích về Thánh gióng cầm gậy tre đánh giặc đã đi sâu vào tiềm thức của biết bao người dân VN. Trong những cuộc kháng chiến, tre bao bọc lấy làng quê của VN, là nơi trú ẩn của người dân. Những con người anh hùng đã dùng những thân tre để làm thành vũ khí đánh giặc, chẳng tiếc sự hy sinh để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Thứ hai, tre chính là phần không thể thiếu trong đời sống thường ngày của nhân dân VN. Tre cống hiến tất cả thân thể của mình để làm thành các dụng cụ phục vụ đời sống. Dưới những bóng tre xanh là những mái đình làng bình yên, là chỗ vui chơi của những đứa trẻ. Tre chứng kiến biết bao niềm vui, nỗi buồn, những cuộc chia ly và đoàn tụ đẫm nước mắt của người dân. Cuối cùng, cây tre VN chính là nguồn cảm hứng của văn học. Tre bước vào những tác phẩm văn học như một hình tượng của người dân VN trung hậu, đảm đang, dũng cảm vượt qua mọi thử thách, khó khăn, gian khổ của chiến đấu, lẫn đời thường. Có thể nói, tre cùng con người VN ăn đời ở kiếp, gắn bó trong cuộc sống thường ngày và kháng chiến.

 

Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Trẻ là đồng chí của ta, trẻ vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dài, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam .

20 tháng 12 2016

Trong mạch kể xen lẫn này, hai cây phong là phác thảo của một họa sĩ với các « mắt mấu », « các cành cao ngất », cao đến ngang tầm cánh chim bay « với bóng râm mát rượi. Ngòi bút của người họa sĩ ở đoạn sau. Đó là bức tranh thiên nhiên như biểu hiện trươc mắt một « chân trời xa thẳm », « thảo nguyên hoang vu » « dòng sông lấp lánh như những sợi chỉ bạc », càng làm tăng thêm chất quyến rũ của mảnh đất. Trong bức tranh ngôn từ này, hai cây phong còn được tả bằng trí tượng trượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên nó sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người hoaj sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động.

20 tháng 12 2016

Trong mạch kê của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, có hai đoạn : đoạn trên liên quan đến cây phong trên đồi cao vào năm học cuối cùng, trước kì nghỉ hè, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim; đoạn dưới liên quan đến “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi trên những cành cây cao. Tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên về một thòi thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho bọn trẻ ngây ngất. Ở mạch kể xen với tả này, hai cây phong chỉ được phác qua đôi nét nhưng là nét phác thảo của một họa sĩ : hai cây phong “khổng lồ” với các “mắt mấu”, các cành “cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay”, với “bóng râm mát rượi”, với động tác “nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời”... Ở đoạn sau, chất họa sĩ của người kể chuyện càng rõ nét khi tả “cảnh chân trời xanh thẳm”, cành “thao nguyên hoang vu”, cảnh “làn sương mờ đục”, “dòng sông lấp lánh... như những sợi chỉ bạc”...

 

Tham khảo nhé :

Mỗi năm khi Tết đến, những bông hoa cũng thi nhau đua nở. Ở miền Nam có một loài hoa đã trở thành biểu tượng cho ngày Tết đó chính là hoa mai. Hầu như nhà nào cũng mua một cây mai về trang trí cho nhà cửa thêm đẹp, thêm rộn ràng.

Cây hoa mai nhà em được trồng trong một chiếc chậu sứ màu trắng và được đặt ở ngay phía trước cửa nhà. Mẹ và em đã treo những câu đối, những phong bao lì xì nho nhỏ lên cây Mai để trang trí cho nó thêm đẹp. Vì là cây mai cảnh đã được tạo hình nên nó chỉ cao khoảng nửa mét nhưng nhìn vô cùng vững chắc. Cây mai có lẽ đã nhiều tuổi nên gốc của nó cằn cỗi với lớp vỏ ngoài xù xì. Những cái lá của nó thon dài và có màu xanh. Lá càng già thì màu càng đậm. Những ngày gần Tết hoa mai bắt đầu nở thành từng chùm và có màu vàng như màu của nắng. Hoa ai thường có năm cánh, ở giữa là nhị vàng đậm. Những bông hoa được nâng đỡ bởi đài hoa xanh xanh màu ngọc bích. Thi thoảng những chú ong, chú bướm đến bên ve vãn những bông hoa mai nhỏ xinh.

Cây hoa mai đã trở thành biểu tượng cho sức sống của mùa xuân. Chúng là những bông hoa đầu tiên của nở khi mùa xuân còn chưa thật sự bắt đầu. Vẻ đẹp của hoa mai đã đi vào trong văn chương, thi ca, nhạc họa như một lẽ tự nhiên. Màu sắc của hoa mai còn là màu của thịnh vượng, đại cát.

Mặc dù sau Tết cũng là lúc hoa mai bắt đầu tàn lụi nhưng khoảng thời gian ngắn đua nở hoa mai cũng đã giúp cho đất trời trở nên tươi đẹp hơn. Em yêu cây hoa mai nhà mình như yêu đất trời Việt Nam.

8 tháng 2 2022

Tham khảo

Ngày Tết quê em rất vui và ấm cúng. Từ gần một tuần trước đó, không khí năm mới đã rộn ràng khắp nơi. Mọi người tranh thủ thời gian dọn dẹp, giặt giũ nhà cửa cho thật sạch sẽ. Cỏ dại, lá khô ven đường cũng được quét sạch. Các khu chợ đông vui, tấp nập hẳn lên. Nào hoa, nào bánh, nào mứt, nào áo quần… đủ màu sắc, kiểu dáng làm hoa mắt người xem. Đến hai chín Tết, nhà nhà bắt đầu gói bánh chưng. Suốt đêm hôm đấy, nhà nào cũng đỏ lửa, tiếng nói tiếng cười ồn ã. Khi đúng những ngày Tết, mọi người xúng xính trong áo quần mới, mặt mày tươi vui. Mọi người bỏ qua những mệt nhọc, trăn trở của năm cũ để hồ hởi chúc nhau sự may mắn, thành công cho năm mới. Bầu không khí ấy khiến cho ngày Tết ở quê em thật tuyệt vời!

7 tháng 11 2017

Hình tượng hai cây phong là biểu tượng, là linh hồn của quê hương. Trong bài, hình ảnh hai cây phong được miêu tả khá sống động, giản dị mà vẫn gây được xúc động cho người đọc. Hai cây phong gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, gắn với khát vọng và sự đổi thay của con người và là nhân chứng của một câu chuyện vè một con người- một thầy giáo ( Đuy-sen).Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai gần 40 năm về trước.Hai cây phong gắn liền với tên tuổi của thầy Đuy-sen.Thầy Đuy-sen đã gửi gắm những ước mơ hy vọng vào những học trò nghèo khổ sau này lớn lên trưởng thành và có ích cho đất nước .Hai cây phong của người chiến sĩ Hồng quân , đoàn viên TNCS Đuy-sen đã cùng trồng với em bé khốn khổ An-tư-nai trong những ngày làng Ku-ku-rêu còn chìm đắm trong lạc hậu tối tăm và những hủ tục còn đè nặng trong đời sống dân làng những năm đầu sau Cách mạng Tháng Mười đã trở thành chứng nhân của bao thế hệ lớn khôn . Bản thân người thầy đầu tiên ấy vẫn ở lại với làng , đã trở thành một ông lão đưa thư cần mẫn, thế nhưng khi các em bé gọi quả đồi có hai cây phong là " Trường Đuy-sen " như bao dân làng , có mấy ai còn nhớ ông lão ấy chính là thầy Đuy- sen , người đem đến ánh sáng cách mạng , góp phần xóa tan đi bóng tối cho bao cuộc đời ? Hai cây phong còn là minh chứng cho sự hy sinh thầm lặng của những người cộng sản trẻ tuổi đã không ngần ngại cống hiến thời thanh xuân tươi đẹp cho quê hương . Tình cảm yêu mến hai cây phong của " tôi ", của " chúng tôi " , của dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp , người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ hy vọng cho những học trò nhỏ của mình .

​Điều kì diệu của mùa đôngCây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:- Con có thể thành hoa không hả mẹ?- Ồ không! - Cây Bàng đu đưa tán lá.- Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho mọi người.- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!- Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành...
Đọc tiếp

Điều kì diệu của mùa đông

Cây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:

- Con có thể thành hoa không hả mẹ?

- Ồ không! - Cây Bàng đu đưa tán lá.

- Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho mọi người.

- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!

- Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.

Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ... Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa... giúp cây thấu hiểu hết.

Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình. Có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành... Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu...

Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ…

Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương... Nhưng kìa! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên Cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ!

- Mẹ ơi!...- Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.

(Theo Quỳnh Trâm)

Dựa vào nội dung bài văn trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau đây:

Câu 1: Lá Non thầm mong ước điều gì? ( Mức 1)

A. Hoá thành bông hoa bàng B. Hoá thành một bông hoa đỏ rực

C. Hoá thành một chiếc lá đỏ D. Hoá thành một chiếc lá vàng

Câu 2: Câu văn : “Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ...” là : ( Mức 1)

A. Câu đơn.

B. Câu ghép có hai vế câu.

C. Câu ghép có ba vế câu.

D. Là hai câu đơn.

Câu 3: Lá bàng chuyển sang màu vàng vào mùa nào trong năm? ( Mức 1)

A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông

Câu 4: Chủ ngữ trong câu: “Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình. ” là: ( mức 2)

A. Cây bàng lặng lẽ

B. Cây bàng

C. Cây bàng lặng lẽ thu hết

D. Cây bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang

Câu 5 : Trong câu : “ Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành.” Từ “ hối hả” thuộc từ loại nào? ( Mức 2 )

A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D . Đại từ

Câu 6 : Thành ngữ , tục ngữ nào sau đây nói về truyền thống Nhân ái của dân tộc ta.

( Mức 2 )

A. Máu chảy, ruột mềm

B. Lá lành đùm lá rách

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

D. Cày sâu cuốc bẫm

 

III. Hoàn thành các bài tập sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng hoặc thực hiện yêu cầu của câu hỏi.

Câu 7: Nếu em là chiếc lá trong bài văn trên , em sẽ thầm thì điều gì với Cây Bàng khi đạt được điều mong ước? Em hãy đóng vai chiếc lá viết lại lời thầm thì ấy bằng hai câu văn.

0
                                                                  Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:                                                                                  Truyện trong vườn   Có một cây hoa giấy và một cây táo cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn làm cho cây lá xanh mướt, tốt...
Đọc tiếp

                                                                  Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

                                                                                 Truyện trong vườn

   Có một cây hoa giấy và một cây táo cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn làm cho cây lá xanh mướt, tốt tươi. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt, trông như môt tấm thảm đỏ rực. Còn cây táo vẫn đứng lặng lẽ một góc vườn, thân cành trơ trọi nứt nẻ. Cây hoa giấy nói:

   - Táo ơi! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi khu vườn để lấy chỗ cho tớ trổ hoa.

   Cây táo nép mình im lặng. Ít lâu sau cây táo mới mọc lá. Những chiếc lá tròn tròn, bóng láng. Rồi cây táo trổ hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Chẳng bao lâu cây kết những quả táo nhỏ màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng. Một hôm hai ông cháu chủ vườn ra thăm cây. Ông với tay hái cho cháu mấy quả táo. Cô bé ăn và luôn miệng khen táo thơm ngon. Thấy hai ông cháu không để ý đến mình cây hoa giấy buồn lắm. Cây táo nghiêng tán lá xanh thầm thì an ủi bạn:

   Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người một việc. Tôi dâng trái ngon cho mọi người còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát.

  Giờ thì cây hoa giấy đã hiểu ra nhiều điều. Nó không còn nghĩ chỉ có mình mới đáng yêu như trước nữa. Nó yêu mảnh vườn này, yêu cả cái dáng trơ trụi của cây táo sau mùa cho quả.

                                                                                          (Theo Internet – Những giá trị tinh thần)

1. PTBĐ chính của đoạn văn trên là gì?

2. Hãy nêu nội dung chính của văn bản trên.

3. Hãy so sánh và rút ra nhận xét về thái độ, cách ứng xử của cây hoa giấy với cây táo và cây táo với cây hoa giấy.

4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn sau:

             Cây táo nghiêng tán lá xanh thầm an ủi bạn:

             - Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người 1 việc. Tôi dâng trái ngon cho mọi người còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát.

5. Viết 1 đoạn văn ngắn (6-8 câu) phát biểu cảm nghĩ của em về tình bạn đẹp.

 

Thanks! 😊

0